Yêu Tôi, Sao Cậu Không Làm Được?

Chương 61




Hải Đăng đang thu dọn sách vở nghe Diệu Anh nói vậy chỉ biết ngẩn tò te nhìn theo cô và lớp phó ra về. Cái quái gì vậy? Cậu có nói sẽ tham gia đâu mà Diệu Anh phán như đúng rồi thế?

- Này, sao tôi lại bị dính vào cái vụ 20-11 chứ? Tôi có nói sẽ tham gia đâu.

Kể từ khi lên lớp mười hai đều đặn mỗi ngày Hải Đăng đều về chung với Diệu Anh và Quỳnh Giao. Thế quái nào lần nào Hải Đăng đều đi giữa, nhìn cứ kì kì sao ấy. Diệu Anh bấm bấm điện thoại nói chuyện với ai đó một lát sau mới ngẩng đầu nhìn Hải Đăng. Cô không giống lớp phó kia, đối với Hải Đăng không thể đem chức quyền ra nói được.

- Sao vậy? Năm cuối rồi ít nhất phải để lại kỉ niệm gì chứ. Nghĩ thử xem, sau khi tốt nghiệp mỗi người chúng ta đều sẽ thi ở một trường khác nhau, có người còn sang nơi khác học, còn có cả ra nước ngoài du học nữa. Nói họp lớp chứ ai cũng bận rộn cả, làm gì có dịp để cả lớp đầy đủ cùng tụ họp chứ? Hơn nữa tham gia mấy cái này cũng thú vị mà, được gần gũi với mọi người hơn. Chung quy lại thì tôi chẳng thấy có gì không tốt cả, toàn điểm tốt không đấy chứ.

Hải Đăng không nói gì cả, chỉ âm thầm mắng Diệu Anh, được cái lý luận là giỏi. Nói cả một tràng dài như vậy tóm gọn là muốn Hải Đăng tham gia thôi chứ gì, vậy mà cũng vòng vo.

- Được rồi, được rồi. Tôi tham gia là được chứ gì? Nói nhiều quá đi mất!

Nãy giờ Quỳnh Giao không nói gì cả, chỉ im lặng lắng nghe. Cũng gần cả tháng rồi Diệu Anh và Quỳnh Giao luôn giữ mối quan hệ “xa cách”, mang tiếng bạn thân mà còn thua cả bạn bè trong lớp. Kẻ đứng giữa lại không biết gì cả, vô tư hồn nhiên thế nào quay sang hỏi Quỳnh Giao.

