Tục Thái A Kiếm

Chương 44: Câu Hồn Nhiếp Khách Bụng Làm Dạ Chịu





Chu Luân ngạc nhiên hỏi tại sao? Lạc Dương liền nói tiếp:
- Việc này nói ra thì dài lắm, lúc này chưa đúng lúc.
Tiếp theo đó, chàng hỏi thêm lão ăn mày già.

Lão ăn mày già đáp:
- Sau khi hai nàng vội đi luôn, ăn mày già này ngấm ngầm theo dõi Đường Linh, lão thấy Đường Linh cứ ngơ ngác đi vòng quanh Chu lăng, mãi đến canh tư mới quay lại mộ Thái Công Vọng, y không dám tới gần vội, lúc ấy người bịt mặt thần bí bỗng xuất hiện trước mộ, y ra lệnh cho các thủ hạ ở chung quanh ngôi mộ đó năm trượng, bố trí một cái thành chết, rồi y vội rời khỏi nơi đó đi luôn.

Nhưng trước sau, lão không hề trông thấy hai cô nương hiện thân ra.
Lạc Dương nghe thấy người ăn mày già nói xong, vẻ mặt rầu rĩ cau mày lại, cúi đầu nghĩ ngợi, hồi lâu mới nói tiếp:
- Cám ơn hai vị đã cho hay như vậy, khiến tại hạ được biết rõ câu chuyện đó.

Hiện giờ mời hai vị cứ ở lại nhà đi, nếu có việc gì phiền tới, tại hạ sẽ tới nhờ vả sau.
Hai người đồng thanh đáp:
- Không dám, thiếu hiệp đã thi hành hộ chức quyền của Trưởng lão, thiếu hiệp cũng như Trưởng lão của ăn mày già này, thiếu hiệp có việc gì xin sai bảo, anh em chúng tôi sẽ hết sức thực hiện.
Nói xong, cả hai chắp tay chào Lạc Dương một cái rồi đi luôn.
Dưới ánh sáng trăng lờ mờ, cách lúc mặt trời mọc không xa, tiếng chuông chùa Từ Ân đã nổi lên, Lạc Dương thở dài một tiếng, trong lòng rối ren vô cùng, đi đi lại lại trong phòng.
Chu Luân với Mai Nhi thấy vậy khẽ nói:
- Hiện giờ Lạc hiền đệ đang rối trí không tiện mạo hiểm, tại hạ thay thiếu hiệp đi Chu lăng một phen, chỉ trong chốc lát sẽ trở về ngay.
Chàng ta chưa nói dứt đã tung mình đi luôn, chỉ thoáng cái đã mất dạng.
Mai Nhi muốn ngăn cản nhưng đã không kịp, vội chạy vào trong phòng, thấy Lạc Dương đang ngồi trước bàn suy nghĩ.

Nàng liền hô hoán hỏi:
- Dương đệ bảo hai cô nương sẽ nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hay hiền đệ căn cứ vào đâu mà nói như thế? Lạc Dương vẫn cứ rầu rĩ đáp:
- Chị Mai có nghe nói Ngọc Trân cô nương sai bọn Đường Linh năm người tự sát h i lẫn nhau không? Mai Nhi ngẩn người ra đáp:
- Có nghe thấy rồi nhưng ta không hiểu nguyên nhân tại sao?
- Việc này rất phi thường, nguy hiểm là ở chỗ đó.
- Việc gì thế, hiền đệ nói rõ cho ta nghe đi.
- Chị Mai còn nhớ cô Ngọc Trân đột nhiên mang bệnh nặng không? Sau Trần đại hiệp sai Nghiêu đại thúc mời tôi về cứu chữa mới hay.

Thì ra Cốc cô nương đã luyện tập trộm Cửu Thiên Ma Kinh mà bị bệnh, vì môn võ công đó là bàng môn tà học, phương pháp luyện nội công của nó trái hẳn với phương pháp của nội gia chính tông nên chân khí mới đảo ngược mà nhất là môn Câu Hồn Nhiếp Phách Ma Pháp mà nàng luyện tập đó lại rất hao tổn nguyên thần, nếu không tới lúc thật nguy cấp thì không nên dùng, nay vừa ra tay nàng đã giở ma pháp ấy ra khiến năm người nọ tự tàn sát lẫn nhau.

Nửa tiếng đồng hồ sau, nàng thế nào cũng cảm thấy khí huyết đảo lộn lục mạch tán loạn, chết giấc tại chỗ ngay...
Mai Nhi nghe nói tới đó hoảng sợ đến biến sắc mặt vội hỏi tiếp:
- Nếu vậy hai người đó hiện giờ đang ở đâu? Lạc Dương cười nhạt nói tiếp:
- Nếu không bị bắt thì chị Hà vì nàng mà cả hai đang bị giam giữ trong trận.
- Cứu binh như cứu hỏa, hiền đệ cứ ngồi yên đây là gì, Chu thiếu hiệp đã đi Chu lăng rồi.
Lạc Dương nghe nói Chu Luân đi Chu lăng, kinh hãi nhảy bắn người lên, rồi lại uể oải ngồi xuống thở dài thôi.
Mai Nhi thấy thế, hờn giận nói:
- Sao hiền đệ lại ngồi như thế này, hiền đệ có thái độ như vậy làm thế nào được đại sự, mau đi cứu người đi chứ.
Lạc Dương gượng cười đáp:
- Chị Mai có biết đâu nơi đó hung hiểm như thế nào, chỉ sợ chúng ta chưa tới nơi cứu kịp thì người của mình đã bị bắt giữ rồi.
- Hiền đệ cứ ngẩn người ra không đi cứu người thì phải nghĩ cách đối phó chứ?
- Hai nàng tới đây làm cho tiểu đệ càng phiền phức thêm, kế hoạch đã hỏng và sẽ ảnh hưởng đến tai kiếp của võ lâm sau này rất lớn.
- Hiền đệ cứ oán thán như thế thì có ích lợi gì, chẳng hay hiền đệ có đi không.
Nàng đã nổi giận thực sự, Lạc Dương thấy vậy liền đứng dậy và nói:
- Bây giờ chị Mai muốn thế nào, tiểu đệ cũng xin tuân theo, chứ tiểu đệ không biết cách nào nữa.
- Thôi được, tôi xin nghe theo hiền đệ, thử xem trước mặt chị Lan, hiền đệ có dám tác oai tác phúc như thế không? Lạc Dương tủm tỉm cười rỉ tai nàng dặn mấy câu, chỉ thấy nàng hổ thẹn mặt đỏ bừng, đấm chàng hai cái, rồi hờn giận nói:
- Hiền đệ dám nói...
Lạc Dương cười ha hả dắt tay nàng đi ra ngoài phòng.
-oOo-
Ngoại ô thành Trường An, mặt trời đã mọc lên cao, trên đường cái quan người đi lại tấp nập.

