Trân Châu Cảng

Chương 23




Evelyn mệt lả người bên chiếc cửa sổ chật cứng của bệnh viện. Tiếng người nói ồn ào xung quanh nàng nhưng nàng không còn nghe thấy gì nữa. Có ai đó gọi tên Evelyn, nhưng nàng không thể trả lời. Những quân nhân mang bạn bè bị thương của mình đến tìm người chữa trị không thể đứng chờ nàng thêm được nữa đành mang bạn mình vào bên trong, đặt ở bất cứ nơi nào có thể.

Evelyn cố tập trung tinh thần, cố xua đuổi hình ảnh khuôn mặt của Betty với những nét kinh hoàng trước khi chết. Nàng nhìn ra bên ngoài bệnh viện, lại thêm nhiều thủy thủ bị phỏng, những vết thương khủng khiếp vẫn còn đang tiếp tục bốc khói đằng sau họ. Chiến hạm Nevada đã đến được bờ biển nhưng đã bốc cháy trước khi vào được đến bờ.

Evelyn quay người hét lên:

- Đem đến tổng đài của căn cứ đi! Đem những cái chai xịt mà họ vẫn thường dùng để xịt gián đến đây!

Anh chàng sĩ quan quân y trẻ tuổi nhíu mày nhìn nàng:

- Nàng định diệt côn trùng, bảo vệ môi trường trong lúc này ư?

- Không! Tôi chỉ cần cái bộ phận xịt của những cái bình đó mà thôi. Sau đó cậu hãy đổ đầy acid tanic vào đầy bình. Acid có tác dụng khử trùng và làm những vết bỏng dịu đi, chạy mau đi!

Anh lính liên lạc vắt chân lên cổ chạy thật nhanh khi Evelyn đang cứu giúp những thủy thủ bị phỏng nặng. Nàng hét lên qua cửa bệnh viện:

- Lệnh cho các lính liên lạc dọn dẹp trong bệnh viện đi. Ở ngoài này những thương binh nào còn thở được dựng họ dậy, mang họ ra chỗ khác.

Không chỉ có những người Mỹ ở dưới mặt đất mới thấy hết được sự hỗn loạn. Những phi công Nhật căng thẳng vì trận chiến và đã vì nhiều tháng rồi, họ không còn biết ngày đêm và được lệnh phải tìm cho ra mục tiêu để tiêu diệt. Thế nên lúc này họ lao mình xuống để oanh tạc những chiếc xe tải đang chở dân thường đến nơi an toàn, tránh xa khu nhà của các doanh trại. Nơi mà những người Nhật đang chọn là mục tiêu chính. Đúng là những chiếc xe tải kia là xe quân dụng của quân đội và đám đông không tặc cũng biết rõ điều đó, nhưng không hiểu vì sao như có phép lạ, không một phụ nữ hay trẻ con ngồi trên những chiếc xe đó bị giết chết. Còn có rất nhiều cơ hội mà người Nhật có thể giết chết những dân thường, nhưng họ đã không làm thế. Rõ ràng họ không có ý định tiêu diệt thường dân sống ở nơi đây. Ở trung tâm Oahu cũng bị hư hại rất nhiều bởi những quả đạn pháo hàng không của người Mỹ rơi xuống đầu họ khi bắn trượt mục tiêu. Mặt khác không phải vì thế mà quân đội Nhật Bản ra tay nhẹ nhàng hơn với lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Những người vùng vẫy để sống được lâu hơn thêm vài khoảnh khắc nữa trên mặt biển bốc lửa của cảng đều bị oanh tạc bởi chiếc Zero bay ngang qua, trong trường hợp ấy thì họ không nương tay chút nào.

