*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Vậy thái tử...
còn có thể bay nhảy được đến đâu? Sảng khoái, quả thực quá sảng khoái! “Tuy bổn cung không thích Uông Ấn, nhưng không t3hể không nói lần này Uông Ấn làm rất tốt! Phải thưởng, phải thưởng!” Vi hoàng hậu không hề che giấu tâm trạng vui vẻ của mình.
Nói rồ2i, bà ta gọi Lục Cầm cố cô đến và bảo: “Giờ có thể đưa tin đến phủ Thừa Ân Công rồi.
Cha và anh trai ta sẽ biết nên làm thế nào.”.
Màn kịch đối đầu giữa Uông Ấn và gia tộc lớn khiến Vi hoàng hậu vô cùng hứng khởi.
“Hu hu...
Sao bổn cung có thể không lo lắng? Không được, bổn cung phải gặp hoàng thượng! Đều do tên hoạn quan Uông Ấn chết tiệt, tên nô tài to gan đó! Có ngày...
bổn cung nhất định sẽ băm vằm hắn thành ngàn mảnh!” Phạm thị nói mà trong mắt chứa đầy sự thâm độc.
Người phụ nữ có thể ngồi lên vị trí hoàng quý phi, có thể dìu dắt con trai mình trở thành thái tử, sao có thể thật sự mềm yếu nhút nhát cho được? Đó chỉ là che đậy theo thói quen mà thôi.
Nghe Phạm thị nói vậy, Trịnh Trọng thở dài, lên tiếng ngăn lại: “Mẫu phi, không thể đi tìm phụ hoàng vào lúc này, để xem tình hình đã.” Rốt cuộc thì hắn ta đã thông suốt những lời của Trưởng sử Hàn Trinh nói, nên không dám hành động vội vàng nữa.
Bà ta không thể hát hí khúc hạ màn, nhưng ho4àn toàn có thể ở bên gõ trống.
Hiện giờ thời cơ đã chín muồi, đến lúc bà ta ra tay rồi.
Bà ta phải cho những ả tiện tì như Ph0ạm thị kia biết, không dễ ngồi trên vị trí thái tử như vậy đâu! Vị trí này chỉ có thể dành cho con trai của bà ta mà thôi! Trái ngược với Vi hoàng hậu đang vui mừng phấn khởi, thì phe phái của thái tử đầy ủ ê.
Hoàng quý phi Phạm thị khóc lóc nỉ non, đôi mắt hạnh long lanh đẫm nước mắt giống như hoa lê trong mưa, làm cho ai thấy cũng phải xót xa.
Mặc dù Phạm thị xuất thân từ gia tộc lớn nhưng luôn có vẻ yếu mềm.
Vĩnh Chiêu Để yêu thích dáng vẻ yếu mềm của bà ta, đã cưng chiều nhiều năm, chẳng những sắc phong làm hoàng quý phi mà còn lập hoàng tử do bà ta sinh ra làm thái tử.
Có điều, Phạm thị đã ngoài bốn mươi, cho dù dung nhan được chăm sóc rất tốt thì cũng không còn phù hợp với dáng vẻ e thẹn yếu mềm đó nữa.
Nghe thấy tiếng khóc của mẹ mình, Thái tử Trịnh Trọng đau đầu, nói: “Mẫu phi, người đừng khóc, để con yên tĩnh chút.
Phụ hoàng.” Phụ hoàng không có ở đây, mẫu phi hắn ta ra sức khóc lóc như vậy làm gì? Thái tử phi vệ thị đứng ở bên bèn lên tiếng an ủi: “Mẫu phi, người đừng lo lắng, chuyện chắc chắn có thể giải quyết được.” Khi nói câu này, Vệ thị cũng chẳng còn lòng dạ nào.
Nếu hoàng thượng thật sự chấp thuận bản tẩu của Uông Ấn thì gia tộc phải làm sao đây?
Sao bổn cung có thể không lo lắng? Không được, bổn cung phải gặp hoàng thượng! Đều do tên hoạn quan Uông Ấn chết tiệt, tên nô tài to gan đó! Có ngày...
bổn cung nhất định sẽ băm vằm hắn thành ngàn mảnh!” Phạm thị nói mà trong mắt chứa đầy sự thâm độc.
Người phụ nữ có thể ngồi lên vị trí hoàng quý phi, có thể dìu dắt con trai mình trở thành thái tử, sao có thể thật sự mềm yếu nhút nhát cho được? Đó chỉ là che đậy theo thói quen mà thôi.
Nghe Phạm thị nói vậy, Trịnh Trọng thở dài, lên tiếng ngăn lại: “Mẫu phi, không thể đi tìm phụ hoàng vào lúc này, để xem tình hình đã.” Rốt cuộc thì hắn ta đã thông suốt những lời của Trưởng sử Hàn Trinh nói, nên không dám hành động vội vàng nữa.
