Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 43: Phái đoàn đồ Sộ dọa nạt Vạn Ninh




Ngày 18 tháng 4, Phiêu kỵ án Sứ lãnh hải Úy Trần Quang Cán tướng quân gửi tấu về triều nội dung là đã bắt được liên lạc cùng đội tàu của người Hoa Kỳ. Kính mong triều đình nhanh chóng phái đặc phái viên tiến hành tiếp xúc trao đổi buôn bán vũ khí.

Triều đình văn võ bá quan vui như chảy hội, họ sợ nhất là không tìm được thương nhân Mỹ quốc mà phải tiến hành mua bán cùng các thương nhân Châu Âu. Sự việc các nước Châu Âu tiến hành thực dân Đông Á khiến triều đình Đại Nam rất e ngại tiếp xúc cùng thương nhân đến từ Châu Âu. Ngược lại thì Hoa Kỳ lại rất có độ tín nhiệm trong Triều đình Huế. Lý do thì hết sức lòng lợn tiết canh, đầu tiên thương nhân Hoa Kỳ đã có một cuộc làm ăn sòng phẳng với Trần Quang Cán và hiệu quả của số vũ khí này quá rõ ràng. Tiếp đến Hoa Kỳ không hề nằm trong số các quốc gia tiến hành thực dân Đông Á trong thời điểm này nên điểm số tín nhiệm của họ cao một bậc. Cuối cùng đó là Diêu Thiếu đã trình lên triều đình một bức bản đồ thế giới lúc này mà chỉ rõ vị trí của Hoa Kỳ quá xa Đại Nam và tách biệt hoàn toàn với Châu Âu, vì thế Đại Nam triều thần tách biệt Hoa Kỳ và Châu Âu thành hai thế lực khác nhau hoàn toàn mà đối đãi.

Thật ra vì để đạt được mục tiêu của mình mà Diêu thiếu lập lờ đánh lận con đen. Mẹ nó Hoa Kỳ cũng chả tốt đẹp gì, chẳng qua tên này chậm chân trong cuộc đua thực dân nên không có cơ hội tiến hành những hành vi man dợ tại Đông Á vào lúc này mà thôi. Thử nhìn về tương lai thì biết, khi có cơ hội thì quốc gia này lại bành chướng chủ nghĩa Đế Quốc ngay lập tức. Vậy nhưng đó là chuyện của tương lai, lúc này đây Diêu thiếu rất cần một đối tác ngoại quốc nên hắn bắt buộc phải hướng triều đình tin tưởng vào thương nhân Hoa Kỳ.

Người vui vẻ nhất có lẽ là Tự Đức, vị hoàng đế đang khốn đốn vì thù trong giặc ngoài như thấy được ánh dạng đông nơi chân trời. Vậy nên hắn hoàn toàn đắm chìm trong mộng tưởng vào tương lai với một quân đoàn hiện đại đánh nam dẹp bắc. Chân đạp Pháp tặc tay đấm Đại Thanh, 34 tuổi hùng tâm tráng trí của vị Hoàng đế Đại Nam vẫn chưa có bị bào mòn.

Càng nghĩ Tự Đức càng thấy được Quang Cán như là thẻ bào may mắn của mình, Từ khi Quang Cán bước chân vào quan trường thì may mắn liên tục đến với Đại Nam. Chính vì lý do này Tự Đức càng nhìn càng thấy Phan Phú Thứ thuận mắt. Vậy là giữa triều đình Tự Đức muốn chỉ định Phan Phú Thứ ra bắc làm khâm sai đại thần tiến hành trao đổi buôn bán cùng thương nhân Hoa Kỳ.

Nhưng Phan Phú Thứ cáo già thành tinh liên mồm từ chối, lý do hắn đưa ra là Thương nhân Hoa Kỳ do Quang Cán liên hệ, hắn là lão sư lại đứng ra làm trọng tài mua bán thì có kẻ dị nghị lời ra tiếng vào. Tự Đức mặt rồng có không vui nhưng Phan Phú Thứ nói hoàn toàn chính xác. Công việc mua bán số lượng tính bằng chục vạn lượng như vậy thì kẻ cẩm đầu béo bở không thôi. Tự Đức thấy Phan Phú Thứ từ chối cả món lợi như vậy nên càng tin tưởng tên hồ ly này hơn cả. Nhưng Tự Đức cũng bực tức vì cái tệ nạn tham nhũng này nếu cử người không tin cẩn đi làm thì có khi triều đình bỏ cả đống tiền ra để mua về toàn thứ phế thải. Bài học không đâu xa lạ, Đại Thanh giàu nứt đố đổ vách bao năm qua vẫn cấp tiền mua trang bị phương tây, nhưng sau đó đánh với Anh quốc trận nào thua trận đó, đánh với Pháp cũng thua te tua. Tự Đức không muốn dẫm chân vết xe đổ.