Ở sân bay Hickham, một chiếc xe màu đỏ tươi đến từ sở phòng cháy chữa cháy Honolulu chạy đến toà nhà chỉ huy quân đội đã chìm trong lửa của cuộc không kích khi một tràng đạn súng máy từ những chiếc máy bay Zero đã hạ gục họ. Hai chiếc máy bay tham gia bắn giết đám lính cứu hoả ấy đang phải chạy trốn hai chiếc P-40 Mỹ đang xả đạn về phía máy bay Zero của Nhật. Trong bầu trời hôm ấy, không nhiều máy bay của Mỹ nhưng vẫn có vài chiếc mà Rafe McCawley và Denny Walker là hai trong những phi công ấy. Cả hai đã bắn hạ 6 chiếc máy bay của Nhật. Trong cuộc chiến đấu sáng ngày hôm đó, Danny đã thay đổi hoàn toàn, từ một phi công chưa bao giờ tham chiến trở thành một chiến binh lòng chất chứa hận thù. Anh cũng không hiểu mình thay đổi như vậy vào trong giây khắc nào nữa. Anh cũng không nhận ra anh nhìn theo chiếc Zero cuối cùng để bắn hạ ngày hôm đó lộn nhào trong không trung và cảm thấy mình đã hoàn thành một sứ mệnh được áp đặt lên đời anh kể từ khi anh mới chỉ là một hài nhi hay ít nhất cũng đã đến với anh kể từ khi tuổi còn nhỏ. Anh ngồi trong chiếc máy bay rải phân bón hư hỏng của vùng Tennnessee. Và anh biết rõ một sự thật là chính Rafe đã dẫn dắt anh trong những cuộc chiến trong tưởng tượng từ khi còn thơ bé, và chính Rafe đã truyền sứ mệnh cao cả là một phi công chiến đấu cho anh. Khi 2 chiếc máy bay P-40 quay trở về căn cứ, Danny bay song song với Rafe và nhận thấy anh không còn có cảm giác tội lỗi vì đã yêu quí Evelyn, và cũng không còn muốn chỉ trích bản thân nữa. Những cảm giác của anh đối với Evelyn giờ đã rõ ràng trong ngày khói lửa tơi bời này, nhưng anh biết sứ mệnh mình cũng đã được Rafe hướng dẫn và nhào nặn. Và anh phải hoàn thành sứ mạng ấy.

*

Đám tuỳ tùng của Yamamoto đang làm việc trong phòng tác chiến trên con tàu chỉ huy của ông lúc này chìm ngập với những tin mừng từ chiến trường báo về. Bên ngoài con tàu của tàu hàng không mẫu hạm của Nhật Bản, những phi công hoàn thành sứ mạng trong đợt tấn công đầu tiên đã quay trở về cười đắc ý lúc này càng đắc ý hơn vì những người thủy thủ đang chào đón họ như những vị anh hùng xông pha trên trận mạc.

Ở trên chiếc cầu tàu của tàu Akagi, tư lệnh Genda thán phục nhìn tư lệnh Yamamoto:

- Chúng ta đã dành được hoàn toàn yếu tố bất ngờ. Đợt tấn công đầu tiên đã xong và phi công đã quay về. Đợt tấn công thứ hai đang thực thi nghĩa vụ ngay lúc này. Và 350 máy bay ra trận của ta chỉ bị hạ có 29 thôi. Ông ngừng lại để xem Yamamoto phản ứng như thế nào với kết quả này, nhưng không thấy Yamamoto nói gì mà vẫn im lặng. Genda nói thêm:

- Chúng ta đang chuẩn bị cho cuộc tấn công thứ ba.

Nhưng Yamamoto vẫn không nói gì làm mọi người lo lắng.

- Thưa tư lệnh, ngài có điều gì lo nghĩ chăng? Genda hỏi.

- Chúng ta hiện còn chưa biết những tàu chuyên chở hàng lớn của họ đang ở đâu. Chắc chắn bây giờ bọn chúng đang tìm chúng ta. Nếu như họ có thể tìm ra và tấn công chúng ta trong khi đợt tấn công thứ hai vẫn chưa kết thúc hoặc tồi tệ hơn là những phi công của ta đang tìm chỗ hạ cánh trong lúc nhiên liệu đã cạn và súng hết đạn từ lâu. Yamamoto không sao nói hết dược câu cuối cùng. Genda hiểu, một thảm hoạ cũng sẽ xảy ra nếu người Mỹ phát hiện ra họ và tấn công ngay vào lúc họ không hề chuẩn bị cho sự kháng cự. Và nếu người Nhật bị đánh đắm chiếc tàu chiến này thì suốt cả ngày hôm nay, chiến thắng sẽ đổi thành thảm bại. Genda là một kẻ hiếu chiến, anh ta hiểu rằng nghĩa vụ của mình là chiến đấu, còn nghĩa vụ của một tư lệnh là phải đánh giá được khả năng rủi ro của một... Nhưng Genda biết chắc họ nên tấn công lần thứ ba. Yamamoto lặng lẽ nói:

- Chúng ta phải biết được con số thương vong trước đã.

