Yêu anh đã 20 năm

Chương 30




Ngày mười tháng hai năm 2007, tôi không đi làm, không cần phải cài đồng hồ báo thức nữa, không cần thức sớm hơn chín giờ về muộn hơn năm giờ nữa.

Tất cả thời gian, đều là của bản thân tôi.

Đó cũng là ngày cuối cùng năm bổn mạng của tôi.

Tôi thu xếp một vài thứ ở ký túc xá, lấy DVD buổi tiệc mừng ngày thành lập của công ty bỏ vào túi xách.

Dời đàn tranh đến phòng học của cô Nhan, nói với cô ấy, nếu như có ngày tôi trở về, tôi sẽ đến lấy. Nếu như tôi không trở về, thì cô ấy cứ xem nó như gỗ rồi lấy đốt đi.

Cô Nhan nói, nhà cô dùng khí đốt bằng chất lỏng, không dùng củi gỗ, cho nên nhất định em phải đến lấy. Để tránh việc chiếm địa bàn của cô.

Tôi nói tôi sẽ cố gắng.

Cô ấy ôm tôi, nhỏ giọng nói, tôi dạy em nhiều năm như vậy, em cũng chưa tiến hành cuộc thi thăng cấp, sẽ tiếc nuối đấy.

Tôi vỗ vỗ lưng cô ấy, cô phải biết rằng, em học đàn nhưng chưa từng có dự định thi thăng cấp.

Bước ra khỏi phòng học đàn tranh, tôi bước đi trên đường trở về.

Lại sắp bước qua năm mới.

Hai bên đường Trúc Uyển đều trồng xoài, trên đó treo những chiếc đèn màu có tạo dáng những con vật trong mười hai con giáp. Tôi nhìn bọn chúng, sau đó lại đứng im lặng trước hình “Cẩu”. Đi qua cơ quan chính quyền thành phố là đến thư viện thành phố Trung Sơn. Tôi đã mượn một cuốn sách vào mấy tháng trước. Có vài món nợ, muốn đi, thì vẫn phải tính toán rành mạch cho xong.

Tôi ngồi xuống một vị trí cạnh cửa sổ, ở bên cạnh không có ai. Có lẽ bởi vì đã gần đến tết âm lịch, cũng có thể là vì còn trong thời gian làm việc, bốn phía rất vắng vẻ, trống trải, cũng là là sự vắng vẻ trống trải nào đó trong lòng của tôi.

Bước ra khỏi thư viện, đi lên một chút chính là bệnh viện Nhân Dân. Trước cổng bệnh viện không vắng vẻ như ở thư viện, người đến người đi. Tôi nhìn chằm chằm vào tòa nhà cao ngất của bệnh viện, có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ nằm trong số những bệnh nhân nằm viện trong một bệnh viện khác, nghe tiếng nhận người.

Đi qua bệnh viện Nhân Dân, lại rẽ sang hướng trái, đi đến công ty tổng hợp Trung Sơn, bước qua đường dành riêng cho người đi bộ, từ đầu đường đến cuối phố, nơi đó chính là Di Nhân Các.

Vẫn chưa đến giờ dùng bữa, nên không có bàn nào có khách, các nhân viên phục vụ vây quanh trước đại sảnh xem TV, đó là bộ phim [Võ Lâm Truyền Kỳ] rất nổi tiếng. Thấy tôi, tất cả bọn họ đều có thể gọi ra họ của tôi, nhìn tôi chào hỏi: “Cô Hạ mới đến.”

Tôi gật đầu, ngồi vào vị trí quen thuộc. Vừa mới ngồi xuống, thì liền nhận được điện thoại của Tiểu Tần, cô ấy hỏi tôi đang ở đâu, tôi nói tôi đang dùng cơm ở Di Nhân Các. Cô ấy nói ừ.