- Phan ái khanh, khanh ngại hiềm nghi mà trốn tránh thì Trẫm hiểu, nhưng khanh không đi thì Trẫm lấy ai yên tâm mà giao phó bây giờ?

Cuối buổi triều sớm Tự Đức giữ Phan Phú Thứ lại than thở. Quả thật lòng tin của Tự Đức càng ngày dành cho họ Phan càng lớn, long ân có thể nói là cuồn cuộn không thôi. Việc bàn riêng chính sự như vậy chỉ có Nội các bốn vị các lão mơi có được vinh dự này. Không ngờ Phan Phú Thứ một hữu bộ thị lang mà trở thành danh phùng ky thực một vị các lão thứ 5.

- Khởi bẩm thánh thượng, Được thánh thượng ưu ái tin tưởng, vi thần hạnh phúc không thôi. Nhưng quả thật nếu để vi thần đi lần này thì hỉ sự lại thành bi sự. Nhiều người sẽ nói ra nói vào kể cả vi thần không có tơ hào một đồng một cắc nào cùng khó mà tránh khỏi nước bẩn hắt bừa. Nhưng vi thân tránh né không phải vì sợ chuyện đó, vì triều đình, tiếng xấu ra sao thần cũng chịu được. Nhưng vấn đề giao dịch lần này rất quan trọng, nó liên quan đến tân binh cải cách. Không nên để bất kì điều tiếng nào ảnh hưởng tân binh doanh này. Vi thần có một cách đảm bảo việc mua bán thành công không chướng ngại.

- Ái khanh mau nói.

Tự Đức vui vẻ ra mặt, ông rất thưởng thức họ Phan này. Trung nghĩa có thừa lại là một năng quan, luôn luôn nghĩ ra rất nhiều chủ ý có hiệu quả.

- Khởi bẩm thánh thượng. Lần này giao dịch một lượng hàng quá lớn, quá quan trọng với khí vận quốc gia nên bất kì một cá nhân nào đều không thể một mình chủ chương ngoại trừ thánh thượng. Nhưng thánh thượng thân thể cao quý không tiện tiếp xúc với thương nhân vậy nên lần này giao dịch chúng ta nên cử một phái đoàn gồm nhiều thành phần cùng tiến hành. Thứ nhất họ có thể giám sát lẫn nhau tránh cho việc tham nhũng làm càn, thứ đến các bộ các ngành đều có người tham gia, lúc đó họ có muốn nói càn nói xiên cũng khó có thể bôi nhọ tân quân cải cách. Còn việc ý kiến không thống nhất thì dùng phương pháp bỏ phiếu và phân việc cụ thể trong nhóm người cử đi lần này để giải quyết.

Tự Đức lắng nghe rất chăm chú từng câu từng chữ của Pha Phú Thứ, ông rất coi trọng ý kiến lần này của vị Binh Bộ Hữ Thị Lang họ Phan.

- Bỏ phiếu cũng là một cách hay, tuy tốn thời gian nhưng an toàn, vậy còn cách phân việc cụ thể cùng nhân tuyển lần này Khanh có ý kiến gì không?

- Khởi bẩm thánh thượng. Nhân tuyển thì nên gồm cả đại diện của Lục bộ. Bộ lễ đi theo để học tập cách tiếp xúc thương nhân Tây Âu trong thời kì mới này từ đó định ra hình thức thích hợp cho những lần tiếp xúc sau này. Bộ Lại chuyên để xét tuyển quan viên tuy không quá liên quan lần này nhưng đi để mở mang cũng được, quan trọng là ngũ bộ còn lại đều được đi cả, lại bộ không được đi thì khó coi. Bộ hộ quản về thuế má, lần này liên quan số tiền lớn như vậy suất ra cũng để cho họ đi, thấy được sự lợi hại thì họ mới bớt kêu ca làm phiền thánh thượng. Bộ Binh đi thì là chắc như đinh đóng cột, số vũ khí này nói cho cùng vẫn về binh bộ quản lý. Bộ Hình thì tương tự bộ lễ, cuôc giao dịch lần này mong họ có thể rút ra được bài học nhằm chế định tài khóa cho những cuộc gặp về sau. Ngoài ra vi thần nghĩ nên có Người Cơ mật viện tham dự, đây là tai mắt của Thánh thượng, không thể không có mặt. Về tiến cử người đi thì Thần không dám ý kiến nhiều nhưng Hoàng Diệu không thể không tham dự. Cuối cùng ông ta là người lãnh đạo tân quân vào Nam chiến đấu, ông ta mới là người khao khát có được vũ khí chất lượng nhất, có ông ta nhìn chằm chằm không kẻ nào dám nhập vũ khí kém chất lượng cả.