Trong đó có một chiếc xe ngựa, người đánh xe là một ông già râu tóc bạc phơ, chiếc xe đi thủng thẳng, võ ngựa lộc cộc trong xe có một đôi thiếu niên nam nữ nữa đang ngồi.
Thiếu niên vừa văn vẻ, thiếu nữ cũng đẹp tuyệt trần, cả hai đang thì thầm nhỏ to với nhau.

Trên xe có để mấy bó vàng hương nến.

Người đi đường đều bị hấp dẫn bởi đôi giai nhân này nên hai người đi tới đâu ai cũng phải để ý nhìn tới đến.
Chiếc xe ngựa đi thẳng vào trong Chu lăng.
Nửa tiếng đồng hồ sau, đột nhiên ở phía bên trái đường xuất hiện một ông già ăn mày nhảy ra vượt qua đầu xe tiến thẳng vào trong rừng biến mất.
Ông già đánh xe đưa mắt nhìn ba bên một lượt, hai mắt tia ra ánh sáng lóng lánh rồi lại nhắm nghiền mắt lại, nằm phục người xuống khòm lưng lại đưa một cái bao thư vào trong xe cho thiếu niên.
Thiếu niên ấy đỡ lấy cái bao thư xem qua một lượt rồi mỉm cười bỏ vào trong túi, tiếp theo đó chàng đưa tay ra ngoài xe ra hiệu bảo cho xe chạy.
Ông già đánh xe vội quất roi cho ngựa phóng chạy, chiếc xe ch y như bảo tiến thẳng về phía trước.
Trong những bụi cây rậm rạp tại Chu lăng có vô số những đôi mắt lạnh lùng ngắm nhìn chiếc xe ngựa ấy, chỉ thấy xe ấy đi tới căn nhà của người coi lăng liền đậu luôn.

Một đôi thiếu niên nam nữ đi thẳng vào trong nhà.
Trong bụi cây có một ông già mặc áo dài đen, mặt âm trầm bước ra ngắm nhìn chiếc xe ngựa đó một cái r i tiến tới gần.
Khi ông ta sắp đi tới nơi thì ông già lái xe vừa lấy ống điếu ra hút mà không coi ông già áo đen kia vào đâu hết.
Ông già áo đen ngắm nhìn người phu xe một hồi, mồm mấp máy định nói nhưng lại thôi.
Lúc ấy người canh lăng ở bên trong chạy ra trông vẻ hấp tấp, vừa trông thấy ông già áo đen đã vội đưa mắt ra hiệu rồi vội vàng đi luôn.
Ông già áo đen hiểu ý vội quay mình đi theo sau.


Đi được mấy chục trượng rồi ông già bỗng lên tiếng hỏi người làm trong lăng rằng:
- Người vừa tới đó là ai thế? Người làm nọ đáp:
- Ở trong kinh ra đây đấy! Và tới đây để xem lăng mộ có đổ nát hay không? Chủ nhân của tiểu nhân lo âu lắm.
Ông già áo đen nói tiếp:
- Biết đâu chúng chỉ là những kẻ lừa bịp? Người làm đó trợn ngược mắt lên đáp:
- Đừng có nói bậy! Có thơ của quan tuần phủ hẳn Hồi, làm sao mà giả được? Tiểu nhân phải đi nhà Chu lão ngũ, bảo đem rượu và thức ăn tới tiếp đãi, xin thứ lỗi tiểu nhân không thể nói chuyện với lão tiền bối nữa.
Nói xong, y đi thẳng luôn.
Ông già áo đen ngẩn người ra giây lát rồi đột nhiên tiến thẳng về phía bắc đến lăng Võ Vương, từ chỗ ông ta đến ngôi lăng ấy hai bên đường đầy những cây cối rậm rạp nên ban ngày ban mặt mà cũng u ám như buổi chiều tối.
Trong bóng tối bỗng có mười mấy cái bóng đen xuất hiện, một người nói giọng khàn khàn hỏi ông già áo đen ấy rằng:
- Tô hương chủ, có nên truyền tin tức đó ra không? Ông già áo đen trầm giọng đáp:
- Hãy khoan đã! Không ngờ sự thế lại biến đổi một cách đột ngột như thế, trong kinh phái một tên quái quỉ gì ra xem xét văn Võ lăng, nếu vậy có lẽ chúng ta phải rút lui trận thức ở quanh mộ Thái Công Vọng...
- Tưởng gì chứ việc ấy cứ tiễn y đi là xong hết.
- Chúng ta không nên chống đối với quan binh! Ông già áo đen nói như vậy và tiếp:
- Chỉ mong y trở về Trường An trước mặt trời lặn! Nhưng việc này lão còn phải thưa với Giáo chủ để xem ông ta định đoạt ra sao? Nói xong, y rảo bước đi luôn.
Mười mấy cái bóng đen ấy cũng giải tán mà lẫn khuất đi mất hết.
Giây lát sau trong bụi cây đã có bóng người thấp thoáng.

Thì ra Chu Luân lưng đeo kiếm đã hiện thân ra, vẻ mặt lo âu.
Hình như chàng ta đã tìm kiếm khắp Chu lăng rồi mà vẫn không thấy Ngọc Trân với Ánh Hà hai nàng đâu hết.

Nhưng chàng vẫn chưa dám xâm nhập vào trong vòng năm dặm vuông của ngôi mộ Thái Công Vọng.
Chu Luân không phải là kẻ hèn nhát nhưng chàng không dám mạo hiểm một cách vô lý như thế và chàng biết mạo hiểm như vậy không những không ăn thua gì mà còn nguy hiểm đến tính mạng người khác, huống hồ hai nàng bị giam giữ ở trong ngôi mộ Thái Công Vọng ấy làm sao mà biết được chàng mạo hiểm đến cứu như vậy.

