Túy Trường Sinh

Chương 150: Pn8




Kể từ khi Lạc tiểu thư đồng và thái tử điện hạ bắt đầu nghe Lạc thái phó giảng giải ba mươi cuốn sử, thái tử điện hạ cứ ba bốn bận là than thở, có lúc giơ cao tay la hâm mộ hâm mộ.

Lạc thái phó thấy y già trước tuổi, phớt lờ. Một ngày kia, hắn ở cửa thư phòng nghe được một đoạn đối thoại sau ——

“Lạc Vô Cực, ngươi nói xem một nam tử chỉ lấy một nữ tử, có phải chuyện lạ không?”

“Thế giới đó với nơi đây khác nhau, chắc là sự thật. Công tử đâu cần gạt chúng ta.”

“Nếu Trì Dương của ta có nhiều nữ tử như vậy. Ta cũng muốn nhìn thử thắng cảnh hậu cung ba ngàn giai lệ ra sao.”

“Đừng có mơ. Nếu có ba ngàn nữ tử, tranh giành so với bây giờ phải lợi hại gấp trăm ngàn lần, ngươi chịu được không?”

“Đông con có thể nối dõi tông đường, đó là chuyện tốt nha. Chẳng qua, chúng ta sống tới nghìn vạn năm, nếu nhiều trẻ con ra đời thế… Đáng sợ thật!”

“Trời cao an bài ắt có đạo lý, ngươi phải rõ chứ.”

“Nhưng… Ba ngàn giai lệ, mỹ nữ như mây, vẫn là muốn nhìn một chút…”

“Ba ngàn mỹ nữ, tuy mặt đẹp, ngu muội có, tâm kế nặng có, tà tâm có, ngươi chưa hẳn đã thích.”

“Tất nhiên, nữ tử sinh ra nếu không được giáo quán dạy dỗ, không tài hoa không học thức ai mà thích. Ôi… Nhưng mà… Ba ngàn nữ tử muôn vạn dáng dấp đó. Lạc Vô Cực, ngươi vẽ một bức tranh ta xem thử.”

“Muốn vẽ tự ngươi đi vẽ.”

“Chậc, đồ không biết vẽ.”

“Bớt khiêu khích ta. Ngươi cũng học phác hoạ rồi mà?”

“Tranh của mình không mới mẻ…”

Đề tài kia được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đúng là thiên tính rồi.

Chủ đề thứ hai: Sử thư

Một ngày nọ, thái tử điện hạ và Lạc tiểu thư đồng cùng làm khó dễ Lạc thái phó vì những nghi vấn trong lòng.

“Thái phó, ở thế giới kia sách sử đều viết bằng bạch thoại văn hả?” (Bạch thoại văn là văn nói, khẩu ngữ)

“Đúng đó công tử, ngươi toàn giảng cho chúng ta bằng bạch thoại văn.”

“… Ta không quen dùng lối văn thể.” (văn thể – Cổ văn: Chữ viết thời xưa, ý chỉ chữ giáp cốt, chữ kim… Còn có nghĩa là lối văn viết để ghi diễn thuyết, báo cáo, này nọ…)

“Thì ra là thế, đọc được mà không làm văn được đúng không?”

“Cho nên công tử mới để bọn ta chép lại?”

“… …” Vì sao đột nhiên cảm giác được hai tên tiểu tử này đang bới móc khuyết điểm vậy?

“Thái phó, mấy ngàn năm lịch sử đều ở trong sách sao? Không bỏ sót chứ?”

“Các sự kiện lớn, các đại nhân vật đều trong đây.”

“Thì ra là thế, vậy sự kiện nhỏ, các nhân vật nhỏ, thái phó cảm thấy không cần thiết nữa.”

“Phải nói là, công tử chỉ nhớ rõ các đại nhân vật và các sự kiện lớn mà mình hứng thú, về phần các nhân vật không liên quan và các sự kiện nhỏ lẻ, tất nhiên không để vào lòng.”

“… …”

“Vậy những đại nhân vật và những sự kiện lớn kia một câu cũng không sót hả?”

