Mỗi câu chuyện đều có một tiền truyện mở đầu.
Ai ai cũng đều có quãng thời gian tuổi trẻ ngông cuồng, kể cả Thái tử tràn đầy nhiệt huyết. Điều đó không sai nhưng vinh quang của chàng tổn thương đến người khác. Mấy vị Hoàng thúc đều bị Tô Du lạnh lùng ra lệnh sát hại. Minh tranh ám đấu không thể tránh khỏi. Ngay lúc Tô Du chán nản nhất, chính Khinh Ninh đã cứu chàng.
Đến đây thì tôi đã hiểu.
Tô Du, đôi ta đều không sai, chỉ do gặp gỡ quá muộn.
Tôi mở một y quán tại quê hương của ông già, đặt tên là “Vong Du”.
Ông già đã cứu tôi, song do sử dụng thuật cấm huyết nên nửa năm sau ông ấy đã qua đời. Hôm ông già mất, Yến Thanh đã đến đây nhưng chỉ lẳng lặng ngồi bên đến khi ông nhắm mắt xuôi tay.
Chôn cất ông già xong xuôi, chú ấy hỏi tôi, ông già có nói gì với tôi không. Tôi biết rõ chú ấy chỉ chuyện gì nhưng vẫn lắc đầu.
Tôi biết có khả năng chú ấy là cha mình.
Mười mấy năm trước, khi mẹ tôi và phụ vương cùng xuống miền Nam vi hành, bà đi nhầm vào một vườn thượng uyển của người tu đạo, họ mến nhau. Khi người ấy muốn đưa mẹ bỏ trốn, sư huynh bèn nhốt người ấy lại vì sự an toàn của môn phái, vì vậy bà đành trở lại cung cấm.
Đó là lí do tại sao Yến Thanh nói ông già là kẻ thù của chú ấy.
Người dân thỉnh thoảng sẽ đưa tin về Tô Du về thị trấn nhỏ này.
Chàng lên ngôi Hoàng đế, Khinh Ninh cũng rời khỏi chàng.
Nơi nơi truyền tin chàng sắp sửa lập Hậu, không phải Khinh Ninh nên cả nước hân hoan vui mừng.
Sau hôm đó tôi không dằn nổi lòng bèn lên kinh thành, trong thành giăng đèn kết hoa, quang cảnh tưng bừng náo nhiệt. Tôi ngắm nhìn tường Hoàng cung cao vời vợi mà khóe mi ươn ướt.
Bỏ lỡ tức là không có duyên, không có duyên hãy nên buông tay.
Như Yến Thanh với mẹ tôi, hay như tôi và Tô Du vậy.
Chỉ chốc lát sau tôi len mình vào đám đông chuẩn bị rời khỏi, song không ngờ tay bị giữ lại. Ngoảnh đầu nhìn lại, lập tức bắt gặp một đôi mắt sâu hun hút, người ấy mỉm cười dịu dàng với tôi: “Nghi lễ sắp bắt đầu rồi mà sao bây giờ em mới xuất hiện? Đã muộn thì muộn hẳn vậy đi.”
Hết.