Vạn Kiếp Yêu

Chương 2: Ngày Lành Cảnh Đẹp Nại Hà Thiên.




Ngày thứ hai, Thanh Ương rửa mặt xong thì đi đến học đường. Cây anh đào* đến mùa sai quả, cả một con đường ngập tràn hoa, đến khi tới học đường, trên bàn học cũng là từng túi đầy anh đào đỏ tươi rực rỡ. Chiếc túi màu xanh kia là của Lý Tiểu Nhị, năm ngoái nàng còn vá túi lại cho cậu, nhìn không đẹp chút nào. Còn chiếc túi màu đỏ bị giặt đến phai màu nhăn nhúm kia là của tiểu cô nương Triệu Gia, cô bé thích nhất là màu đỏ. Chiếc màu đen thì là của Tôn Tiểu Mập, căng phình, bên trong chắc đựng nhiều anh đào nhất, xem ra năm nay cây anh đào nhà cậu cực kì sai quả.
*quả cherry
Phía dưới có hơn mười đôi mắt sáng long lanh nhìn nàng. Mặt nàng buồn rầu nhăn nhó, tỏ vẻ vô cùng căm tức.
"Năm nay anh đào trong sân bị chim sẻ ăn hết rồi, chắc các trò không ăn được đâu".
"Aiz...".
Đừng trách mấy đứa trẻ cởi truồng này suốt ngày nhìn chằm chằm vào hai cây anh đào nhà tiên sinh. Dù là năm đó thiên tai, hạn hán hay lũ lụt, anh đào nhà khác đều bị ảnh hưởng ít nhiều, chỉ có cây anh đào nhà tiên sinh, năm trước bao nhiêu, năm nay vẫn thế, đến lúc ra quả, từng chùm từng chùm một, đỏ rực mọng nước, ngọt lịm thơm ngon! Người đã từng nếm thử nhất định sẽ phải đợi năm sau ăn tiếp, ăn quả tươi lại càng ngon hơn. Thế cho nên từ đó về sau, càng ngày càng có nhiều người nhìn chằm chằm vào cây anh đào nhà tiên sinh. cuối cùng đến một quả tiên sinh cũng không ăn được. Mấy đứa trẻ này cũng cực thích anh đào nhà tiên sinh. Không biết từ năm nào, cứ đến mùa anh đào đơm quả, nhà nào nhà nấy đều gom anh đào nhà mình lại mang tới đổi với quả nhà tiên sinh, từ đó thành quy củ.
Dưới kia có trẻ oán trách mấy câu, rồi cũng cho qua chuyện. Mọi người mở Kinh Thi ra, trên mặt sách đầy những nếp nhăn, còn có dính mấy vết bùn hoặc tương nước.
"Ân kì lôi, tại Nam Sơn chi dương...Hà tư vi tư? Mạc cảm hoặc hoàng...Chân chân quân tử, quy tai quy lai..."
Lúc ra về, Tôn Tiểu Mập tới trước mặt nàng, hỏi: "Tiên sinh, con nghe Ngưu đại ca nói, năm đó lúc huynh ấy đến học tiên sinh cũng dạy bài Ân Kì Lôi, chị dâu con cũng nói tiên sinh có dạy Ân Kì Lôi, thế là sao ạ?"
Ngưu Tứ rời trường cũng đã sáu năm rồi, thời gian trôi qua thật là nhanh. Thanh Ương cho mấy quả anh đào vào miệng, chậc chậc chậc chua đến mức mặt cũng xanh luôn rồi. Của nhà mình vẫn ngon hơn. Đàn chim sẻ chết tiệt, anh đào nhà ta mà cũng dám ngậm trong mồm! Cô suy nghĩ một chút rồi nói: "Không có gì cả. Không phải ở đâu cũng đều học Kinh Thi sao".
Tôn Tiểu Mập không đồng ý: "Năm nào thi tiên sinh cũng nói phải viết chính tả Ân Kì Lôi, sao không bảo bọn con viết bài khác, cứ lui tới bài này....".
Có người đen mặt cười, nghiêng đầu hỏi: "Tôn Tiểu Mập, con có ý kiến à?"
