Bên Đây Mưa Bụi, Bên Kia Rực Rỡ

Chương 139: Mười năm mài kiếm




Năm Vĩnh An thứ 11, ngày 17 tháng 4, Quảng Minh điện nhận được tin báo nói Cảnh Vương Lưu Trường Ương đã bị quân của Tân Lê bắt giữ nhưng vì hắn liều chết phản kháng nên đã bị quan binh chém chết. Tân Lê Vương Hô Bóc sẽ sai người mang đầu của hắn dâng lên làm quà sinh nhật 50 tuổi cho Viêm Khánh đế.

Viêm Khánh đế nhìn tin báo thật lâu, ánh mắt lập lòe, miệng lẩm bẩm, “Huyết mạch chấm dứt ở Tây Chiếu, xem ra tiên đoán đúng là thật.”

Nói xong ông ta im lặng thật lâu. Các triều thần co quắp không yên và cố gắng đoán suy nghĩ của ông ta. Lúc này Đỗ Hâm bước ra khỏi hàng và nói, “Thánh Thượng mau chóng phái người đưa hổ phù cho Lũng Hữu Doanh để bọn họ tấn công Thương Nam. Bọn họ đã chuẩn bị xong hết rồi, chỉ chờ nửa bên hổ phù đưa xuống là đủ.”

Viêm Khánh đế như mới tỉnh mộng và nhìn Đỗ Hâm một lát mới hỏi, “Đình Bác Công, ngươi cảm thấy việc Cảnh Vương mưu phản thế nào?”

Đỗ Hâm chắp tay hành lễ và nói, “Tân Lê Vương cũng coi như biết điều và dâng lên một món quà sinh nhật vừa ý bệ hạ.”

Viêm Khánh đế mang thần sắc hoảng hốt mà cười, “Trẫm không nói cái này, trẫm nghĩ từ nhỏ Lưu Trường Ương đã thông minh, chẳng lẽ hắn lại dễ dàng bị Hô Bóc bắt được và chém chết như thế sao?”

Đỗ Hâm lộ vẻ mặt khó hiểu, “Nửa tháng nữa là đầu của phản tặc sẽ được đưa tới Trường Lăng, đến khi ấy bệ hạ chính mắt xác nhận là được mà?”

“Nhưng ta không chờ được,” Viêm Khánh đế ngừng một chút mới quay mặt nhìn Đỗ Hâm và nở nụ cười kỳ quái, “Từ khi Cảnh Vương mười tuổi tới giờ trẫm chưa gặp lại hắn, đừng nói ta không nhớ rõ bộ dạng hắn, dù có nhớ rõ thì khi đầu được đưa tới đây chỉ sợ cũng không còn nhìn rõ nữa….”

Đỗ Hâm nghĩ một lát và ướm hỏi, “Vậy ý bệ hạ là?”

Viêm Khánh đế ngẩng đầu, ánh mắt sáng ngời nhìn Đỗ Hâm và các triều thần đứng sau ông ấy. Đây là lần đầu tiên ông ta ngắm nhìn mọi người chung quanh từ khi nhận được tin Cảnh Vương đã chết, “Trẫm muốn chính mắt đi xem một Lưu Trường Ương còn nguyên vẹn.”

Ngày 28 tháng 4 năm Vĩnh An thứ 11, Viêm Khánh đế tới Tây Chiếu. Mới vừa với thành Vũ Dương đã có người mang tin tới báo Lũng Hữu doanh phản. Quân đội Lũng Hữu đánh thẳng vào kinh thành, chưa tới bảy ngày sẽ đến Trường Lăng.

Viêm Khánh đế nhớ tới Đỗ Hâm đề nghị đưa một nửa hổ phù còn lại cho Lũng Hữu Doanh thì cả người lạnh toát. Ông ta hạ lệnh cho binh lính Bắc Phủ đóng giữ vùng ngoài kinh thành và quân kinh thành cùng đẩy lùi phản quân, đồng thời vội vàng lĩnh binh chạy ra khỏi thành Vũ Dương khi còn chưa ngồi nóng ghế ở phủ Đô Hộ.