“… …”

“Ngươi xem nè Lạc Vô Cực, ta đã nói không có khả năng mà. Sử sách sao có thể không có câu bình luận nào?”

“Ta nghĩ bình luận không quan trọng, thị phi đúng sai chúng ta đều có thể tự thấy, không cần người khác nhiều lời. Nhưng, thay đổi niên hiệu hình như hơi sai.”

“Ể, ngừng lại. Hình như thái phó thiên về biên niên sử và Đế vương bổn kỉ, không thích các nhân vật khác. Chắc không hứng thú. Hơn nữa các nhân vật chính được ghi lại cặn kẽ nhưng xuất thân từ đâu thì chưa từng đề cập qua…”

(Biên niên sử là các ghi chép lại những sự kiện hoặc biến cố đã xảy ra trong một thời gian vừa qua, biên niên sử có thể tuyển tập theo một năm, một thập kỷ, một thế kỷ hay một thiên niên kỷ.

Bổn/bản kỉ là một thể văn chép sử (viết tắt của bổn kỉ 本紀), chuyên ghi lại hành tích của đế vương. Như: Ngũ đế kỉ 五帝紀, Thủy Hoàng kỉ 始皇紀. Trích wiki và hanviet.org)

Nói mấy chuyện này làm gì… Lẽ nào hai ngươi muốn khảo chứng à?! Thái phó phiền muộn trong lòng, vẫn im lặng.

“Có không ít nhân vật xuất hiện chẳng nói cặn kẽ cuộc đời bọn họ.”

“Ý ngươi là văn nhân và thi sĩ?”

“Đại khái bọn họ là kiểu nhân vật nhỏ của thái phó đó. Ít thì một hai người, nhiều tầm hơn hai mươi người, thi từ ca phú cũng không nhiều. Không thể chỉ có ngần này văn nhân thi sĩ? Một người đâu thể chỉ có mấy bài thi phú?” (Thi phú: Thi ca và từ phú)

“Có thể lưu truyền đến đời sau không nhiều. Trong đó cũng có chia ra công tử thích và không thích.”

Thái phó ở một bên nghe không nổi nữa: “Thái tử điện hạ, ngươi muốn làm minh quân hay làm văn nhân?”

Thái tử điện hạ nhìn hắn một cái, khẽ cười nói: “Thái phó, năm ngàn năm dài đằng đẵng, nhân vật triều đại thay đổi nhanh chóng, ngài không nhớ rõ cứ nói thẳng đi. Với lại, có chỗ kể quá sơ lược, chỗ lại kể quá chi tiết.”

Lạc tiểu thư đồng nói tiếp: “Hạ, Thương, Tây, Chu, Tần, Hán, Tấn, Tuỳ Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh là các triều đại lớn, một số triều đại nhỏ trong lúc chiến loạn không kể được hết. Chiến tranh quá nhiều cũng khó nhớ. Có phải vậy không? Công tử.”

Thái phó thở dài nói: “Người đọc sử cũng có sở thích, bỏ sót một số người một số việc là điều khó tránh…”

Thái tử điện hạ và Lạc tiểu thư đồng cùng cười khanh khách hiểu rõ.

“Thái phó, không cần giải thích, bọn ta hiểu mà.”

“Công tử, nói như vậy… Mấy cái sách sử này đều dựa theo sở thích của công tử mà chọn ra?”

“Nói vậy cũng đúng. Nhưng ta khẳng định, những thứ này nội dung chính, còn những cái kia… là đại khái thôi, các ngươi không học cũng được.”

Về sau, Lạc Tự Tuý giải thích cho Lê Duy cũng không khác lắm. Những người ghi nhớ các sự kiện và nhân vật lịch sử, tất nhiên đều có chừng mực.

Ba mươi cuốn sách sử được thái tử điện hạ và Lạc tiểu thư đồng trau chuốt và đính chính xong, về cơ bản đã khôi phục được vẻ vốn có. Về phần ký ức thiếu sót, không ai để ý nữa.

