Trọng Sinh Sơ Trung: Thần Y Học Bá Tiểu Ngọt Thê​

Chương 11: Ông nội Dược




Trong tay cô có không ít các phương thuốc để làm dược thiệu, cô xấu hổ lấy từ trong túi mình một phương thuốc khá rẻ tiền, đương nhiên hiệu quả của phương thuốc này cũng là thấp nhất.

Tuy rằng nó có hiệu quả thấp nhất trong những phương thuốc của cô, nhưng so với những phương thuốc bổ máu bên ngoài thì cũng tốt hơn nhiều.

Ngón tay khô gầy giống như chân gà hướng về phía phương thuốc trên bàn chỉ vào: "Những dược thảo này ban đầu chia thành ba phần."

"Ví dụ như táo đỏ, không có vị đắng giống như các trung dược khác, lấp đầy vào bụng của bồ câu sau đó để vào trong nồi hơi chưng."

"Còn phần nào, dược thảo có vị đắng dày đặc nên rất khó nuốt, phải nấu chung với nước chưng bồ câu, hơi nước sẽ đem dược hiệu thấm vào bồ câu, chỉ còn dược hương, không có vị đắng của trung dược."

"Phần cuối cùng để pha trà, lúc đầu hơi khổ nhưng lúc sau liền ngọt, giúp bổ máu dưỡng khí."

Ông lão kinh ngạc nhìn Cố Vân Niệm, "Ngươi vậy mà lại biết y thuật?" Hơn nữa còn biết không ít, không chỉ biết được phương thuốc để làm dược thiệu, còn biết rõ các tính chất của thảo dược, hiển nhiên là được danh sư nổi danh dạy dỗ.

Cố Vân Niệm hơi hơi gật đầu, "Có hiểu chút ít, so với y thuật thì cháu còn hiểu dược lý nhiều hơn." Ở thời diểm trong tiểu thuyết thì không có TV, cô cũng phải tìm một một công việc gì đó để giết thời gian.

Nghĩ đến thời điểm hiện tại y học Trung Quốc đang thất truyền, cô liền lựa chọn học y thuật cùng dược lý, cô có khả năng nhớ tất cả những vật mình đã từng xem qua, vả lại còn sống hơn hai trăm tuổi, liền tính dù cho học không chút để ý nhưng do đã từng đọc qua nhiều sách như vậy, tự nhiên y thuật cũng không kém.

"Nếu ngươi biết y thuật, vậy ngân châm này ta sẽ lưu trữ lại giúp ngươi. Ánh mắt của nha đầu ngươi cũng không tồi, đây là một bộ ngân trâm cổ cũng là bộ tốt nhất của chỗ ta. Cũng bởi đây là bộ ngân châm cổ, chất liệu cũng không quá quý, cũng chỉ tầm từ hai đến năm trăm đồng bạc, nhưng chi phí thủ công là tầm một ngàn, nếu ngươi mang một ngàn năm tới, ta sẽ không lấy thêm tiền cho ngươi."

Ông lão hòa ái nói, trong lòng lại có chút tiếc hận.

Mặc dù còn nhỏ tuổi như thế nhưng lại có nhiều hiểu biết, nhất định là một hạt giống tốt. Đáng tiếc, đồ đệ này lại không phải đồ đệ của ông ta. Chỉ là không biết tình huống nhà sư phụ đứa nhỏ này như thế nào mà để đồ đệ của mình gầy đến mức đáng thương như vậy.

Có lẽ ông vẫn còn cơ hội, đoạt lại đứa nhỏ này về tay mình để truyền lại y thuật.

Ông lão đột nhiên nở nụ cười khiến Cố Vân Niệm chợt cảm thấy sau lưng lành lạnh, nhưng cô đối với nhân châm kia có khát vọng quá lớn, liền cười đáp: "Vậy cảm ơn chưởng quầy rồi, khi nào ta gom đủ tiền sẽ tới mua."

"Đừng kêu trưởng quầy, ông già này họ Dược, nêu ngươi muốn có thể gọi ta là Ông nội Dược." Dược lão nói.

Nghe thấy Cố Vân Niệm ngoan ngoan gọi tên mình "ông nội Dược", Dược lão tức khắc mị mị mắt, chỉ tay về một ngõ nhỏ phía bên ngoài dược đường "Ta sống ở bên kia, lần sau nếu đến thấy dược đường không mở cửa, ngươi có thể đi vào bên trong để gọi ta."

Cố Vân Niệm gật gật đầu, mang theo dược đi ra chợ mua hai con chim bồ câu, đem bồ câu về nhà chưng thấy trong tay chỉ còn một ít tiền cô liền cảm thấycó chút ưu thương.

Nếu nói trước kia xuyên qua cô liền biết được tư vị của người có tiền, sống như vậy trong nhiều năm, nếu không phải bà Chu đưa cho cô một ít tiền thì thật ra cô cũng chưa nghĩ ra.

Chờ đến khi chưng xong bồ câu, Cố Vân Niệm cầm chén, lấy cái đùi cùng cánh đã được hấp mềm ra, lấy thêm một ít canh mang cho bà Chu ở cách vách.

Đây là canh bổ máu dưỡng khí, đối với người già vẫn có điểm lợi.

Sau đó không màng đến bà Chu từ chối, đặt chén ở lại liền vội vàng rời đi. Về nhà đem số canh còn lại cùng cơm cất vào bình giữ ấm rồi đi đến bệnh viện.

Ăn xong cơm trưa, chờ đến khi Vân Thủy Dao tỉnh lại trong giấc ngủ thì hoàng hôn đã chiếu xuống, Cố Vân Niệm đang ngồi bên cửa sổ thất thần.

Trong phòng bệnh cũng chỉ có một chiếc ghế gỗ, cũng không biết Cố Vân Niệm đã ngồi trong tư thế đó bao lâu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.