Cô Đơn Ơi Chào Nhé!

Chương 2: Cuộc sống mới




Trần Dạ cảm giác như cuộc sống của mình cứ chạy vòng vòng, mọi thứ đều trở nên hỗn loạn hoặc có thể do bản thân cô hỗn loạn nên cảm thấy tất cả đều như ngã nghiêng. Sau cú sock, tâm lý của cô dần trở nên bất ổn. Cô sợ nhất những buổi sớm mai và đêm tối, bởi suy nghĩ đầu tiên mỗi sáng thức dậy là “ chết”, không phải là cô muốn chết, mà là chữ đó hệt như bùa chú luôn hiện lên trong đầu cô, buổi tối khi nhắm mắt lại cô không ngừng nhớ lại cuộc sống trước kia.

Cô dường như mất đi mọi thứ quá nhanh, cô còn chưa kịp chuẩn bị.

Có lẽ,cô cảm nhận được một thứ bóng tối ngày càng gần mình, dần dần bao quanh lấy, thậm chí còn có thể nghe thấy cả tiếng thì thầm của nó: “ Cô xem, bây giờ cô thật cô đơn, chẳng có một ai có thể bao bọc cô, cuộc đời như vậy thật bi thảm”

“ Chỉ cần cô hành động đơn giản thôi ta sẽ cho cô gặp được người thân của cô … nào đến đây … đến với ta nào cô nhóc”

Thì ra trên đời này cũng có nữ thần báo tử, lời của bóng tối nghe thật mê hoặc, nói những lời cám dỗ động lòng người.

Trần Dạ biết đây chỉ là những thứ ảo giác do thần kinh bị tổn thương gây ra, nhưng vẫn không có cách nào khống chế nó. Cô giờ đây, giống như một cánh hoa đung đưa trước gió bị cuồng phong dập cho tơi tả. Nhưng cô phải kiên cường, cô không thể gục ngã lúc này, cô còn trách nhiệm với cha mẹ. Cô phải thực hiện được lời hứa với cha, khi ông còn sống từng vuốt tóc Trần Dạ khen cô là một đứa nhỏ thông minh, nhanh nhạy.

Ông bảo ngày xưa vì nhà ông bà nội quá nghèo nên không có cách nào cho ông ăn học tử tế, lại còn cả bầy em cơm áo không đủ ăn đủ mặc nên ông không có cách nào thực hiện được ước mơ trở thành một người thầy thuốc. Lúc đó, Trần Dạ đã vui vẻ gật đầu hứa với ông mình sẽ thay ông trở thành bác sĩ. Ông nhìn cô nở nụ cười hiền hậu, đôi mắt ánh lên nét cưng chiều vô hạn.

“ Đấu tranh” là tất cả những gì Trần Dạ cần, đây cũng là sự giằng xé bản thân hay nói cách khác cô đang cố che đậy một nhân cách khác trong con người mình. Cô cần sự đau đớn về mặt thể xác để quên đi, đúng vậy là sự đau đớn, là những dòng máu ấm nóng trong người chảy ra rút cạn đi ý thức để không còn phải cảm thấy điều gì nữa.

Hiện tại cô yếu đuối đến cỡ nào, cô kiên cường ư, không! Chỉ là sự kiên cường giả tạo, giống như vỏ bọc để dễ dàng cho cô tránh đi những ánh mắt thương hại của những người ngoài kia. Cô không cần họ thương hại mình, tuyệt đối không cần.

Bác cô là Trần Trọng Ngôn, một người đàn ông đã quá ngũ tuần, tóc bạc đã hơn nửa đầu. Ông có nụ cười phúc hậu giống cha cô. Đã lâu, ông không về lại quê nhà, cho đến khi bước chân đến chốn cũ lại phải chịu nỗi đau khôn siết. Người em trai này của ông là đứa chất phác, siêng năng rất được ông quý trọng, vậy mà giờ đây lại phải chịu cảnh tang thương chỉ để lại một đứa con gái nhỏ bơ vơ. Ông thương cho đứa nhỏ tội nghiệp, vợ chồng ông cũng coi như hàng khá giả lại không có con cái đông đúc gì, nên bàn bạc với vợ đón đứa nhỏ về chăm sóc.

Ngày Trần Dạ rời đi, Đỗ Quyên đã ôm cô khóc nức nở, hai má cô ấy vì kích động mà đỏ bừng lên.

“ Trần Dạ, cậu hứa với tớ đi! Cậu nhất định phải sống tốt đấy,dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Được không?”