Cho nên chàng mới không dám lại gần ngôi mộ đó là thế! Đang lúc ấy bỗng có một tiếng cười nhạt vọng tới.
Và có tiếng người nói rằng:
- Tên kia, ngươi cứ đi vòng quanh trong văn võ lăng này như thế làm chi? Chu Luân không thèm quay lại cũng chẳng trả lời, vẫn tiếp tục đi về phía trước liền có người quát bảo:
- Đứng lại! Và có một luồng gió mạnh nhằm đằng sau ót chàng lấn át tới nữa.
Chu Luân vội lướt về phía trước tránh né rồi mới quay lại nhìn.
Chàng thấy đó là một ông già thân hình bé nhỏ, tuổi trạc sáu mươi, mũi móc, mắt mèo, để lộ bộ râu dê, mặt lộ vẻ kinh ngạc.
Hình như ông già kinh ngạc vì thấy Chu Luân tránh được thế công của ông ta vậy! Rồi ông ta sầm nét mặt lại cười nhạt hỏi:
- Tên kia, sao ngươi cứ giả câm giả điếc như thế mãi làm chi vậy! Chu Luân ngắm nhìn ông già ấy một hồi rồi cười nhạt đáp:
- Lăng văn võ này có phải là tư sản của ngài không? Ông già nghe nói ngẩn người ra giây lát rồi nói tiếp:
- Tuy lăng văn võ này không phải tư sản của lão thực...
Chu Luân vội quát lớn:
- Câm mồm! Nơi đây không phải là tư sản của bạn thì bạn có quyền gì cấm tại hạ du ngoạn như vậy? Ông già không biết trả lời như thế nào cho phải, câm mồm giây lát, tức giận vô cùng rồi cười khỉnh và trả lời rằng:
- Không tại sao hết! Lão phu trông thấy ngươi chướng mắt quá muốn cho ngươi một bài học đây thôi! Nói xong, ông ta liền múa chưởng nhằm mặt Chu Luân tấn công luôn.
Chưởng phong của y tuy rất nhẹ nhàng nhưng như một luồng gió lạnh buốt xương.
Chu Luân biết võ công của người này rất âm nhu và ác độc khôn tả nên vội giơ tay phải lên gạt một cái, chân phải lướt sang bên rồi giơ tay trái ra điểm luôn vào yếu huyệt của kẻ địch.
Chỉ phong của chàng nhanh như mũi tên và sắc bén như dao sắc, thế công đó của chàng huyền ảo vô tả, khiến ông già nọ cũng phải biến sắc mặt, ông ta vội trầm hữu chưởng xuống nhưng không rút tay lại thì chớ mà ông ta còn nhằm Khí Hải Huyệt của đối phương mà tấn công luôn.
Sở dĩ ông già mạo hiểm phản công như vậy là sợ Chu Luân chiếm được ưu thế, rồi ông ta bị tấn công luôn luôn.
Chu Luân không ngờ đối phương ra tay mạo hiểm như vậy, muốn ra tay hóa giải cũng không kịp nữa, vội ngửa người về phía sau nhảy lui ra ngoài và tránh né.
Ông già nọ cười nhạt một tiếng rồi như bóng theo hình và múa chưởng tấn công như vũ bão.
Chu Luân biết ông này thế nào cũng là thủ hạ của người bịt mặt và mình đã bị chúng canh chừng rồi thế nào cũng phải đấu một trận chí tử với chúng mới xong nên chàng rú lên một tiếng thật dài, giơ song chưởng ra đẩy mạnh lại một thế, nhúng chân một cái nhảy lên trên cao, thuận tay rút trường kiếm ra khỏi bao rồi nhắm đầu ông già chém xuống.
Ông già nọ bị bắt ép biến chưởng pháp thành cương mãnh để đẩy thế kiếm của đối phương sang bên.
Chu Luân đã thắng thế rồi liền giơ thế Thái Cực Ảo Hình Kiếm của Vân Nhạc truyền thụ cho tấn công tới tấp.
Ông già nọ bị thế kiếm huyền ảo của chàng dồn cho nguy hiểm tới tấp.

Đột nhiên trong bụi cây có bảy tám cái bóng đen nhảy ra bao vây và tấn công Chu Luân.
Nhưng Chu Luân nhờ có ba mươi hai thức Thái Cực Ảo Hình Kiếm Pháp, tinh kỳ biến ảo tuyệt như thực như hư, thế sau nhanh và mạnh hơn thế trước khiến đối phương không sao rảnh tay mà phản công lại được.
Chỉ trong nháy trong chàng đã đả thương được ba người rồi.

Ba tên đó chỉ kêu" hự" được một tiếng rồi ngã lăn ra chết ngay.
Diệt được ba kẻ địch bao vây rồi, Chu Luân cảm thấy áp lực nhẹ hơn trước nhiều, kiếm thế của chàng càng nhanh và mạnh mẽ hơn trước.
Đang lúc ấy bỗng có một cái bóng đen, tựa như bóng ma trong bóng tối lướt ra, chỉ thấy y giơ chưởng ra phất một cái, Chu Luân đã thấy cổ tay phải của mình bị đối phương nắm chặt không khác gì năm cái móc sắt móc chặt vậy! Chàng liền thấy cánh tay phải tê tái, trường kiếm rớt ngay xuống đất, trong lòng cả kinh.
Chàng ngẩng đầu lên nhìn mặt người áo đen bịt mặt ấy định quát hỏi.
Nhưng người đó không để cho chàng kịp lên tiếng đã giơ tay trái ra điểm vào yếu huyệt dưới hông của chàng ngay.
Chàng thấy mặt mũi tối tăm, người mê man bất tỉnh, ngã ngửa người ra tức thì.
Người bịt mặt ấy liền ra lệnh:
- Trói y mang về.
Liền có một người chạy tới cắp Chu Luân lên đi luôn.
-oOo-
Người canh gác lăng văn võ này còn đang bận tiếp hai thiếu niên nam nữ, người của quan tuần phủ sai tới thăm lăng mộ.
Ông già lái xe vẫn ngồi ở trên xe hút thuốc điếu có vẻ ung dung lắm, bỗng có một bà cụ lọm khọm, tay chống gậy đi ở bên cạnh nhà tới, khi đi qua cạnh xe mồm lẩm bẩm nói:
- Mau báo cho Lạc thiếu hiệp biết, Chu thiếu hiệp đã bị người bịt mặt bắt đi rồi.
Bà cụ vừa đi khỏi, người phu xe hơi ngẩn người ra nhưng vẫn làm ra như vô sự và tiếp tục hút thuốc.
Y bỗng đánh rơi thuốc xuống đất và người cũng ngã xuống theo mồm kêu đau lia lịa.
Lạc Dương với người coi mộ, nghe thấy tiếng kêu chạy ra xem.
Lạc Dương thấy ông già rên rỉ cũng ngạc nhiên vô cùng.
Người coi lăng mộ vội chạy lại hỏi:
- Bác phu xe làm sau thế? Ông đánh xe vừa rên rỉ vừa kể cho người đó hay là mình lỡ đánh rớt ống điếu vội cúi người xuống chụp, nhưng không những chụp hụt mà còn trượt chân ngã xuống theo.
Lạc Dương nghe thấy ông già ấy nói như vậy biết y có việc muốn nói riêng với mình nên mới giả bộ như thế, liền lên tiếng nói:
- Mau đỡ y vào trong nhà, đặt nằm lên giường cho uống một liều thuốc cứu thương, nằm nghỉ ngơi trong chốc lát sẽ khỏi ngay.