Chủ đề thứ ba: Địa lý và sinh vật

Từ sau khi Lạc thái phó hăng hái bừng bừng làm mô hình một quả địa cầu, gồm đất liền, đại dương và các vị trí quốc gia, thái tử điện hạ và Lạc tiểu thư đồng hỡ một chút là chạy tới ngồi ngây ra trước mô hình địa cầu. Khi bọn họ nhìn thấy bức vẽ hệ mặt trời và các tinh hệ trong phòng hắn, càng khiếp sợ. (Tinh hệ: Trong vũ trụ bao la, các vì tinh tú không những được phân bố theo một trật tự nhất định, mà còn được quần tụ theo từng nhóm một, mỗi nhóm bao gồm nhiều định tinh và vô số các thiên thể, các nhà thiên văn gọi đây là các tinh hệ.)

“Đều là hình tròn.”

“Hình tròn để tiện cho việc di chuyển. Công tử nói chúng nó đều chuyển động. Nhờ chuyển động mới chia ra ngày và đêm.”

“Như bánh xe?”

“Không, có thể là như con quay.”

“Con quay?”

“Ngươi chưa từng chơi qua thôi, lát nữa làm cho ngươi một cái xem.”

“Không phải là con quay thôi sao, Lạc Vô Cực, ngươi đắc ý gì chứ? Cô gia còn có nhiều đồ chơi hiếm lạ ngươi chưa thấy. Chẳng phải người xưa vẫn nói trời tròn đất vuông à? Là chúng ta sai sao?”

“Công tử nói, đời này không giống thế giới kia. Thế giới bọn họ là tròn thế này, thế giới của chúng ta đúng là trời tròn đất vuông.”

“Chà, cái chỗ kia của thái phó thật kỳ lạ nha. Mặt trời to như vậy… Sao kim (sao mai) cũng lớn như vậy… Lại còn có nhiều tinh hệ lớn hơn cả sông ngân hà. Mà sao lại gọi là sông ngân hà, sông sao không có nước.”

“Kỳ lạ còn nhiều nữa, ngươi quên rồi?”

“Á, thái phó nói, người của thế giới đó là tiến hoá từ khỉ.”

“Rắn tiến hoá thành khỉ.”

“Cá tiến hoá thành rắn.”

“Trùng tiến hoá thành cá.”

“Trùng tiến hoá từ các vật nhỏ không nhìn thấy được. Vật nhỏ này có thể gây dịch bệnh.”(Mình không dùng vi sinh vật, vì không hợp bối cảnh)

(Hai vị, các ngươi lược bỏ nhiều trình tự quá…)

Nhìn từ góc độ này, Lạc thái phó giáo dục khoa học đã thất bại. Tất nhiên, Lạc thái phó nào biết.

Chủ đề thứ tư: Người phương Tây

Vì để hai vị đệ tử khắc sâu lý giải các chủng người sinh lý đều khác nhau, Lạc thái phó vẽ người da trắng, người Mông Cổ và người Châu Phi. (Người da trắng hay còn gọi là người Caucasus, Mông Cổ = Mongolia/ Tên cũ là Outer Mongolia)

Lúc này, thái tử điện hạ và Lạc tiểu thư đồng đã mở to mắt, trong lời nói bộc lộ hết phấn khởi.

“Đây là khỉ con nè!”

“Đúng đó, đen có trắng có!”

“Đều không phải. Đây là sự khác biệt chủng tộc, do khí hậu khác biệt từng nơi tạo thành. Người da đen sống ở khu vực nóng bức, cho nên da đen lại, tóc ít và xoăn, lỗ mũi to sống mũi thấp, dễ tán nhiệt. Người da trắng sống ở vùng lạnh lẽo, nên màu da trắng như tuyết, tóc dày, mũi cao, để dễ giữ ấm. Người da vàng sống ở vùng ấm nóng, nên hoà quyện giữa hai chủng trên.”

“Không, không, thái phó. Ta nghĩ là do bọn họ tiến hoá từ các loài khỉ khác nhau.” (=))) Tiển nhi siêu cute)

“Đúng. Màu đen là hắc tinh tinh tiến hoá, màu trắng là tuyết hầu tiến hoá, màu vàng là do khỉ lông vàng tiến hoá.”

“… …”

“Thái phó, không đúng hả?”

“Tất nhiên không.”

