Uông Xưởng Công

Chương 44: Hội thơ minh chiếu




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Nàng đương nhiên cũng sẽ đi con đường không giống kiếp trước rồi. Không thể bị Bội Ngọc làm ảnh hưởng, càng không thể quá bó buộc vào kiếp trước. Nàng phải sống thật tốt mới không uổng công sống thêm một kiếp.

***

Ngày tháng vẫn tiếp tục, Đào thị vốn định để nha hoàn thân cận đắc lực của mình đến viện Tây Đường. Thế nhưng dưới sự kiên trì của Diệp Tuy bèn nâng nha hoàn nhị đẳng của viện Tây Đường là Thính Phong lên làm đại nha hoàn, đổi tên thành Bội Phong, thay vào vị trí của Bội Ngọc.

Nhìn mấy nốt tàn nhang trên mặt Bội Phong, tâm trạng u ám mấy ngày qua của Diệp Tuy cũng tan bớt.

Kiếp trước, từ đầu đến cuối, Thính Phong3vẫn là nha hoàn nhị đẳng, còn theo nàng đến nhà họ Cố. Nhưng không phải với thân phận một nha hoàn hầu hạ bên cạnh nàng, mà là do cả nhà Thính Phong đã trở thành “của hồi môn”, nên nàng ấy mới đi theo.

Sau khi đến Nam Bình, nàng sắp xếp cho cả nhà Thính Phong ở điền trang của hồi môn. Sau đó, từng người bên cạnh nàng, kẻ thì lìa đời, người thì tàn tật, cha mẹ của Thính Phong cũng bị hại chết. Nhưng nàng ấy vẫn còn sống sót, còn nghĩ cách dẫn Bội Thanh đến nhà họ Cố.

Người có thể sống sót trong hang hùm miệng cọp nhà họ Cố cũng có thể coi là có bản lĩnh. Chỉ tiếc rằng, thân thể Thính2Phong bị tổn thương quá nặng, nên đã qua đời khi tuổi còn trẻ.

Đến giờ, Diệp Tuy vẫn nhớ rõ những đốm tàn nhang trên mặt Thính Phong. Chỉ hi vọng kiếp này nàng ấy có thể sống lâu hơn, tốt hơn kiếp trước.

Chuyện của Bội Ngọc đã trôi qua, tuy thỉnh thoảng Diệp Tuy vẫn nghĩ đến nàng ta, nhưng tâm trí và sức lực chủ yếu vẫn đặt hết vào cuộc so tài của Khuê Học, luôn cố nghĩ xem làm thế nào để giành được vị trí đứng đầu.

Song, nội dung của cuộc thi khi đó nàng không có một chút ấn tượng gì. Chỉ có thể dùng cách vụng về nhất là đành phải tạo quan hệ thân thiết với thủ khoa của kiếp trước - Thiệu1Chân, để mong có được chút manh mối.

Nhờ sự giới thiệu của Cố Thanh Huy và Mục Nghị, nàng và Thiệu Chân đã quen biết nhau, nhưng chỉ dừng ở qua lại xã giao. Nếu nàng muốn lấy được manh mối từ chỗ Thiệu Chân thì việc đó vẫn khó ngang lên trời.

Mặc dù nàng không có được manh mối về kỳ thi, nhưng vẫn có hai chuyện khiến nàng khoan khoái dễ chịu.

Thứ nhất, phủ Kinh Triệu cuối cùng đã có quyết định được di dời. Hoàng thượng chuẩn tấu tấu chương của phủ doãn Kinh Triệu - Tần Phưởng, hạ chiếu lệnh dời phủ Kinh Triệu đến đường Dương Gia. Chiếu lệnh này đã gây ra không ít sóng gió trong triều. Diệp Tuy bây giờ vẫn đang là1cô nương khuê các nên đương nhiên sẽ không quan tâm nhiều đến chuyện này.

Thứ hai là chuyện liên quan đến đồn điền. Huệ tỷ hết sức phấn khởi, chạy đến nói với nàng, cha tỷ ấy đã cười rồi. Còn bảo may mà có đề xuất kia, và bảo nhất định phải cảm tạ Tôn Trường Uẩn tử tế, phải gặp để cùng uống rượu.

Huệ tỷ chỉ nói sơ qua, còn tình hình cụ thể của Công Bộ đồn điền thế nào thì tỷ ấy không rõ. Diệp Tuy biết Thẩm Túy Sơn là người có năng lực, đã được nhắc nhở, ông ấy nhất định sẽ giải quyết được nguy cơ của Công Bộ.

Nhưng nghe Thẩm Túy Sơn nói phải vui vẻ “uống rượu” với Tôn Trường Uẩn… Vẻ1mặt Diệp Tuy trở nên cứng ngắc, phải lau hờ trán.

