Trên phương diện cố chấp này, Sở Tà kế thừa từ cha ruột của hắn.
Quỳnh Nương biết được ý của hoàng đế từ chỗ Thái Hậu, trong lòng nắm chắc, bèn sai người lấy dược thiện nàng nấu riêng cho Thái hậu ra để bà thử.
Lâu rồi Thái Hậu chưa ăn đồ Quỳnh Nương nấu, hiển nhiên ăn rất vui vẻ, cũng dặn dò nàng thường xuyên vào cung vấn an bà.
- -----
Mấy năm nay, có lẽ là đã biết chân tướng Tình Nhu qua đời, khúc mắc cởi bỏ, Thái Hậu không ở trên Hoàng Sơn nữa, mà trở lại trong cung an hưởng tuổi thọ.
Ngoài lí do khúc mắc cởi bỏ, không cần tụng kinh siêu độ nữa, thật ra cũng là vì Thái Hậu chán ghét Nhị hoàng tử, không muốn sống trên núi cùng hắn.
Quỳnh Nương về kinh, cẩn thận hỏi thăm, từ khi lên núi, Nhị hoàng tử không xuống dưới nữa, nghe nói thân nhiễm bệnh nặng, không thể gặp người.
Khác Sở Tà như trời với đất, kiếp trước bị tù trên Hoàng Sơn mà thỉnh thoảng hắn vẫn có thể xuống núi, trêu hoa ghẹo nguyệt, trêu chọc nàng như trời với đất.
Quỳnh Nương thở dài, biết vạn tuế gia là người cha bất công tột đỉnh.
Có điều tuy rằng Lang Vương mạnh miệng không chịu nhận Hoàng Thượng, nhưng Quỳnh Nương biết hắn cũng là mạnh miệng mà mềm lòng.
Nếu không, kiếp trước Sở Tà khởi nghĩa tạo phản, một mạch đánh đến cửa kinh thành rồi lại bị hoàng đế nói chuyện khuyên bảo khiến hắn dừng lại.
- -----
Có lẽ lúc đó hắn đã biết vạn tuế là phụ thân thân sinh của hắn, không muốn giết vua giết cha, tình nguyện bị tù Hoàng Tự.
Dẫu sao đã là chuyện đời trước, Quỳnh Nương thật sự không biết lúc ấy hoàng đế nói gì, nhưng hẳn là trong lòng Sở Tà không mạnh miệng bằng trên mặt hắn.
Quỳnh Nương không thể làm người tốt khuyên Lang Vương nhận cha, nhưng lo hoàng đế bức bách quá chặt, ngược lại sẽ mài mòn tình phụ tử vốn dĩ hẳn là sẽ hoà hoãn theo thời gian.
Nàng nghĩ nếu có cơ hội, lúc gặp mặt thánh thượng thì uyển chuyển khuyên can hoàng đế, Sở Tà là người ăn mềm không ăn cứng, không thể cường thế giống gia yến Giang Đông.
Sau khi Sở Tà vào kinh, Gia Khang Đế lệnh cho Văn Thái An tới tìm Lang Vương vào cung bồi vua, chơi cờ nói chuyện phiếm vài lần. Nhưng Lang Vương đều tìm cớ từ chối, không muốn lén lút đi gặp vạn tuế.
Vạn tuế cũng nhớ con sốt ruột, nếu không chịu gặp lén lút thì lấy lí do đón gió tẩy trần cho Lang Vương, tổ chức cung yến.
Cứ như vậy, tất nhiên Lang Vương không thể từ chối, tham gia cung yến với Quỳnh Nương.
Từ khi vào kinh, Quỳnh Nương vẫn chưa lộ mặt, lúc này cũng coi như là lộ mặt sau nhiều năm rời khỏi kinh thành.
Lúc nàng theo Lang Vương vào cung điện, đèn hoa rực rỡ dẫn hương, tửu sắc đang đậm. Một nữ tử phong nhã, một thân váy dài lụa mềm đổi màu như lông chim, nhanh nhẹn bước vào.
Quỳnh Nương rời kinh thành đã lâu, thế cho nên rất nhiều phụ nhân đều tiếc nuối, mỹ nhân thích trang điểm kia, đến vùng đất hoang Giang Đông như con cá mất nước, không biết cẩm y nghê thường, biến hoá mi đậm mi nhạt của kinh thành dạo gần đây, lần này trở về, không biết mang theo bao nhiêu thổ vị Giang Đông.
Nhưng lúc Quỳnh Nương bước lên bậc thang xuất hiện trước mắt người khác, khí chất không giống người khác của nàng tức khắc kích thích hồi ức của mọi người —— loại tao nhã nhàn tản này, sao lại bởi vì ở quê cha đất tổ mà thay đổi?
Y phục trên người nàng không cố hùa theo cách cắt may lưu hành trong kinh thành, nhưng bất kể là vải dệt độc đáo hay là eo váy tinh tế, một chút cũng không lạc hậu, mọi thứ cao nhã khiến người ta không rời được mắt.