“ Được!”

“ Quyên Quyên tớ đi đây! Tạm biệt”

Lúc chiếc xe lăn bánh, ngoài trời mưa rả rích, khung cảnh dường như mờ ảo sau khung cửa kính, Trần Dạ cố lau đi, cô lau, lau mãi nhưng chẳng xóa đi được hạt mưa nào. Tạm biệt, tạm biệt tuổi thơ, tạm biệt nơi tốt đẹp này, tạm biệt cha mẹ con đi đây. Con sẽ tốt, sẽ tốt thôi! Nên cha mẹ đừng bận lòng vì đứa con gái bé nhỏ này. Con sẽ tự biết chăm lo cho mình, thỉnh thoảng con sẽ rất nhớ mọi người nên con sẽ khóc đấy! Nhưng sẽ không nhiều, con hứa.

Lần đầu tiên, Trần Dạ thấy con đường nhiều xe đến vậy, mọi người chen chúc nhau, nhấn còi ầm ỉ. Tiếng người cải nhau rôm rả, có vài người chạy bộ dọc công viên cạnh đường, cuộc sống thật nhộn nhịp nhưng sao xa lạ quá. Không có một ai Trần Dạ quen biết, mọi người lướt qua cô không tiếng chào hỏi. Không giống như ở quê, buổi sáng khi cô cùng bọn Đỗ Quyên đi học sẽ gặp vài cô hoặc thím đi chợ về sẽ nhạnh nhẹn chào “ Cô Sáu, thím Bảy đi chợ trễ thế ạ.”, “ Tổ cha mấy đứa, lớn thế này rồi. Đi học đấy à”

Ông Bác điện thoại cho người ra đón, Trần Dạ đứng bên cạnh, hai bàn tay nắm chặt giỏ quần áo, nhìn dòng người trước mặt.

“ Con thấy không? Đây là thành phố đấy, con sẽ sống ở đây. Là người thành phố rồi nhé cô nhóc”, ông lấy tay vuốt nhẹ đầu cô.

Một lúc sau, có một chiếc xe hơi màu đen thả chậm tốc độ dần tiến lại chỗ bọn họ đang đứng. Cánh cửa đằng trước bật mở, một người thanh niên cao lớn từ trong xe bước ra.

“ Cha và em chờ con lâu không? Hôm nay tắt đường quá, mãi mới thông được chút.”

“ Sao thằng Thuận không ra đón, không phải hôm nay con về đơn vị à!”

Anh ta nhanh nhẹn mở cóp sau xe nhét những thứ đồ lĩnh khỉnh vào trong, động tác dứt khoác rõ ràng.

“ Sáng sớm, nó phải chạy lên công ty rồi cha ạ! Nghe nói công ty nó có việc gấp?”

Ông bác gật mái đầu sau đó mở cửa chui vào xe, ông ngồi ghế sau. Ông nhìn ra ngoài vẫn thấy Trần Dạ đứng thần ra, chưa có ý định lên xe, thấy vậy ông gọi cô, cô bừng tỉnh, ngước đôi mắt thẩn thờ nhìn ông.

“ Trần Dạ vào xe đi con!”

Cô bước tới nắm lấy tay cầm, một lúc vẫn không mở ra được.

“ Để anh giúp em.”

Vừa nói, Nguyễn Tiệp Khâm vừa mở cửa cho cô vào, cô lặng lẽ ngồi vào ghế cạnh tài xế, trông cô thật nhỏ bé, cô lọt thỏm bên trong chiếc ghế, khuôn mặt trắng bệch nhợt nhạt, đôi mắt cô thật đẹp nhưng lại mang nỗi bi thương khó tả. Trần Khôn liếc mắt nhìn cô qua kính chiếu hậu, thầm đánh giá cô bé. Trần Dạ ngắm cảnh vật lướt qua hai bên đường, xa lạ, vẫn chỉ là cảm giác ấy, có chăng thêm phần mới mẻ.

Xe dừng trước một căn hộ hai tầng, với lối thiết kế hiện đại. Lần đầu tiên, Trần Dạ nhìn thấy một căn nhà đẹp đến vậy. Cánh cổng tự động mở ra khi người bên ngoài nhấn còi xe, đây phải chăng là cuộc sống hiện đại ở nơi thành thị mà cô thường được nghe đến.