Cúp máy, tôi lấy một chiếc khăn giấy trong túi ra, trong cái túi màu đen ấy lại chứa những khăn giấy ẩm có mùi hương Cologne, lấy thêm viết ra, bắt đầu viết chữ, viết một dòng văn từ biệt:

Chú ơi, em phải đi rồi. Rời khỏi thành phố này, rời khỏi chú.

Mắt của em bị bệnh. Có thể sẽ mất đi ánh sáng. Đây là lý do bề ngoài em dùng để rời khỏi đây. Còn nữa là, em đã không có cách nào sống trong thành phố này nữa. Nếu chúng ta chưa từng gặp nhau, có lẽ, em sẽ sống ở nơi này hết quãng đời còn lại. Nhưng, đây là thành phố mà chúng ta đã tương phùng. Sau đó, ở nơi này, anh lại rời khỏi em lần nữa, em không chịu nổi. Cho nên em phải đi.

Em yêu anh. Tạm biệt.

Tôi không đưa tờ giấy này cho nhân viên phục vụ như thường ngày, mà lại trực tiếp đưa nó cho nhân viên ở sân khấu sau khi thanh toán tiền.

Đứng chờ thang máy ở tầng năm, tôi nghe ở phía sau có người gọi tôi.

Tôi quay đầu, thấy có bốn năm nhân viên phục vụ, đứng thành một hàng, nói, cô Hạ, tạm biệt.

Tôi đứng trong thang máy, vẫy tay, tạm biệt.

Tôi đến Viễn Thông 100 mua sim điện thoại mới, sau đó tắt điện thoại đi, lấy thẻ sim có ba số đầu của Trung Quốc là 136 (tuy rằng trong sim còn rất nhiều tiền), thay bằng số 139(1) của toàn cầu. Gọi điện thoại cho mẹ: Con về nhà ăn tết.

(1) 136, 139 mã vùng của Trung Quốc

Đi đến cửa hàng bách hóa Vạn Giai mua quà tặng cho người thân trong gia đình. Khoảng bốn giờ chiều tôi tháp tùng chuyến xe lửa, rời khỏi Quảng Châu.

Sáng sớm ngày hôm sau, tôi đã có mặt ở sông Loa. Nhiệt độ ở quê tôi rất thấp, tuy rằng đã chuẩn bị mặc quần áo thật dày từ trước, nhưng vẫn bị rét đến tận xương tủy. Trên quảng trường trạm xe lửa có quầy bán thức ăn vặt, hamburger, súp Hồ, mì xào thịt dê, đều là những món ăn được chế biến bằng bột mì thường thấy ở Trung Nguyên.

Với hai đồng, tôi mua được một bát mì xào rất lớn. Hơi nóng và mùi thơm ập vào mắt tôi, một mảng sương trắng mênh mông. Ngẩng đầu nhìn về phía xa xa, tôi thấy có có bốn chữ to “Tập đoàn Song Hối”, dưới ánh nắng ban mai nó phát ra một màu đỏ rực, không thể không tin tưởng rằng, tôi thực sự đã rời khỏi Trung Sơn. Rời khỏi Triển Tường. Nơi này, không phải là nơi khắp nơi một màu xanh biếc vào mùa đông như ở miền Nam nữa.

Tôi và anh, lại cách xa ngàn dặm.

Xe vẫn chưa vào thôn, tôi đã nhìn thấy bố mẹ trước cổng. Tôi xuống xe, họ giúp tôi chuyển mọi thứ ở trên xe xuống. Tôi giơ hai bàn tay đeo găng tay ủ mặt, hỏi: “Hai người làm gì ở đây vậy.”

Mẹ nói: “Bây giờ bố mẹ đang ở nhà mới thôn Tây, sợ con không tìm gặp, nên bố con nhất quyết phải đến đây chờ con.”