Người coi lăng liền ẵm ông già đó vào bên trong.
Mai Nhi giả bộ là mệnh phụ nên vẫn ở trong nhà không hề bước chân ra ngoài để xem.
Nhân lúc người coi lăng đi lấy nước gừng, ông già lái xe vội cho Lạc Dương hay Chu Luân vừa bị bắt.
Lạc Dương nghe qua xong, liền biến sắc mặt gật đầu rồi quay người đi ra bàn với Mai Nhi.
Một lát sau người canh lăng vào, Lạc Dương liền sau y dẫn mình đi tuần thị Chu lăng và còn nói rằng:
- Tiện nội không tiện đi, xin ở lại đây với Tôn phu nhân, chúng ta đi xem một lượt càng nhanh bao nhiêu càng hay bấy nhiêu.
Người coi lăng thấy chàng rất oai vệ, không dám trái lệnh chỉ kêu khổ thầm và vái chào đáp:
- Vâng, hạ quan xin tuân lệnh dẫn thượng quan đi.
Thế rồi một trước một sau, hai người đều đi ra ngoài cửa.
Diện tích của Chu lăng khá rộng, nơi chính giữa là lăng Văn Vương, phía bắc là lăng Võ Vương, phía đông là mộ của Chu Công ng, Lỗ Công Bá Cầm, Thái Công Vọng, phía tây là mộ của Cung Vương, lại gọi là Văn Võ lăng.
Trước kia Văn Võ lăng vẫn có tiếng là sạch sẽ, cây cối um tùm và rất hùng vĩ.
Lạc Dương đi xem từng ngôi lăng một, ngôi nào nên sửa chữa, ngôi nào nên kiến trúc lại, người canh gác vâng dạ.
Khi đi tới mộ Thái Công Vọng, người canh gác nhìn sắc trời nịnh nói:
- Chắc đại nhân đã đói rồi, hạ quan đã cho dọn sẵn một mâm cơm, những ngôi mộ này vì lâu năm không tu sửa nên đã cũ nát nhiều lắm, mời đại nhân hãy về trên nhà nghỉ ngơi.
Lạc Dương lắc đầu mỉm cười đáp:
- Lần này bổn quan đến đây chỉ vì chiêm ngưỡng các ngôi mộ cổ mà tới, Chu lăng khí tượng hùng vĩ rất đáng khảo sát, thế nào bổn chức cũng phải xem cho hết đã.
Tên canh gác ngấm ngầm kêu khổ.

Lúc ấy trong rừng bỗng có một ông già tay cầm gậy râu tóc bạc phơ mỉm cười bước vội.
Người canh gác vừa trông thấy ông già ấy liền giới thiệu với Lạc Dương rằng:
- Ông già này là Thái Bạch Dật Sĩ, là người bác học kim cổ lại giỏi về địa lý, ông ta bảo địa lý của lăng này tuyệt đẹp, đại nhân muốn xem hết thì nhờ ông ta dẫn đường cho! Lạc Dương vui vẻ nhận lời.

Thế rồi cả ba cùng đi tới ph n Thái Công mộ.
Sự thực Lạc Dương đã biết ông già này là người của người bịt mặt sai tới.

Dụng ý của y không ngoài hai điểm: Trước hết là dò xét lai lịch của mình, hai là nếu không do ông già ấy dẫn đường sợ mình đi vào chỗ nguy hiểm.
Quả nhiên ông già ấy vừa đi vừa chỉ điểm, mồm thao thao bất tuyệt nói không ngớt.
Lạc Dương mỉm cười lắng nghe, một mặt để ý những cảnh vật ở gần Thái Công mộ, chàng không đi lên trên đường lát đá ở bên cạnh mộ mà chỉ đi trên bãi cỏ thôi.
Bỗng nhiên chàng giẫm phải một vật gì hơi cứng và thấy hơi đau, liền ngẩn người ra rồi vội cúi đầu xuống nhặt.
Thì ra đó là một trái thủy tinh màu tía, hình bát giác, trong suốt dưới ánh sáng mặt trời có màu tía tỏa ra làm lóe cả mắt, chàng cả kinh biết vật này là của Triệu Tinh.

Xem như vậy Triệu Tinh các người chắc trúng phải mai phục và bị bắt giữ rồi cho nên y mới cố ý dứt vật này xuống để cho người của bên y tới mà hay biết.
Xem như vậy, người bịt mặt thể nào cũng có liên can với anh em họ Cao, và Phẩm Nhi chắc là bị giam giữ ở một nơi gần đây.
Lúc ấy Lạc Dương tỏ vẻ kinh ngạc và hỏi:
- Vật này có phải là di vật ở trong mộ không? Chắc có người đến lấy trộm vật cổ rồi lỡ tay để rớt ở nơi đây cũng nên? Người canh gác mặt biến sắc vội đáp:
- Hạ quan trông nom ở đây rất cẩn thận, mười mấy năm nay không hề có một tên trộm cắp nào xuất hiện cả, chắc vật này không phải là vật ở trong mộ đâu! Ông già chạy lại xem rồi xen lời nói:
- Vật này có lẽ là tao nhân mặc khách nào tới đây du ngoạn đánh rớt cũng nên.
Lạc Dương vẫn cầm trái thủy tinh đó ở trong tay và vừa đi vừa nói chuyện sự hưng suy của Đông Tây châu trong tám trăm năm liền, nhưng đi đến đâu chàng đều để ý nhìn tới đó.
Chàng là người rất thông minh, đôi mắt lại sắc bén, chàng đã nhận ra xung quanh năm dặm vuông tròn của ngôi mộ Thái Công Vọng này đã có trí Tiên Thiên Bát Trận.

Ông già chống gậy dẫn chàng đi qua những con đường đó đều là cửa sinh, thấy vậy chàng thở dài một tiếng và đoán biết tương lai khó khăn lắm.

Nguy sợ cũng không phải là ít.
Từ trước tới sau, chàng chưa phát hiện một vật gì khả nghi của Ngọc Trân với Ánh Hà để lại cả.
Đột nhiên chàng bỗng nghĩ ra một kế, liền mỉm cười nói với ông già dẫn đường rằng:
- Tại hạ đã mỏi mệt rồi, muốn trở về quán xá với lão trượng vừa đi vừa chuyện trò với lão trượng, tại hạ thụ ích rất nhiều hơn là mười năm đọc sách! Và Trần đại nhân đã sửa soạn một mâm cơm thiết đãi tại hạ rồi vậy mời lão trượng tới đó xơi một chén rượu với tại hạ để được lãnh giáo thêm! Chẳng hay lão trượng nghĩ sao? Ông già nọ đang định từ chối thì Lạc Dương đã giơ tay ra cắp lấy nách y ân cần khuyên mời.
Y càng kinh hãi thêm vì thấy tay của Lạc Dương chỉ nắm xuống một phân là trúng ngay tử huyệt của y rồi nên y kinh hoảng đến toát mồ hôi lạnh ra nhưng lúc ấy y không tiến để lộ thân phận của mình ra cho Lạc Dương biết nên y mỉm cười đáp:
- Nếu vậy lão phu xin tuân lệnh, lão phu hãy còn đi được không dám phiền đại nhân đỡ đần như vậy! Lạc Dương cả cười vội thu tay lại ngay.