E hèm... một số bạn nói không đọc được chap 60. Sao lại thế nhỉ? Au đã up chap 60 xong mới up mấy lời chấn chỉnh đó nha! Cậu nào cũng đọc không được thì F5 lại xem sao nhé!

~~~~~

Hải Đăng đang thu dọn sách vở nghe Diệu Anh nói vậy chỉ biết ngẩn tò te nhìn theo cô và lớp phó ra về. Cái quái gì vậy? Cậu có nói sẽ tham gia đâu mà Diệu Anh phán như đúng rồi thế?

- Này, sao tôi lại bị dính vào cái vụ 20-11 chứ? Tôi có nói sẽ tham gia đâu.

Kể từ khi lên lớp mười hai đều đặn mỗi ngày Hải Đăng đều về chung với Diệu Anh và Quỳnh Giao. Thế quái nào lần nào Hải Đăng đều đi giữa, nhìn cứ kì kì sao ấy. Diệu Anh bấm bấm điện thoại nói chuyện với ai đó một lát sau mới ngẩng đầu nhìn Hải Đăng. Cô không giống lớp phó kia, đối với Hải Đăng không thể đem chức quyền ra nói được.

- Sao vậy? Năm cuối rồi ít nhất phải để lại kỉ niệm gì chứ. Nghĩ thử xem, sau khi tốt nghiệp mỗi người chúng ta đều sẽ thi ở một trường khác nhau, có người còn sang nơi khác học, còn có cả ra nước ngoài du học nữa. Nói họp lớp chứ ai cũng bận rộn cả, làm gì có dịp để cả lớp đầy đủ cùng tụ họp chứ? Hơn nữa tham gia mấy cái này cũng thú vị mà, được gần gũi với mọi người hơn. Chung quy lại thì tôi chẳng thấy có gì không tốt cả, toàn điểm tốt không đấy chứ.

Hải Đăng không nói gì cả, chỉ âm thầm mắng Diệu Anh, được cái lý luận là giỏi. Nói cả một tràng dài như vậy tóm gọn là muốn Hải Đăng tham gia thôi chứ gì, vậy mà cũng vòng vo.

- Được rồi, được rồi. Tôi tham gia là được chứ gì? Nói nhiều quá đi mất!

Nãy giờ Quỳnh Giao không nói gì cả, chỉ im lặng lắng nghe. Cũng gần cả tháng rồi Diệu Anh và Quỳnh Giao luôn giữ mối quan hệ “xa cách”, mang tiếng bạn thân mà còn thua cả bạn bè trong lớp. Kẻ đứng giữa lại không biết gì cả, vô tư hồn nhiên thế nào quay sang hỏi Quỳnh Giao.

- Cậu có tham gia không?

- Hở... tham gia? Tham gia cái gì cơ?

Hải Đăng nhíu mày, dạo này Diệu Anh và Quỳnh Giao như người cõi trên mới xuống ấy. Cứ ngơ ngơ ngác ngác thế nào, hỏi gì cũng không nghe, không biết gì cả.

- Tôi không nói lại lần thứ hai đâu. Mỏi miệng lắm! Hỏi Diệu Anh đi.

Linh cảm mách bảo nhất định Diệu Anh và Quỳnh Giao xảy ra xích mích gì đó, y như rằng Quỳnh Giao không hề mở miệng hỏi Diệu Anh, chỉ im lặng nhớ lại Hải Đăng đã nói gì.

- Chắc tớ sẽ tham gia. Dù sao cũng là hoạt động tập thể.

Vừa về đến nhà Diệu Anh đã mở cửa vào trước, nhưng Hải Đăng sớm đã nhìn ra ý định của cô, cậu nói Quỳnh Giao vào trong trước rồi kéo Diệu Anh lại, nghi hoặc nhíu mày.

- Thời gian gần đây cậu sao vậy?

- Hửm? Tôi vẫn thế mà.

Diệu Anh né tránh ánh mắt chất vấn của Hải Đăng, không hiểu sao mỗi lần cô nhìn vào mắt cậu bản thân lại cảm thấy rất có lỗi.

- Thôi được rồi, phải nhớ có chuyện gì đều có thể chia sẻ cho tôi đấy nhé!

Đương nhiên Hải Đăng có thể nhận ra Diệu Anh có chuyện khó nói, nhưng cậu không thể ép buộc cô nói ra được. Thuận tay theo thói quen Hải Đăng vò đầu Diệu Anh, mỗi lần như thế tóc cô đều rối cả lên. Diệu Anh cảm thấy bản thân thật điên rồi, rõ ràng Hải Đăng xem cô như con nít thế kia mà Diệu Anh vừa thấy tức cũng thấy thinh thích, có gì đó thân thuộc lắm.

- Không lẽ tôi tới tháng trong người khó chịu cũng phải nói cho cậu biết à?

Đừng trách Diệu Anh, cô chỉ buột miệng nói ra không suy nghĩ thôi nhé. Một giây sau Diệu Anh phát hiện ra gương mặt người đối diện đỏ ửng lên, đây là lần đầu tiên cô thấy Hải Đăng đỏ mặt đến thế. Hóa ra cậu cũng trong sáng đến thế cơ à?

- Con nhỏ này... Tôi về đây.

Không cần nghe lời tạm biệt của Diệu Anh người nào đó đã ngượng chín mặt bỏ về mất. Diệu Anh nhìn theo không nhịn được “phì” cười thành tiếng, vô thức đưa tay lên xoa đầu mình. Tóc Diệu Anh có gì hấp dẫn lắm sao, cứ mỗi lần đứng gần một chút Hải Đăng lại xoa đầu cô là thế nào?

Cả đời này Diệu Anh không thể nhớ được đoạn kí ức cô quên đi chính là lí do dẫn đến thói quen kì lạ của Hải Đăng.

Ngày còn học mẫu giáo cuối tuần ai cũng nhận được phiếu bé ngoan cả, hôm đó cũng vậy. Chỉ có điều Diệu Anh thấy cô giáo xoa đầu Hải Đăng, sao cô không xoa đầu Diệu Anh như thế nhỉ? Trên đường về nhà Diệu Anh cứ ủ rũ mãi, hết nhìn phiếu bé ngoan lại nhìn sang Hải Đăng, mãi mới hỏi.

- Tớ không ngoan bằng cậu à?

- Sao Anh hỏi thế?

- Cậu đừng giấu, lúc nãy tớ thấy cô xoa đầu cậu rồi nhé! Hứ...!

Hải Đăng cất phiếu bé ngoan vào túi quần, quay sang xoa đầu Diệu Anh, dỗ ngọt.

- Thế này đúng không? Diệu Anh cũng rất ngoan mà!

- Nhưng cô không xoa đầu tớ...

- Ngốc! Do tớ không ngoan bằng cậu, cô xoa đầu tớ để khuyến khích tớ tiến bộ hơn.

Bịa đại một lí do vậy thôi mà hai mắt Diệu Anh đã sáng như đèn pha, tin răm rắp. Cô bĩu môi nhìn Hải Đăng, lắc đầu chép miệng liên tục, sau đó mới chê bai cậu.

- Thế á? Vậy là Đăng không ngoan rồi, trẻ hư người lớn sẽ không thương đâu.

Chẳng biết vì lí do gì mà Hải Đăng nghe xong lại lăn ra cười, liên tục xoa đầu Diệu Anh, xoa mạnh như dằn mặt cô vậy, đến mức hai bím tóc xù cả lên.

- Được được, Diệu Anh là ngoan nhất!

Cũng kể từ đó Hải Đăng đã có một thói quen là rất thích xoa đầu Diệu Anh, mặc kệ cô có ngoan hay không, cậu vẫn thích làm vậy.

