Trời Sáng Rồi, Chúc Ngủ Ngon!

Chương 12: Tiểu Hân




Tôi nhìn Tiểu Hân ngoan ngoãn ngồi trong phòng mình và lẳng lặng nhìn mình viết “Thành phố mê say”. Dáng người bé nhỏ, gương mặt hồng phấn, hai bím tóc đơn giản trông đáng yêu vô cùng.

Mưa ngoài cửa sổ lặng lẽ rơi xuống, Tiểu Hân điềm tĩnh ngồi trước bàn, chăm chú nhìn tôi viết truyện, càng nhìn càng giống búp bê.

Phải, đó là cơn mưa lặng lẽ, hoàng hôn màu mưa. Cơn mưa đột ngột khiến Tiểu Hân mắc kẹt ở nhà tôi.

So với phòng bếp của tôi, Tiểu Hân nơi ấy tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Không đến ba phút sau bát mì mỹ vị của tôi đã ra lò mùi vị đã khác nhau, nhìn những sợi mì đắm chìm trong làn nước dùng đậm đà như có một loại ma lực, còn chưa ăn đã có cảm giác ngon miệng rồi.

“Phải rồi em gái bé xinh, số điện thoại nhà em là bao nhiêu, anh gọi người nhà đến đón em nhé!” Nhìn làn mưa dày ngoài cửa sổ, tôi nhẹ nhàng nói.

Tiểu Hân dường như không nghe thấy, tiếp tục lật quyển truyện trong tay, gương mặt cô bé biến hóa theo tình tiết truyện. Trong phòng dần dần tràn ngập mùi vị hạnh phúc, tôi biết em ấy đang chìm trong thế giới nhỏ bé của mình, làm một công chúa bé nhỏ.

Tiểu Hân thật sự rất ngoan, rất rất ngoan, đã đến nhà tôi mấy tiếng rồi nhưng ngoại trừ tiếng lật sách thì hoàn toàn không gây ra một tiếng động nào, như thể bé chưa từng xuất hiện ở đây vậy. Tuy không ảnh hưởng đến tôi viết tiểu thuyết nhưng quá mức yên tĩnh, có thể nói làyên tĩnh đến mức đáng sợ. Nhìn thế nào cũng không giống hành vi của một đứa trẻ.

Trong phòng chỉ vang lên tiếng gõ bàn phím lạch cạch của tôi và cả tiếng Tiểu Hân lặng lẽ lật sách. Bầu không khí yên tĩnh khiến cho tiếng tim đập, tiếng hô hấp cũng có thể nghe rõ ràng.

Tôi đừng tay gõ bàn phím, nhìn thời gian đã là 7 giờ tối, thế là tôi lại hỏi lại thêm một lần nữa, Tiểu Hân dường như vẫn không nghe thấy, tiếp tục chìm đắm trong vương quốc của bé. Vì vậy tôi đi qua vỗ nhẹ vào vai bé, cô bé mở to mắt nhìn tôi, tôi lại hỏi thêm một lần số điện thoại nhà em, bé nhăn nhăn mày, tựa như đang cắt nghĩa lời nói của tôi vậy. Thế là tôi lại nói kĩ một lần nữa, cuối cùng bé mở ba lô ra rồi đưa tay vào trong, sau đó đưa cho tôi một tờ giấy, trên đó có một dãy số điện thoại.

Điện thoại vang lên giọng nói của một phụ nữ trung niên, tôi giải thích một hồi, phía bên kia điện thoại lại truyền đến mấy câu “cảm ơn”, “đã làm phiền rồi” đầy khách sáo, và nói sau khi tan làm sẽ nhanh đến đón.

Lần này đợi là đợi cả tiếng đồng hồ, trong một tiếng đó tôi đã hỏi Tiểu Hân đói không vô số lần, cô bé vẫn như không nghe thấy, đến lúc tôi làm xong thức ăn bày lên trước mặt cô, cô mới rụt rè ăn bát mì.

Khoảng 8 giờ tối, nghe có tiếng chuông tôi ra mở cửa và nhìn thấy một người phụ nữ tầm 40 tuổi mặc quần áo công sở, da rám nắng, trên mặt hằn sâu vết tang thương của năm tháng.

Tóc ngắn hơi rối phủ đầy hạt mưa bụi, vừa trông thấy Tiểu Hân ngồi trong phòng khách, cả khuôn mặt chợt vui mừng.