Thật ra mọi người không biết Quỳnh Nương sống lại, đừng nói phục sức biến hoá mấy năm gần đây, qua mấy năm nữa nàng cũng thuộc lòng, cũng biết bây giờ những y phục này thịnh hành, nhưng không theo được thời gian, quay đầu lại xem thảm không thể nhìn.
Vì vậy tuy y phục nàng tự tay thiết kế không lưu hành như đồ kinh thành, nhưng rất hợp với nàng, nhìn cũng dịu dàng lả lướt, cách mấy năm nữa nhìn lại vẫn đẹp.
Quỳnh Nương chào hỏi mọi người, ngồi xuống uống rượu, có người gấp gáp hỏi vải dệt đổi màu trên người nàng mua ở đâu.
Quỳnh Nương cười nói, đây là vải dệt cửa hàng dệt của Giang Đông nhuộm màu, chỗ khác không mua được.
Kết quả mọi người nghe tiếp mới biết, phần lớn vải dệt lịch sự mới mẻ tao nhã trên người mình đều là sợi dệt thượng phẩm của Giang Đông, mà màu sắc và hoa văn cũng là tự tay Quỳnh Nương vẽ phác hoạ.
Hoá ra xa ngoài vạn dặm mà vị Vương phi này vẫn nắm giữ được tục lệ biến hoá của kinh thành, mất công trước cung yến còn có người nghĩ có lẽ vị Vương phi này sẽ trang điểm lỗi thời.
Có điều Quỳnh Nương không cố ý ăn mặc làm nổi bật rêu rao, dẫu sao ngày nào ở Giang Đông nàng cũng mặc vậy.
Nàng yêu cái đẹp trời sinh, có điều kiếp trước thân là Thượng phu nhân, không nên quá mức rêu rao, tuy trang điểm xuất chúng hơn nhưng không nên huyênh hoang. Dù kiếp này gả cho Lang Vương rồi cũng là như vậy, mặc y phục trang điểm phải nghĩ đến yến tiệc, không thể đoạt nổi bật của các cung phi phu nhân khác.
Nhưng đến Giang Đông, tất cả gánh nặng đều không có, nàng lại không ngừng thiếu tiền, mỗi khi ra phố, y phục kiểu tóc không thể trùng lặp, người dân đều thích xem Vương phi mặc mới mẻ, bắt chước theo nàng.
Dù sao cũng là thần tiên được bô lão Giang Đông cung phụng ở miếu nương nương, thời gian lâu rồi, Quỳnh Nương lại có một gánh nặng mới —— đó là, trang điểm thế nào mới có thể để người dân vây xem nhìn mà không chán.
Thường thường mỗi lần trước khi ra cửa đều phải thay ba năm bộ, trang sức bội sức đều phải hao phí ra sức suy nghĩ, nhưng mỗi lần nhíu mày buồn rầu, Sở Tà lại đến xem náo nhiệt, nói nàng như vậy đúng là đáng yêu, rồi quấy rầy đến mức tóc rối trâm nghiêng, son trên miệng bị hắn ăn hết, nàng lại phải vẽ lại.
Dẫu sao chuyến này của bọn họ là đến nhà tù cứu người, không phải đến rêu rao khoe khoang.
Tuy Quỳnh Nương không có ý này, nhưng nhìn nàng mà mắt đỏ tâm nóng lại có khối người.
Bây giờ những người đã gả trong kinh thành đều rất hối hận, lúc trước còn có người ghét bỏ hắn là phiên vương quê cha đất tổ, không hoà thuận với hoàng tộc.
Ai mà chẳng biết, Giang Đông Lang Vương thật sự là người có phúc.
Ban đầu Giang Đông không tính là nơi giàu có đông đúc gì, nếu không mấy thế hệ Lang Vương cũng sẽ không sống giật gấu vá vai, đòi quân phí. Tuy Lang Vương làm ăn khắp nơi nhưng cũng chuẩn bị ngân lượng ngoài Giang Đông. Mà mấy năm nay tơ lụa Giang Đông cũng dần có tiếng, tiêu thụ các nơi.
Bây giờ Giang Đông là nơi an cư của người dân, nơi lạc nghiệp giàu có của thương nhân.
Trong yến hội, ánh mắt mọi người đều hoặc sáng hoặc tối mà giao động giữa thánh thượng và Lang Vương. Trước kia chỉ cảm thấy thánh thượng đối xử với Lang Vương rất tốt, lúc này cẩn thận quan sát ánh mắt hiền lành vui mừng của thánh thượng khi nhìn Lang Vương, đó là ánh mắt phụ thân nhìn thấy nhi tử vừa ý.
Thánh thượng đối với đôi nhi nữ của Lang Vương, Nhược Hoa và Hi Hoà yêu thích không buông tay. Đặc biệt là Nhược Hoa, tuy rằng vẫn là trẻ con nhưng gương mặt có dáng vẻ của Tình Nhu, nếu không có Thái Hậu ho khan vài tiếng, thánh thượng đã rơi lệ rồi.