Phan Phú Thứ nói một hơi dài đến khát khô cả cuống họng, Tự Đức thì nghe đến nhập thần. Lần này Phan Phú Thứ tự gạt bản thân qua một bên mà bày mưu tính kế, vậy nên nghe kĩ ra thì ông đang đứng trên lập trường của Tự Đức mà nghĩ cho quốc gia. Họ Phan tự gạt mình ra khỏi vòng lợi ích mà chỉ bàn chuyện một cách công minh khiến cho Tự Đức thấy đồng cảm vô cùng. Thường thường quan lại nêu ý kiến không ít thì nhiều đều giữ một phần lợi cho bản thân, do đó họ không hề hoàn toàn đứng cùng phe với Tự Đức. Họ Phan chính là người đầu tiên khiến cho Tự Đức cảm thấy tên này là cùng phe với mình.

- Phan ái khanh có tài các lão… để khanh làm Hữ bộ thị lang thật khuất tài… Người đâu ban trà cho Phan ái khanh.

Phan Phú Thứ vội vàng khom mình cảm ơn, miệng luôn mồm khiêm tốn. Thế nhưng câu nhận xét ngày hôm nay của Tự Đức đã vượt quá tất cả các lợi lộc mà cuộc mua bán sắp tới tại Vạn Ninh. Các lão a, một trong bốn nhân vật trong nội các. Dưới một người trên vạn người, là tể tướng các hạ đó nha.

Ngày 29 tháng tư một đoàng chiến Hạm ba mươi chiếc trùng điệp tiến vào vùng biển Quảng Yên sau đó cập quân cảng Vạn Ninh. Lúc này đây quân cảng Vạn Ninh đúng thực là quân cảng mà không có bất kì một thương thuyền nhốn nháo nào. Đơn giản với năm vạn lưu dân mới ra nhập Vạn Ninh thì Diêu thiếu đã tụ tập nhân công dựng lên một thương cảng cách quân cảng tầm năm dặm. Khoảng cách này vừa đảm bảo an toàng vì quân Vạn Ninh có thể xuất binh thương cảng bất kì lúc nào nếu có biến. Và thương cảng cũng đủ xa để không ảnh hưởng hoạt động quân sự của quân Cảng.

Ba mươi chiến hạm mới tinh này là Binh Bộ cấp bổ xung cho Vạn Ninh thủy quân. Trong này có đến 10 đại hạm dài 40m, tám trung hạm và 9 tiểu hạm. Quang trọng nhất đó là hai chiếc chiến hạm thuyền chạy bằng động cơ hơi nước. Rất tiếc hai chiếc chiến hạm động cơ hơi nước này là đồ cổ chính cống từ thời Minh Mạng. Hai chiếc chiến hạm này từ lâu đã không còn hoạt động và bỏ xó, do công nghệ Đại Nam không đủ sức bảo trì. Mà hai chiếc chiến hạm này cũng chẳng mạnh bao nhiêu vì chúng là hàng cổ từ lâu rồi, công suất động cơ thấp kém, không có vỏ bọc thép. Nói cho cùng thì hai chiếc chiến hạm này thời toàn thịnh cũng chả mạnh hơn thuyền buồm mái chèo là bao.

Hai chiệc chiến hạm vứt đi này là do yêu cầu mãnh liệt của Diêu thiếu khiến Phan Phú thứ tranh thủ cho Vạn Ninh quân. Vì hai chiếc chiến hạm cồng kềnh dài đến 55m này lò hơi không hề hoạt động mà chỉ di chuyển bằng mái buồm nên Phan Phú thứ cũng không quá vất vả để lấy được từ tay binh bộ.

Ngoài những chiến hạm nhung nhúc quân lính kể trên thì có một chiếc chiến hạm xa hoa đặc biệt cờ xí ngập trời. Đây là chiếc quan thuyền chở phái đoàn Đại Nam đến Vạn Ninh thương thảo việc mua bán. Phái đoàn tổng cộng đến mười một nhân vật tai to mặt lớn tại Kinh thành khiến cho dân chúng Vạn Ninh được mở rộng tầm mắt.

