Trùng Nhiên

Chương 10: Cuộc sống phong phú.




Trình Nhiên muốn thành tấm bọt biển, không biết mệt mỏi hấp thụ tri thức mà y đã bỏ lỡ, dù một chút cũng khiến y không khác gì ở giữa sa mạc khô cằn uống giọt sương mai.

Xác định mục tiêu đầu tiên, ăn sáng xong Trình Nhiên về phòng lấy sách vở ba năm sơ trung ra ôn tập.

Đời sau Trình Nhiên tuy không vào được đại học tốt, nhưng ở giai đoạn cao trung rút kinh nghiệm đau thương, cuối cùng không bị bỏ lại quá xa, vì thế thi được vào trường đại học bình thường, nên cơ sở có. Đừng nói tới làm việc nhiều năm, du lịch cùng công tác nước ngoài, phương diện tiếng Anh thuần thục, nội dung sơ trung đại đa số là vận dụng ngữ cảnh, hoàn toàn không có khó khăn gì.

Ngoài trừ khác biệt ít khẩu ngữ và cấu trúc câu cứng nhắc có chút khác biệt, khiến Trình Nhiên nhất thời chưa quen, cái khác thì chỉ liếc mắt qua là hiểu. Trình Nhiên lấy ra đề thì trung khảo cũ mà trường học phát, lấy ra xem bây giờ với trình độ mình làm bài có vấn đề gì không?

Kết quả là chẳng có vấn đề gì cả, đem đối chiếu với đáp án, bị trừ mất mười điểm, mất điểm ở chỗ vận dụng ngữ pháp không quen thôi. Cũng có từ đơn cá biệt mà y không nhận ra, nhưng thông qua tổ hợp từ cùng với văn cảnh có thể đoán hàm nghĩa.

Trình Nhiên thở phào một hơi, về cơ bản là không có gì đáng ngại ở môn tiếng Anh, chỉ cần đọc lại ngữ pháp trong sách, khi làm bài tỉ mỉ một chút là OK rồi.

Đó là nguyên nhân y chọn tiếng Anh đầu tiên, lấy sĩ khí mà.

Tiếp đó là môn ngữ văn.

Xem liền vài bài thi, gặp một ít chữ hiếm gặp hoặc cách đọc làm khó y, những cái này thông qua ôn tập đột kϊƈɦ tăng thêm tỉ lệ chính xác.

Cách vận dụng thành ngữ, từ ngữ không thành vấn đề, mà vấn đề lớn nhất không ngờ lại ở cổ văn, cùng với phương diện đọc hiểu. Cổ văn thì là thứ cần cố thuộc lòng nhét vào đầu thôi, sai một chữ cũng không được, thế nên Trình Nhiên khi đó mất điểm rất nhiều, giờ muốn nhặt về điểm mất, chỉ có cách đọc thật nhiều.

Còn về vấn đề lý giải văn xuôi mới làm Trình Nhiên đau đầu, chẳng phải là lý giải phân tích một bài văn, mà là hỏi anh người ta trích một đoạn văn ngắn, sau đó hỏi ẩn chứa trong đoạn văn đó là hám ý gì, các giả tâm cảnh ra sao, kỳ vọng gì cùng đủ mọi thứ liên tưởng cổ quái.

Có tác giả từng lên truyền hình kể, tác phẩm của ông ta được đưa vào đề thi, thế là ông ta làm thử, kết quả là sai hết, bản thân mình là tác giả lại không biết tâm cảnh tác giả khi sáng tác là gì ....

Loại đề đọc hiểu này chỉ có sách lược giống cổ văn, đó là đọc nhiều, xem nhiều đáp án chính xác, sau đó đúng sách mà viết, chứ chẳng có không gian cho anh phát huy đâu.



Tóm lại, ngữ văn là môn học thuộc lòng,

Về phần vật lý hóa học, nếu lúc này mà là thi đại học thì y đầu hàng ngay, một tháng không đủ học, nhưng ở thời sơ trung thì lại đơn giản lắm. Vật lý cơ bản là một số ứng dụng liên quan tới sinh hoạt, điện trở, điện áp, điện lưu, đề bài quá nửa liên quan tới định luật Am-pe, vẽ mạch điện.

Hóa học thời sơ trung cực kỳ cơ bản, một ít phương trình hóa học, thí nghiệm phản ứng hóa học, lượng kiến thức không nhiều, hay bố trí bẫy nhỏ thôi, chủ yếu là kiểm tra độ tỉ mỉ.

Tổng thế mà nói hai môn này cần học thuộc công thức và định lý, đều là kiến thức khá gần gũi cuộc sống hàng ngày, chỉ là thể hiện lại qua ngôn ngữ khoa học, Trình Nhiên thấy không khó.

Về phần số học, công thức định lý gì cũng quen mà chả nhớ rồi, phải học lại. Đề thi số học đại bộ phận là nội dung đại cương, nhưng một số đề lấy điểm cao thì có hiềm nghi ngoài đề cương ôn tập, biết làm sao, đây là cách phân chia học sinh mũi nhọn và học sinh bình thường.