Ông già vừa trút được gánh nặng, thở nhẹ ngầm một cái.
Ba người cùng quay mình đi luôn.
-oOo-
Lạc Dương rời khỏi quán xá ấy rồi, Mai Nhi cùng với vợ người canh gác chuyện trò, nhưng ông già lái xe vội chạy vào gia tay điểm huyệt một cái, người vợ của người canh gác bỗng cảm thấy sau lưng tê tái rồi ngã lăn ra chết giấc luôn.
Mai Nhi với người lái xe cùng đi ra bên ngoài tức thì.
Trong phòng yên lặng như tờ, đột nhiên ngoài cửa có một bóng người thấp thoáng, một đại hán trung niên mặc áo đen, hai má gồ lên, đôi mắt trông rất đểu cáng.

Y tay cầm trường kiếm, vừa vào tới nơi thấy vợ người canh gác nằm chết giấc trên ghế, ngạc nhiên vô cùng, y đưa mắt nhìn một vòng rồi mặt biến sắc, vội quay mình đi ra.

Không ngờ y chưa kịp quay ra, thì sau lưng đã bị một thanh kiếm sắt dí vào, cả cổ cũng bị một ngón tay điểm vào yếu huyệt, nên không dám nói nửa lời, chỉ trong nháy mắt y đã ngã ngửa người ra chết, xác thịt hóa thành một đống nước vàng.
Một lát sau, bên ngoài lại có một ông già tuổi trạc năm mươi, mặc áo vải trong người gi u một vật gì gò lên rất cao, hai mắt lóng lánh, nhìn chung quanh, bỗng thấy dưới đất có một bộ quần áo đen và một đống nước vàng, liền biến sắc mặc.

Bỗng phía sau y có một tiếng thỏ thẻ cười và hỏi:
- Đường Nhất Hạ.
Ông già nọ cảnh giác rất nhanh, vội lướt về phía trước, rồi quay người giơ chưởng ra tấn công luôn, nhanh như điện chớp.
Y đã nhanh nhưng còn có người nhanh hơn y, chỉ thấy ánh sáng vàng thấp thoáng như một con Kim Xà v y, một lưỡi kiếm ngắn đã hiện ra đi chặt vào giữa ngực y và yếu huyệt ở cổ tay của y cũng bị một bàn tay nho nhỏ nắm chặt lấy.
Y ngẩng đầu nhìn thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp mặt lạnh lùng cười nhạt nói:
- Đường Nhất Hạ ngươi thị ám khí độc, tung hoành giang hồ, không ngờ ngày hôm nay người chưa kịp ra tay đã bị cô nương này kiềm chế rồi.
Tây Xuyên Đường Môn Tam Độc thị những ám khí tuyệt độc dương oai nên người giang hồ vừa thấy chúng đã hoảng sợ mà tránh xa ngay.


Nhưng ngày hôm nay Nhất Hạ thật là hổ xuống đồng bằng bị chó bắt nạt, y bị Mai Nhi kiềm chế trong lòng đau đớn khôn tả.
Nhất Hạ không thể nào bướng bỉnh được nữa, đang đứng yên nghĩ cách: "Quý hồ ta tránh ra khỏi ba thức thì con tiện tì này sẽ chết với lão phu ngay." Mai Nhi đã biết dụng ý của đối phương, cười khanh khách nói:
- Ngươi đừng có nghĩ mưu mô xảo quyệt nữa, cô nương muốn lấy tính mạng của ngươi thật dễ như trở bàn tay.
Nói xong, nàng bóp chặt tay một cái.

Nhất Hạ bèn cảm thấy mình mẩy tê tái khí huyết rạo rực, mặt biến sắc, hoảng sợ vô cùng, vội đáp:
- Lão không quen biết cô nương bao giờ, chúng ta lại không thù oán gì với nhau, hà tất cô nương phải đối phó như thế, cô nương không sợ mang tiếng là thiếu đạo nghĩa hay sao? Mai Nhi phì cười đáp:
- Đường Môn Tam Độc mà lại biết nói hai chữ đạo nghĩa hay sao, cô nương thật chưa nghe nói bao giờ.
Nhất Hạ nghe nói hổ thẹn, mặt đỏ bừng, Mai Nhi lại nói:
- Đường lão sư vào trong quan xá này làm chi?
- Lão đến kiếm Trần đạo nhân người canh gác lăng tẩm, chứ không phải đến tầm thù cô nương đâu.
- Nếu vậy hãy phiền lão sư đợi Trần đại nhân trở về rồi đối diện nói rõ.
- Cô nương làm như thế là tự mang phiền phức vào người đấy thôi, Đường Môn Tam Độc chúng tôi còn hai người nữa, chúng thấy tôi vào mãi không ra, thì khi nào chúng chịu để yên.
Mai Nhi liền sầm nét mặt lại lạnh lùng đáp:
- Nếu bổn cô nương sợ Đường Môn Tam Độc các ngươi thì không khi nào ra tay với ngươi như thế này.

Đường Môn Tam Độc xưa nay hành vi độc ác như thế nào ai cũng biết hết, có thể nói là cả người lẩn thẩn cũng ghét hận các ngươi, cô nương đang định diệt trừ các ngươi, chỉ sợ các ngươi không tự đâm đầu vào lưới thôi.
Nói xong, nàng điểm luôn ba nơi yếu huyệt tàn phế của y.
Nhất Hạ bị điểm trúng ba nơi yếu huyệt tàn phế mồ hôi lạnh toát ra như mưa.
Mai Nhi liền lôi y đem ra bên ngoài.

Trong quan xá lại yên lặng như trước.

Lúc ấy trong văn võ lăng chỉ có tiếng gió thổi ào ào thôi chứ không có một tiếng động nào hết, Lạc Dương đỡ ông già chống gậy và người canh gác từ từ đi về phía quan xá.
Ông già chông gậy mặt biến sắc, người lảo đảo như suýt ngã, mồm không nói được nửa lời.
Lạc Dương với người canh gác cả kinh thất sắc, vội vào trong quan xá.

