Trận sốt cao này tới như vũ bão.
Ý thức của tôi trở nên trì độn, toàn thân đau muốn chết, cuộn tròn trong chăn sốt mãi không thôi.
Gió Bắc ngoài cửa sổ thì không ngừng gào thét. Trong mơ hồ, tôi mơ về năm đó.
Tôi nằm trên lưng Phó Trinh, hỏi: “Phó Trinh, nếu em chết thì phải làm sao?”
Anh ấy cõng tôi vững vàng bước về phía trước, nhẹ giọng dỗ dành tôi: “Đừng nói linh tinh, chỉ là phát sốt thôi mà, tiêm xong là sẽ ổn thôi.”
“Này, sinh hoạt phí của anh có đủ dùng không? Tiêm đắt lắm đấy.”
“Không sao đâu.”
“Sao mà không sao được chứ? Anh đã làm bao nhiêu việc thế hả?”
Phó Trinh không đáp lời tôi, anh đặt tôi ở chỗ y tá, ngồi xổm xuống trước mặt tôi rồi nghiêm túc nói:
“Chỉ cần em bình an vô sự thì anh thế nào cũng được.”
Tôi run rẩy, co ro trong chiếc áo ngoài dày cộp, tâm trạng xoắn xuýt nói: “Đợi khi nào bố mẹ em không cãi nhau nữa thì em sẽ xin sinh hoạt phí từ họ rồi trả tiền cho anh.”
Phó Trinh xoa đầu tôi, ánh mắt dịu dàng, “Tin tưởng anh, về sau chúng ta sẽ có tiền thôi.”
Nhưng tôi không hề bình an như anh đã từng hy vọng.
Vào buổi tối hôm Phó Trinh đi tỉnh khác tham gia thi đấu, khi tôi về nhà, đẩy cửa phòng ngủ của bố mẹ ra.
Bố tôi đang ôm một người phụ nữ khác trong lòng.
Cuộc đời tươi đẹp, sáng sủa của tôi từ đó bắt đầu sụp đổ.
Sau đó bố mẹ tôi xảy ra tranh cãi gay gắt. Bố tôi không từ mà biệt, nhà họ Đường thì nợ nần chồng chất.
Một đêm nọ, một nhóm đàn ông trung niên đến cửa đòi nợ.
Những ánh đèn chập chờn trên đỉnh đầu, tiếng hò hét trong hưng phấn của người đàn ông, nỗi đau âm ỉ trên da thịt và những cái đụng chạm ghê tởm, cùng những lời mắng mỏ làm tôi đau đến tê tâm liệt phế, tất cả pha trộn lại thành một thứ cảm xúc sền sệt như chất keo dính cuồn cuộn tuôn ra trong trí óc tôi.
Máy ảnh đột nhiên như được ấn nút tua nhanh.
Mẹ bị các chủ nợ ép chết ở trong bồn tắm.
Tiểu Thu phát hiện tôi áo quần không đủ che thân, liền đưa tôi đến Nam Thành xa xôi.
Một ngày mưa âm u, tôi cuộn mình trong một góc bệnh viện, mặc bộ đồ tang, tinh thần vô cùng bất ổn.
“Gia đình cô ấy có bệnh trầm cảm di truyền. Cô ấy còn có người thân nào nữa không?”
Tiểu Thu lo lắng nhìn về phía tôi, “Cô ấy còn có một người bạn trai, giờ anh ấy đang tham gia một cuộc thi ở tỉnh khác.”
“Thông báo với cậu ấy, bảo cậu ấy tới đây đi.” Lời nói của bác sĩ có xen lẫn một số thuật ngữ chuyên ngành, “Hiện tại khuynh hướng tự sát của bệnh nhân rất rõ ràng, cho nên độ khó của việc trị liệu khá cao. Trong vài năm nữa sẽ không thể xa người được, người nhà nên chuẩn bị tâm lý chiến đấu lâu dài đi."
Trạng thái tinh thần của tôi lúc ấy, đã không còn đủ khả năng chống đỡ để đi báo cảnh sát và thu thập chứng cứ đòi lại công lý cho bản thân rồi.
Cả tôi và Tiểu Thu giống như hai con chó nhà có tang vậy.
Vào ngày ấy, cuộc sống bình dị của tôi bỗng nhiên bị đảo lộn, tôi đã bị đánh tơi bời đến không còn một mảnh giáp che thân.
Cũng cùng ngày hôm đó, trên danh sách giải thưởng của cuộc thi, cái tên “Phó Trinh” được vinh danh ở vị trí đầu tiên.
Anh ấy lấy được suất đi nước ngoài.
Có điện thoại gọi tới.
Sau khi nhận điện thoại, tiếng gió gào thét từ phía đối diện truyền tới.
“Đường Gia,” Giọng nói của Phó Trinh hết sức dịu dàng, “không phụ sự phó thác, 3 năm sau, anh sẽ lấy em.”
Tôi nhìn cánh cổng sắt đang từ từ khép lại, tôi sẽ không thể tìm được đường về nhà nữa.
“Phó Trinh, em… chắc là không thể ở bên anh được nữa rồi.”
Tôi kìm lại tiếng nức nở, nước mắt lại lặng lẽ rơi xuống.
Anh như nín thở, “Tại sao?”
Tôi định mở miệng trả lời anh, nhưng khoảnh khắc đó, tôi đã do dự.
Tương lai của anh ấy vốn sẽ rất tươi sáng.
Thật sự phải ích kỷ chôn vùi nửa đời còn lại của Phó Trinh ở Nam Thành với mưa phùn liên miên và tiết trời âm u sao?
Người con gái đau khổ khóc không thành tiếng. Còn bên ngoài cửa sổ, cách một hàng rào, khuôn mặt chàng trai lại hiện lên sự tê dại và chán ghét khiến người ta thấy buồn.
Tôi nhìn tình yêu của đời mình từ từ biến mất khỏi tầm mắt, thật khiến người ta tuyệt vọng.
Gió thổi tung tóc anh, để lộ những vết cắn và vết véo bầm tím, xanh đen ở phía dưới cổ.
Tôi lau nước mắt, nói, “Phó Trinh, anh đang sống rất tốt, chúng ta nên dừng lại ở đây thôi.”