~~~~~

Mỗi cái vụ hát bài gì hay diễn kịch cái gì 12 Anh D1 cũng không chọn được, có quá nhiều ý kiến bất đồng. Huy “bà tám” tức quá đập bàn rầm rầm, quát mấy lần cũng chẳng ảnh hưởng gì. Nói thật chứ cái lớp như vậy chỉ có Diệu Anh là quản nổi.

- Im lặng! Mấy cưng im hết cho bà nghe chưa!

Diệu Anh bên dưới nhức đầu càng thêm nhức đầu, xung quanh đã có mấy cái miệng nheo nhéo rồi, trên bục giảng còn có lớp phó la hét om sòm nữa. Chịu hết nổi Diệu Anh đứng dậy đập bàn quát.

- Có im hết không? Đã lớp mười hai rồi sao các cậu vô trật tự thế hả?

Ngay lập tức không còn âm thanh nào phát ra nữa, im lặng đến nỗi con muỗi vo ve bay qua cũng nghe thấy. Diệu Anh xoa xoa hai bên thái dương, sau đó mới nhẹ giọng đôi chút.

- Nói nhiều quá. Trên đời này còn có một phương thức lựa chọn là biểu quyết đấy các cậu, không biết hả?

Lớp phó văn thể mỹ đứng trên bục thở phào nhẹ nhõm, cũng may có “sư tử Hà Đông” ra tay, nếu không để Huy quản lí hết có khi về nhà lại tắt tiếng không chừng. Sau khi Huy lớp phó đã chia đôi bảng ra rồi mọi người lần lượt lên biểu quyết. Kết quả cuối cùng hai bên bằng nhau, dưới sự nghiêm khắc của Diệu Anh mọi người đều thống nhất một ý kiến. Sẽ có hai tiết mục, một là kịch tiếng Anh - phô trương tài hùng biện của chuyên Anh A1 và một tiết mục song ca.

Chẳng hiểu thế nào tiết mục song ca đó lại rơi vào tay lớp trưởng và Hải Đăng. Còn lại tiết mục kịch là do mọi người trong lớp tham gia, tất nhiên ngoại trừ Diệu Anh, Hải Đăng và một số bạn làm công việc sau sân khấu. Mọi người ai cũng đồng tình chỉ có hai con người Diệu Anh và Hải Đăng cật lực lắc đầu từ chối.

- Tôi không hát được.

- Tôi không muốn hát.

Huy “bà tám” hai tay chống hông đến trước mặt hai người ngồi bàn bốn, lớn tiếng chỉ bảo.