Lang Vương làm việc đúng là nhanh nhẹn, nhân cơ hội hàn huyện một lát với Hình Bộ Thượng Thư trên tiệc rượu, khơi thông đường lối, tiệc rượu qua đi, đêm đó vào đại lao gặp Liễu Tương Cư.
Quỳnh Nương nghĩ đại ca đã ở trong tù một khoảng thời gian, tất nhiên đồ ăn không tốt, nàng xuống bếp làm thức ăn ngon miệng, đặt vào hộp đồ ăn để Lang Vương đưa cho đại ca.
Người trông coi nhà giam ân cần dẫn đường cho Lang Vương đến trước phòng giam của Liễu Tương Cư.
Nhà giam không lớn, chỉ vài thước vuông, vẫn tính là sạch sẽ, nhìn kỹ lại có thể nhìn ra dấu vết vừa mới quét tước. Liễu Tương Cư đang ngồi xếp bằng ở một góc nhà giam, sống lưng thẳng tắp, sắc mặt bình tĩnh, có điều gương mặt khô vàng, cơ thể cũng gầy hơn ngày xưa không ít. Trước chỗ hắn ngồi đặt hai cái bát mới, đựng đầy đồ ăn.
Nhìn thấy Lang Vương tiến vào, Liễu Tương Cư cảm thấy ngoài ý muốn. Đơn giản là từ trước đến nay hai người hắn nhìn nhau không thuận mắt, chỉ duy trì hòa khí ngoài mặt thôi. Không ngờ lúc này mình bị giam trong tù, người khác e sợ tránh còn không kịp, chỉ có Lang Vương chịu vào ngục thăm.
Hắn vội vàng đứng lên, nói: “Phiền Lang Vương đến thăm, thật có lỗi quá.”
Lang Vương để thị vệ đặt cơm nhà lao sang một bên, mang một cái bàn thấp lên, hắn tự tay lấy hộp đồ ăn ra, mời Liễu Tương Cư ngồi xuống, mình cũng nhập gia tùy tục khoanh chân ngồi đối diện Liễu Tương Cư, nói: “Từ khi nghe nói ngươi vào nhà giam đợi thẩm, Quỳnh Nương không buồn ăn uống, lo lắng không thôi. Chỗ đồ ăn này đều là nàng tự tay làm, bồi bổ thân mình cho ngươi. Quỳnh Nương bảo bổn vương an ủi ngươi đừng lo, vốn là tai bay vạ gió, tất nhiên có thể bình yên vô sự.”
Liễu Tương Cư nghĩ đến dáng vẻ lo lắng của Quỳnh Nương, không khỏi thở dài một tiếng, nói: “Lại làm Vương phi lo lắng. Ta vẫn chờ mong sớm ngày gặp được thánh thượng, kể rõ ngọn nguồn, nếu có tội sẽ cam nguyện chịu hình, còn tốt hơn bị giam cầm ở đây không rõ lí do.”
Hai người đang nói chuyện bỗng có người đến đưa cơm cho Liễu Tương Cư. Có điều Lang Vương bí mật đến đây, không hề nói với quan trên, hiển nhiên người đưa cơm không biết, chẳng biết làm gì, muốn mang đồ ăn đi.
Kết quả tay chân hoảng loạn, lại làm rơi đồ ăn xuống đất. Trong lao có ngục tốt nuôi mèo, thấy vậy thò lại gần ăn. Người nọ biến sắc, cuống quít đuổi mèo, nhưng con mèo kia lại đột nhiên kêu thảm thiết thê lương một tiếng, run rẩy ngã xuống.
Lang Vương híp mắt, gọi thị vệ bắt lấy người đưa cơm kia.
Một thị vệ khác cầm bát vỡ lên nhìn, dùng sức ngửi ngửi, móc ra một ngân châm từ trong ngực, cắm vào trong thức ăn, lúc lấy ra thì phần đầu đã biến thành màu đen.
Liễu Tương Cư thấy vậy biến sắc.
Hắn biết, nếu không phải hôm nay Lang Vương đến thăm, có lẽ giờ khắc này mình sẽ như con mèo kia, mất mạng.
Lang Vương lập tức sai người bắt ngục tốt đưa cơm đi thẩm vấn, sau đó quay đầu nói với Liễu Tương Cư: “Bổn vương nghe xong chuyện ngươi trải qua bèn cảm thấy có chút kỳ quặc. Đẩy nguyên nhân Hung nô tấn công lần này lên người ngươi, tuy nói hơi gượng ép nhưng nếu gặp được chủ quan nhát gan sợ phiền phức cũng chưa chắc là không có khả năng. Có điều phải chém giết ngươi ngay trên pháp trường lại không hợp tình hợp lý. Công Tôn nhị cô nương một đường theo ngươi, bảo vệ ngươi chu toàn, lại không thể bảo vệ ngươi khỏi chuyện bị giam. Bây giờ có người vội vã giết ngươi diệt khẩu. Ngươi chọc phải kẻ thù gì sao?”