Xiềng Xích

Chương 33: Đại quân lên Bắc




"Cút."

Đi kèm tiếng quát hung bạo áp bức là hai nữ tử xinh đẹp ôm y phục chạy trối chết.

Điền Hỉ ở bên ngoài phất tay về phía ngoài viện với các nàng, ý bảo các nàng mau đi ra ngoài trước. Hai nữ tử hoảng loạn gật đầu, vừa cuống vừa sợ, vội vàng chạy ra ngoài.

Vừa rồi ở trong phòng, các nàng vừa bị Thế tử gia đè lên giường, nhưng không chờ các nàng e lệ hầu hạ, đã thấy sắc mặt hắn đột nhiên thay đổi. Một khắc sau, Thế tử vốn phong lưu tuấn mỹ kia tựa như biến thành người khác, đột nhiên trở nên tàn độc, nghiến răng rét lạnh như sẽ nâng kiếm lên gϊếŧ người vậy, thực sự là dọa chết các nàng.

Điền Hỉ vào trong phòng trộm liếc một cái, quả nhiên, chứng đau đầu của Thế tử gia lại tái phát. Lúc này, hắn đang che trán kinh hoảng không thể tả, ngồi quay lưng trước bàn, cạnh bàn lại là tủ đồ cổ bị đá tả tơi, đồ sứ vỡ đầy đất.

"Điền Hỉ!"

Điền Hỉ vội đáp lời, cuống cuồng sai người bưng thuốc đã sắc xong từ trước tới, sau khi nhận lấy thì cẩn thận mang vào trong phòng.

"Gia, thuốc sắc xong rồi, người mau uống đi, bình tĩnh trước đã."

Tấn Trừ âm u liếc qua bát nước thuốc sóng sánh kia, sau đó vươn tay cầm bát thuốc quăng luôn xuống đất.

"Uống những thứ này có tác dụng gì!" Hắn quát lên: "Cút đi. Mang rượu tới."

Lần này phát tác, đầu hắn lại bắt đầu đau nhức. Cơn đau hành hạ như đầu sắp nứt ra, mãnh liệt đến mức hắn hận không thể gϊếŧ người để phát tiết.

Điền Hỉ sợ hãi không dám ở lại chỗ này nữa, vội vàng đáp lời rồi đi ra ngoài sai người chuẩn bị rượu.

Rượu này uống liên tục đến giờ Dần mới ngừng.

Lúc này, Điền Hỉ ở ngoài phòng lắng nghe, trong phòng dần dần yên tĩnh, không còn tiếng đồ vật rơi vỡ nữa, hắn biết có lẽ rượu mạnh đã làm dịu cơn đau.

Trong khi thở dài một hơi, hắn cũng không khỏi thầm lẩm bẩm, rốt cuộc chứng bệnh kỳ quái này của Thế tử gia là gì, vừa chạm vào nữ tử thì chứng đau đầu sẽ phát tác.

Lại đột nhiên nghĩ đến vừa rồi, trong phòng vang lên tiếng nghiến răng căm hận, Điền Hỉ không khỏi thở dài, nghĩ đến căn nguyên của chứng bệnh này, dù sao cũng không thoát khỏi liên quan đến Lâm tam cô nương.

Không, là Tả đô Ngự sử phu nhân.

Điền Hỉ nghĩ, có lẽ chỉ có chờ đến ngày phá thành, nút thắt trong lòng Thế tử gia mới được tháo gỡ.

Đầu tháng tư, sau khi đánh hạ hoàn toàn Lưỡng Giang, Tấn Trừ thân là chủ soái phản quân, tập kết hơn mười vạn phản quân, chỉ huy lên Bắc, công thành chiếm đất.

Đoạn đường này, hắn giục quân tốc chiến. Gặp phải lũy cao hào sâu thì sai người chuyển đất dọn gạch, lấp hào điền hố; gặp phải thành kiên cố thủ thì tự đến dưới thành, không sợ làn tên như mưa trên tường thành mà chỉ huy tướng sĩ vận chuyển thang mây, hiệu lệnh công thành.

Nếu có kẻ chùn bước quay về, hắn cũng không hề lưu tình, tay giơ đao hạ, xử trảm ngay tại chỗ.