“Hắc tinh tinh không phải sẽ tiến hoá thành người da đen à?”

Không phải mấy chuyện này… Lạc thái phó thở dài thườn thượt.

“Lạc Vô Cực, ta từng thấy xích hầu.” (khỉ đỏ)

“Thật hả? Công tử, sao không có người da đỏ?”

“Các ngươi nghe ta nói đã…”

“Chẳng lẽ người da trắng rất lợi hại. Còn xâm nhập trung thổ, bắt cóc cướp giật tài nguyên của trung thổ.”

“Là văn minh khai hoá. Hàng hải là biện pháp tốt nhất để nâng cao hiểu biết. Công tử, chúng ta cũng làm hàng hải có được không?”

“Trước khi làm hàng hải, phải tới phương Tây trước. Sau đó bắt mấy người… À không, mời mấy người phương tây đến xem bốn nước chúng ta cường thịnh, bọn họ sợ là sẽ thuần phục ngay lập tức?”

“Ừ, da trắng tóc xoăn vàng, chắc rất thú vị.”

… Nhìn hai người thao thao bất tuyệt, vẻ mặt say sưa, Lạc thái phó nói: “Các ngươi bỏ ý định này đi, đời này không có người phương tây.”

“Có thể nào?”

Hai người hô to gọi nhỏ, đầy tiếc nuối.

Lạc thái phó cuộn bức tranh lại, thầm thề trong lòng, không bao giờ tuỳ tiện dạy mấy chuyện thế giới khác cho hai người nữa. Bọn họ với Tự Tỉnh và Tự Ngộ tuổi tác cách biệt không thể hiểu theo ý hắn.

Thái tử điện hạ bỗng nhào tới, vội ôm mấy cuộn tranh: “Thái phó! Để ta đem mấy bức tranh này cho phụ hoàng phụ hậu và mẫu phi nhìn chút đi! Bọn họ chưa từng thấy người phương Tây mà!”

“Không được. Hoàng hậu bệ hạ nhất định sẽ lập nhóm khiêu vũ da đen da trắng theo bức tranh này, ta không muốn xem.”



Chủ đề thứ năm: Khoa học kỹ thuật

Lạc tiểu thư đồng và thái tử điện hạ cảm thấy đồ chơi ở thế giới khác rất thú vị, hai người thường lén bàn luận.

“Ngươi cảm thấy máy bay thế nào?”

“Tiết kiệm thời gian. Nhưng ta có thể ngự phong. Nếu để những người có phong linh lực mạnh hợp thành một đội vận tải, chuyên vận chuyển các loại thư tín khẩn cấp, vật phẩm hay người đang có việc gấp, nhất định sẽ giống máy bay. Hơn nữa không có phát sinh sự cố gì.”

“Phí chuyên chở thì sao, phải nâng cao chứ? Sau này ta sẽ kiến nghị với phụ hoàng, chiêu mộ người có phong linh lực mạnh trong dân gian, gọi là “Tật Phong sử”, chuyên làm việc cấp bách cho quốc gia và bách tính.”

“Xe lửa nữa? Ngươi thấy thế nào?”

“Có thể vận chuyển đồ vật, vả lại vận chuyển được số lượng lớn. Nhưng cưỡi ngựa thú vị hơn, xe lửa phải làm đường ray nữa.”

“Đúng là tốn nhân lực. Mà chúng ta cũng không cần vận chuyển gì nhiều. Mã ban là đủ rồi.”(ban là một tiểu đội)

“Lạc Vô Cực, ô tô kìa?”

“Ta không lý giải được công dụng của vật này. Luận tốc độ không bằng máy bay, luận chở hàng không bằng xe lửa.”

“Để đi khoảng cách ngắn thôi, và nhà nào cũng có, rất tiện.”

“Không cần thiết… Rủi ro của ô tô cao, công tử… Tóm lại khoảng cách ngắn cứ cưỡi ngựa. Nhà nhà có ngựa cũng tiện mà.”

“Mấy cái đồ chơi nhỏ càng thú vị nha. Ta thấy điện thoại rất hay. Ở ngoài ngàn dặm cũng trò chuyện được, nhưng cái gì mà bắt cáp điện này nọ, phiền phức quá.”