Quân của phủ Đô Hộ và Hà Tây doanh phụng mệnh theo sau. Viêm Khánh đế đi chưa được một cánh giờ thì trời mưa to gió tưới ướt mỗi cồn cát dù trước đó không trung trong vắt. Trên bầu trời có một con diều hâu bay quanh giống như chui ra từ một bài thơ cổ nơi biên thùy. Ánh mắt nó sắc bén, tư thế hiên ngang giương cánh như cờ chiến.

Mà đúng lúc nó xuất hiện thì nơi biên cảnh giữa Đại Yến và Tân Lê cũng xuất hiện một đường màu đen chạy dài cuốn đầy bụi đất. Nó như nước biển cuốn về phía Đại Yến.

……

……

……

Viêm Khánh đế nghe thấy tiếng vó ngựa đạp lên khiến mặt đất nhẹ rung chuyển thì tưởng đó là viện binh của phủ Đô Hộ và Hà Tây Doanh. Bởi vì bốn ngày trước ông ta nhận được chiến báo nói Trang Tử Hộc của Huyền Giáp Doanh

cũng phản và đang tiến thẳng từ tây nam tới Tây Chiếu. Trên đường đi, quân

chủ lực liên tiếp bị quân của Huyền Giáp Doanh đánh tơi tả, Trang Tử Hộc thêm được quân nhu lại thu nạp hàng binh nên số lượng binh hiện tại đã lên tới 10 vạn. Đại quân tiến thẳng một đường xuống Tây Chiếu.

Lũng Hữu Doanh cũng có tin truyền tới nói Lý Lũng Tây chọn 3000 tử sĩ từ trong quân và giết thẳng vào đại doanh của Bắc Phủ quân, chém đầu chủ tướng Giang Tuần. Sau khi mất chủ tướng, đại quân như rắn mất đầu, cả Bắc Phủ quân chia năm sẻ bảy. Mà lúc này nơi ấy đột nhiên có cuồng phong gào thét, mưa rơi ào ạt, nước sông dâng lên bao lấy đại doanh của Bắc Phủ quân.

Hy vọng cuối cùng của Viêm Khánh đế hoàn toàn dựa vào phủ Đô Hộ và Hà Tây Doanh nên lúc nghe thấy tiếng ngựa hí ông ta quay đầu thấy áo giáp sáng lòa, đao kiếm so le thì không nhịn được vui mừng.

Nhưng lúc nhìn thấy bóng dáng cưỡi ngựa đi đầu ông ta chợt đờ người, cổ nghẹn một cục than lửa và không nói được gì.

Mười năm không gặp nhưng bộ dạng của hắn gần như vẫn thế, ngoại trừ vóc dáng đã cao lớn hơn nhiều. Ánh mắt hắn vẫn sáng ngời, dáng người thẳng tắp, hoàn toàn khác xa bộ dạng ăn chơi trác táng trong tin báo.

Nhưng Vương Hiệp nhìn hắn như thế lại không thể nào liên hệ người này với vị Thái Tử nhỏ tuổi ngồi vẽ tranh trong Phù Dung Đình ở Ngự Hoa Viên trong trí nhớ. Tay áo trắng bay bay không nhiễm bụi trần, hắn như tiên nhân dù trải qua mười năm mưa gió lại chưa bị tang thương phủ lấy. Góc cạnh của hắn cũng

chưa bị mài mòn, mỗi động tác đều mang theo bình thản đạm mạc như cánh hoa nhàn nhã rơi xuống. Tuy nhiên khí thế đã hoàn toàn khác xưa.

Vương Hiệp đứng từ xa nhìn thiếu niên áo trắng và bỗng nhiên thấy chột dạ vì thế vội ra vẻ cao giọng mắng, “Lưu Trường Ương, vì soán quyền đoạt vị mà

ngươi sẵn sàng cấu kết với ngoại tộc để bán quốc cầu vinh ư?”

Lưu Trường Ương không đáp mà chỉ nhìn ông ta từ xa, đôi con ngươi như chứa núi sông vạn dặm, không vui không buồn.

