Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 30: Tranh cãi




- Ha ha, chiến sĩ của trẫm, ngươi không cần quá mứa căng thẳng như vậy. Cứ xem như ngươi đang luyện tập trong quân doanh mà thể hiện ra năng lực tốt nhất của các ngươi trẫm xem nào.

Những binh sĩ này là quân nhân được đào tạo một cách chính quy nhất tại Đại Nam lúc này, nhưng khổ nỗi quan lễ của họ rất bí bét. Mặ dù tràng diện ngày hôm nay đã được Phan Phú Thứ Tham Tri đại nhân dụ tính trước mà đào tạo họ cả một đêm, thế nhưng sau khi gặp Tự Đức thì đám này quên sạch. Phải công nhận rằng vào tại thời điểm này Hoàng quyền vẫn có sức ảnh hưởng tuyệt đối đến người dân. Cũng chính vì điểm này mà Diêu thiếu cũng lười nghĩ về chuyện tuyên truyền cái gì lòng trung thành chỉ riêng với họ Trần, đó là tạo phản.

Đừng nói Diêu thiếu lúc này chưa có lực tạo phản, dù hắn có thì chắc gì Diêu thiếu đã làm như vậy. Cảnh nồi da nấu thịt để cho ngoại bang chê cười Diêu thiếu mới không thèm làm đây. Kế hoạch của Diêu thiếu đó là tập hợp đủ sức mạnh để bản thân có thể phạm pháp một chút mà không ai trách cứ hắn đây. Diêu thiếu phạm pháp không phải để cho bản thân giàu sang hay tận hưởng gì, hắn phạp pháp để cả Đại Nam tỉnh ngộ sau khoảng thời gian quá dài đất nước này đắm chìm trong lạc hậu.

Diêu thiếu là một người có hiểu biết cực sâu sắc đến xã hội và chế độ. Hắn không hề mất thực tế như các nhân vật xuyên thường thấy. Gì mà xuyên thì phải làm vương làm đế, đấy là một chuyện phi thực tế và nực cười. Giờ đây Đại Nam triều đình họ Nguyễn chưa đến mức sơn cùng thủy tận, ít nhất là Đại Nam trong tay Tự Đức vẫn có cơ hội lật bàn, vẫn có khả năng cách tân. Cái mà Quang Diêu muốn để lại cho dân tộc là một tấm gương về cách tân, hắn sẵn sàng tổ kiến cho mình một chi thế lực đủ để bảo hộ dự án cách tân của bản thân thành công. Sau đó cố gắng ảnh hưởng tới suy nghĩ của các năng quan triều đình để chứng minh cách tân là cần thiết. Còn việc tương lai người Việt Nam theo con đường nào thì Diêu Thiếu tuyệt không ép buộc. Chế độ Phong kiến, chính quyền vào tay các nhà tư bản nông dân và công nhân lên nắm quyền thì Quang Diêu không ý kiến. Chỉ cần Đại nam trở nên hùng mạnh, thì chính quyền rơi vào tay ai cũng không quan trọng. Chỉ cần Việt Nam là cường quốc thì dù theo chế độ nào cũng không sao, mọi quốc gia khác đều phải nhìn sắc mặt của Việt Nam mà hành động.

Quay trở lại vớ tình huống trước mắt, vì Diêu thiếu có tư tưởng kia nên việc đào tạo cho các binh sĩ Vạn Ninh hoàn toàn chỉ thuyết giáo về mặt quân nhân. Về chính trị tư tưởng thì Diêu thiếu ít hoặc hầu như không mấy can thiệp sâu. Chỉ thấy hai binh sĩ Vạn Ninh được ra lệnh thì ngay lập tức đứng thẳng nghiêm trang, sau đó họ theo đúng những gì được luyện tập tại quân doanh mà thể hiện. Khí chất của chỉ hai tên lính này thôi cũng khiến mọi người trầm trồ khen khợi. Tưởng tượng xem hàng trăm hàng ngàn chiến binh như vậy thì tràng diện sẽ ngưu bức ra sao.

- Trẫm hỏi, binh sĩ như các ngươi trong quân doanh của Trần Hải Úy có bao nhiêu?

Lúc này đây vì được lệnh thực hiện đúng theo quân lễ thường ngày nên hai thân binh không mấy bối rối mà thưa.

- Thưa Vua. Người người như tiểu nhân có 50 ạ.

Câu trả lời của tên thân binh này rất buồn cười, vì hắn quên mất xưng hô với Tự Đức ra sao mà trực tiếp “Thưa Vua” làm cho toàn bộ văn võ bá quan bấm bụng mà cười, nhưng không ai dám cười thành tiếng cả. Vậy nhưng Tự Đức thì lại hoàn toàn vui vẻ, hắn thích cái cách mộc mạc đến đáng yêu của binh sĩ “ nông thôn này” rất thật thà chất phác.

