Trở Lại 30 Năm Trước

Chương 3




Năm giờ rưỡi.

Phương bắc vào mùa đông, bên ngoài lúc này vẫn đen sì, không khác gì đang lúc nửa đêm. Đến sáu giờ sáng, người trong nhà ga dần dần nhiều hơn. Bắt đầu có nhân viên nhà ga mặc trang phục màu xanh thẫm đi làm việc. Từng tốp năm ba người ôm túi lớn túi nhỏ chạy đến, tiếng loa phóng thanh nhắc nhở số hiệu chuyến tàu hành khách vang lên nhiều lần.

Chưa được ăn, bụng càng đói, đây là một chân lý không thể bàn cãi. Về phần nguyên nhân, đại khái là phương diện tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tóm lại, An Na hiện tại vô cùng vô cùng đói, đói đến mức ngực dán cả vào lưng rồi. Bởi vì hôm qua trước khi ra sân bay, thời gian gấp gáp nên cô chỉ kịp uống vài ngụm cà phê rồi đi ngay, và cho đến tận bây giờ.

Mấy miếng sô cô la còn lại đã bị cô ăn sạch sẽ rồi, nhìn sang Lý Mai, cô ta vẫn đang thu lu một góc, mấy miếng sô cô la mà đêm qua cô cho hình như vẫn chưa ăn hết.

Cũng không biết cô ta chống đỡ cơn đói như thế nào.

An Na có lòng quan tâm cô ta thì cũng ngại mở miệng. Cô ra sức nuốt nước miếng, quyết định mau chóng tìm chỗ nào đó bán chiếc đồng hồ đeo tay đi đã rồi tính sau.

Đợi khi trời bắt đầu sáng hẳn, cô kéo vali hành lý đến gần Lý Mai, gọi một câu. Lý Mai chậm rãi nâng mí mắt lên, thấy là An Na, khóe miệng cố nặn ra một nụ cười gượng gạo.

– Mình…Mình có việc cần phải ra ngoài, không tiện mang theo vali hành lý, nếu bạn không đi đâu thì có thể trông giúp mình được không? Mình sẽ trở lại ngay.

Ánh mắt Lý Mai rơi xuống vali hành lý của An Na, gật đầu.

Chiếc vali này của cô cũng là đồ hàng hiệu, nhưng giờ nó là đồ vướng víu, vừa không ăn được, lại không được việc gì, cứ giao cho Lý Mai giữ hộ một lúc vậy, An Na không chút lo lắng gì, nếu có bị mất, thì coi như đỡ một thứ vướng víu mà thôi.

An Na cảm ơn, kéo chiếc vali đến cạnh Lý Mai, lúc đi, do dự một chút lại quay lại hỏi:

– Lý Mai, bạn định đi đâu?

Lý Mai ngây ra một chút, yếu ớt đáp:

– Hồng Thạch Tỉnh…

Thành phố C này thì An Na biết rõ, nhưng Hồng Thạch Tỉnh thì cô chưa từng nghe đến bao giờ. Đoán chừng là một địa phương nhỏ bé nào đó, gật đầu.

– Mình cũng không nhờ không công đâu. Thế này đi, chờ mình trở lại, mình sẽ mua giúp bạn một tấm vé.

Lý Mai yên lặng nhìn An Na.

An Na cười với cô ta, quay người đi ra cửa chính.

Đứng bên lề đường rộng rãi ở bên ngoài, có một vài quán bán đồ ăn sáng mở cửa, An Na quấn chặt khăn choàng, chống cơn lạnh, đi qua quán bán gà quay, quán bán bánh, quán bánh bao, ngửi mùi thơm quyến rũ mà nuốt nước miếng liên tục, đi về hướng người đàn ông trung niên đang chào bán bánh bao với mình.

– Cô gái, nhìn cháu là biết không phải người địa phương rồi. Từ Thượng Hải đến à?

Người đàn ông trung niên nói chuyện mang đậm khẩu âm uốn lưỡi, đầu đội mũ trắng của người dân tộc thiểu số, mặc áo khoác trắng dính đầy dầu mỡ, nhiệt tình mời chào An Na.

– Bánh báo nhỏ nhân hành lá thịt dê nóng hổi mới ra lò đây. Thịt dê hành lá cắt nhỏ làm nhân rất ngon đây. Tám xu một chiếc, một mao tiền năm cái! Mua hai cái nếm thử đi, đảm bảo sẽ còn muốn ăn nữa.

An Na lại lần nữa nuốt nước miếng, cố chịu đựng mùi thơm lừng đang xộc vào mũi mình, cười nói:

– Chú ơi, ngại quá, cháu muốn hỏi quanh đây có chỗ nào bán đồng hồ đeo tay không ạ?

– Cháu muốn mua đồng hồ à?