Thể lực chống lưng cho hắn ta đúng là từ những gia tộc lớn, nhưng hắn ta là thái tử của Đại An, vốn nên nhận được sự ủng hộ của tất cả các thể lực.
Nếu vì gia tộc lớn mà làm loạn không có chừng mực, còn dễ khiến phụ hoàng không vui hơn, khi đó sẽ mất nhiều hơn được.
Trịnh Trọng nghĩ thầm, hi vọng các gia tộc lớn có thể ứng phó được, trấn áp Uông Ấn, thì sự tình sẽ có lợi cho phe mình.
Song, chẳng mấy chốc hắn ta đã phải thất vọng, tình thế phát triển càng lúc càng theo hướng bất lợi.
Rõ ràng có nhiều quan viên phản đối tấu chương của Uông Ấn trên điện Tuyển Chính là thế, nhưng chiều hướng ở Kinh Triệu lại không như vậy.
Không biết là do để kỵ âm thầm hành động hay do ai khác đã thúc đẩy mà càng ngày càng có nhiều người nghiêng về việc di tổng dời tộc, cho rằng như vậy mới tốt cho Đại An, mà cũng có lợi cho cả bản thân.
Có trời mới biết, bọn họ có suy nghĩ “cho rằng” đó từ đâu.
Hôm nay, tổ tửu Quốc Tử Giám Triệu Phác tổ chức yến tiệc ở nhà thủy tạ Bạch Vân, mời rất nhiều quan viên và sĩ tử trẻ tuổi đến.
Phần lớn đều là những người đã tham gia ký tên thỉnh cầu để xin cho Khúc Công Độ lúc trước, đa phần trong đó là con em nhà thường dân, có xuất thân hàn vi.
“Hôm nay lão phu mở tiệc và mời các vị đến đây, không kể đến địa vị quan hàm, mà chủ yếu là muốn cùng các vị bàn luận văn thơ và đàm đạo, nhân tiện nói về triều cục.
Các vị tuổi còn trẻ, đầy hứa hẹn, không cần gò bó, xin thoải mái bàn luận.” Triệu Phác cười híp mắt, nói rõ mục đích mở tiệc ngày hôm nay.
Ông vuốt râu mỉm cười, gương mặt rất đỗi hiền từ, ánh mắt bình tĩnh sáng suốt trải qua nhiều sóng gió, hoàn toàn không có vẻ xa cách cao ngạo của một vị trọng thần trên triều, khiến nhóm sĩ tử không khỏi cảm thấy trong lòng thả lỏng.
Nhà thủy tạ Bạch Vân là nơi có cảnh sắc mê người, các nữ tỳ bề rượu ngon ra vào liên tục, Tổ tửu đại nhân giống như một bậc trưởng lão yêu thương hậu bối, đang nghiêm túc lắng nghe.
Bầu không khí dần rôm rả hẳn lên.
Triệu Phác thấy vậy, vừa phe phẩy cây quạt vừa nói: “Xem ra các vị đã nghe sơ qua về chuyện lớn ở trong triều.
Lão phu muốn biết các vị nghĩ sao về việc di tông dời tộc này?” Sau khi Triệu Phác nói xong, nhà thủy tạ Bạch Vân liền rơi vào trầm lặng, chỉ còn những tiếng hít thở.
Triệu Phác không quá để tâm, vẫn mỉm cười chờ đợi.
Bọn họ vẫn còn trẻ tuổi và quá ít sự từng trải, có phản ứng như này là điều hết sức bình thường.
Khí thế dồi dào mà bạo dạn, tràn đầy ý chí mà do dự, đây đều là đặc điểm của người trẻ tuổi.
Không sao, không sao, Thời gian dần trôi qua, nhà thủy tạ Bạch Vân vẫn yên ắng như trước, vẫn không có ai dám nói gì.
Triệu Phác thầm thở dài trong lòng.
Vậy mà lại không có ai lên tiếng, xem ra ông đã kì vọng quá cao rồi, không thể chờ đợi thêm được nữa, bằng không buổi yến tiệc hôm nay sẽ hoàn toàn thất bại.
Thế là ông bèn cất lời: “Nếu đã như vậy, lão phu sẽ nói, chư vị...” Ngay vào lúc này liền có người lên tiếng: “Bẩm đại nhân, ta...
học trò cảm thấy, kế sách di tông dời tộc rất hay.
Đây là phúc của triều đình, là cơ hội hiếm có với dân chúng bần hàn...”
Tiếng nói rất non nớt, nhưng giọng điệu lưu loát mạch lạc, có thể thấy người nói không chần chừ do dự trong lòng.
Nghe xong lời này, Triệu Phác hài lòng nở nụ cười, nhìn về phía tiếng nói, nụ cười ngưng lại, ánh mắt vô cùng kinh ngạc.
Người nói ra những lời đó, vậy mà lại là...