Hình như Tiểu Hân không hề biết mẹ mình đã đến đón, bé vẫn tiếp tục lật quyển truyện cổ trong tay như cũ.

Chân vừa bước vào liền dừng lại, tất nhiên tôi hiểu được nỗi khổ của cô ấy. Tôi tươi cười và mời “Cô vào đi”.

“Cô đang bẩn, không cần đâu, cháu gọi con bé Tiểu Hân ra đây hộ cô là được.” Khẩu âm mang đậm giọng miền Nam, câu nói làm phiền khiến tôi run rẩy một hồi, bất giác khiến tôi nhớ đến mẹ.

“Đừng sợ, nhà cháu cũng bẩn lắm. Không sao đâu ạ, chỉ có mình cháu ở, đừng khách sáo.”

Lưỡng lự ở ngoài cửa hồi lâu mẹ Tiểu Hân mới rụt rè bước vào, Tiểu Hân dường như vẫn không nghe thấy, tập trung đọc truyện của mình. Cho đến khi mẹ bé vỗ nhè nhẹ… Tiểu Hân mới như bừng tỉnh khỏi thế giới của mình, lập tức sà vào vòng tay mẹ.

Trong khoảnh khắc đó, tôi gần như bắt được nét thê lương trên gương mặt mẹ Tiểu Hân.

Tiểu Hân quyến luyến không rời cuốn truyện cổ Grimms trên bàn tôi, chốc chốc lại ngoảnh đầu nhìn. Tôi mỉm cười gọi bé đang ở cửa đứng lại, sau đó đưa quyển sách cho bé.

“Nhớ lại đến chơi nha ~”

Tiểu Hân mừng rỡ nhận cuốn truyện cổ Grimms, gật đầu thật mạnh, vui sướng vô cùng.

Sau khi liên tục nói cảm ơn, hai mẹ con mới lái xe điện về nhà. Bóng dáng họ nhỏ dần rồi khuất hẳn trong màn mưa đêm Thượng Hải rực rỡ ánh đèn. Tôi biết họ đang hết sức cố gắng phấn đấu ở thành phố rộng lớn này…tê liệt bởi áp lực giá cả vật chất leo thang và phí tiêu dùng khủng bố.

Tôi ngồi trên sô-pha, y như Tiểu Hân vẫn đang ngồi bên bàn đọc truyện trước mặt. Tôi nhớ mẹ, dáng người gầy nhỏ, khuôn mặt đen đúa kiên cường đấu tranh với vòng xoáy đồng tiền này.

Mẹ tôi có một sạp hàng bán rau nhỏ, ngày ngày nhập hàng lúc 4 giờ sáng, không quản đêm đông giá rét hay trưa hè nóng bức. Còn bố làm công việc khuôn vác, sau khi tan làm sẽ chạy nhanh về nhà làm mấy đĩa thức ăn đơn giản, và sau đó ăn xong cơm bằng tốc độ nhanh nhất rồi đi đưa cơm cho mẹ. Tất cả tất cả đều vội vã như vậy.

Cả ngày đồng hành cùng bố mẹ có gương mặt tươi cười và cảm giác hòa hợp, nhưng tôi biết phần không khí ấy có quá nhiều sự ẩn nhẫn với cam chịu.

Và có lẽ thời gian thư thái nhất là bữa tối, thường là đợi đến sau 8 giờ. Khi ấy, tôi đã nấu cơm ổn hết rồi, bố mẹ tôi vừa về nhà lại càu nhàu, cũng chỉ có thể càu nhàu mà thôi. Còn tôi lại yên tĩnh ngồi đó, không nói gì cả, chỉ lẳng lặng ăn cơm.

Họ không có cuối tuần, không có ngày nghỉ, và chỉ biết đến thế giới này qua một chiếc ti-vi 21 inch cổ mà thôi. Có lúc ca thán không ngừng, đôi khi cũng tiếc nuối vô cùng.

Đồ dùng gia đình đơn giản, trong chiếc tủ quần áo đơn giản nửa mở kia xếp những bộ quần áo hạ giá ở những quán nhỏ trên vỉa hè.

Mẹ Tiểu Hân và bố mẹ tôi đều là những tồn tại mờ mịt nhất, thế giới tùy ý ngáp dài một cái liền có thể nghiền nát họ thành mảnh vụn.

Chính vì họ nhỏ bé như vậy nên mới đơn giản như thế, mỗi ngày ở góc nào đó cúi thấp đầu kiếm từng đồng tiền, tiết kiệm đồng tiền có thể tiết kiệm. Phồn hoa và sự đẹp đẽ của thế giới không liên quan đến họ.