– Không ạ. Cháu muốn bán…

Người đàn ông bán bánh bao nhân thịt dê chỉ chỉ tay:

– Cháu đi thẳng đến tòa nhà đằng kia, trong đó có bán đồng hồ đấy. Nhưng người ta chỉ bán, không mua đâu. Cháu muốn bán, thì tìm thợ đồng hồ ấy. Mà bên cạnh tòa nhà kia có một cái quán, cháu qua đó hỏi xem.

An Na cảm ơn định đi.

– Cháu gái à, cháu không muốn mua bánh báo nhân thịt dê à? – Ông ta không cam lòng gọi cô lại, – Bánh bao của chú rất nổi tiếng, mọi người rất hay mua của chú. Giờ còn sớm, bánh còn, chứ lát nữa cháu muốn ăn cũng không còn đâu.

An Na mặt mày ủ rũ:

– Dạ chú, nói thật với chú, ví tiền của cháu bị người ta trộm mất rồi, từ tối qua tới giờ cháu chưa ăn gì cả. Vừa rồi cháu hỏi chú chính là muốn bán đồ để lấy tiền đấy ạ.

Người đàn ông bán bánh bao ngậm miệng.

An Na cuối cùng cũng nhìn sang bánh bao được vén lên một nửa ở trong lồng hấp, lưu luyến rời ánh mắt đi. Đi vài bước, lại nghe tiếng gọi, ông chú bán bánh bao vẫy vẫy tay với cô.

– Lại đây, lại đây đi cháu. Chú cho cháu hai cái. Ăn đi, về Thượng Hải thì nhớ quảng cáo cho chú nhé. Chú họ Dương, là quán thứ ba ở cửa phía nam nhà ga, tiệm bánh bao thịt dê hành lá Dương Ký.

An Na nhìn ông ta cắt tờ báo thành bốn mảnh, gói cho mình hai cái bánh bao đưa tới thì mừng rỡ, vội vàng nhận lấy, cảm động rơi nước mắt nói:

– Cháu cám ơn chú Dương! Cám ơn chú Dương! Chờ cháu bán được đồng hồ có tiền rồi cháu sẽ trả chú tiền ạ.

– Ôi chà, thôi khỏi. Ra ngoài cũng không ai dễ dàng gì.

Ông chú bán bánh bao phất phất tay với cô.

An Na cám ơn lần nữa, đi được một đoạn cũng không quan tâm tới hình tượng nữa mà tìm một chỗ hơi vắng ngồi xuống, ăn bánh bao.

Chỉ cắn một miếng nhỏ, canh nóng bên trong bánh bao rỉ ra, thấm vào đầu lưỡi của An Na, vị giác trên đầu lưỡi trong nháy mắt giống như là nở hoa.

Hành lát xắt nhỏ cùng với thịt dê phương bắc thuần khiết được cuộn trong lớp bột mỳ tạo nên một hương vị mà cả đời này An Na chưa từng thấy ngon như thế.

Chiếc thứ nhất cô ăn ngấu ăn nghiến, chiếc thứ hai cô ăn từng miếng nhỏ để từ từ thưởng thức, ăn xong, cô liếm liếm dầu mỡ dính trên miệng, sức lực toàn thân mới trở về.

Cô dùng tờ báo lót bánh lau dầu mỡ trên ngón tay, vừa lúc bắt gặp một đoạn: “…Triển khai nghiêm túc hoạt động truy bắt tội phạm hình sự…”. Tiêu đề cũng không xem kỹ, thấy không có thùng rác bèn ném luôn vào một góc ven đường, đứng lên, tiếp tục đi về hướng mà ông chú bán bánh bao đã chỉ. Đi ước chừng bảy tám trăm mét, lại hỏi người đi đường, cuối cùng cũng thấy tòa nhà cũ cao ba tầng, có tấm biển gỗ “Tòa cao ốc Cung Tiêu đường Hòa Bình thành phố C.”

Hiện đang còn sớm, tòa cao ốc vẫn chưa mở cửa, An Na đi quanh tòa nhà vài vòng, cuối cùng cũng tìm được một cửa hàng rất nhỏ có tấm biển đã bị mờ nằm cuối cùng ở trong con hẻm. Cửa hàng khóa cửa, trên đó có hàng chữ “Cửa hàng đồng hồ ông Vu” viết bằng sơn.

An Na tìm một góc tránh gió ngồi xuống, nhìn người và xe đi qua lại trước mặt.

Đường xá bụi bẩn, trời càng ngày càng sáng, người đi làm đi học cũng nhiều hơn. Đi lại trên đường nhiều nhất chính là xe ca kiểu cổ, thỉnh thoảng lắm mới thấy có vài chiếc xe con mà An Na cũng không biết nhãn hiệu. Ngoài ra, chủ yếu là người đi đường đi xe đạp giá tam giác. Tất cả mọi người đều có đích đến của mình, cảnh tượng vội vã, thỉnh thoảng có một vài người chú ý đến An Na, không khỏi liên tiếp ngoái lại nhìn.

Trên đường mặc dù đôi lúc cũng chứng kiến một hai người phụ nữ đi giày cao gót tóc uốn xoăn kiểu “Đơn yến thức”, “Song yến thức” rất thịnh hành giống mẹ cô lúc còn trẻ, nhưng An Na biết rõ mình với họ rất khác nhau.