Nhìn đám người đặc phái viên này mà Diêu thiếu ác hàn một mảng. Hắn đang không biết Tự Đức làm cái trò mèo gì, mua mấy khẩu súng rách thôi mà vác cả phái đoàn đông nghèn ngẹt đến đây. Con mẹ nó tiếp đãi mấy tên đại quan này là cả một công việc khổ sai mà Diêu thiếu không muốn một chú nào. Cũng may đình viện nhà họ Trần mới xây tại Vạn Ninh không hề kém. Thân là đại tài chủ nên Cán lão gia không ngại ngùng mà cho xây một cái đình viện xa hoa không thôi. Diêu thiếu cũng lười bàn vấn đề này với lão tía tiện nghi. Có tiền mà không hưởng thụ là vương bát đản ( trứng rùa). Đáng lẽ ra Vạn Ninh là cơ cấu huyện, thế nhưng lại không có phủ nha lập nơi đây, do đó Vân Đồn Phủ nha quản lý chung dân chính cả Vân Đồn lẫn Vạn Ninh. Chính thức ra thì nhóm quan khâm sai này phải đi ở phủ nha Vân Đồn, nhưng Diêu thiếu lại không muốn có bất kì liên quan gì đến phía bên kia nên chấp nhận chịu khổ mà đón luôn mười một tên đặc phái viên về phủ đệ họ Trần.

Nói là phái đoàn gồm rất nhiều bộ ngành và thông qua bỏ phiếu để quyết định sách lược, nhưng thực ra người dẫn đầu thì vẫn có, vị này chính là Cơ Mật viện thượng thư Lâm Duy Hiệp. Vị lão ca này năm nay đã 55 tuổi rồi, râu tóc đã bạc phơ hết cả, vậy nhưng Hiệp đại ca vẫn rất sinh long hoạt hổ khỏe mạnh tinh nhanh. Lâm Duy Hiệp tính ra là lão quan hai đời Thiệu Trị và Tự Đức. Cuộc đời làm quan của ông chìm nổi nhiều lần nhưng cái tính cach tận tâm công việc, tận trung với thánh thượng thì ai cũng nhìn ra. Chính vì lý do này nhiều lần Hiệp đồng chí bị ám hại mất chức nhưng cuối cùng ông vẫn ngoi lên vị trí cực cao này. Lẽ đơn giản đó là con người chính trực cộng thêm cái hư danh đàn chủ thanh liêm phái của ông khiến cho Tự Đức hết sức tin tưởng.

Lâm Duy Hiệp là đàn chủ thanh liêm phái nhưng ông ta lại thuộc về phe tân chính cải cách một cách rõ rệt. Năm 1847 ông chủ chương mở cửa hải cảng buôn bán cùng ngoại quốc muốn hưng thịnh công nghiệp Đại Nam, lần này ông bị bảo thủ phái đánh cho tan tành, Việc tâu lên, nhà vua chỉ cho giáng chức, bãi việc quản lĩnh, chỉ chuyên làm việc ở bộ Lễ.

Năm 1853, ông xin về thăm quê, khi trở lại được đổi làm tổng đốc Hà Ninh, kiêm trông coi mỏ kẽm ở ba tỉnh là: Hải Dương, Thái Nguyên và Bắc Ninh.

Năm 1854, Cao Bá Quát khởi binh chống Nguyễn ở Mỹ Lương (nay thuộc Hà Nội), có sự tham gia của Đinh Công Mỹ, một thổ mục ở Ninh Bình. Nhà vua Tự Đức liền lệnh cho ông, hiệp cùng tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Nguyễn Bá Nghi và tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Quốc Hoan đi truy bắt "đảng nghịch".

Vì muốn mau xong việc, Lê Duy Hiệp xin cho Lê Đạt Ký là người nhà Thanh ở bang Hưng Nghĩa đang cai quản phu mõ, để cùng lo đánh dẹp, bị nhà vua khiển trách là "hà tất phải mượn người ngoài lại sinh ra trở ngại khác", giáng ông làm tuần phủ, nhưng vẫn cho lưu chức.

Nhưng thông qua việc trông coi mỏ kẽm tại ba tỉnh thì cũng đủ thấy Tự Đức tín nhiệm sự thanh liêm của Hiệp đại ca ra sao. Kẽm lúc này chính là nguyên liệu đúc tiền kẽm đấy.

Tính ra thì Phan Phú Thứ cũng chỉ là hậu sinh của vị Lê Duy Hiệp này mà thôi. Vốn dĩ cả hai người cùng phe cách tân phái nhưng lạ thay hai người này lại không ưa nhau chút nào. Chuyện cũng dễ hiểu, dù cùng chung mục đích cách tân nhưng Lê Duy Hiệp là đàn chủ thanh liêm phái, trong mắt thống hận lũ người tham nhũng nhận tiền lót tay. Còn Thứ đại ca thuộc dạng nhận tiền làm việc nên hai người không hợp mắt nhau là phải.

Chính vì lý do này dù hai cha con họ Trần tại Vạn ninh tiếp đãi chu đáo nhưng thái độ của vị Kiếm Hiệp đại ca không mặn không nhạt mà tỏ vẻ. Diêu thiếu ghét nhất là kiểu người cứng nhắc này nên cũng lười quản.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.