Ngẫm rồi nghĩ, trong lòng chua xót, hai mắt dường như cũng ươn ướt.

Tôi nghĩ, tôi nhớ nhà rồi.

Mới sáng sớm tinh mơ, khoảng 6 giờ tôi bị đánh thức bởi tiếng chuông cửa chói tai, là mẹ con Tiểu Hân. Mẹ Tiểu Hân cầm một túi hoa quả, vừa bước vào liền xin lỗi.

Cô ấy cất lời: “Ông chủ yêu cầu Chủ Nhật cũng phải đi làm mà mang trẻ con theo không tiện… Ở Thượng Hải cũng không có người thân, vả lại Tiểu Hân muốn qua đây chơi, cháu xem… có tiện không?”

Tôi cười to mấy tiếng, phóng khoáng trả lời: “Được ạ, cô khách sáo quá rồi. Tiểu Hân rất yên tĩnh lại rất ngoan nữa. Cũng không ảnh hưởng đến cháu đâu.”

Nhìn bên người cô ấy.

Mẹ Tiểu Hân lại liên tục cảm ơn, đặt hoa quả xuống rồi dọn phòng khách và nhà bếp sạch sẽ rồi mới rời đi.

Khi Trần Nghi (mẹ Tiểu Hân) rời đi, Tiểu Hân tung tăng nhảy đến chiếc ghế ở phòng khách, trả lại nét cười trên mặt đứa trẻ. Bé lấy cuốn vở ra và cẩn thận viết“Em tên là Tiểu Hân”.

Tôi pha cho bé một cốc sữa và pha cho bản thân một ly cà phê, hòa nhã nói: “Anh tên là Quốc Bảo.”

Bé cười lên trông rất dễ thương, dễ thương lắm. Đôi mắt sáng như trăng, đôi môi chúm chím trông đáng yêu vô cùng, xưa nay tôi vẫn không biết con người cười lên đẹp như thế, tươi sáng đến vậy.

Bé tiếp tục cẩn thận viết

            “Em biết, anh tên là anh nha ~”

            “Anh viết truyện thật là hay. Em thích Thỏ lạc đường lắm.”

Sau đó Tiểu Hân cầm cuốn Thỏ lạc đường của tôi lên và rồi lại yên lặng. Trông bộ dạng tĩnh lặng của bé, không hiểu sao tôi cảm thấy điềm tĩnh, mãn nguyện đến lạ thường.

Tôi mở laptop ra và phác thảo mấy ảnh phim hoạt hình, khoảng nửa tiếng sau, Tiểu Hân lại chạy ra chỗ tôi và đưa một bức tranh sáp màu.

Đó là một con thỏ, không non nớt nhưng lại hồn nhiên, rất đẹp, đôi mắt thỏ hồn nhiên rơi nước mắt đục ngâu. Nhìn bức tranh rất khó tưởng tượng đây là tác phẩm từ một đứ trẻ con tầm 5-6 tuổi đang học mẫu giáo.

Tôi xoa xoa đầu bé, có thể tưởng tượng dưới vẻ mặt hồn nhiên tươi cười của bé là bao nhiêu cam chịu, bức tranh khiến lòng tôi rất đau.

Đây là Thượng Hải, đây là thế giới. Sự duy trì tế nhị của nó giống như giấc mơ bọt biển của tất cả mọi người.

Công bằng vĩnh viễn không công bằng.

Nhìn cô bé chỉ để ½ cánh tay cầm bút màu ở trên bàn. Tôi nhẹ nhàng viết lên quyển vở trắng tinh của cô bé dòng chữ “Anh tặng em một món quà.”

Thế là tôi bật ô, cùng cô bé biến mắt trong Thượng Hải mông lung.

Tiểu Hân ôm một hộp sáp màu mới và một cuốn sổ rất đẹp. Cười đến rực rỡ, rực rỡ.

Tiểu Hân đột ngột dừng lại, nhìn lũ trẻ mặc lễ phục nhảy tung tăng, đó là đội múa. Bé đột nhiên dừng lại, trong màn mưa mờ mịt viết một dòng chữ vội vàng.

            “Anh ơi, anh nghĩ em có thể múa không?”

Tôi sững sờ nhìn dòng chữ rồi lại nhìn cánh tay gầy guộc có thể vắt ra mồ hôi của bé, không nói cũng biết những chữ nhỏ bé này chứa đựng cả một giấc mơ lớn.