Cậu bé không lên tiếng nữa.
Nàng cất anh đào đi, a, nặng quá, xem ra năm nay phải dầm anh đào muối nữa. Cứ thế thủng thẳng đi về phía nhà mình.
Vừa vào đến nhà đã thấy hai chiếc ghế dựa để ngoài trời, một cái là của nàng, một cái khác đã có người nằm lên, một thân áo quần trắng sạch, ống tay và cổ áo thêu hình gợn sóng, màu xanh rất nhạt, đường may kĩ càng chỉnh chu. Hắn ngước mắt nhìn về phía này, từ khuôn măt tuấn tú đến cặp mắt sáng ngời hẳn lên. Cũng có thể là vì bên cạnh hắn là hai cây anh đào cực kì rực rỡ, từng quả tròn lẳn mượt mà, đỏ như muốn nhỏ ra thành máu, ba năm quả chụm lại một cành, còn vương giọt sương đêm, sáng trong óng ánh, thoạt nhìn còn tốt hơn cả mọi năm.
"Huynh thay đổi sinh trưởng bốn mùa như vậy, Ngọc Đế không phạt huynh sao?"
Ngoài miệng thì nói như thế nhưng khóe mắt lại lấp lánh ý cười, chạy nhanh về phòng lấy thang và sào ra, váy túm lại trên lưng, đeo thêm một cái sọt nhỏ trước ngực, cẩn thận leo lên cây. Người áo trắng kia vẫn còn nằm trên ghế, thay đổi phương hướng nhìn sang, chiếc ghế dựa cọt cà cọt kẹt, khóe mắt hắn cũng cười vui vẻ.
Sào hái cho vào sọt không được bao nhiêu, đa số nàng đều cho vào miệng. Bụng no đến bảy phần nàng mới không ăn nữa, nhìn tiếp xem quả nào được, cắt đi, rồi quăng về phía bên này, không cố gắng nhắm vào người kia mà vẫn rơi được vào tay hắn, lần này tới lần khác. Cứ qua lại như thế cũng xem như thú vị, nàng còn thử ném lệch đi xem sao. Tiếng cười lanh lảnh từ người trên cây vọng xuống.
Đêm qua có mưa, cỏ trong sân vẫn còn ẩm ướt, có một con rắn nhỏ quấn trên tàng cây xanh, cả người màu đen lè lè ra chiếc lưỡi dài màu đỏ, trên thân rắn có ánh lên nét màu xanh lục, cực kì đẹp mắt.
Con rắn này đã nằm ở đây từ sớm. Lúc người kia leo lên cây nó còn chưa tỉnh dậy, khó lắm mới tìm được nơi để ngủ mà. Giờ tỉnh lại cũng thấy đói bụng meo, nó mới phì phì phì đi tìm đồ ăn lót dạ.
Như có cảm ứng, nó trượt sang bên này nhìn xem. Người mặc đồ trắng kia vẫn đong đưa như trước, khóe mắt mang theo ý cười, chỉ trong phút chốc, trong đáy mắt có vẻ nặng nề khó đoán rồi lại trở về như lúc đầu, nhưng vẫn khiến cho người ta thấy lạnh, à không, khiến cho con rắn nhỏ thấy lạnh. Vạn vật có linh tính, nó cảm giác cơ thể mình cứng lại, không hề có thứ gì trói buộc nhưng lại không cách nào động đậy.
Cứ cứng đờ như thế, không thể ôm được cành cây, cho nên rơi bịch xuống, nằm phơi bụng trên mặt đất.

"Ồ, con rắn?" Giờ mới được người ta chú ý, người trên cây nhìn thấy cũng hơi hoảng hốt như không sợ hãi gì. Con rắn nhỏ uốn éo thân mình, tranh thủ chui vào bụi bỏ.
Vèo vèo vèo biến mất.
"Có độc, không ăn được". Giọng nói có chút buồn rầu.
Người phía dưới bật cười. Hái hơn nửa buổi trưa, cuối cùng được mấy sọt lớn, hai cây cũng xem như trụi lủi. Nàng đau lưng mệt mỏi, nằm trên ghế dài nghỉ ngơi. Giờ Mùi canh ba, nàng lại đứng dậy đi đến học đường, cầm theo một túi anh đào.