- Thưa thánh thượng, chỉ có 50 người thì quá ít, chắc những người này là thân binh của Trần Tĩnh Hải Úy, những binh sĩ khác thì chưa chắc đã được như vậy…

Lại một loạt những tên không ăn được thì tìm cách đạp đổ nhảy ra bới móc, cái thời này thân binh và binh sĩ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thân binh là binh sĩ mà các tướng tá sĩ quan tự mình bỏ tiền ra nuôi sống và trang bị, nhóm này dùng để bảo vệ tính mạng của các tướng quân, sĩ quan nên được đào tạo và trang bị cực tốt. Mấy tên quan lại muốn tìm cách hạ uy tín của Phan Phú Thứ liền dựa vào điểm này, ý nói là Phan Phú Thứ lôi mấy tên thân binh ra khoe mẽ, thực tế binh sĩ bình thường chất lượng chả ra sao.

- Thưa vị đại nhân này nói không đúng, chúng tôi chỉ mạnh về mặt cận chiến để bảo vệ cho Cách tướng quân và Diêu thiếu thôi. Nếu hành quân đánh trận thì chúng thôi lại không tốt bằng binh sĩ trong doanh.

Tên binh sĩ rất không phép tắc, rất ngây thơ mà phản bác lại một vị đại quan vừa mỉa mai. Họ hông hiểu lắm hàm ý trong câu nói của vị đại nhân này. Nhưng họ lại không chịu được khi có ai đó chê bao quân doanh của họ.

- Tên tạp binh này vô lễ…

Vị đại quan kia quát lên một tiếng, xong Tự Đức giơ tay khoát đi rồi ngắm nhìn tên thân binh kia một cách thú vị.

- Rất tốt, Trương ái khanh không nên trách cứ họ, những binh sĩ này cả ngày lăn lộn xa trường thường không có thời gian mà học lễ nghi rườm rà.

- Bẩm thánh thượng, thần nghĩ hai tên tạp binh này cũng là hữu danh vô thực, phô trương thanh thế mà thôi, nếu họ nói cận chiến giỏi thì xin cho họ tỉ đấu cùng cấm vệ quân xem sao? Là hổ hay là mèo có thể nhìn thấy ngay.

Tự Đức cũng có ý này nên gật đầu đồng ý.

- Lời nói của Trương ái khanh cũng là đại thiện, hai người các ngươi nghĩ sao?

Thấy Trương Đăng Quế vị đại học sĩ này liên tục làm khó nên Phan Phú Thứ không thể không ra mặt. Tỷ thí chỉ là chuyện nhỏ nhưng âm mưu trong này lại là chuyện lớn. Cấm quân là thiên tử binh, là bộ mặt của hoàng thượng, đánh thắng Cấm vệ quân là đánh mặt hoàng thượng. Nhưng nếu đánh thua thì thân binh của Diêu thiếu lại thành ra mục tiêu bị công kích.

- Trương đại học sĩ cái yêu cầu này không thỏa đáng. Cấm vệ là thiên tử quân, sức một chọi mười, chọi trăm, thử cũng không cần, khoảng cách quá xa. Chúng ta hôm nay ở đây là chứng kiến sự thần kì của vũ khí tây dương. Không nên lẫn lộn đầu đuôi, đao kiếm xông lên khẳng định Cấm vệ quân vô địch, xong nếu trong tay các vị binh sĩ Vạn Ninh là vũ khí tây Dương bắn liên tục 6 phát thì sao. Cái chúng ta đang bàn đến đó là sức mạnh của hỏa khí… kính mong bệ hạ suy xét.

Tự Đức nghe thấy cũng vui vẻ, cái này khó trách, khen Cấm vệ cũng là khen mặt mũi Tự Đức hắn, không đánh mà khuất phục được mới là hay nhất. Tự Đức rất ủng hộ ý kiến của Phan Phú thứ.

- Rất tốt, Phan ái khanh lòng lo lắng việc nước là thật sự, công lao không nhỏ….

Nói đến đây Tự Đức như muốn ban thưởng cho Phan Phú Thứ, nhưng một lần nữa Trương Đăng Quế lại nhảy ra. Lão này là cựu thần bốn đời hoàng đế, lại là thân tước Quốc Công, đại diện cho tập đoàn bảo thủ. Vậy nên lời nói của lão rất có trọng lượng trong triều.