Tôi ôm chầm lấy bé, để bé ngồi trên cổ mình ngắm nhìn thành phố rộng lớn này. Mưa bụi vương đầy trên tóc chúng tôi.

            “Tiểu Hân múa sẽ cực kì cực kì đẹp! Em hoàn toàn có thể trở thành một biên đạo múa!”

Tiểu Hân tự cổ vũ bản thân, nắm chặt bàn tay.

Giọng nói khàn khàn vang vọng khắp Thượng Hải, người đi đường nhìn chúng tôi như người ngoài hành tinh. Tiểu Hân nhìn tôi, chũng tôi đều bật cười, đôi mắt bé ánh lên tia sáng bay thẳng lên trời xanh theo làn mưa, bàn tay nhỏ nhắn nắm chặt lại.

Thành phố nhỏ bé, trong ngày mưa mù mịt ấy, có một giấc mơ đang lớn dần.

Lần này Trần Nghi đến rất sớm.

Tiểu Hân ngủ rồi, gương mặt tràn đầy hạnh phúc, tôi hết sức đề nghị Trần Nghi cuối cùng cũng ở lại ăn bữa cơm.

“Tiểu Hân nhà cô bị điếc bẩm sinh, vì vậy vĩnh viễn không thể nói chuyện, nên rất khó gần, không cãi không làm ồn… Con bé 6 tuổi, cũng rất lâu rồi cô không thấy con bé cười vui vẻ như vậy. Cảm ơn cháu.”

Cả thế giới như lặng lại sau câu nói…

Cùng với âm thanh sắc nét, chiếc bát rơi xuống đất, vỡ tan. Tôi sững người ở đó, nhớ lại buổi sáng đoạn đối thoại với bé lúc sáng khi bé viết “Em có thể múa không?”… Tôi đều không biết dáng người be bé ấy lại gánh vác nhiều đến vậy… Nhớ lại lòng bàn tay nắm chặt lại và gương mặt phấn hồng của bé, cảm giác tội lỗi như thuốc độc lan tràn ăn mòn trái tim yếu ớt ngây thơ của tôi.

Tôi vươn tay nhặt lại những mảnh bát vỡ, một vết thương xuất hiện trên ngón tay trỏ, đỏ tươi chói mắt, song lại không đau, chỉ là tim giống như bị xoắn lại 360 độ….

Trần Nghi gọi điện thoại nói hôm nay phải làm thêm, nhờ tôi đi đón Tiểu Hân. Thế là tôi gấp máy tính, hơn 4 giờ chiều liền xuất phát, bởi vì tôi muốn dò la tình hình ở trường mẫu giáo.

Tôi nhìn vào trong qua hàng rào sắt và ngay lập tức đã nhận ra Tiểu Hân. Bé đang đứng ngồi bên cạnh, bắt chước bạn bè mình đung đưa chân. Tiểu Hân nâng chân rất cao như đang muốn tập một động tác múa. Rõ ràng Tiểu Hân đang bị cô lập, những đứa bé kia không muốn chơi với bé, chốc chốc lại nói gì đó rồi đẩy bé ra.

Thực ra tôi đã đoán được từ trước.

Tiểu Hân không nghe thấy gì và không thể nói chuyện, những đứa trẻ chơi cùng Tiểu Hân chỉ biết trêu cười cô bé bị câm. Lâu dần bé sẽ bị xa lánh và Tiểu Hân không có bạn bè.

Tôi bước vào, hỏi thăm cô giáo dẫn lớp, hóa ra trường mẫu giáo chuẩn bị tham gia cuộc thi mầm non cấp tỉnh… Kết quả rất rõ ràng, Tiểu Hân không thể tham gia.

Tim tôi như bị ai đó siết chặt lại, cảm giác đau đớn hừng hực lập tức lan tràn… Trong đầu hiện lên lũ trẻ xếp thành hàng học múa mà Tiểu Hân ngồi bên cạnh với đôi mắt khát vọng nhìn bức tranh trước mặt.

“Tại sao lại không cho con bé tham gia? Không cần tham gia thi cũng được, tham gia quá trình cũng được.” Vẻ mặt, giọng điệu tôi lạnh đi.

“Tôi cũng rất đau đầu, con bé không nghe thấy… sẽ ảnh hưởng đến tiến trình. Có điều chúng tôi đã sắp xếp cô giáo khác đến trông coi, chúng tôi cũng thực không có biện pháp nào, anh biết đứa bé này không giống với những đứa trẻ khác…”

Nhìn cô giáo vẫn căm phẫn dâng trào, nhấn mạnh từng chữ nói, một ngọn lửa bỗng sôi trào trong người tôi.