Người trên mặt ghế đã biến mất.
Nghe nói cây anh đào nhà tiên sinh không phải bị chim sẻ tha đi, mấy đứa trẻ cực kì vui sướng, suốt buổi học cứ khấp khởi không ngừng, mông nhích nhích trên băng ghế, ngồi không yên. Chịu đựng đến khi tan học, cả đám cùng tiên sinh đi về.
Trước sân nhỏ nhà tiên sinh, ngoài cửa là bốn cái sọt anh đào lớn, bọn trẻ nhảy cóc vui mừng. Cả đám xông vào, mấy người vây quanh một sọt ăn, nước văng tung tóe.
Hai chiếc ghế dựa đặt trong sân, nàng nằm xuống, đung đưa qua lại.
"Ăn no thì nhớ mang một ít về, cho ít vào túi vải thôi".
"Năm nào cũng phải vá túi vải... Ta có dạy rồi mà". Câu nói kế tiếp như là lầm bầm trước khi ngủ, mơ mơ màng màng, không nghe rõ.
Sau lưng là tiếng líu ra líu ríu, nhốn nháo ồn ào, ai giẫm vào chân ai, ai lấy nhiều hơn người khác, tiếng cười to tiếng trêu đùa, huyên náo đến mức lũ chim chóc trong sân cũng vỗ cánh bay xa.
Tôn Tiểu Mập nhanh tay nhanh chân, ăn no rồi còn lấy thêm một túi không nhỏ, nó len khỏi đám người, chạy tới trước mặt người kia, nói: "Tiên sinh, vì sao lại có hai cái ghế? Có người đến ạ?"
Nàng tùy tiện "Ừ" một tiếng.
"Con rùa đen lần trước ở đây, sao giờ không thấy nữa?".
"Ăn rồi".
"Ăn?!" Tôn Tiểu Mập méo mặt: "Để chơi mà... sao lại ăn..." Cậu bé chớp mắt, nhìn thấy một tấm mộ trên đám cỏ xanh - "Huyền Sắc chi mộ".
Huyền Sắc? Con rùa đen kia? Tiên Sinh vẫn hay gọi là "Tiểu Huyền, Tiểu Huyền", hóa ra tên nó là Huyền Sắc. Tuy rằng Tôn Tiểu Mập hơi khờ nhưng vẫn hiểu được chuyện này. Ông nội có nói, người chết đi rồi, người còn sống muốn tưởng niệm mới dựng bia. Con rùa đen Tiểu Hắc chết rồi, tiên sinh chôn nó, còn dựng bia, tiên sinh thích Tiểu Huyền đến thế, tiên sinh buồn, sẽ không nuôi rùa đen nữa.
Nghĩ thông suốt, Tôn Tiểu Mập đứng lên nói: "Tiên sinh, con về đây".
"Ừ về đi".
Người phía sau cũng gói đủ rồi, từng đứa trẻ tốp năm tốp ba tới chào rồi nhốn nháo rời đi. Trong sân lại trở về yên tĩnh.
Cô nằm một lúc, đứng dậy lấy chén rượu nhỏ đặt bên bia mộ đổ hết nước bẩn trong đó đi, vào nhà đổi thành rượu mới rồi để lại vị trí ban đầu.

"Uống đi".
Chiếc ghế dựa lại đu đưa chậm chạp. Mặt trời xuống núi, mặt trăng tròn trịa treo vắt vẻo trên cao, gió nhẹ nhàng thổi qua, lá cây rung động. Người trên ghế đã ngủ say rồi. Mặt trời lại từ từ mọc lên, ánh nắng chói chang chiếu lên mặt người trên ghế, đầu óc mơ mơ màng màng, nàng khẽ thở dài một tiếng, chống ghế đứng lên. Chiếc ghế đong đưa rất mạnh, hất nàng té luôn xuống đất. Làm đổ ly rượu để bên bia, một mùi hương rượu tản ra.
