[Thập Niên 70] Tiểu Tức Phụ Yêu Kiều

Chương 25: Cuộc Hôn Nhân (3)




Phương Nam rất thường gặp thời tiết này. Vì vậy không làm thì thôi, đã làm thì làm đến cùng, nhà họ Trần quyết định trực tiếp thừa dịp tất cả mọi người nghỉ ở nhà mà vội vàng cử hành, nói không chừng có thể có bầu cháu trai mập mạp trước khi Chu Chí Quân kết hôn, nghĩ đến là cảm thấy có mặt mũi.

Dù sao đồ cần dùng có liên quan tới hôn lễ của Trần Ngọc Kiều trong nhà đã chuẩn bị xong từ sớm, là mấy năm nay mẹ Trần ra ngoài tỉnh tiết kiệm được một ít. Lúc này nghèo, kết hôn ở nông thôn mà có quần áo mới đã là điều tuyệt vời rồi, chứ nói gì là mẹ Trần còn cho cô mấy vải màu đỏ. Không biết vải này đã để bao lâu, màu tối, vải xù xì và dầy, với tầm mắt cao hơn đầu của Trần Ngọc Kiều để thưởng thức thì cô thật sự là coi thường, nhưng cô biết đây là thứ tốt nhất mà nhà họ Trần có thể cho cô.

Ba Trần, mẹ Trần đối xử với cô đúng là tốt không còn gì để nói, dù cô có khó ở thế nào thì cũng không phải là người không biết cảm ơn. Cô nói cám ơn, trở về nhà trong ánh mắt hâm mộ của chị cả Trần và chị ba Trần.

Lấy kim và chỉ, may quần áo mình thường mặc.

Cô may khá tốt, dẫu sao vì danh tiếng mẹ cô, mẹ cố ý mời đại sư hàng thêu Tô Châu nổi danh thầm dạy dỗ cô. Kỹ năng thêu của phu tử kia xuất thần nhập hóa, mặc dù cô không có tinh hoa, nhưng dầu gì học từ nhỏ đến lớn, cô vẫn phải có một nửa công phu.

Đây cũng là điều cô duy nhất có thể làm.

Nghĩ niềm tự hào khi trả bài ngày xưa, trong lòng cô lại khó chịu.

Khương quốc lập quốc là công lao của hoàng hậu, nữ nhân cũng chú trọng đến học tập, nữ nhân có thành tích học tập xuất sắc thậm chí có thể tìm được nhà chồng tốt hơn. Phía nam là hơi thở văn học dày đặc, tất cả các phủ các châu đều mở trường cho nữ học, thậm chí thư viện Bạch Dương Lăng cô học không hề kém hơn thư viện cho nam nhân, trừ đổi "Ngự" trong lục nghệ thành "Thêu", cơ hồ đều học y hệt nhau.

Thậm chí phu tử trong thư viện còn nhiều lần tiếc cho Tam tiểu thư nhà Tri phủ, nói nếu Tam tiểu thư là nam nhân, thì Tam tiểu thư nhất định có trong nhật kim bảng.

Lúc ấy Trần Ngọc Kiều nghe mà hâm mộ, nhưng cho tới bây giờ cô cũng được không đánh giá cao đến vậy.

Thành tích học tập của cô không tốt, bình thường phu tử giảng bài cô đều buồn ngủ, vừa tan lớp là người đột nhiên tỉnh táo, việc học ở trường là ba mời tú tài ăn gian hoàn thành giúp cô. Gia cảnh tú tài kia khốn khổ, nhưng tài học hơn người. Trước khi cô đến kinh đô, ba còn tán dương năm nay người này nhất định trúng cử, hơn nữa thứ hạng không thấp, phải biết là hôm nay người nọ mới hai mươi tuổi.

Cho nên mỗi lần thi là cô bị bệnh, chỉ sợ bỏ lỡ thời gian đó.

Với môn học bình thường, cô đều bảo người ta cố ý làm sai một chút, bởi vì có lần tú tài kia viết văn quá tốt, phu tử truyền cho nhiều người đọc, làm hại cô sợ hãi mấy ngày.

Thở dài, nghĩ đến cuộc sống sao vây quanh trăng trước kia, cô cảm thấy bây giờ mình rất thê thảm. Có điều nhìn tấm vải trong tay, cô lại nghĩ tới mẹ Trần nói với cô gì mà xe bốn bánh có thể chạy mà không cần ngựa kéo, còn có xe lửa chạy xình xịch gì đó, trong lòng cô có hơi mong đợi.

Sau khi kết hôn, cô nhất định sẽ giục anh tranh thủ lên thành phố càng sớm càng tốt.

Ngày kết hôn, Trần Ngọc Kiều đi ra từ nhà bác cả Trần, thay quần áo mới màu đỏ, tóc buộc đơn giản, trên mặt không trang điểm, không son phấn, muốn trang điểm chút cho xinh cũng không được, cuối cùng hết cách, cô lén to vẽ một xíu.

Gần đây cô hái được mấy bông hoa nhỏ màu đỏ không tên. Sau đó cô để hoa ở trong chén, dần dần giã cánh hoa thành một hỗn hợp đặc, dùng vải lọc lấy nước, lấy thêm một mảnh vải sạch sẽ, cắt thành miếng vải lớn chừng bàn tay, rồi để vào ngâm trong nước hoa, chờ vải hoàn toàn thấm ướt thì lấy ra phơi khô là tạo thành son.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.