Trong sự rét lạnh vào mùa đông, thân thể của họ lại không khỏe, để rước tôi về nhà cần phải đi qua biết bao nhiêu con phố, chỉ muốn thấy tôi sớm hơn một chút, cùng tôi đi một đoạn đường ngắn.

Vào giây phút đó, tôi nghĩ mình sẽ trình diễn những màn trong phim truyền hình, ôm họ, nói: “Con yêu bố mẹ.”

Nhưng, đây chỉ là những câu chữ tôi lạm dụng dùng viết nhật ký, nhưng đối với bố mẹ của mình, tôi lại không nói thành lời.

“Mắt con sao thế?” Mẹ hỏi.

Tôi xoa mắt, nói bị đã lâu rồi.

Mẹ đi đến trước mặt tôi, xem xét cẩn thận: “Lúc trước bà ngoại của con cũng bị thế này trong thời gian dài, sau này biết được một phương thuốc dân gian, uống vài lần sẽ khỏi thôi. Sáng mai mẹ đi hỏi mới được.”

Tôi nói vâng. Tôi không nói với bà, thật ra cần phải phẫu thuật mới được.

Nhà mới xây ở thôn Tây, là một căn nhà hai tầng. Mẹ nói, lúc xây nhà, vốn dĩ là định xây nhà trệt, bố con lại xây cao lên một tầng, nói sau này khi con về còn có chỗ ở.

Bố ở bên cạnh không nhịn được nói: “Đi nấu cơm nhanh đi, hạt vừng cây đậu đều lấy ra nói hết, nói gì mà nói.”

Tôi cười.

Tính cách của bọn họ là như thế, phương thức sống chung như thế, nên thường được nói là Tương nhu dĩ mạt (tương trợ nhau trong lúc hoạn nạn).

Trong nhà bếp, mẹ nấu cơm, tôi giúp mẹ nhóm lửa. Đã rất lâu rồi tôi không nhóm lửa, hơn nữa ống bể lại không giống như trước nữa, cho nên, cứ tắt mãi. Khắp phòng bếp khói trắng lượn lờ. Trong hơi khói, nước mắt như vỡ đê. Tôi nói với mẹ: “Bị sặc rồi.”

Buổi tối, tôi nằm trên chiếc giường lớn mà mẹ đã đặc biệt chuẩn bị cho tôi, trùm ba chiếc chăn bông, chăn bông này là mẹ đã đặc biệt may cho tôi vì sợ tôi bị lạnh, bên trong có sáu kg bông vải. Nhưng, chăn mềm quần càng chặt thì lại càng thấy lạnh. Mặt lạnh buốt, lòng bàn tay lạnh buốt, hai chân lạnh buốt, dưới một cái chăn nặng như thế, cả nhiệt kế cũng chịu không nổi mà nứt. Tôi biết, lạnh buốt không phải là thân thể của tôi, mà là trái tim đang thắt lại.

Không hẹn trước, rồi lại nhớ nhung anh. Trước giờ đều như thế.

Triển Tường, em cho rằng em dùng cách sẽ dứt khoát ra đi mà không cần từ biệt, đi đến một nơi cách rất xa anh, thì em sẽ không nhớ đến anh nữa, sẽ không đau lòng nữa. Sống thật tốt, cho dù không hạnh phúc, cũng sẽ bình yên.

Nhưng, ngay cả bình yên cũng không có được. Em phải sống thế nào đây?

Có một vài người phụ nữ, cô ấy sinh ra vì tình yêu, vì sự dây dưa trong luân hồi kiếp trước, hoặc vì một tâm nguyện nào đó, cam tâm tình nguyện chấp nhận đau khổ bất tận vì tình, chịu đựng tất cả những đau khổ mà người thường không thể đối mặt, vì yêu mà sinh ra, vì yêu mà tiếp tục sống. Không có tình yêu sẽ không vui vẻ.

Biết rõ như thế, nhưng vẫn cố chấp.

Hồng trần dễ hiểu, dứt tình khổ đau.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.