Nàng đứng lên, bước chân chao đảo về lại phòng, lấy chăn màn đặt lên giường rồi nằm lên, đắp lại. Ra mồ hôi là tốt rồi. Cũng không biết đã nằm bao lâu, lúc người trên giường mở mắt ra, mặt trời ngoài cửa sổ đã xuống núi, trong phòng ngập tràn mùi thuốc. Cửa phòng có người đẩy ra, Tôn đại nương lưu loát đặt bát thuốc trong tay xuống, nâng nàng dậy, miệng lầu bầu: "Đại cô nương như thế, có bao nhiêu nhà tốt mà...Sao lại không biết lạnh không biết nóng như thế, ốm đau cũng không ai lo, già rồi thì phải làm sao... Sắp hai bốn rồi, còn kéo dài nữa thì không ai muốn đấy...."
"Có người muốn mà". Nàng nhìn bát thuốc màu đen mà đau khổ như treo tim trên đầu ngọn, khổ như vậy nhưng cũng không thể không uống, trong phòng không đốt đèn, đôi mắt kia lại càng thêm trong trẻo, bình tĩnh như tuyên bố với người ta.
Tôn đại nương không nói gì, nửa buổi mới mệt mỏi thở dài. Đỡ người kia nằm xuống, dém chăn lại xong bà lại nói: "...Tùy cháu tùy cháu. Ra mồ hôi sớm thì ổn thôi".
Tiếng bước chân đi xa, từ rất xa mà thấp thoáng có tiếng thở dài. Người lại mơ màng ngủ. Ngoài cửa sổ có một con chim bay tới, vỗ cánh dừng bên cửa sổ, một con chim màu đen tuyền, mắt xanh màu nước, chiếc đuôi nhọn có mấy cọng lông màu trắng, sáng nhạt. Trong miệng nó ngậm một hạt ngọc màu lam, nhìn thấy người kia ngủ trên giường, nó vất hạt ngọc xuống, hạt ngọc rơi trên chăn rồi từ từ biến mất như tan vào chăn đệm, tan vào trong cơ thể người kia. Con chim xoay người bay đi, tới bên hàng rào nơi sân nhỏ. Ở đó có một người đang đứng, cả người áo trắng, cổ áo hình gợn sóng màu lam nhạt, dưới ánh trăng lại càng thêm rõ ràng.
"Hóa ra cô ở đây, ta không ngờ đấy".
"Thả nàng đi". Huyền điểu nói.
"Tìm nàng ba đời, đời đời sẽ chết không yên lành, ngài có từng yêu nàng không vậy?"
Khuôn mặt nam tử ngược hướng ánh trăng, không nhìn rõ. Hắn đẩy cửa bước vào.
"Đây là tình cảm của ta".
"Duyên phận hai người đã hết, hà tất cưỡng cầu".
"Thế nào là hết? Ba kiếp nàng đều yêu ta, duyên phận này đã hết sao?"
"Nếu ngài không sửa mệnh số của người khác, lấy được Hồng Loan tinh, nàng ấy sẽ yêu ngài sao?"
"Sẽ vẫn yêu". Hắn đi vào phòng, bàn tay đưa lên gò má nữ tử, "Kiếp này ta không đụng vào dây tơ Nguyệt lão. Ta muốn để cho đám người trên thiên đình kia thấy, cái gì là mệnh trung chú định".
Huyền điểu bay mất, có giọng nói vang vọng lại: "Ngài cũng biết nàng có lựa chọn hay không sao?"
Bàn tay chạm vào gò má dừng lại thật lâu rồi thu lại, hắn nhìn người đang ngủ thật say kia, đôi mắt sâu thẳm như biển nước.
"Nàng cũng cam lòng...." Giữa hai đôi môi chỉ còn một khoảng cách rất nhỏ, hô hấp vấn vương, hơi thở của hắn lướt nhẹ trên mặt người kia, hơi nóng, hắn cúi đầu, chạm vào khóe môi người vẫn ngủ say, lướt qua rồi dừng lại, nhẹ nhàng rời đi.
"Thanh Ương, Thanh Ương..."
Thanh Ương của ta.