- Nè nè cái bà kia, bà là lớp trưởng phải noi gương cho thành viên của lớp chứ. Bà nói mọi người tham gia mà giờ bà không chịu tham gia à?

- Nhưng...

- Còn ông này nữa, hát hay sao mà keo kiệt thế hả? Hát lần nữa cho mọi người thưởng thức âm nhạc cũng không được là thế nào?

- Tôi...

Rốt cuộc trước ánh mắt mong chờ của mọi người và cảnh cáo của bạn lớp phó Diệu Anh và Hải Đăng phải chấp nhận nghe theo sắp xếp.

Chủ nhật, từ sáng sớm mọi người đã tụ tập ở nhà Huy “bà tám” để tập luyện, nhà của lớp phó có cái sân rất lớn, tập luyện cực sướng. Nói tập vậy thôi chứ Diệu Anh và Hải Đăng rất rảnh rỗi, hai người chỉ việc hát một lần cho mọi người nghe rồi xem mọi người đóng kịch thôi.

Khánh Thư - bạn gái của Huy “bà tám” là người đề ra nên diễn kịch “Bà chúa tuyết” . Tất nhiên bạn Huy lớp phó sẽ nghe theo sự sắp xếp của bạn gái rồi. Diệu Anh và mọi người không có ý kiến gì nên cũng gật đầu luôn.

Truyện kể về một người đàn bà góa chồng có hai cô con gái: một con đẻ và một con nuôi. Nhân vật chính là hai chị em không cùng huyết thống đó. Hai cô con gái tính cách và ngoại hình hoàn toàn đối lập với nhau. Cô con nuôi tính tình siêng năng, chăm chỉ, lại rất xinh đẹp nhé! Cô con đẻ lại lười biếng còn xấu xí nữa. Nhưng tất nhiên người đàn bà góa chồng phải thương cô con đẻ của mình hơn rồi, cuộc sống của cô con nuôi khi ở với hai người đó thật sự khổ sở.

Mới giới thiệu nhân vật thôi đã biết ai là nhân vật chính rồi, mọi người bốc xăm chọn vai và bạn học Khánh Thư đóng vai cô con nuôi. Khổ một nỗi Khánh Thư chưa từng đóng kịch bao giờ vậy mà vẫn muốn lớp diễn kịch. Cứ đến phân đoạn nào Diệu Anh lại phải diễn trước cho Khánh Thư xem, đơn giản vì Diệu Anh rảnh nhất nơi này rồi.

Trong truyện có cảnh cô con nuôi giúp đỡ một cây táo sai trĩu quả bằng cách ôm thân cây và rung cho những quả táo chín rơi xuống hết. Kì lạ thay lúc đầu người đóng cây táo được chọn là Huy “bà tám” , cơ mà thế quái nào lúc Diệu Anh đóng thử cho Khánh Thư xem cây táo lại hóa thành bạn học Hải Đăng. Diệu Anh hỏi thì Hải Đăng bảo cậu rảnh rỗi nên đóng thế để lớp phó học hỏi. Cây táo mà cũng không biết đóng à? Diệu Anh hết nhìn “cây táo” Hải Đăng rồi lại nhìn sang lớp phó đứng ở ngoài ngó vào, Huy “bà tám” tệ đến thế cơ à?

Chẳng hiểu sao cái cảnh nó dễ thế mà bạn Khánh Thư diễn mãi không xong, hại Hải Đăng và Diệu Anh phải đóng thế cả buổi trời. Số lần “cô con nuôi” Diệu Anh ôm “cây táo” Hải Đăng đếm không xuể. Mãi đến lúc hoàng hôn buông xuống Khánh Thư và Huy lớp phó mới diễn xong cảnh đó, vậy là đi tong cả buổi chiều tập luyện cho một cảnh duy nhất.

Diệu Anh uống ừng ực mấy chai nước suối cùng một lúc, áo của cô đã ướt đẫm mồ hôi. Cả buổi chiều phải chạy đi chạy lại ôm cái cây khổ ơi là khổ! Bình thường Diệu Anh thấy Khánh Thư và Huy “bà tám” học tập trí nhớ tốt lắm mà, sao có mỗi một cảnh cũng không nhớ được thế kia. Người khổ nhất cũng chỉ có Diệu Anh mà thôi!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.