Giống như một con chim trĩ bị nhốt vào trong chuồng gà, khác nhau hoàn toàn.

Đợi có tiền rồi, chuyện đầu tiên cô muốn làm chính là mua áo khoác, nếu không, cô dù không bị lườm chết thì cũng bị lạnh chết.

Chín giờ, mặt trời đã lên cao, cửa Cung Tiêu đã mở ra, nhưng cửa hàng của ông Vu vẫn chưa mở.

An Na tiếp tục chờ. Cuối cùng, đợi đến mười giờ, mới nhìn thấy một ông lão gầy gò mặc trang phục kiểu Tôn Trung Sơn màu xanh đậm chầm chậm đi vào trong ngõ hẻm, mở cửa.

An Na lập tức đi theo vào, nói:

– Cháu chào ông ạ. Ông ơi cháu muốn hỏi, ông có mua đồng hồ đeo tay không ạ?

Ông lão chậm rãi quay người lại, hỏi:

– Đồng hồ loại gì?

An Na nghe thế phấn chấn tinh thần vội vã tháo chiếc đồng hồ trên cổ tay xuống, đưa tới.

– Patek Philippe. Hiệu mới nhất, bình thường không dễ mua, ông xem giá trị bao nhiêu ạ?

Ông lão nhìn chiếc đồng hồ, lại nhìn An Na chằm chằm.

– Hoa Kiều?

– Vâng ạ. – An Na thuận theo nói dối.

Ông lão cầm kính viễn thị lên, cầm lấy đồng hồ, dùng kính lúp nhìn một lúc lâu, mở nắp sau ra, tiếp tục nghiên cứu tim máy một lúc, cuối cùng ngẩng lên, chậm rãi nói:

– Một trăm.

Mặc dù An Na đã có chuẩn bị tâm lý, bán chiếc đồng hồ ở trong một thời đại này chắc hẳn không thể nào có cái giá vừa ý, nhưng giá mà ông cụ đưa ra thật là khiến cô mở rộng tầm mắt.

– Ông ơi, ông xem cẩn thận giúp cháu, đây là loại Patek Philippe chính tông ạ! Hãng Thụy Sĩ nhập khẩu! Làm sao có giá đó được ạ?

Ông cụ tháo mắt kính xuống:

– Cô bé, một trăm không ít đâu, là hai tháng lương đấy. Ông biết đây là chiếc đồng hồ loại tốt của cháu, biết hàng nên mới ra cái giá này. Ông nói cháu này, cháu cầm chiếc đồng hồ này ra ngoài, trong một trăm người thì khó tìm được người biết về nó. Ông khó mà bán được, như thế chẳng phải mua nó rồi lỗ à, cháu nói xem có đúng không? Nếu đồng hồ của cháu là loại Hoa Mai radar, thì ông có thể mua với giá sáu trăm. Vì sao? Vì sẽ có người chịu mua nó với giá cao. Ai cũng biết Hoa Mai radar là hàng ngoại cao cấp, có thể so sánh với loại Hải âu. Chiếc đồng hồ này của cháu, trước đây ông và ông nội của mình khi đến một cửa hàng đồng hồ Thượng Hải đã từng thấy, người bình thường căn bản không biết đến nó đâu. Cháu có muốn bán nó nữa không.

Ông cụ nói xong trả chiếc đồng hồ lại.

An Na trợn tròn mắt.

Chiếc đồng hồ đáng giá như thế, nếu nó đã không thể bán được, đối với cô mà nói giờ nó cũng chính là một khối sắt để xem thời gian mà thôi, mà biết đi đâu để bán nó nữa đây. Cô dùng hết khả năng uốn lưỡi bảy tấc, ông cụ cuối cùng cũng trả đến cái giá là hai trăm.

– Giá cao nhất rồi! Cháu không bán, ông cũng đành chịu thôi.

Ông cụ bày ra dáng vẻ hết cách.

An Na cắn răng, gật đầu đồng ý.

Ông cụ vui mừng, vén mấy lớp quần áo, lấy ra một chiếc túi vải rách buộc ở trên eo moi ra một xấp tiền nhân dân tệ, đếm từng tờ đủ hai mươi tờ đưa cho An Na.

An Na nhận tiền, trong lòng thì đang rỉ máu, nói:

– Ông ơi, ông giữ cho cháu, đừng bán đi ạ. Cháu bảo đảm, chờ cháu có tiền rồi, cháu sẽ trở lại để mua nó. Ông có thể tăng giá lên, cháu quyết không để ông bị thiệt đâu ạ.

Ông cụ cười híp mắt gật đầu, cất chiếc đồng hồ đi.

An Na chỉ để lại một tờ, một 19 tờ thì cuộn lại, xem xét chung quanh không có ai thì len lén nhét vào trong áo lót của mình, đảm bảo cẩn thận rồi mới vội vã rời khỏi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.