Ngày thứ hai tỉnh lại, Thanh Ương cảm giác cả người khoan khoái dễ chịu như chưa từng hoạt bát đến thế. Ngước mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh mặt trời dịu nhẹ, không nóng không lạnh, nàng cười cười, a, khỏi bệnh rồi. Đứng dậy xếp chăn màn, lấy nước rửa mặt, làn nước vào lúc sớm lạnh lẽo áp lên mặt, giống như từng lỗ chân lông đều được mở rộng ra. Ăn cơm qua loa xong, nàng cầm lấy quyển Kinh Thi đi ra cửa, miệng ngân nga không biết điệu gì.
Trên chiếc ghế dài có một người áo trắng đang nằm. Chiếc ghế nhẹ nhàng đong đưa. Người đã đi xa, hắn vẫn tựa mình lặng lẽ mỉm cười. Hẹp hòi thật...
Mặt trời lặn, Thanh Ương về nhà, mặt trời mọc, Thanh Ương tới học đường, buổi trưa, Thanh Ương về nhà, tới chiều, Thanh Ương lại đi học đường, mặt trời lặn, Thanh Ương quay về.
Cứ tới tới lui lui như thế, không mặn không nhạt nửa tháng, thời gian quay lại bình thường. Người trên ghế dựa vẫn ngày ngày đong đưa, đao động rồi dao động, giống như vẫn ở yên tại đó, đong đưa như trở thành một phong cảnh trong sân.
Ngày hôm đó người trên ghế dựa đứng lên, đi ra giữa sân, người trong phòng cũng bước ra.
"Muốn đi à?" Thanh Ương hỏi.
"Không đi".
Thanh Ương gật đầu, không để ý nữa.
Rất lâu sau, người trong sân im lặng vụt sáng chuyển mình sang bên cạnh người áo đen trên hành lang.
"Vẫn giận à?"
"Giận cái gì?" Thanh Ương nhìn người kia.
"..." Giọng điệu y hệt mọi ngày khiến cho người ta không nói thành lời.
"... Ngày ấy ta... có việc". Chưa bao giờ phải giải thích với người khác điều gì, cách nói của hắn cũng có phần kì lạ.
"Ừ". Nàng chăm chú làm việc trên tay, "Ta nghĩ huynh bị người ta bắt đi".
Hắn cười: "Người bình thường không bắt được ta".
Nàng khẽ gật đầu: "Ta cũng đoán thế".
Đột nhiên có một bàn tay đưa lên trên mặt nàng, hai mắt chạm vào nhau, sững sờ: "Nàng làm gì thế?"
Nàng đáp lời, cũng không hất bàn tay đang đặt trên má mình đi: "Cắt ớt".
Hắn buông tay ra, lại trở về bên chiếc ghế. Trong sân chỉ còn lại tiếng cắt ớt "tách tách". Sau nửa ngày, người trên ghế động đậy: "Lần sau ta đi sẽ nói".
"Ừ".
Không ai nói thêm gì nữa, đung đưa đung đưa như thế, thật lâu...
Thời gian đảo mắt đã đến ngày Hạ Chí. Mưa mùa hè đùng đùng không dứt, rơi trên phiến đá, nước tóe lên, ướt nhẹp cả đầu người. Nước tràn ra tạo thành từng đưa vân rất nhỏ trên mặt đất rồi thấm xuống, trên bấm bia tung tóe đầy bùn nhão. Hai chiếc ghế trên hành lang vẫn có hai người nằm.
Nữ tử nói: "Rảnh rỗi quá".
Nam tử nói: "Giờ nàng không như trước nữa đâu".
Nữ tử hỏi: "Vì sao lại không?"

Nam tử nói: "Vì phải giặt quần áo của hai người".
Nữ tử nói: "Sao huynh không dùng pháp thuật?"
Nam tử nói: "Lười"
Nữ tử: "..."
Nam tử: "Sao không nói nữa?"
Nữ tử: "Lười nói".