Nhưng vừa vào tới cửa, người canh gác đã thấy sau lưng lạnh buốt và chết giấc, ngã người ra phía sau ngay.
Chiếc xe ngựa vẫn đậu ở ngoài cửa, và trong quan xá vẫn yên lặng như tờ.
Một lát sau, trong bụi cây bỗng xuất hiện năm cái bóng người, chạy thẳng về phía quan xá, khi tới trước cửa, chúng rỉ tai dặn nhau rồi chia thành mấy đi vào trong nhà.
Một lát sau, năm tên cao thủ lần lượt ra khỏi quan xá, vẻ mặt rầu rĩ cùng tụ họp lại một nơi không biết bàn tính gì, giây phút sau, chúng lại quay trở về đường cũ.
-oOo-
Trước mộ Thái Công Vọng, chỉ có ánh nắng mặt trời chiếu vào và những cây cối chung quanh um tùm tối om như những bóng ma vậy.
Lúc ấy Lạc Dương mới rời khỏi nơi đó không lâu, trong bụi cây đã có mười mấy người lướt ra đứng ở trên lối đi, mặt hướng về ngôi mộ.

Phía sau ngôi mộ, bỗng có hai người áo đen bịt mặt ra, người đi bên trái hình như đàn bà, dù nàng ta mặc cái áo rất lớn rộng, nhưng người ta vẫn thấy được trước ngực nàng có hai cái ụ nho nhỏ gò lên và hai tay của nàng vừa trắng vừa nhỏ, mười ngón tay như mười cái búp măng.

Chỉ những điểm đó cũng đủ biết nàng là đàn bà rồi.
Người đi bên phải với giọng lạnh lùng hỏi:
- Người đến tuần thị Chu lăng đi cùng với người canh gác mộ vừa rồi hình như có vẻ khả nghi lắm, chẳng hay các người có nhận ra không? Mười mấy người kia liền ngẩn người ra nhìn nhau hồi lâu, rồi một người đáp:
- Thưa lệnh chủ, người này trông ẻo lả yếu ớt, chân đi như văn sĩ, hình như không phải là người biết võ, không hiểu lệnh chủ có xét thấy như thế không.
Người áo đen bịt mặt đáp:
- Bổn tọa chỉ nói hình như khả nghi thôi, chứ không cả quyết.

Nhưng các Hương chủ đã đi theo y rồi, chắc thế nào cũng tìm ra tung tích manh mối.

Bổn tọa lại sai Đường Nhất Hạ đi quan xá để xem bọn người này có gì khả nghi không, có lẽ chỉ trong chốc lát bọn ấy sẽ về.
Người đàn bà bịt mặt đột nhiên cười nhạt một tiếng và đỡ lời:
- Các Hương chủ và Đường Nhất Hạ các người, tôi dám chắc chúng không mong gì sống sót đâu.
Người bịt mặt kia ngạc nhiên hỏi:
- Cái gì, hiền muội nói như thế căn cứ vào đâu?
- Đại ca nên biết đại trí nhược ngu, người mà khiêm tốn như thế ắt không phải phàm nhân, tiểu muội nhận thấy người này tới đây tuy có mục đích nhưng chưa chắc là kẻ địch của chúng ta.

May ra tiểu muội đoán biết phần nào lai lịch của y.
- Hiền muội biết lai lịch của y, sao không sớm nói cho ngu huynh hay.
Thiếu nữ nọ khẽ hừ một tiếng rồi đáp:
- Đại ca, tính rất bướng bỉnh lại hay tự tin, dù tiểu muội có sớm nói cho đại ca biết, chưa chắc đại ca đã nghe mà có khi huynh muội ta bất hòa.
Người bịt mặt lẳng lặng không nói gì hồi lâu, rồi mới lên tiếng hỏi:
- Hiền muội nói như vậy, thì người này rất có lai lịch ư.
- Không những y là người có lai lịch mà cũng không định tâm đến đây cản trở chúng ta nhưng việc làm của chúng ta nơi đây hơi làm trở ngại y.
- Trong võ lâm thị phi bất phân, phàm làm một việc gì, thể nào cũng liên can rất rộng, chẳng lẽ hơi chỉ vì trở ngại người khác một chút mà chúng ta buông tay sao?
- Việc này để cho muội làm nhưng xin đừng có gặp việc gì cũng cản trở muội nhé.
Người bịt mặt cười ha hả đáp:
- Xưa nay hiền muội là người rất vui tính và ôn hòa, gặp việc gì cũng đều do ngu huynh ra mặt nhưng nếu hiền muội muốn nhúng tay vào thì bao giờ ngu huynh cản trở đâu? Đột nhiên năm bóng người ở đằng xa chạy tới mà thưa rằng:
- Thưa Lệnh chủ, chúng tôi không thấy tung tích của Hương chủ và Đường chủ lão sư đâu cả, trong quan xá không có bóng người nào hết, chắc bị trúng độc thủ của địch nhân rồi.
Thiếu nữ bịt mặt nói:
- Đấy, hiền muội nói có đúng không? Người bịt mặt ngẩn người giây lát, rồi nói:
- Hiền muội đoán không sai chút nào.
Một luồng gió mạnh ở trên trời thổi xuống làm cho cành lá những cây quanh đó đều rớt xuống như mưa.

Trong tiếng gió xào xào đó bỗng có tiếng vó ngựa kêu như sấm động từ xa vọng tới.
Mọi người đều nhìn về phía vó ngựa, thấy một người một ngựa đang ở dưới bóng cây phi tới, phía sau ngựa cát bụi bay mù mịt.
Người cưỡi ngựa ấy, kỹ thuật rất giỏi, khi phi tới lối đi lát đá ở trong lăng, y liền gò cương lại, con ngựa đứng lại ngay.
Người đó ở trên yên nhảy xuống bắn ra ngoài xa bảy tám trượng và hai chân đi ở trên đầu những tượng đá, chỉ trong nháy mắt đã tới trước hai người bịt mặt, cúi đầu vái chào và nói:
- Thưa Lệnh chủ, Vân Sơn Nhân Ứng với Thiên Khiết Cung Chủ Ô Phùng đã tới thành Trường An và đi tới cầu Bá rồi.

Quần hùng của hắc, bạch hai đại cũng lần lượt qua cầu Bá.
Thủ hạ của T nh Bình xuất hiện cũng nhiều lắm, hình như chúng định giúp sức cho Ô Phùng vậy.
Người áo đen kêu hừ một tiếng và nói:
- Chúng ta phải đi ngay mới được.
Thiếu nữ bịt mặt đáp:
- Tiểu muội phải ở lại đây.
Người bịt mặt gật đầu đáp:
- Ngu huynh đã để lại một số người, phiền muội tọa trấn ở đây, công việc xong, ngu huynh trở về ngay.