“Không cần con bé cùng người khác không giống nhau! Con bé cùng những đứa trẻ khác giống nhau, cũng có vui buồn, cũng muốn có một cuộc sống thực sự, cũng muốn có người yêu thương, cũng cần người khác bảo vệ!”

“Cuộc thi này rất quan trọng! Tình hình của cô bé…”

“Cô có biết con bé sẽ bị cô lập không? Tôi có thể nói rõ ràng cho các người! Các người làm thế này là đang phủ định một con người! Dù con bé chỉ là một đứa trẻ, cũng sẽ học biết tự phát giác sự giống và khác nhau với mọi người, con bé cần được tôn trọng!”

“Nhưng cuộc thi này…”

“Quan trọng quan trọng! Có quan trọng hơn đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng tương lai của một đứa trẻ!? Ngoài thành tích, xem vẻ bề ngoài thì các người còn coi trọng được cái gì!? Đây là cái phương pháp đặc sắc “Tuyệt đối không bỏ sót đứa trẻ nào, toàn lực bồi dưỡng mỗi đứa trẻ” của các người à?!”

Tôi nói “Sắp xếp cho con bé một người dạy múa, tôi đến dạy! Nếu không tôi sẽ để phóng viên đến xem cái cách dạy cách học đặc sắc này!”

Tôi nói xong để lại toàn bộ giáo viên đều kinh ngạc, đi thẳng ra của không ngoảnh đầu lại, vừa bước ra ngoài, Tiểu Hân đang mô phỏng động tác, gắng sức lại không trôi chảy. Có một đứa trẻ làm mặt quỷ cười bé, trong tiếng cười truyền đến âm thanh “Đồ ngốc” the thé.

Trên đường về nhà, Tiểu Hân phị má đến nỗi lười ngẩng đầu nhìn đường, tôi đặt vào tay có thể vắt ra mồ hôi của bé một thanh kẹo, nước mắt trong mắt vòng quanh…

Tôi cầm lấy cuốn kí sự ( ghi lại câu chuyện) của cô bé, nhẹ nhàng viết.

Trên thế giới này chỉ có hai kiểu người, một là người có năng lực và hai là người không có năng lực.

Tiểu Hân ngơ ngác nhìn tôi, mắt chan chứa nước mắt, nhất quyết nhẫn nhịn không để nó rơi xuống.

Thế là tôi kéo lưng bé lại, và viết “Khóc đi, khóc xong thì làm người có năng lực.”

Thế giới cứ thế yên tĩnh lại, sau đó Tiểu Hân vùi mặt vào lưng tôi khóc. Tiểu Hân khóc thét lên, tiếng khóc cùng những giọt nước mắt như axit đặc đốt cháy trái tim tôi.

Về đến nhà tôi đưa cho cô bé xem “Quan âm nghìn tay” và bảo những người này không thể nói chuyện giống em, không nghe thấy âm thanh, nhưng họ vẫn đứng được trên đỉnh kim tự tháp.

Tiểu Hân đọc, nắm chặt bàn tay, tôi biết đó mà chứng minh tốt nhất.

Tiếp đó tôi lên mạng tìm kiếm bài tập múa, ghi lại, sau đó thử dùng phương pháp đơn giản nhất dạy cho Tiểu Hân. Tiểu Hân tiếp thu rất nhanh nhưng lại lạc nhịp…

Cứ như thế chúng tôi mỗi ngày đều tập luyện, đều cố gắng.

Ngày tháng cứ thế trôi qua, sau vô số lần luyện tập, ngày thi cũng đến.

Ngày hôm đó Tiểu Hân mặc một váy trắng muốt, giống như vịt con xấu xí hóa thành thiên nga, xinh đẹp động lòng người.

Tôi ở dưới sân khấu tim bắt đầu đập mạnh. Âm nhạc nổi lên, Tiểu Hân nhìn theo thế tay của tôi bắt đầu múa, Tiểu Hân múa rất đẹp, cũng nắm chắc giai điệu.

Ánh đèn rực rỡ chiếu sáng sân khấu giống như những bọt sóng nhiều màu, huyền ảo lại chân thực, nhớ lại từng tí từng tí luyện tập, giây phút này thật như đang nằm mơ.