Chuyện như thế này đã diễn ra hơn ba tháng, cuộc sống gia đình bình bình đạm đạm trôi qua, không có quá nhiều vui sướng sầu thương, thỉnh thoảng nàng làm đồ ăn cho hai người, chỉ là muốn trổ tài mà thôi, cho người kia nếm thử mỹ thực nhân gian. Lúc mệt nàng sẽ không làm nữa, lúc không nhớ cũng không làm, tâm tình không tốt cũng sẽ không làm, làm tùy tính, làm tùy khi. Mấy chuyện này hắn cũng không để ý. Nàng làm thì hắn ăn, nàng không làm hắn nhìn nàng ăn.
Nàng nghĩ đây xem như là báo ân, vậy cũng tốt. Không có nhiều đau buồn trong cuộc sống, có người làm bạn với mình bình bình lặng lặng. Nhưng cứ thế cả đời cũng không phải là không tốt. Nàng muốn, nhưng đâu thể hại người ta mấy chục năm. Tất nhiên nàng không biết tuổi của một yêu quái là bao lâu. Nhưng hơn mười năm trôi qua chỉ là trong nháy mắt.
Hôm đó như thường lệ nàng đến học đường, xong tiết học, Tôn Tiểu Mập tới trước mặt nàng, nói: "Tiên sinh ơi, hôm nay cha con bắt được hai con cá chưa từng thấy, một con mổ ăn, nhìn thịt rất ngon mà không biết là cá gì, nên không dám ăn, nói hỏi tiên sinh xế chiều tới xem được không ạ?"
Nàng gật gật đầu, đi theo Tôn Tiểu Mập về nhà Tôn đại nương.
Tôn đại nương ngồi bên cửa, thấy họ tới thì ôm con cá còn sống kia ra: "Tiên sinh nhìn xem đây là cá gì? Nhà ta bắt cá cả đời trên sông, tới nay vẫn chưa nhìn thấy loại này".
Thanh Ương liếc mắt nhìn: "Thả đi, đây không phải là ở trên sông chúng ta, nó đi sai đường mới lạc đến sông này, không nên ăn, ăn rồi sẽ có nhiều giun sán trong bụng".
Tôn đại nương nghe xong thì nhanh chóng lấy túi nước cho cá vào, đưa cho Tôn Tiểu Mập: "Đi, đem thả đi... Thả dưới sông ấy".
"Không phải đã mổ một con rồi à? Cá này ngửi không thấy thơm, có độc đấy, bà lấy nó ra đây ta ném vào rừng cho".
"À được".
Tôn đại nương mang thịt cá ra, đã cắt nhỏ, có lẽ là định ăn rồi.
"Lần sau cá nào không biết nên để lại, đừng vội ăn".
"..Được, tiên sinh".
Tôn đại nương đưa túi cho nàng, Thanh Ương ôm theo con cá đi về nhà. Rời khỏi phố xá náo nhiệt, nàng dừng lại bên một tảng đá giữa rừng cây, ngước nhìn về phía sân nhỏ nhà mình, lại nhìn cái túi bên cạnh.
"Cũng không biết là có độc không... "Nàng nhỏ giọng, lấy một mảnh cá rồi nhíu mày: "... Một kiếp đấy". Vừa nhắm mắt, thịt đưa vào trong miệng. Lại gắp một miếng nữa, nuốt sống. Đến khi chuẩn bị gắp miếng thứ ba, tay nữ tử bắt đầu co rút, từ ngón tay đến ngực, khuôn mặt nhăn lên vì đau đớn.
Trong sân vụt sáng rồi thoáng cái một bóng người xuất hiện trước mặt nàng.
"Nàng ăn cái gì?" Nam tử nâng nàng dậy, bàn tay hơi run rẩy. Nàng không nói được một chữ, phun từng ngụm máu ra, như muốn nát hết cả lục phủ ngũ tạng. Máu thấm vào quần áo màu đen, không biết là đã chảy bao nhiên. Nhưng mà máu dính vào quần áo màu trắng của hắn, tửng đốm từng đốm, lại giống như hoa nở giữa ngày xuân.
Trên mặt hắn không có biểu cảm gì, ôm chặt lấy người kia, mắt đỏ lên như máu. Một ánh sáng bạc lóe lên, nơi đó không còn hai người áo quần đen trắng nữa, trên mặt đất chỉ còn lại máu, một vũng dài.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.