Vương Hiệp bị hắn nhìn thì trong lòng chấn động nhưng vẫn mạnh miệng,

“Ngươi đúng là kẻ gian manh như loài cáo, loài chuột. Ngươi ngủ đông 10 năm cuối cùng vẫn để lộ lòng muông dạ thú.”

Lưu Trường Ương vẫn không đáp mà bình tĩnh nhìn ông ta. Vương Hiệp thì đổ mồ hôi lạnh và nghĩ tới 10 năm trước cũng có một ngôn quan hận ông ta tận xương đã nói đúng những lời như thế này. Tuy sau đó kẻ kia bị ông ta hạ lệnh ngũ mã phanh thây nhưng lúc nhìn thấy những mảnh thi thể máu chảy đầm đìa kia ông ta chẳng hề thấy hả hê. Bởi vì trước khi bị xử tội, người nọ đã chỉ vào ông ta khi đó đứng trên tường thành mà mắng to, “Ngươi là tên tiểu nhân gian nịnh dám hành thích vua soán vị, ta cầu mong ngươi bị loạn đao chém chết, bị vạn tiễn xuyên thân.”

Sau lưng có cơn gió lạnh nổi lên, Vương Hiệp run lập cập và bỗng nhiên ngẩng đầu thì thấy một đám mây đen bị gió thổi tới Tây Xuyên cách đây không xa.

Núi non chia ranh giới, bên kia là ánh mặt trời rực rỡ, tươi đẹp xán lạn, còn bên này là mây đen che phủ, mưa chuẩn bị trút xuống.

Một lát sau những hạt mưa thật lớn rơi xuống ào ạt và nện lên mặt đất khiến cho sương mù bốc lên làm mờ khuôn mặt nơi xa của Lưu Trường Ương.

Bên mưa bụi, bên rực rỡ.

Bên mênh mang, bên chói lóa. Gió thổi nhẹ, chồi non nhú Liễu đâm chồi, cỏ mọc xanh.

Vương Hiệp bỗng nhiên cảm thấy kinh hãi xưa nay chưa từng có. Cảm giác này thật ra đã có từ lâu, nếu không ông ta cũng không cẩn thận phòng bị thiếu niên đứng ở phía đối diện như thế. Nhưng hiện tại nỗi sợ ấy hoàn toàn trào ra khiến tứ chi ông ta lạnh lẽo.

Huyết mạch chấm dứt ở Tây Chiếu, nhưng đâu phải nhà họ Lưu? Rõ ràng thứ bị chấm dứt là một đoạn vận mệnh mà ông ta trăm phương ngàn kế trộm được.

“Bang, một mũi tên bắn trúng mũ giáp sắt trên đầu Vương Hiệp.

Ngày 8 tháng 5 năm Vĩnh An thứ 11, Viêm Khánh đế Vương Hiệp chết trong lúc hai quân giao tranh, đầu được bêu trên con đường sầm uất của thành Vũ Dương, thân thể bị chia năm xẻ bảy.

Trường Lăng.

Đứa con trai nhỏ nhất của Vương Hiệp bị Cẩm phi đánh thức trong lúc ngủ mơ và hoàn toàn không biết bản thân đã không còn là hoàng tử nữa. Lúc được cung

nữ ôm ra ngoài hắn mơ màng thấy Đông Thanh và nhíu mày, không kiên nhẫn vẫy tay sai bảo, “Đông Thanh, mang cái bô tới cho bổn vương.”

Đông Thanh cũng không buồn bực, chỉ lẳng lặng nhìn hắn trong bóng đêm, mãi tới khi Cẩm phi nín thở ôm con trai rời đi hắn vẫn không hề động đậy. Ánh mắt hắn theo bóng dáng Vương Thưởng đi xa.

Đỗ Hâm ở phía sau cười nói, “Đứa nhỏ cũng không biết bầu trời trên đầu đã thay đổi trong một đêm này.”

Đông Thanh quay đầu nhìn ông ấy, trong mắt có thương hại, “Đình Bác Công, ta cũng không trách hắn. Ta chỉ đang nghĩ năm xưa có phải hoàng huynh cũng mất đi tất cả trong một đêm giống hắn hay không.”