Nhìn dáng người gầy nhỏ đang múa, tôi cảm động rơi nước mắt, bởi vì tôi biết sau bóng lưng trắng như tuyết, mỹ lệ kia là gạt bỏ, chế giễu. Chính như con vịt xấu xí trước thiên nga trắng vậy.

Nhưng Thượng đế không bao giờ cho niềm vui được kéo dài lâu, việc ngoài ý muốn bất ngờ xảy ra, giống như dự đoán của tất cả mọi người. Âm thanh lạch cạch hỗn loạn, cuối cùng âm nhạc tắt hẳn.

Cả hiện trường xôn xao. Nhưng trên sân khấu vẫn như cũ. Tiểu Hân hoàn toàn không biết, vẫn tiếp tục múa.

“Ha? Đứa trẻ kia là sao?”

Tiểu Hân vươn đôi tay, kiễng mũi chân, cả người vẫn tất bật đong đưa trái phải.

“Buồn cười chết tôi, buồn cười quá.”

Khán giả dưới sân khấu, trẻ con đều bịt miệng cười không nhịn được, chỉ có Tiểu Hân vẫn không hay biết dừng lại.

Bóng hình bé nhỏ ấy múa điệu múa đẹp nhất.

Tôi muốn giơ tay muốn nói cho bé biết nhưng nhớ lại lúc Tiểu Hân nắm chặt bàn tay, nhìn thấy Tiểu Hân giấc mơ đứng trên sân khấu thành hiện thực, tôi không đành lòng.

Nếu như đây là giấc mơ, tôi nguyện không gọi bé.

Vì vậy tôi cố nén nước mắt, vỗ tay thật to. Tiếng vỗ tay bé trong tiếng cười đùa như hạt cát nhỏ bé trong gió cát.

Tiểu Hân nhìn tôi, càng múa hăng say hơn.

Thời gian như đóng băng, chậm lại.

2 giây, 4 giây, 6 giây, 8 giây… 16 giây… 60 giây…

Tôi lần đầu tiên cảm thấy thời gian trôi chậm như thế.

70 giây!

Lúc Tiểu Hân hoàn thành bài múa, phát hiện ra những vẻ mặt cười đùa không biết phải làm sao của khán giả bên dưới, đứng đờ đẫn ở đó… Những giọt nước mắt tôi cố nén cũng rơi xuống…

Yên lặng mấy giây, cả khán phòng bất ngờ vang lên một tràng vỗ tay.

Nhìn vẻ mặt tươi vui không gì rực rỡ bằng, lúc tuyên bố Tiểu Hân nhận được giải thưởng nước mắt tôi vẫn không ngừng rơi…

Thượng Hải tháng Sáu, u sầu mà bi thương, tràn đầy ly biệt.

Trước ga tàu, Tiểu Hân nắm chặt chiếc cúp, khóc nức nở….

Nhìn dòng chữ “Anh ơi, em không nỡ xa anh” xiêu xiêu vẹo vẹo trên cuốn vở trắng tinh, trong lòng tôi vô cùng xót xa, nhưng lại rất ấm áp.

Trần Nghi nói họ phải về Nam Kinh. Nam Kinh có một trường học khuyết tật nhận Tiểu Hân nên phải rời khỏi Thượng Hải, ban đầu đến Thượng Hải cũng là để chữa tai cho Tiểu Hân…

Tôi cười cười, tặng “Thành phố mê say” cho Tiểu Hân, viết nắn nót: “Em vẽ đẹp lắm… Hi vọng em sẽ tiếp tục cố gắng, để sau này anh có thể được quen biết một Tiểu Hân rất xuất sắc, rất thành công.

Tiểu Hân cuối cùng cũng không chịu được nữa, òa khóc… Nước mắt từng giọt từng giọt nóng hổi rơi xuống đất, thời gian, không gian, bức tranh cứ như vậy đặt tại nơi đó, gió nhè nhẹ thổi qua, hất lên mái tóc ngắn của Tiểu Hân… Tất cả đều rất đẹp đẽ, giống như một người ưu mỹ họa ta một bức tranh duy mỹ.

Lây nhiễm bầu không khí chia ly chuyến tàu cuối cùng cũng chạy di, khuôn mặt phấn hồng, đôi tay hoạt bát của Tiểu Hân xa dần xa dần…

Tuyến tàu cuối cùng biến mất trong Thượng Hải tháng Sáu, chỉ lưu lại những giọt nước mắt nóng hổi trên gương mặt tôi.

Hết chương 12

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.