- Thánh thượng, quân Vạn Ninh ra sao cần phải thực tế chứng minh, công lao của Phan đại nhân lớn nhưng cũng cần để quân Vạn Ninh thể hiện được uy phong thì việc ban thưởng hay khen thưởng mới tương xứng được ạ.

Thật ra tác dụng cũng như sự thần kỳ của Colt côn xoay vũ khí đã hoàn toàn trinh phục Tự Đức cũng như văn võ bá quan các thành phần. Nhưng phe bảo thủ vẫn cố sống cố chết gây sức ép cho Phan Phú Thư cũng như binh mã Vạn Ninh. Điều này Tự Đức cũng nhìn ra đấy, nhưng thế lực của bảo thủ đảng không phải nhỏ. Vậy nên Tự Đức dù vạn lần không quá nguyện ý cũng phải nghĩ cách điều phối hai phe.

- Trương ái khanh nói không phải hoàn toàn vô căn cứ, vậy thì Binh Bộ ban xuống công lệnh để Vạn Ninh có thể vượt biên tác chiến cả trên thủy bộ. Phan ái khanh, ngươi vì nước mà không tị hiềm tiến cử người thân, tấm lòng trung của ngươi trẫm thấy rõ… nói cho môn sinh của ngươi đánh, đánh … phái đánh thật mạnh, đả kích Phụng tặc. Thắng trận trẫm sẽ trọng thưởng cho ái khanh một môn sư đồ…

- Thánh thượng anh minh.

- Thánh thượng vạn tuế vạn vạn tuế.

Nói chung sự việc nhốn nháo trên triều Huế đã khép lại, cả phe bảo thủ lẫn phe cách tân đều trở nên trầm mặc hơn và tiến hành chuẩn bị nhưng bước đi kế tiếp. Còn về số vũ khí “tân tiến” của Diêu thiếu tại Vạn Ninh cũng nhận được số phận của nó. Đây là một đoạn thánh dụ chứ không phải chiếu chỉ.

Thánh dụ của tự đức cho quân Vạn Ninh đơn giản có mấy chuyện. Thứ nhất vũ khí các khanh dâng lên trẫm nhận, nhưng trẫm là hoàng đế Đại Nam đâu có thể nhìn Trần gia ái tướng táng gia bại sản để đánh giặc lại vô tình khồn chú ý. Vật nên ngoài năm vạn trả tiền cho số vũ khí trên còn thưởng nóng cho Trần gia 3 vạn nếu chiến thắng. Vấn đề thứ hai đó là hoàng đế Tự Đức muốn thành lập một chi tân quân ở phía Nam để đánh với người Pháp, nghe nói nước Mỹ cũng không phải là Tây Dương tặc một phe nên Tự Đức muốn tiếp xúc và mua một nhóm vũ khí cho tân quân ở phía Nam.

Việc muốn thành lập tân quân ở phía Nam với vũ khí mới là ý tưởng của Trương Đăng Quế, ban đầu Tự Đức muốn chờ kết quả từ Vạn Ninh thì sẽ đầu tư tiền cho Vạn Ninh mở rộng quân bị rồi đem quân vào Nam đánh Pháp. Nhưng Trương Đăng Quế lại khăng khăng kiến nghị không nên, di chuyển quân từ Vạn Ninh vào Nam vừa xa quân sĩ lại không quen thủy thổ. Thứ đến Trương đại học sĩ lại nói bóng gió không nên để một người cầm quá nhiều binh quyền trong tay, nhất là quân đội có được sức mạnh như tân quân. Chính vì lý do này Tự Đức cũng ban bố lệnh không chính thức đi kèm công hàm Bộ Binh gửi đến Vạn Ninh.

Thực ra Diêu thiếu đang cảm ơn một vạn lần Trương Đăng Quế, hắn đang không thể tách ra mà đi khỏi Vạn Ninh lúc này. Đánh nhau với quân Pháp chắc chắn sẽ chết rất nhiều, lão cha tiện nghi Trần Quang Cán của hắn có bao nhiêu cân lượng Diêu thiếu biết rõ. Vây nên nếu tân quân phía Nam thành lập thì không rơi vào tay Nguyễn Tri Phương thì cũng là Trương Định. Hai người này đánh giặc bản lĩnh đã được sử sách công nhận rồi. Vả lại lúc này đây Diêu thiếu đã ép mua ép bán được kha khá ruộng xấu cùng đất đồi tại Vạn Ninh rồi, đây mới là nguyên nhân quan trọng mà Diêu thiếu không muốn rời đi Vạn Ninh. Hắn muốn thành lập căn cứ địa đầu tiên của bản thân tại nơi đây.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.