Đây là nơi cô bắt đầu một cuộc sống mới! Cô phải tâp thích nghi với nó, cô mang ơn họ, họ như phao cứu sinh giúp cô không phải chết chìm trong cuộc sống, không là đứa trẻ mồ côi bơ vơ chật vật bươn chải. Một người phụ nữ trung niên trạc tuổi ông bác, từ trong nhà bước ra, thấy Trần Dạ, bà ấy cười bước nhanh tới.

“ Ôi con gái tội nghiệp của ta, con đi đường có mệt không? Mau vào nhà đi, bác làm nhiều món ngon lắm, chắc con cũng đói lắm rồi nhỉ?”, bà bác vừa nói vừa ôm chầm lấy cô, xoa xoa sau lưng Trần Dạ giống như mẹ cô vẫn thường hay làm với cô lúc nhỏ khi cô không ngủ được.

Mọi người ở đây rất niềm nở, bác giúp việc thấy Trần Dạ, vội tới giúp cô xách vali. Bà ấy thoạt nhìn đã lớn tuổi nhưng vẫn còn rất hoạt bát, chân tay nhanh nhạy.

“ Nào! để tôi giúp cô lên phòng. Được ở đây là cô sướng nhất nhé. Ông bà chủ rất hiền hậu nên cô không sợ phải thiệt thòi nhiều.”

Trần Dạ đi theo sau bà lên lầu, nghe bà luyên thuyên, bà ấy nói cô sẽ ở chung phòng với cô Hạnh. Mấy năm nay cô cả Hạnh sang Canada du học, rồi lại lấy chồng bên xứ ấy nên phòng vẫn để trống không. Lâu lắm rồi không có hơi người nên đồ đạt có ẩm mốc, đợi qua Tết rồi ông bà chủ tu sửa lại.

“ Trong tủ có mền sạch tôi đã giặc qua rồi. Còn đồ dùng lặt vặt ở dưới ngăn tủ nhỏ phía bên kia giường cô lấy xài. Còn thiếu gì thì cứ nói tôi mua giúp cô nhé!”

Trần Dạ gật gật đầu, tay ôm siết bộc đồ, miệng lí nhí nói:

“ Vâng. Cảm ơn bác”

“ Không có việc gì nữa tôi ra ngoài đây, cô nghỉ ngơi đi. Cơm trưa xong tôi sẽ báo cho một tiếng”

Nói rồi bà bước nhanh ra ngoài, Trần Dạ nghe tiếng cửa đóng sau lưng mình, tiến lên hai bước mắt đảo quanh khắp một lượt căn phòng, chiếc giường kingsize cỡ lớn nằm chễnh chệ giữa phòng, bên cạnh là bàn trang điểm được quét lại lớp sơn mới, đối diện còn có tủ quần áo thật lớn và một cái bàn học bằng gỗ đã hơi cũ. Tất cả mọi thứ ở đây đều được bố trí rất phù hợp với không gian trong phòng, Trần Dạ kéo tấm rèm được buông lên nhìn ra xa qua khung cửa kính sát đất. Ánh nắng vàng rực chiếu thẳng vào mắt cô, mọi thứ dần trở nên rực rỡ, nhộn nhịp nhưng lòng cô lại càng thêm trĩu nặng. Nơi này không phải nhà cô! Tại sao cô lại ở đây? Phải rồi cô đến đây để sống, sống cho tốt. Hai dòng lệ Trần Dạ thấm ướt vạt áo cô từ lúc nào, sao cô lại khóc rồi, cô phải sống tốt cơ mà, sống tốt nghĩa là không được khóc nữa, nếu ba mẹ thấy cô thế này họ sẽ rất đau lòng mất. Vậy làm sao họ có thể sớm về với miền cực lạt được, sẽ không sớm được siêu thoát làm người nữa nếu thế cô sẽ không gặp lại họ được. Nếu vậy cô biết phải làm sao? Nghĩ đến đó Trần Dạ vội lau nước mắt, nhưng càng lau lại càng không sạch, lau mãi đến nỗi cô cảm nhận được vị máu tanh bên trong khoang miệng. Cô thật ngốc, lại không kiềm chế được cắn đến rách môi, như vậy cũng tốt, đau rồi sẽ tê dại, sẽ không nhớ đến những chuyện đau lòng nữa.

Trần Dạ giờ đây giống như một con tằm nhả tơ,rồi lại tự tạo cho mình một cái kén thật dày, đó là vỏ bọc duy nhất cô có thể làm, nó giúp cô tách biệt, giúp cô chống chội lại với cuộc sống ngoài kia cho đến khi nào cô chết đi,đến lúc đó nó cũng chính là huyệt mộ chôn cất cô.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.