“Máy vi tính không thú vị hả? Có điều nghe thấy phức tạp quá.”

“Đèn điện hay nè, ban đêm mà sáng như ban ngày.”

“TV cũng vậy, có thể tuỳ lúc xem hí kịch.”

“Kính viễn vọng thú vị nhất. Nếu có nó, ta có thể ở trong cung quan sát động tĩnh trong nội cung mọi lúc mọi nơi.”

“Ngươi không cần cái gì là máy quay phim hồng nhiệt hả? Cho dù thích khách trốn xuống đất ngươi cũng tìm được đó nha.”

“Cái này đúng là tốt ghê. Nhưng kính viễn vọng có thể lấy thuỷ tinh làm, còn máy quay phim hồng nhiệt quá phức tạp. Thuỷ tinh và lưu lỵ khá tương tự, chắc công tượng có thể làm… Lạc Vô Cực, ngươi muốn cái nào?”

“Ta? Ta… Muốn xe đạp.” (Edit mấy cái này mắc cười quá)

“Là vì thái phó sao?”

“Ừm, công tử không giỏi cưỡi ngựa. Xe đạp dễ khống chế hơn.

“Như vậy phải sửa đường núi.”

“Vả lại phải dùng đá xanh lát đường ngay ngắn mới được.”

Hai người nhìn nhau.

Thứ gì ở thế giới kia cũng phức tạp quá. Tuy rằng muốn thử nhưng công đoạn chuẩn bị lại dài đằng đẵng.

Bỏ đi, thú vị là thú vị, bọn họ rất hài lòng với hiện tại. Chỉ là bàn luận lúc rảnh rỗi thôi.

Chủ đề thứ sáu: Chiến tranh

Sau khi học xong ba mươi cuốn sử, thỉnh thoảng Lạc tiểu thư đồng và thái tử điện hạ sẽ sâu sắc bàn bạc tầm quan trọng trong đó. Ví dụ như chiến tranh.

“Còn tưởng bọn họ chỉ giết tới giết lui trên một mảnh đất, không ngờ chẳng rút được bài học kinh nghiệm, hai lần bị cuốn vào đại chiến.”

“Đều vì lợi ích của bản thân. Cường quốc tranh bá, lại đi xâm lược nước yếu.”

“Hại chết vô số người, lưỡng bại câu thương có gì tốt?”

“Thế giới đó tuy sinh mệnh không lâu, dục vọng lại chẳng nhỏ. Người người đều muốn làm hoàng đế, nước nước muốn làm bá chủ thiên hạ. Xét cho cùng, là do không biết bao nhiêu là đủ.”

“Đổi một khía cạnh khác. Nếu muốn phát triển mấy thứ đồ chơi cổ quái này cần rất nhiều thứ. Mỗi quốc gia không sở hữu được hết thảy nên muốn xưng bá để cướp đoạt.”

“Kỳ thực có thể giao dịch mà. Bọn họ e là muốn thu lợi nhiều quá thôi.”

“Có mấy người làm vua mà không có trách nhiệm. Cho rằng chỉ cần thoả mãn tư dục của bản thân mà không màng đến lợi ích của vạn dân.”

“Bá chủ thiên hạ tức là được của cải cả thiên hạ, một mặt có thể thoả mãn nhu cầu của người dân, một mặt có thể ngạo nghễ với nước khác, còn có thể lưu danh sử sách —— bọn họ nên làm vậy mới đúng. Nhưng bọn họ chưa từng nghĩ đến, lấy tính mạng hai bên làm cái giá để giành lấy của cải không phải là của cải chân chính.”

“Không có ai đứng ra hô to: ‘một vừa hai phải’ sao?”

“Vấn đề là có nghe lọt tai không.”

Hai người lắc đầu, kết thúc đề tài này.

Chủ đề thứ bảy: Thể chế chính trị

Đối với chính trị thế giới hiện đại, thái tử điện hạ và Lạc tiểu thư đồng cũng có nhiều kiến giải.