Nói xong, y dẫn mười mấy thuộc hạ đi luôn, chỉ thoắt cái mất dạng.
Thiếu nữ bịt mặt đứng trước mộ lâu không nói nửa lời hình như đang ngẫm nghĩ gì vậy, một lát sau mới khẽ thở dài một tiếng, vẻ mặt rầu rĩ vô cùng.

Hồi lâu nàng mới quay người đi vào phía sau mộ biến mất.
Trên một cây bách cổ thụ cách đó chừng hai mươi trượng, Ánh Hà đang ôm chặt lất Ngọc Trân vì lúc ấy Ngọc Trân đang ngủ say, nàng không biết chuyện gì xảy ra bên ngoài cả.
Thì ra từ khi Ánh Hà thấy Ngọc Trân bỗng mê man, mồ hôi lạnh toát ra như mưa hoảng sợ vô cùng, định cõng nàng ta đi nhưng sợ đi không thoát, định để nàng ta ở lại trên cây rồi một mình về khách điếm trước nhưng lại không yên tâm.

Vì nàng sợ nhỡ Ngọc Trân lọt vào tay kẻ địch thì hậu quả không thể lường được, thật khó xử hết sức.
Nàng nắm tay Ngọc Trân bắt mạch thử xem, liền hoảng sợ đến biến sắc mặt vì thấy lục mạch của Ngọc Trân tán loạn, chân khí chạy ngược, nếu không cấp tốc chữa ngay thế nào cũng nghịch huyết công tâm mà chết chứ không sai.
Nàng vội dùng bàn tay dí vào Mệnh Môn huyệt của Ngọc Trân và dùng chân khí của mình mà dồn vào cho đối phương, trợ giúp cho khí huyết của nàng nọ chạy trở về chủ mạch.
Nửa giờ sau nàng đã cảm thấy khí huyết của Ngọc Trân đã chạy xuôi.

Lục mạch hòa thuận, sắc mặt hồng hào dần, nhưng vẫn chưa thấy tỉnh táo.
Nàng tiêu hao gần hết chân lực để cứu chữa Ngọc Trân, vì vậy người nàng mỏi mệt và uể oải khôn tả, hai mắt nặng chình chịch rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Ngọc Trân thức tỉnh trước, thấy mình nằm ở trong lòng Ánh Hà mà Ánh Hà lại đang ngủ say chưa tỉnh.

Nàng không dám động đậy, chỉ nằm yên mà nghĩ ngợi chuyện xưa thôi.
Nàng nghĩ tới mình giở Câu Hồn Nhiếp Phách Ma Pháp ra xong, liền cảm thấy người mê man bất tỉnh, nàng lại đưa mắt nhìn Ánh Hà, thấy sắc mặt của nàng ta vẫn nhợt nhạt liền giật mình kinh hãi, bụng dạ bảo rằng: "Sao sắc mặt của Hà tỷ lại tái mét thế này?" Nàng nghĩ đi nghĩ lại không hiểu tại sao cả.

Vội khẽ gọi Ánh Hà rằng:
- Ánh Hà tỷ tỉnh dậy đi! Nàng đẩy mấy cái Ánh Hà mới mở mắt ra nhìn, thấy sắc mặt của nàng đã như thường liền cười và nói rằng:
- Trân muội! Vừa rồi muội làm tỷ hoảng sợ suýt tí nữa thì mất hết hồn vía.
Nói xong, nàng kể lại chuyện cứu chữa như thế nào cho Ngọc Trân nghe.
Lúc này Ngọc Trân mới biết tính mạng của mình là nhờ Ánh Hà cứu cho nên nàng vội cám ơn, rồi nàng nhìn xuống bên dưới và hỏi:
- Hà tỷ! Chúng ta mau rời khỏi đây thì hơn! Ánh Hà đáp:
- Tỷ cũng muốn lắm! Thế rồi hai người đứng dậy nhưng cả hai đều cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, mình mẩy uể oải, liền nhìn nhau gượng cười rồi cũng tung mình nhảy xuống nhanh như chim cắt vậy.
Ánh Hà quay đầu lại nhìn và bảo Ngọc Trân rằng:
- Đi thôi! Nhưng trong bóng tối bỗng có một giọng người rất rùng rợn vọng ra:
- Đến thì dễ chứ đi thì khó lắm! Biết điều thì hai cô nên thúc thủ chịu trói đi.
Tiếng nói đó vừa dứt thì có một cái bóng đen trong bóng tối lướt ra.
Hai nàng đưa mắt nhìn thấy người đó vận võ phục, đầu sói trán nhọn, lẹm cằm, hai tai rất lớn, tuổi ngoài sáu mươi, đôi mắt vừa nhỏ vừa hung ác, trong áo từ dưới ngực trở xuống gi u những vật gì ở bên trong nên trông phồng lên rất khó coi.
Ngọc Trân cười nhạt đáp:
- Liệu ngươi có đủ tài giữ hai cô nương này ở lại không? Ánh Hà nhìn Ngọc Trân vừa cười vừa nói:
- Hiện giờ trong võ lâm có nhiều người rất hay tự phụ, cứ tưởng mấy miếng võ quèn của mình là vô địch thiên hạ và đi đâu cũng khoe khoang là mình tài giỏi và lợi hại lắm, hiền muội bảo có bực mình không? Ngọc Trân cười khanh khách đáp:
- Đúng thế, lại còn có những kẻ áo đã phai màu rồi tự nhận là tiền bối của giang hồ và cho mình giỏi không thể tưởng tượng được, mười tám ban võ nghệ, ban nào cũng thông thuộc hết.

Nhưng sự thực chúng chỉ là hổ giấy thôi, chỉ cần khẽ búng một cái thôi là thủng liền! Ánh Hà lại hỏi tiếp:
- Hiền muội thử xem đánh mấy miếng thì giải quyết xong lão tặc này?
- Ba thế là cùng!
- Từ khi hiền muội luyện thành môn tuyệt kỹ này đến giờ chưa hề sử dụng bao giờ, ngày hôm nay hiền muội thử đem ra thử xem nhưng tiếc thay đối thủ quá tầm thường nên ngu tỷ chắc trận đấu này cũng tầm thường lắm.
Hai nàng kẻ xướng người họa không coi ông già nọ vào đâu hết.

