Bất Du, Không Thay Đổi

Chương 7




Y bước đến chỗ Khang Sùng, đặt chân vào cái bóng hẹp dài được ánh chiều tà cắt hình, cúi đầu, nhìn hai đôi chân lồng vào nhau của hai người, trước kia là giày chơi bóng màu trắng, giờ thì giày da nâu.

Khang Sùng ngồi dựa xuống bệ cửa sổ, bỗng trông thấp hơn Cảnh Doãn đến tận hai cái đầu, hai chân duỗi dài bất cần, mũi chân thả mở sang hai bên, gần như bao trọn gót giày người ta, rụt thêm chút nữa là chạm rồi, thế nhưng cứ mãi chưng hửng ở đấy thôi.

Dường như gã hiểu tường tận lắm, cái cách làm sao để luôn giữ được khoảng cách đúng mực ấy.

Cảnh Doãn hỏi: “Tìm thấy sách chưa?”

Gã nhún vai: “Còn thiếu quyển nữa.”

Trên tầng thứ tư của giá sách “Văn học Nhật Bản” có xếp mấy phiên bản cũ của “Triều Tao”, độ dày, thiết kễ mỹ thuật, cách sắp chữ, giá cả đều khác nhau. Cảnh Doãn lật qua từng quyển, cuối cùng chọn bản bìa mềm khổ nhỏ.

“Có tri thức gì à?” Khung Sùng cầm cuốn bìa da cứng lên so.

“Phiên dịch.”

Cảnh Doãn dùng ngón cái và ngón giữa giữ sách, nghiêng gáy sách qua, chỉ chỉ hàng chữ nhỏ tí dọc gáy sách, phía sau tên sách và tên tác giả, là “Dịch giả”: “Thầy ấy phiên dịch hay, kể cả tìm từ và cách hành văn. Phiên dịch rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự thoải mái khi đọc đó.”

“Gián tiếp ảnh hưởng là cách sắp chữ, khoảng cách giữa các dòng và cách xếp đoạn.” Y vuốt phẳng “Triều Tao”, chồng lên “Hùng Trấn” và “Hạ cùng Siberia”, búp ngón tay sượt nhẹ tay Khang Sùng, “Để mà so, thì bản này được hơn chút.”

Khang Sùng cười cười: “Cậu hiểu rõ ghê.”

“Thì suy cho cùng nghề của tôi mà.”

Quầy thu ngân ở phía cửa vào, bọn họ đi đường cũ ra. Thấm thoắt đám học sinh trong thư viện đã về gần nửa, cảm giác không gian thoáng đãng hơn nhiều.

Khang Sùng nhìn đồng hồ, đúng là thời gian không sớm nữa rồi, thuận miệng hỏi Cảnh Doãn một câu: “Cơm tối muốn ăn gì?”

Cảnh Doãn không đáp.

Y từ từ thả chậm cước bộ, hơi nghiêng nghiêng đầu nhìn chằm chằm một chỗ phía trước như xa như gần hai người. Khang Sùng nhìn xung quanh theo tầm mắt y một hồi, nhìn mãi chẳng thấy chi, người đối diện bỗng nhiên vẫy tay dồn dập với bọn họ.

“Úi…!”

Là bạn học cấp một lẫn cấp hai của hai đứa.

“Má nó, Khang Sùng! Cũng phải mười năm không gặp ấy nhở? Nhìn mãi mới nhận ra!” Tên đàn ông mặc quần cộc áo ngắn tay đang đi trên hành lang quẹo qua, thân thiện chào hỏi, cố ép giọng thật thấp, nhưng vì cảm xúc quá hưng phấn nên nghe ra vẫn hơi chói. Bận tâm đây là nơi công cộng, thế là đành giảm tiếng thành nói thầm: “Này, đây là… Cảnh Doãn?!”

Cảnh Doãn đoán trước được đối phương sẽ phản ứng thế này, ung dung nói: “Cắt tóc rồi, không còn cái mà kéo đâu.”

“Ơ… Này…” Bạn học trừng trừng hai mắt trước, tiếp sau hơi lộ vẻ xấu hổ, không ngờ y sẽ nói thẳng mặt chuyện cũ từ lâu lẩu lầu lâu như vậy, thẹn đỏ: “Đều là chuyện từ lâu lắm rồi… Cậu đừng nhắc nữa, tôi bị ‘chỉnh’ đến giờ vẫn nhớ lắm!”