“Chà, mấy trăm người thảo luận một việc, ngươi tới ta đi, toàn lãng phí thời gian. Cách vài năm còn phải hao người tốn của để tuyển cử. Các thế lục bất đồng đều vì mình mà tranh đấu, bỏ quên đất nước. Nếu bầu cử phải người ngu ngốc, chính trị sẽ tiến hành ra sao?”

“Đế vương ngu dốt, chuyện quốc gia đại sự càng khó tiến hành.”

“Lạc Vô Cực, ngươi cảm thấy mấy người an nhàn này hữu dụng?”

“Không. Nhưng lời thần tử can gián, hoàng đế nên cân nhắc. Đồng thời phải cất nhắc người tài, gánh vác công việc. Tiếp xúc với dân nhiều hơn, ít hưởng lạc, là việc làm của minh quân.”

“Ừm. Nếu mỗi năm đều vi phục xuất tuần một lần, có thể hiểu tình hình dân gian hơn. Phải cho phép bình dân dâng cáo ngự trạng, để chặn bớt chiều hướng hối lộ… Có điều, người người đều có thể tuyển cử, đó không phải làm phản à?”

“Điều này coi như là cách thức bầu chọn quan lại đi. Khiến tân quan phải làm theo lời đã hứa, nếu làm trái, sẽ bị giáng chức hoặc cách chức.”

“Ngươi thấy ‘toà án’ thì sao? Quyền pháp quy vào một mối, tránh để làm trái. Có nha môn chuyên thẩm tra tội phạm, vừa quan sát quan lại có chấp pháp công bằng không, lại có sự đồng ý của trạng sư biện hộ, các án oan án sai sẽ ít đi.”

“Đúng vậy, nhưng tái thiết chức quan, ta sợ hao người tốn của.”

“Chỉ cần có thể ngăn chặn người làm trái pháp luật, nhiều chức quan cũng không sao. Bọn họ đều phải tinh thông luật pháp, do Hình bộ thượng thư trực tiếp quản lý.”

“Nếu để Giám sát sử nhận chức này thì sao? Giám sát sử vốn phụ trách việc đôn đốc các quan lại địa phương làm việc, đều có hàm vị tam phẩm hoặc tứ phẩm. Như vậy thì không cần thêm chức quan nữa.”

Ngần ấy năm sau, Giám sát sử bốn nước đều có một biệt danh —— thẩm phán.

Chủ đề thứ tám: Giáo dục

Đối với các quy chế của thế giới đó, thái tử điện hạ và Lạc tiểu thư đồng hài lòng nhất chính là giáo dục. Toàn bộ dân chúng đều biết chữ, sắp xếp ổn thoả, đích thật là một nơi tốt để học tập.

“Tiểu học, trung học, đại học… Đại học chắc là giống Thái Học viện.”

“Trong tương lai, các châu phủ đều xây dựng tiểu học đường và trung học đường, cũng ứng với việc thiết lập các trường học ở các châu. Thái học viện là cho những người đứng đầu, thu nhận hết tất cả chí sĩ tài ba.”

“Sáu năm tiểu học, quá lâu.”

“Bọn họ học nhiều quá. Thế giới này chỉ cần bốn năm. Biết chữ, toán thuật, khống chế linh lực, sử thi, nhạc, hoạ là đủ rồi.”

“Trung học lại học viết văn, biện luận, diễn giải, phê bình và các kỹ năng cơ bản.”

“Còn có học dự bị, nhưng chia theo môn. Như y, luật, nhạc, hoạ, toán, công (kỹ sư), chính trị.”

“Trường công và trường tư đều phải xây dựng.”

… Những suy nghĩ to lớn chậm rãi trở thành sự thật.

“Đúng rồi, Lạc Vô Cực, thái phó biết Man ngữ sao?” (Man ngữ: ngôn ngữ của dân tộc thiểu số phía nam)

“Không có.”

“Một chút cũng không?”

“Chưa từng nghe y nhắc qua.”

“Nếu vậy chắc là không biết rồi.”

“Ngay cả tiểu học y còn chưa học xong hết, chắc không biết đâu.”

“Tiếc thật, ta còn định nghe thử mấy câu tiếng lóng Man ngữ.”

“Ngày khác ta sẽ hỏi lại cho.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.