Ông già ấy tức đến mặt đỏ bừng, mắt lộ hung quang, cười khì khì mấy tiếng rồi đỡ lời:
- Hai con tiện tỳ này không biết sống chết là gì, lão phu Đường Tam Điệp xưa nay không hề giết đàn bà trẻ con bao giờ nhưng ngày hôm nay đành phải phá lệ một phen.
Hai nàng nọ nghe đối phương nói xong mới biết y là một tên hung ác khét tiếng và ám khí ác độc của y đã luyện tới mức xuất thần nhập hóa, vì vậy cả hai đều kinh thầm.
Ánh Hà vội kêu ối chà một tiếng và nói tiếp:
- Hiền muội, chúng ta phải cẩn thận lắm mới được, nghe nói trong người của tên này có nhiều xương gà vụn, cẳng cây nát, chúng ta đừng nên làm rách áo của y.
Lúc ấy trong bóng tối lại có tam tên mặc võ trang, áo đen lần lượt nhảy ra bao vây hai nàng vào giữa.
Một tên trong bọn rỉ tai nói thầm với Tam Điệp mấy câu.
Tam Điệp nghe nói liền ngơ ngác.
Ngọc Trân đột nhiên rút nhanh kiếm ở trên vai ra giở thế Hóa Thụ Ngân Hoa (cây lửa hóa bạc).

Mọi người chỉ thấy hàng vạn bông hoa bạc và sao sàng bay tung tóe và có tiếng kêu veo veo làm đinh cả tai, đó là một thế trong Ca Diệp Kiếm Phổ, oai lực tuyệt luân.
Ngọc Trân ra tay rất nhanh mà lại tấn công một cách qua đột ngột khiến đối phương trong lúc không kịp đề phòng nên đã có hai người bị đâm thủng ngực, máu tuôn như suối và chỉ rú lên một tiếng đã ngã lăn ra đất chết.
Ánh Hà rút kiếm ra tấn công luôn.
Bọn Tam Điệp đều là cao thủ trên giang hồ, ai nấy vội rút khí giới ra phản công lại.
Hai nàng song kiếm hợp bích vốn dĩ kiếm pháp của họ đã uy lực vô cùng và cũng là kiếm pháp khoáng tuyệt trong võ lâm nên muốn đánh bại biển người này không khó khăn gì hết, nhưng hai nàng đã quên chân lực của mình đã hao hụt rất nhiều nên không sao vận dụng kiếm pháp theo ý muốn của mình được.
Lúc đầu hai nàng còn chưa cảm thấy, sau càng càng thấy người như bị đè nặng, khí huyết rạo rực, tay chân uể oải, lúc ấy hai nàng mới giật mình kinh hãi thầm.
Tam Điệp đã biết hai nàng đuối sức, liền cười nhạt một tiếng và nói:
- Các vị cứ giở toàn lực ra tấn công đi, thế nào cũng phải bắt sống hai con tiện tỳ này, đừng để cho chúng chạy thoát! Thế là mấy người cùng ra tay tấn công tới tấp.
Ngọc Trân thấy vậy bụng bảo dạ rằng: "Nếu bị chúng bắt sống thì thà chết còn hơn! Chứ khi nào lại chịu để cho chúng làm nhục?" Nghĩ đoạn, nàng nghiến răng mím môi tấn công luôn ba thế thật lợi hại, một ông già gầy gò bé nhỏ chưa kịp nhảy ra sau tránh né đã bị nàng ta đâm thủng ngực, rú lên một tiếng rất thảm khốc, ngửa người ra, máu phun như mưa.
Ngờ đâu Ngọc Trân dùng sức quá mạnh tấn công xong ba thế kiếm đó đã thấy cổ họng ngọt ngào, người run lẩy bẩy, không sao gượng được, liền hộc máu tươi ra ngay.
Ánh Hà thấy vậy cả kinh thất sắc nhưng nàng cũng mỏi mệt đến tay chân bủn rủn, chính tự mình cũng không sao giữ nổi, huống hồ là cứu người, nhưng nàng cũng gượng tấn công luôn ba thế một lúc để che chở cho Ngọc Trân.
Tam Điệp thấy vậy cười khỉnh nói:
- Hai con nhỏ kia, đừng cố gượng như thế nữa làm chi? Thúc thủ chịu trói thì còn mong sống sót.
Nói xong y tiến lên giơ tay trái ra, từ từ dồn chân lực và cương khí ra.
Phía sau mộ bỗng có một thiếu nữ mặc áo đen bịt mặt bước ra với giọng thánh thót quát bảo:
- Tam Điệp, không được đả thương họ! Ánh Hà đã thấy áp lực của địch nặng khôn tả, mấy môn khí giới của địch cũng nhanh như chớp tấn công tới một lúc, nàng bụng bảo dạ rằng: "Phen này ta chết mất!" Tam Điệp nghe nói vội thu chưởng lực lại, lúc ấy bỗng có một cái bóng đen ở trên không giáng xuống, hai tay áo phất ra một luồng cuồng phong mạnh khôn tả.
Tam Điệp các người chỉ cảm thấy sức mạnh đó như một khoảng núi đẩy xuống, khiến chúng phải lui về phía sau ba bước, khí huyết rạo rực, tên nào tên nấy đều hoảng sợ mặt biến sắc.
Cái bóng đen kia thừa thế liền cắp Ngọc Trân và Ánh Hà vào nách, hai chân cùng nhún nhảy một cái, như một con rồng thăng thiên, nhảy lên trên cao bảy tám thước và phi thân vào trong bụi cây, biến mất.
Người đó xuất hiện một cách đột ngột và đi cũng quá nhanh, hai tay cắp hai người như thế mà thân pháp vẫn còn đi nhanh như điện chớp, chỉ thoáng cái đã biệt tích ngay.
Bọn Tam Điệp thấy vậy, quát lớn một tiếng rồi lần lượt đuổi theo luôn.
Thiếu nữ bịt mặt hơi kinh ngạc một chút, nhưng nàng đứng suy nghĩ một lát đã nghĩ ra được một kế, vội đuổi theo ngay.
-oOo-
Mặt trời đã lặn xuống núi, các nóc nhà đều có khói bốc lên.

Thì ra lúc ấy đã là hoàng hôn và mọi nhà đều đang thổi cơm.
Trên bến đò Hàm Dương ở sông Vy Thủy, thuyền buồm đông như trẩy hội, ngay chính giữa lòng sông có một chiếc thuyền lớn đang nhổ neo từ từ đi.
Trong chiếc thuyền đó đã có tiếng đàn sáo nổi lên và có tiếng ca hát xen lẫn nữa.
Trong bụi cây liễu ở bên sông, bỗng có một thiếu nữ áo đen, bịt mặt xuất hiện, từ từ mở cái khăn bịt mặt ra để lộ một khuôn mặt đẹp tuyệt trần.
Thiếu nữ ấy tuổi trạc đôi mươi, mặt đẹp như hoa nở, hai mắt đang chăm chăm nhìn vào chiếc thuyền lớn kia, mồm lẩm bẩm nói:
- Nhất định là y rồi...!nhất định là y rồi!.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.