Hắn chỉ huy quyết đoán, lại có thể xung phong đi đầu, làm cho quân uy phấn chấn, tướng sĩ tranh nhau công thành, anh dũng chém rơi then cài, mở rộng cổng thành.

Đến cuối tháng năm, phản quân đã liên tiếp phá được hơn mười thành trì Hà Nam, mà quân đội triều đình lại bị phản quân do Trấn Nam vương dẫn đầu kéo đến Sơn Đông, không thể điều binh lực đi tiếp viện.

Tổng đốc Hà Nam thấy không còn đường cứu vãn, trước khi phản quân đánh tới thành Lạc Dương thì đã treo ấn chạy biến, không rõ tung tích.

Tháng tám, phản quân giáp công Nam Bắc, chiến đánh với quân đội triều đình ở Sơn Đông.

Vào khoảng trung tuần, tin tức đại quân triều đình liên tiếp thất bại truyền tới Kinh thành.

Trong triều, lòng người bàng hoàng.

Thế binh phản quân cực thịnh, mà đại quân triều đình lại liên tiếp bại trận. Nếu Sơn Đông thất thủ, vậy thì không bao lâu nữa, chỉ e trăm vạn phản quân sẽ áp sát kinh sư.

Cửa nát nhà tan, gần ngay trước mắt.

Thánh thượng hạ chỉ, xử trảm cả nhà Dương Quốc công phủ.

Ngày đó, nha dịch hung thần ác sát kéo mấy trăm nhân khẩu của Dương gia từ tử lao đi ra, kéo đến pháp trường Thái Thị Khẩu ngoài Tuyên Võ môn.

Đao phủ lần lượt đứng thành hàng, ôm quỷ đầu đao, đứng bên cạnh cọc gỗ.

Ngày hành hình ấy, xung quanh Thái Thị Khẩu có không ít bách tính đứng xem.

Bọn họ nhìn thấy, quan giám trảm ra lệnh một tiếng, Thái Thị Khẩu lập tức biến thành màu máu.

Sau khi Xuân Hạnh trở về, run lẩy bẩy kể cảnh tượng đã nhìn thấy ở Thái Thị Khẩu cho Lâm Uyển nghe. Lúc nàng ấy nói đến toàn gia bất luận nam nữ già trẻ đều lên pháp trường cả thảy, ngay cả trẻ con hai tuổi cũng bị đặt lên đoạn đầu đài, cuối cùng Lâm Uyển không nhịn được nữa, mặt tái trắng, ói ra đất.

Xuân Hạnh vội vàng cầm nước trà cho nàng súc miệng, rồi liên tục vỗ lưng cho nàng.

Sau khi Lâm Uyển bình tĩnh lại, ngồi trở lại ghế, hỏi Xuân Hạnh: "Lão gia có sai người nói, hôm nay chàng ấy có trở về hay không?"

Vì thế cục căng thẳng, mấy tháng nay Phù Cư kính qua đêm ở nha môn là chuyện thường, chỉ cần không về phủ, quá trưa, y sẽ sai hầu cận của mình tới đưa tin.

"Không có ạ." Xuân Hạnh lắc đầu: "Hôm nay không có sai người đưa tin về."

Đã không sai người đưa tin, vậy chính là tối nay sẽ hồi phủ.

Lâm Uyển không nói gì nữa, bảo Xuân Hạnh đỡ nàng vào trong phòng nghỉ ngơi. Bữa tối cũng không ăn, nàng chờ hôn phu thẳng đến nửa đêm.

Phù Cư Kính vẫn khoác bóng đêm trở về.

Quan phục y mặc trên người lạnh tanh, sắc mặt cũng tiều tụy, đôi mắt thâm đen rõ ràng là rất lo âu vất vả.

Tuy rằng y không nói, nhưng Lâm Uyển có thể nhìn ra, e rằng thế cục trong triều hiện giờ đã rất không ổn rồi.

"Nhân Dĩ." Chính nàng cũng không nhận ra, giọng nói của nàng lúc này hơi run rẩy: "Dương gia bị Thánh thượng xử trảm rồi..."

Phù Cư Kính biết nàng sợ, bèn thở dài kéo bàn tay lạnh lẽo của nàng, đi đến trước bàn ngồi xuống, nói: "Đừng nghĩ nữa. Trấn Nam vương làm trái luân thường, thiên địa không dung, kết cục của những người trong họ hắn, đều là do hắn ban cho."