Tôn Trường Uẩn hiện tại vẫn còn là cậu học trò nhỏ mà! Nghĩ đến cảnh Thẩm Túy Sơn vuốt râu cùng chén tạc chén thù với… cậu bé cao nửa thước. Cảnh tượng đó quá… nàng không dám tưởng tượng tiếp.

Đang lúc Diệp Tuy đau đầu suy nghĩ về cuộc thi thì nhận được tin hội thơ Minh Chiếu sắp được tổ chức trong phủ.

Nhà họ Diệp có một hồ nước hình trăng khuyết, nước màu xanh biếc. Đây chính là hồ Minh Chiếu nổi danh của Kinh Triệu. Vào mùng một hoặc ngày rằm, các cô nương nhà họ Diệp sẽ mời vài người bạn thân thiết cùng tụ họp bên hồ làm những việc vô cùng tao nhã như: thưởng trà, ngâm thơ, vẽ tranh,…

Đó cũng là hội thơ Minh Chiếu. Bởi vì hội thơ lưu truyền đã lâu, nên được xem như ngày hội lớn của các cô nương khuê các ở Kinh Triệu.

Hội thơ này đã từng đạt đến đỉnh cao vào mấy năm trước, bởi lúc đó nhà họ Diệp có rất nhiều cô nương tài mạo song toàn, có tiên thơ - Diệp Vân, có Diệp Tự “tay tiên gió táp mưa sa*”.

(*) Tay tiên gió táp mưa sa: Đây là câu thơ Đỗ Phủ đã dùng để ca ngợi Lý Bạch trong bài “Hai mươi vần gửi thập nhị huynh Lý Bạch”. Ý nói một nét bút viết xuống, khiến gió mưa kinh sợ.

Về sau, Diệp Vân xuất giá, Diệp Tự tiến cung, những cô nương tài mạo song toàn dần dần rời khỏi nhà họ Diệp và mang theo cả ánh hào quang của hội thơ Minh Chiếu.

Hai ba năm nay đều là Diệp Thân chủ trì hội thơ Minh Chiếu, tuy cũng nhận được sự tán thưởng nhưng còn kém xa Diệp Vân, Diệp Tự.

Diệp Tuy không nhớ rõ, liệu hội thơ Minh Chiếu cũng được tổ chức trong khoảng thời gian này của kiếp trước hay không. Có lẽ là có, có điều lúc ấy nàng đang dưỡng bệnh ở viện Tây Đường nên không để ý đến những chuyện này.

Hội thơ Minh Chiếu, quả thực đã cách xa cả một đời.

“Cô nương, Đại phu nhân có lệnh, tất cả các cô nương trong phủ đều phải tham gia hội thơ Minh Chiếu lần này, không phân biệt cả, thứ. Đại phu nhân còn phát cho mỗi cô nương không ít thiệp mời.” Quý ma ma bẩm báo và đưa thiệp mời cho Diệp Tuy.

Diệp Tuy đón lấy xem. Thiệp mời lấy hồ Minh Chiếu làm điểm nhấn, chấm phá vài đóa hoa cúc, trên thiệp có đường kim tuyến, vẫn còn thoang thoảng mùi hương hoa cúc.

Tấm thiệp này vừa tao nhã lại vừa lộ rõ sự cao quý, khiến người ta không dám khinh nhường. Đây không phải phong cách của Diệp Thân, chắc hẳn là ý của Chu thị.

Diệp Tuy gấp thiệp lại, hỏi: “Hội thơ lần này do Đại phu nhân đích thân tổ chức? Lấy hoa cúc làm chủ đề?”

Quý ma ma gật đầu, đáp: “Cô nương nói không sai. Hội thơ này trên danh nghĩa là Tứ cô nương chủ trì, nhưng thực chất là Đại phu nhân tổ chức. Tùng ma ma đã đến hỗ trợ Tứ cô nương, đúng là lấy hoa cúc làm chủ đề.”

Tháng mười là lúc hoa cúc ở Kinh Triệu nở rộ, mở hội thơ vào lúc này, chủ đề ngoài hoa cúc thì không có thứ nào thích hợp hơn. Chỉ là, Đại phu nhân đích thân tổ chức, không bình thường chút nào.

Nghĩ đến tuổi của mấy chị em họ trong phủ, Diệp Tuy mới bừng tỉnh: Đúng rồi, trong phủ đang có vài vị cô nương đến tuổi bàn chuyện cưới xin. Hội thơ Minh Chiếu đương nhiên phải được tổ chức rầm rộ, vì đây là cơ hội tốt để bọn họ thể hiện bản thân.

Nghĩ đến chính mình cũng đến tuổi cập kê, Diệp Tuy khẽ thở dài một hơi. Lập gia đình... Nàng không có hề hứng thú với chuyện này, chỉ ước gì cách xa càng tốt!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.