Như thể những vị thần linh chiến tranh đã nghe lời của ông, viên sỹ quan phụ trách bộ đàm thông báo:

- Thưa tư lệnh, tướng chỉ huy Fujida đang gọi điện về đây ạ!

Yamamoto gật đầu và tiếng của Fujida vang lên trong máy bộ đàm.

- Tôi đang báo về sở chỉ huy khi đang bay trên bầu trời Trân Châu cảng. Chiến thắng của chúng ta thật tuyệt vời.

Chiến thắng, đó là lần đầu tiên từ ấy được phát ra giữa những tâm hồn đang reo vui của đội chỉ huy tác chiến Nhật Bản. Đám tuỳ tùng của Yamamoto chỉ muốn reo hò để hưởng niềm vui đang dâng trào. Nhưng tư lệnh của họ vẫn bình thản khi nghe từng lời được trinh sát thông báo về trên một máy bay Zero đang bay trên bầu trời Trân Châu cảng. Rất nhiều tàu chiến bị hư hỏng nặng, còn một vài tàu thì bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, cuộc tấn công thứ hai đang bị khói bốc lên từ mặt biển cản trở sự chính xác. Đối với Yamamoto thế đã là quá đủ, ông ra hiệu cho viên sỹ quan phụ trách máy bộ đàm ghi lại tất cả những tin tức do Fujida báo về, rồi ông lại quay mặt ra bờ biển như đang cố tìm xem những tàu đang chở hàng của Mỹ hiện đang ở đâu.

- Ta không biết rồi đây mọi chuyện sẽ ra sao nếu những tàu ấy quay trở lại tấn công.

Genda tiến đến gần ông, Yamamoto giảng giải:

- Càng tấn công càng khó tìm ra mục tiêu. Và yếu tố bất ngờ giờ đã không còn nữa. Nếu chúng ta cho phép đợt tấn công thứ ba lên đường và hủy diệt những kho nhiên liệu của Mỹ thì chúng ta sẽ phá hủy khả năng tác chiến của họ ở vùng Thái Bình dương ít nhất là phải trong vòng 1 năm.

Genda nói:

- Nhưng nếu thất bại, chúng ta sẽ mất hết cả tàu khu trục của mình, chúng ta sẽ hủy hoại năng lực chiến đấu của mình hoàn toàn.

Mỗi người đều hiểu rõ người kia đang nói gì. Có những lúc người ta không có quyền lựa chọn. Yamamoto đã ra quyết định ngay khi máy bay của nhóm tấn công thứ hai trở về:

- Chúng ta rút lui thôi.

Không lâu sau đội máy bay không kích của Nhật Bản đã trở về căn cứ. Quyết định đó có hoàn toàn đúng đắn không? Thực ra những tàu của Mỹ không thể ở một vị trí gần với quân Nhật Bản khi Yamamoto ra lệnh kết thúc cuộc không kích ngày hôm đó. Genda nói hoàn toàn đúng rằng: cuộc tấn công lần thứ ba bằng máy bay chiến đấu của Nhật Bản vào những kho dầu dự trữ của người Mỹ sẽ không gặp phải sự kháng cự nào cả. Và nếu cuộc tấn công lần thứ ba được thực hiện thì hậu quả của cuộc không kích bất ngờ trên Trân Châu cảng ngày hôm đó sẽ có mức thảm hoạ gấp nhiều lần thực tế.

Không lâu sau, Yamamoto đã nhận ra mình đã để mất một cơ hội. Sự tiếc nuối ám ảnh ông ta, và vài tháng sau, ông phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy trong Trận đánh của Midway. Trong trận đánh ấy, ông ta đã đưa ra một sự lựa chọn ngược với trận Trân Châu cảng lần trước, cho phép một đợt tấn công nữa chứ không ngồi đó mà lo lắng về sự nguy hiểm. Nhưng trong trận Midway thì những tàu khu trục của Mỹ lại ở rất gần, đã tìm ra tàu của ông ta và đánh chìm toàn bộ tàu chuyên chở của Yamamoto. Đó chỉ là những con số, còn những quyết định khác nhau có phải sẽ mang lại những hậu quả khác nhau, những tiến trình khác nhau của lịch sử hay không. Điều này không ai biết. Mọi người chỉ biết sự thật là như thế mà thôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.