Uông Xưởng Công

Chương 298: Tôn trường uẩn xuất hiện




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Rốt cuộc cậu học trò nhỏ này là ai? Tuổi còn nhỏ như này mà đã có tầm nhìn xa, có thể có cái nhìn sâu sắc với triều cục như vậy.

Hiếm có, thật là hiếm có! Làm tê tửu Quốc Tử Giám nên Triệu Phác luôn có tấm lòng yêu mến nhân tài.

Ông ta không khỏ2i nhìn cậu học trò này bằng con mắt khác, cất tiếng hỏi: “Vậy ư? Vì sao cậu lại nói đây là phúc của triều đình, là cơ hội cho dân 5chúng bần hàn? Lão phu xin lăng tai nghe.” Cậu học trò ưỡn thẳng sống lưng, khuôn mặt bầu bĩnh ẩn chứa sự quyết đoán, đáp: “Bẩm đạ4i nhân, thật ra triều đại nào cũng có sự phân tranh giữa các gia tộc lớn và dân thường bần hàn, trong lịch sử có rất nhiều tấm gươ0ng về việc này.

Điều này là cực kì bất công...” Cậu học trò nói năng hùng hồn, thỉnh thoảng còn khoa tay múa chân, dường như đã quên mất mình đang ở đâu.

Triệu Phác bật cười rồi nói to: “Không sao, không sao, cứ nói tiếp.

Hôm nay cứ nói thật thỏa thích! Lão phu rất vui khi thấy điều này!” Ánh mắt cậu học trò sáng lên, hiển nhiên là nói chưa đã, bèn tiếp tục: “Đại nhân, để khiến các gia tộc lớn di tông dời tộc, có thể lấy lợi ích để trao đổi, như trao chức quan từ lục phẩm trở lên cho con cháu thuộc dòng chính trong vòng ba đời, còn có thể cấp ruộng đất ở Kinh Triệu cho trang đinh trong nhà.

Với các biện pháp như vậy sẽ làm giảm bớt những trở ngại trong việc thi hành chính sách này.” Triệu Phác thoáng dừng động tác vuốt râu, mỉm cười càng thêm hiền từ, ngay cả hai mắt cũng híp lại.

Nếu như lúc trước ông chỉ khen ngợi cậu học trò này vừa dũng cảm vừa có tầm nhìn, thì bây giờ ông thật sự cảm thấy quá đỗi kinh ngạc.

Cậu học trò mới mười bốn, mười lăm tuổi này, không chỉ có những đánh giá về việc di tông dời tộc, mà còn nghĩ ra biện pháp giảm bớt sự cản trở của gia tộc lớn.

Cậu ta có suy nghĩ sâu sắc hơn các quan viên trong triều rất nhiều.

Người như vậy, nếu không có tài học ngút trời thì cũng có thiên phú kinh người trong việc nắm bắt cục diện triều chính.

Triệu Phác bình tĩnh lại, đứng dậy vừa đi về phía cậu ta vừa nói: “Khá lắm, khá lắm, đúng là tre già măng mọc! Cậu tên là gì, quê ở đâu?” Cậu ta khom người đáp: “Bẩm đại nhân, học trò là Tôn Trường Uẩn, đến từ đạo Hà Tây, Ninh Châu.

Lần này theo huynh trưởng đến Kinh Triệu để học hỏi, xin hành lễ với đại nhân!” “Tôn Trường Uẩn, đạo Hà Tây, Ninh Châu...

Ninh Châu là mảnh đất sinh ra nhân tài.

Rất tốt, rất tốt!” Triệu Phác mỉm cười, chăm chú nhìn Tôn Trường Uấn.

Ngay sau đó, ông liền bảo tùy từng trao một tấm thiệp cho Tôn Trường Uẩn, còn hoan nghênh cậu ta đến Quốc Tử Giám hoặc phủ nhà họ Triệu.

Với tấm thiếp này, cậu ta có thể thăm hỏi ông bất cứ lúc nào, ông sẽ nhiệt liệt chào đón.

Cậu học trò chớp chớp mắt, ngơ ngác nhận lấy tấm thiệp, lúc bấy giờ mới để lộ phần nào cái tính trẻ con đúng với tuổi tác của mình.

Lúc này, cậu ta mới nhớ ra ông lão trước mặt chính là trọng thần của triều đình, chức quan tam phẩm, là người đứng đầu Quốc Tử Giám, nên cậu trở nên hơi luống cuống, ấp úng nói cảm tạ, rồi ngồi thụp xuống ngay bên cạnh anh trai mình.

Các sĩ tử có mặt đều trợn tròn mắt, há hốc mồm trước cảnh tượng này.