Người ra đề cũng có tâm lắm, những bài thuộc loại cực khó với học sinh bình thường đó được cho ở cuối đề thì, tránh học sinh bình thường vướng bài khó ở giữa không giải được, để lỡ bài dễ lấy điểm phía sau.

Trình Nhiên chủ yếu xem những phần bài khó đó, rõ ràng một số thứ phải tới cao trung mới học.

Hay ở chỗ, Trình Nhiên ít sợ nhất là kiến thức cao trung môn số học, vì khi lên cao trung, nhất là năm cuối, y bỏ công sức học tập, tuy giờ quên nhiều lắm, nhưng chung quy có kiến thức đọng lại ở tâm trí rồi, tuy giờ y không giải được, nhưng đọc hiểu dễ dàng. Thế nên chỉ cần ôn tập một cách có hệ thống, ít nhất sẽ không tệ như bây giờ.

Cũng gặp phải vài đề số học thú vị, ví dụ như cái này :" Vì điều tra tình hình sức khỏe của người già thành phố X, ngẫu nhiêu lựa chọn một số người gia tiến hành điều tra, phương pháp lựa chọn nào dưới đây là thích hợp nhất. A, chọn 100 cụ bà. B, chọn 100 cụ ông. C, chọn 100 người già trong công viên. C, chọn 10 địa điểm ở xã thị trấn, mỗi cái lựa chọn 5 người già."

Mặc dù hơi vô lý quá mức, nhưng một vài đề mà bây giờ Trình Nhiên thấy đến trẻ con cũng trả lời được ... Mà loại đề ấy thực sự xuất hiện trong kỳ thi trung khảo các năm.

Về phần tư tưởng chính trị, kiểm tra cả nhận thức kiêm thuộc lòng, cần ôn lại.

Sau khi có cái nhìn tổng quát về đề thi trung khảo, Trình Nhiên lập kế hoạch ôn tập.



Tiếng Anh: Cơ bản không cần ôn tập, mỗi ngày đọc một ít sách tiếng Anh là được, có điều kiện thì kiếm ít sách nước ngoài xem.

Ngữ văn: Bỏ 4 ngày để học cổ văn, đọc lại các bài văn nổi tiếng trong sách giáo khoa.

Vật lý: Dùng 5 ngày ôn tập toàn bộ định lý.

Hóa học: Cũng dùng 5 ngày, học thuộc các phương trình hóa học, phản ứng hóa học.

Tư tưởng chính trị: 7 ngày, học thuộc lòng, không cách nào khác.

Số học: 5 ngày ôn công thức, mỗi ngày phải làm một đề thi.

Ngoài ra sáng phải dậy sớm để chạy bộ, mặc dù điểm thể ɖu͙ƈ thông thường đều được trọn vẹn, nhưng Trình Nhiên rèn luyện không phải vì điểm số, mà vì trân trọng cái thân thể trẻ trung chưa bị tửu sắc tổn hại này, phải bóp chết thói xấu từ trong trứng nước. Chỉ có người từng trải rồi mới thực sự hiểu, hai chữ sức khỏe dù bao nhiêu tiền bạc và địa vị cũng không đổi được.

Nhìn bảng kế hoạch chi tiết tới từng ngày, gạch chân đánh dấu tỉ mỉ, Trình Nhiên có loại cảm giác không nói thành lời, bí quyết giúp Trình Nhiên biến thành cỗ máy bất bại là trước khi làm gì, y cũng lên kế hoạch tổng thể chi tiết, sau đó định ra mục tiêu nhỏ từng giai đoạn, dồn toàn lực chinh phục từng mục tiêu nhỏ đấy, vừa lấy lấy tự tin, nhờ vậy y vừa củng cố thành quả để vượt qua nhiều kẻ địch mạnh, đạt thắng lợi cuối cùng.

Bất tri bất giác y lại thể hiện của đức tính người làm công ăn lương chăm chỉ, một nhân viên mẫn cán đc ông chủ yêu quý.

Nếu người trẻ tuổi khác đạt được thành tựu như Trình Nhiên thì sớm ra ngoài mở công ty riêng tự mình làm ông chủ rồi, Trình Nhiên thì lại khác, y chỉ lạnh lùng công phá hết hạng mục này tới hạng mục khác, thậm chí chẳng tỏ ra quá hứng thú với lương thưởng.

Có điều lúc này khác rồi, khi đó Trình Nhiên không biết mình đang phấn đấu vì cái gì, y chỉ bị dòng lũ cuộc đời đầy về phía trước.

Còn giờ, y có mục tiêu rất rõ ràng.

Thế nên nhìn kế hoạch một tháng tới được an bài đầy ắp rồi, Trình Nhiên cảm thấy cuộc sống mới phong phú chưa từng có ...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.