"Nhưng họ có liên quan gì đâu?" Vành mắt Lâm Uyển ửng đỏ: "Trẻ con lại vô tội biết bao."

Phù Cư Kính lắc đầu thở dài, không nói.

Lâm Uyển cầm khăn lau mắt, sau khi bĩnh tĩnh lại, nàng quyết định ngả bài với y, nói về chuyện để lại đường lui cho Thụy ca.

"Cha mẹ thiếp đã dự định, qua hai ngày nữa sẽ gửi mấy người cháu của thiếp về quê lánh trước. Cho nên, thiếp suy nghĩ, nếu không thì thương lượng với họ cùng dẫn theo Thụy ca đi. Nhân Dĩ, thiếp..."

Lâm Uyển ngừng lại trong ánh nhìn chằm chằm của Phù Cư Kính.

"Nhân Dĩ, chàng không đồng ý?"

Phù Cư Kính buông tay nàng ra, hít sâu một hơi giống như kiềm chế tức giận, trầm mặt đứng dậy.

"Triều đình lấy thuận dẹp nghịch, ắt sẽ thắng lợi. Cho dù có một ngày trời không phù hộ, Phù gia ta cũng tuyệt đối không có hạng người ham sống sợ chết."

Nói xong, y cũng không quan tâm tới Lâm Uyển, đi thẳng đến trước chậu rửa mặt.

Để lại Lâm Uyển kinh sợ đến đầu óc trống rỗng tại chỗ.

Đợi phục hồi lại tinh thần, nàng lảo đảo đứng lên, gần như chạy vội đến trước mặt Phù Cư Kính, nhìn thẳng vào y, hỏi: "Nhân Dĩ, chàng có ý gì? Triều đình đã hết đường cứu vãn, chàng lại thờ ơ không chịu sắp xếp đường lui cho Thụy ca, mà là muốn nó... chôn cùng?!"

Lời này của Lâm Uyển là đại nghịch bất đạo, Phù Cư Kính nghe xong, sắc mặt lập tức đen đi.

Lâm Uyển lại không chịu bỏ qua, nhìn y chằm chằm, kiên trì muốn một đáp án.

Phù Cư Kính hung hăng vung tay áo, giơ tay chỉ về hướng Tử Cấm Thành: "Phù gia ta cả nhà trung liệt, vì quân tận trung vì nước tận hiếu, làm sao có thể mất khí tiết, tham sống sợ chết! Thụy ca là con cháu Phù gia ta, đương phải có khí tiết thấy chết không sờn, không theo quốc tặc, thản nhiên chịu chết."

Lâm Uyển nhìn y không dám tin.

"Chàng muốn cả nhà chịu chết, còn muốn Thụy ca chết cùng?" Nàng có phần không thở nổi: "Nó mới bao nhiêu tuổi! Năm nay chỉ mới bốn tuổi! Nhỏ như vậy, nó còn nhỏ như vậy, chàng lại nhẫn tâm để nó chết?"

Nhắc tới con trai, cuối cùng sắc mặt Phù Cư Kính mới hoàn hoãn lại.

"Phu nhân, tận trung vì nước là đại nghĩa, lý ra Thụy ca nên coi đây là quang vinh. Huống hồ, nàng tưởng rằng phản tặc vào kinh rồi, đến lúc đó Thụy ca có thể thoát chết được sao? Chỉ sợ toàn thây cũng khó."

"Cho nên mới phải sớm bố trí đường lui." Lâm Uyển nói vừa vội vừa nhanh: "Để Thụy ca rời kinh, để nó đi khỏi đây."

Phù Cư Kính cảm giác hình như y và nàng nói chuyện không thông: "Rời kinh thì thế nào? Cuối cùng sẽ có một ngày bị bắt được, đến lúc đó còn chẳng phải vẫn chết?"

Lâm Uyển liền nói ngay: "Vậy cũng tốt hơn chưa từng thử, thẳng thắn chịu chết."