Bọn họ cảm khái về màn thể hiện xuất sắc của Tôn Trường Uẩn, lại xuýt xoa về sự coi trọng và ưu ái của Triều đại nhân dành cho cậu ta.

Nhờ những lời vàng ngọc của Tôn Trường Uẩn mở đầu, không ít sĩ tử cũng không kìm được mà đứng lên phát biểu sôi nổi về quan điểm của mình.

Bầu không khí trong nhà thủy tạ lại náo nhiệt hẳn lên.

Dưới sự dẫn dắt của Triệu Phác, các sĩ tử này đều cảm thấy lời nói của Tôn Trường Uẩn rất có lý, việc gia tộc lớn di tổng dời tộc chính là một cơ hội hiếm có cho dân chúng bần hàn.

Phần lớn những sĩ tử có mặt ở đây đều xuất thân nghèo khó.

Nói cách khác, đây chính là cơ hội trời ban cho họ.

Khi biết kể sách này do Uống đốc chủ của Đề Xưởng đưa ra, các sĩ tử đều không khỏi rùng mình im lặng.

Hồi lâu sau, mới có người lẩm bẩm nói: “Thì ra...

Uông đốc chủ của Đề Xưởng là người như vậy...

Thật không ngờ...” Trong ấn tượng của bọn họ, Uông đốc chủ giống như ác quỷ dạ xoa, đi đến đâu thì nơi đó đầy gió tanh mưa máu.

Nhưng lúc này, Uông đốc chủ lại đối phó với các gia tộc lớn, tạo cơ hội cho người dân nghèo khó, có thể nói là...

không ngờ Uông đốc chủ còn có mặt tốt bụng như vậy.

Qua chuyện này, ấn tượng về Uông đốc chủ trong bọn họ đã có sự thay đổi nho nhỏ.

Bấy giờ, vẫn chưa có ai biết không ít những sĩ tử có mặt ở đây sẽ trở thành rường cột nước nhà tương lai, những cảm nhận ở tại nhà thủy tạ Bạch Vân thời điểm này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hành động của họ.

Nhờ vậy đã mang đến cơ duyên cho Uông Ấn.

Có điều, đó là chuyện của sau này.

Rất nhanh chóng, tất cả mọi chuyện đã diễn ra tại nhà thủy tạ Bạch Vân đều được đề kỵ bẩm báo lên Uông Ấn.

Uông đốc chủ xưa nay luôn mang vẻ mặt bình thản và lãnh đạm không khỏi có một thoáng thay đổi.

“Tôn Trường Uẩn? Ngươi nói, cậu học trò nhỏ kia tên là Tôn Trường Uẩn?” Hắn cất tiếng hỏi với giọng điệu không nén nổi kinh ngạc.

“Đúng vậy, xưởng công, chính là Tôn Trường Uẩn! Cậu ta chỉ mới mười lăm tuổi, là người ở đạo Hà Tây, Ninh Châu.

Lần này cậu ta theo anh trai Tôn Trường Bảo đến Kinh Triệu để học hỏi, đúng lúc có tham gia bữa tiệc của Triệu đại nhân và được Triệu đại nhân khen ngợi.” Thẩm Trực đáp, nét mặt cũng thoáng có sự thay đổi.

Y là trưởng ban Đề Xưởng nên đương nhiên biết ba chữ “Tôn Trường Uẩn”.

Năm trước, xưởng công đã ra lệnh điều tra về người này.

Đề kỵ gần như đã lật tung cả Kinh Triệu, thậm chí còn mở rộng phạm vi sang các khu vực lân cận mà không tìm nổi chút thông tin nào.

Đến giờ vẫn còn để kỵ tiếp tục điều tra về người có tên “Tôn Trường Uẩn” này.

Thật không ngờ đột nhiên lại xuất hiện một Tôn Trường Uẩn ở Kinh Triệu, đến từ đạo Hà Tây, Ninh Châu.

Tôn Trường Uẩn này có phải là Tôn Trường Uẩn mà đại nhân đang tìm kiếm không? Nếu đúng như vậy thì chẳng trách vì sao để kỵ không tìm được.

Đạo Hà Tây thuộc Ninh Châu cách Kinh Triệu quá xa, căn bản không ai nghĩ người này sẽ ở một nơi xa xôi như vậy.

Nhưng lúc này, Uông Ấn lại rất chắc chắn Tôn Trường Uẩn xuất hiện ở nhà thủy tạ Bạch Vân chính là Tôn Trường Uẩn trong lời nói của cô gái nhỏ.

Hẳn không ngờ Tôn Trường Uẩn mới chỉ là cậu học trò mười lăm tuổi, còn là ở mãi tận đạo Hà Tây xa xôi.

Cô gái nhỏ chưa từng rời khỏi Kinh Triệu, sao lại quen biết cậu ta?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.