Cảnh Doãn cười cười, không nói gì nữa.

Ba người cùng đi ra quầy thu ngân, Khang Sùng rất tự giác gánh vác nhiệm vụ chuyện trò, tránh cho bầu không khí nhạt nhẽo. Gã đối nhân xử thế chu toàn, giỏi quản lý quan hệ giao tiếp, đương nhiên ứng phó tình hình thế này rất thành thạo. Còn Cảnh Doãn quen thói giả chết kia, biết y lười nói, gã đành mặc bé con thích làm “không khí” vậy.

Cảnh Doãn thấy hơi nực cười.

Đều là chuyện từ lâu lắm rồi.

Thật ra lúc mới vừa lên cấp hai ấy, tên bạn học này “giao lưu thân thiết” với y lắm —— ngày nào cũng ngồi sau giật tóc y.

Cậu ta chơi không đủ, còn kéo mấy nam sinh lớp bên nhập bọn, kéo không biết mệt là gì.

Hôm nay nổi bật trong trường, hay là được hoa khôi giảng đường nhìn thêm một cái, chẳng hạn gặp mặt không chào hỏi, đều trở thành lý do mấy tên đó tan học chặn người.

Mười bốn mười lăm tuổi, cái độ không biết chừng mực lẫn không biết phân biệt rõ thế nào là “vui đùa”, nhìn như tất cả lỗi lầm đều lấy “trẻ con” ra giải thích được. Song, thương tổn mà người “được ban ơn” phải chịu, là thực chất.

Đạo lý này Cảnh Doãn hiểu rõ, Khang Sùng cũng vậy.

Cho nên sau khi thăm dò được quy luật hành động của đám chết tiệt kia, gã hẹn với Cảnh Doãn, một hôm nào đó cắm chốt trên đường tan trường, đánh cho đã vị bạn học cầm đầu đi bắt nạt này, đánh nó ba ngày không dám đến trường, còn cần cha mẹ đưa đi đón về tận một tháng, có khi tạo cả bóng ma tâm lý luôn không chừng.

Nháy mắt mười năm đã qua, người đánh và người bị đánh đều đang đi phía trước y tán gẫu ôn chuyện như chưa hề có gì xảy ra, lại còn trông giống một đôi bạn cũ thân thiết ấy chứ! ^^

Đúng là chuyện lạ trên đời.

“Lần sau cùng đi uống rượu chứ hả? Hẹn trước thế nhá!” Tên bạn học này nghiễm nhiên đã quên tiệt ân oán tình cừu mười mấy năm trước, chỉ nhớ ăn không nhớ đánh: “Tôi bắt xe ở đây, hai cậu đi đứng thế nào?”

“Bọn tôi tìm chỗ ăn tối.” Ra bên ngoài, Khang Sùng lấy thuốc lá giắt trên tai xuống ngậm, híp mắt giương cằm: “Vẫn chưa biết được, đi đến đâu nói đến đấy vậy.”

“Đi đây.” Tên bạn học cười khoái chí, vỗ vai Cảnh Doãn một cái, động tác bình thường mà thân thiết giữa hai người đàn ông: “Thật hâm mộ hai cậu, đến giờ mà quan hệ vẫn tốt thế, sang năm mới có họp lớp tôi sẽ báo các cậu!”

“Không dám, không dám.”

“Vậy tôi…”

Lúc bàn tay thô của đối phương tự nhiên như ruồi vươn tới đầu Cảnh Doãn, ý muốn tiến thêm bước tỏ vẻ hữu hảo nữa, Khang Sùng không chút nghĩ ngợi duỗi thẳng cánh tay, vươn qua bả vai Cảnh Doãn, một tay đánh bật tay tên nọ.

Bốp.

Chắc chắn không phải vô ý. Tiếng đánh vang rõ, nổ đốp phát bên tai Cảnh Doãn; không chỉ mình y giật mình, mà người qua đường cũng quay đầu qua nhìn.

Mặt tên bạn học cứng đờ trong nháy mắt.

Khang Sùng vẫn hờ hững, dừng cái tay đang nghịch bật lửa, châm thuốc, hút một hơi, xong mới bình thản lên tiếng, khách khách khí khí xin lỗi.

“Ngại quá.” Gã nói: “Phản xạ có điều kiện.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.