Nói rồi, nàng thở chậm lại, nói: "Nhân Dĩ, không chỉ là Thụy ca, tại sao cả nhà chúng ta lại không sớm sắp xếp đường lui? Thiếp biết chàng trung liệt, nhưng nếu vì nước vì dân, cứu vớt đông đảo bách tính, nhảy vào nước sôi lửa bỏng, khẳng khái mà chết, thì thiếp sẽ không nói hai lời, lúc đó sẽ còn kiêu ngạo vì chàng. Thế nhưng Nhân Dĩ, nếu chàng là vì quân, vậy có đáng không?"

Phù Cư Kính chấn động nhìn nàng, nghiến răng siết chặt tay, có phần không thể tin nổi.

Đã nói đến nước này, Lâm Uyển đành nói thẳng: "Chẳng phải hiền giả tự cổ đã nói, nhân là đạo thành người, bất nhân không thể nên người. Hiện giờ Thánh thượng gϊếŧ huynh hại đệ, làm sao có thể gánh được một chữ "nhân"? Nếu Trấn Nam vương thượng vị, thật sự có thể để bách tính an cư lạc nghiệp, chàng..."

"Im miệng!" Phù Cư Kính chỉ vào nàng: "Chẳng lẽ nàng muốn ta phò tặc?!"

"Thiếp cũng không có ý này." Lâm Uyển nói: "Sau này chàng từ quan, chúng ta ẩn cư đồng ruộng, cũng tốt hơn ngu trung chịu chết."

Phù Cư Kính gắt gao nhìn nàng một hồi, sau đó phất tay áo đi đến trước bàn sách, trải giấy mài mực, sau đó cầm bút loạt xoạt viết xuống mấy hàng chữ.

Lâm Uyển từ xa nhìn thấy hai chữ "hưu thư" thật lớn đó, trong đầu nhất thời trống rỗng.

Thân hình thẳng tắp cứng lại, sau đó lảo đảo trong giây lát.

Phù Cư Kính viết xong dừng bút, không đợi chữ viết khô đã ném hưu thư cho nàng.

"Nếu nàng tham sống sợ chết, vậy ta sẽ không cưỡng ép nàng tận trung. Người tâm tính bất định, cũng không xứng làm phụ nhân Phù gia ta!"

Lâm Uyển cầm hưu thư, cả người run lên. Hồi lâu sau nàng mới cố ép xuống tâm trạng đang cuồn cuộn, cắn răng ngước mắt.

"Thiếp muốn dẫn Thụy ca đi."

"Thụy ca là con cháu Phù gia ta, nàng đừng mơ mang nó rời khỏi Phù gia nửa bước!"

Dứt lời, y cũng không quay đầu lại, đạp cửa ra ngoài.

Tháng mười, triều đình soạn ra "Thảo Tấn tặc hịch", chiếu cáo rộng rãi thiên hạ, hiệu triệu tướng sĩ, anh dũng gϊếŧ địch, đánh dẹp kẻ bất nghĩa.

Trấn Nam vương cầm hịch văn đó, hai mắt nhìn chằm chằm vào một chỗ. Trong những tội trạng thảo phạt ông, có bốn chữ, giống như ánh lửa thiêu đốt tầm mắt ông.

Bức tử dựng thê [1].

[1] Dựng thê: Thê tử đang mang thai

Trước kia, lúc người ngoài ngầm bàn luận đến những chuyện xưa kinh khủng của ông, chỉ biết nói hai chữ "vợ cả". Người biết nội tình chẳng được mấy người.

Ánh mắt Trấn Nam vương lướt xuống dưới, quét mắt nhìn người viết bức hịch văn.

Xuất từ tay Phù Cư Kính.

Phải rồi, năm xưa Phù lão Ngự sử đó chính là một trong những người biết sự tình.

Trấn Nam vương cắn răng mím môi, đột nhiên cười lớn, hỏi người bên cạnh: "Nghe nói Phù ngự sử có một con trai độc nhất?"

Người bên cạnh gật đầu: "Nghe nói là có, năm xưa Phù lão Ngự sử còn ngóng trông được nhìn mặt trưởng tôn, đáng tiếc không đợi được."

"Ừ, rất tốt." Trấn Nam vương cười nói: "Đợi phá thành, moi tim gan con trai hắn, nấu lên nhét cho hắn ăn."

"Truyền lệnh, bảo đại tướng quân giục quân tốc chiến, thẳng đánh kinh sư!"


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.