Ngày 24 tháng 8 năm Vĩnh An thứ 11, Lưu Trường Ương đăng cơ tại Quảng Minh điện, hiệu là Tân Đức, bắt đầu năm Vĩnh Duyên thứ nhất.

Đã hai tháng Đông Thanh không gặp hoàng huynh.

Lúc Lưu Trường Ương mới vừa đăng cơ thường mang theo hắn bên cạnh để đọc sách, luyện chữ, thậm chí hoàng đế còn thường xuyên đưa sổ con của các đại thần cho hắn xem và muốn hắn bình luận, phân tích. Thậm chí Đông Thanh ngủ luôn trong điện Tuyên Thất. Hai anh em cứ thế cùng ăn cùng ở, chưa từng xa

cách dù chỉ hai canh giờ.

Nhưng rồi có một sáng sớm hoàng huynh vừa thức dậy đã ho ra máu thế là hắn được các cung nhân đưa tới Y Lan Các ở. Nơi ấy cách điện Tuyên Thất ba cánh cửa, bốn bức tường và hắn chưa gặp lại hoàng đế lần nào.

Hắn cũng từng vô tình nghe người ta nói hoàng huynh bị bệnh nặng không chữa được. Nhiều lần hắn tới điện Tuyên Thất hỏi thăm rồi tìm Chử Ngọc, Uất Trì Thanh, thậm chí cả Đình Bác Công nhưng mỗi người đều giữ kín không nói sự thật cho hắn nghe.

Một ngày này Đông Thanh ngủ một lát mới rời giường ra ngoài thì thấy Đỗ Hâm đứng bên bàn viết chữ. Ngày hôm qua ông ấy đã được hoàng huynh chỉ định làm thầy của hắn. Vì thế lúc này hắn giẫm lên ánh sáng lọt qua cửa sổ và nhẹ nhàng vòng ra phía sau Đỗ Hâm sau đó nghiêng đầu nhìn ông ấy viết:

“Đêm chưa quá nửa, đuốc lớn thắp sáng. Quân tử đến như tiếng chuông leng keng. Đêm chưa tỏ, đuốc lớn bập bùng. Quân tử lại gần như tiếng chuông reo. Đêm vừa sáng, đuốc kia vẫn cháy. Quân tử lại gần nhìn cờ tung bay.” (Đình Liệu – Tiểu Nhã – Kinh Thi)

Đông Thanh nhìn bàn tay múa bút như mây như khói thì ngừng một lát mới nhẹ giọng nói, “Đêm chưa quá nửa, đuốc lớn thắp sáng. Quân tử vừa đến như tiếng chuông leng keng. Đình Bác Công, đây là ngọn nguồn cái tên của Hoàng Thượng phải không?”

Đỗ Hâm vừa lúc viết xong một chữ cuối và nghe thế thì quay người hành lễ, “Điện hạ.”

Đông Thanh đỡ ông ấy dậy và nói, “Sư phụ, tiên đế hy vọng hoàng huynh kế thừa giang sơn, chăm chỉ làm việc không để thời gian trôi trong hoài phí nên mới để sư phụ đặt tên huynh ấy là Trường Ương phải không?”

Đỗ Hâm nhìn mái tóc đen nhánh của Đông Thang, trong mắt có vẻ thong dong chờ hoa nở, “Bệ hạ cũng hy vọng tiểu điện hạ như thế.”

Nói xong ông ấy đưa tờ giấy cho đứa nhỏ và nói, “Hôm qua điện hạ ban nhiều quà nhập học như thế nên lão thần cũng chẳng biết phải đáp lễ thế nào. Nếu ngài không chê thì giữ bức tranh chữ này nhé.”

Đông Thanh nghe thấy thế thì trong lòng kinh ngạc và không biết phải nói thế nào. Đúng lúc này thái giám bên cạnh hoàng đế đi tới và hành lễ với hắn rồi nói, “Điện hạ, bệ hạ mời ngài qua đó.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.