SƯƠNG MI NHƯ KHÓI MONG MANH

Chương 41




Mất vài ngày dò hỏi được nơi ở của hai đoàn thương gia, hôm nay trời nắng đẹp Y Nhã liền đến quán trọ của đoàn thương gia buôn lụa, cô quyết định sẽ đến kinh thành tiếp tục con đường thi cử.

Muốn gặp thương dân dễ hơn là gặp quan phủ, sau khi Y Nhã ngỏ ý muốn gặp trưởng đoàn thì một lúc sau đã có mặt ở sảnh.

Trưởng đoàn là nam nhân tầm hơn 40 tuổi, người nhỏ bé gầy gò, nhưng ánh mắt toát lên vẻ tinh ranh, lõi đời.

“Tiểu công tử có việc gì cần giúp đỡ?”.

Nếu đã đối phó với thương nhân thì không cần lòng vòng trực tiếp nói ra mục đích

“Thưa tiền bối, ta có ý định lên kinh thành, nên hôm nay đến đây muốn cùng đi với đoàn của tiền bối.”

Nam nhân ánh mắt lóe lên ôn hòa nói “Muốn đến kinh thành, tiểu công tử có thể thuê xe ngựa, hà tất gì phải gian khổ đi với chúng ta”.

Nếu thuê xe ngựa sẽ mất tầm 5 nén bạc, cô có thể bỏ ra nhưng thuê xe ngựa sẽ có một người chở đi, nếu trên đường gặp phải sơn tặc hoặc xảy ra bất trắc gì, một mình khó mà chống cự được.

“Phí thuê xe ngựa là 5 nén bạc, nhưng trong người ta chỉ có 4 nén bạc, nếu tiền bối không chê thì 4 nén bạc này sẽ đưa cho tiền bối làm lộ phí đi đường của ta.”

Đối với thương nhân mà nói thì 4 nén bạc như muối bỏ bể, nhưng nếu có bạc thêm một chén cơm cũng không tính là thiệt, nhưng lỡ may có kẻ gài vào quấy rối thì phải đề phòng liền trực tiếp từ chối “Tại hạ không thể đáp ửng yêu cầu của công tử được, mời công tử về cho”.

“Tiền bối có thể cho ta biết lý do từ chối được không?”

Sau khi biết rõ ý sợ của nam nhân Y Nhã đưa lệnh vị ra nói “Sĩ tử đỗ cao nhất trong kì thi Hội là ta, thú thực với tiền bối lần này lên kinh ta chuẩn bị cho kì thi Đình vào cuối năm, nhưng vì không đủ lộ phí nên mới đến đây, ta hi vọng tiền bối sẽ cho ta một cơ hội” nói mình là người đỗ đầu tương lai công danh rạng rỡ, mục đích xin đi nhờ cũng vì lên Kinh dự thi, nếu mà một người nhìn ra trông rộng thì hẳn là sẽ không từ chối.

Nam nhân kia nhíu mày suy nghĩ một hồi liền nói “Đường xa khó khăn, ăn gió nằm sương, liệu công tử có chịu được không?”.

Nghe được lời này thì đã nắm chắc thành công, giọng khẳng định trả lời “Nam nhân vì nghiệp lớn, không quản ngại khó khăn”

Sau khi bàn bạc thì vừa đúng là ngày kia đoàn sẽ khởi hành.

Lúc này đã vào mùa xuân, tiết trời bắt đầu ấm lên, cây cối đâm chồi nảy lộc, thỉnh thoảng có từng đợt mưa xuân.

Y Nhã chuẩn bị quần áo, đồ dùng cá nhân, tầm một bọc đồ lớn, cô còn mua một cái nón phía trước có rèm che nếu trời mưa sẽ đội vào sẽ không bị trôi lớp bùn trên mặt, số tiền còn lại trong người là 3 nén bạc.

Địa điểm tập hợp là bãi đất trống lớn gần cạnh tường thành, khi Y Nhã đến đó thì từng xe bò xếp nghiêm chỉnh khoảng hơn năm mươi xe bò, phía trên xếp từng cuộn lụa cao gấp hai lần người, bên ngoài bọc bạt nhằm ngăn mưa và bụi, cột bằng dây thừng rất chắc chắn, mỗi xe có hai người áp tải. Dẫn đầu đoàn là ba xe ngựa bên xong xe có năm sáu nữ nhân và bốn hài tử, chắc là thân thích của các trưởng đoàn.

Lụa và gấm vóc được nhập ở một Huyện chuyên dệt lụa, các thương nhân đến thu mua rồi chở đến Kinh thành hoặc các huyện lân cận khác cung cấp cho các tiệm vải để may trang phục.

Y Nhã nhìn trước sau rồi đến cạnh xe bò cuối cùng, sau khi chào hỏi thì bỏ đồ lên xe. Hai người áp tải là hai nam nhân cường tráng, là hai huynh đệ gọi là Võ Nhị và Võ Tam, tầm hơn 30 tuổi.

Sau tiếng hô lớn thì tất cả chuẩn bị lên đường, tiếng roi đánh vào mông bò vang lên, đoàn xe chầm chầm tiến ra cổng thành.

Vì khoảng cách khá xa nên cô không nghe rõ trưởng đoàn nói gì với Thị vệ, nhưng đoàn ra cổng rất thuận lợi.

Kiểm tra xong lệnh vị người cuối cùng, đoàn đã rời khỏi cổng thành, tiến vào con đường đất.

Y Nhã ngoảnh lại nhìn cổng thành lần cuối, nơi đã ở suốt 4 năm, những kí ức về tiểu Cừu, Nhị công tử, Đại công tử, phu thê Triệt Nhị, Đại thúc, Nhị thẩm...tất cả sẽ vào dĩ vãng, không lưu luyến, không áy náy, không hối tiếc.

“Diệp đệ, nhanh lên chút” Võ Nhị thấy Y Nhã tụt lại phía sau nên gọi.

“Vâng ạ”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.