Trẫm Là Một Hôn Quân Như Thế

Chương 3: Quy tắc ngầm




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Trẫm triệu kiến Tể tướng tới văn phòng hằng ngày của trẫm.

Văn phòng của trẫm chính là Ngự Thư Phòng.

Nói thật trẫm cũng mới tới lần thứ hai.

Lần đầu tiên là đêm qua.

Nhìn văn phòng xa hoa rộng hơn 300 mét vuông này, trẫm còn chẳng có tâm trạng nào để giả ngầu.

Dựa theo số liệu thống kê năm ngoái, kinh thành có khoảng 800 nghìn dân cư.

Ở bên mình là quy mô bằng một thành phố nhỏ lau nhau vô danh.

Những bông hoa xinh ở thành phố nhỏ thó này không đủ để người có hiểu biết rộng khắp, đã ngắm hết các loại trai đẹp trong và ngoài nước như trẫm ngắm đâu.

Trái tim thiếu nữ của trẫm nào dễ rung rinh như thế.

Dù gì số lượng những anh chồng mà em Tĩnh chính miệng thừa nhận chỉ đếm bằng cả 2 tay 2 chân là hết rồi.

Đặt kế ngự án là một tấm bình phong làm bằng ngọc lưu ly, sáng đến độ có thể phản chiếu.

Trẫm soi hình bóng hắt ra từ đó.

Thấy mà ghét.

Kẻ bị trẫm áp xuống hạng nhì, mặt tiền chắc chỉ hữu hạn thôi.

Dù cuộc bầu cử mỹ nam đẹp nhất kinh thành có hơi mờ ám, nhưng cũng không đến mức đổi trắng thay đen.

Các cô nương có bị mù đâu.

Sau đó Tể tướng đi vào.

Đối mặt với trẫm.

—— Cuộc bầu cử mỹ nam đẹp nhất kinh thành này gian lận quá đáng rồi đấy!

Mấy cô ơi, có phải các cô mù rồi không?

Trẫm cảm thấy, ngoài bộ mặt ra, Tể tướng nhất định còn phải hi sinh thứ gì khó nói lắm thì mới đánh đổi được chức vị Tể tướng.

Dựa theo tập tính lăng nhăng đ* cả thế giới của trẫm ngày xưa, nhìn thấy trang tuyệt sắc thế này mà còn buông tha được thì không hợp với giả thiết tí nào!

Trẫm biết khả năng chấp nhận chuyện nam yêu nam của người xưa thực ra khá cao, có thời còn coi đấy là mốt.

Nhưng ngẫm đến việc một người phong lưu điển trai tựa mây tan trăng sáng như thế có thể đã bị trẫm đè ra vấy bẩn, trẫm còn cảm thấy hơi tiếc cho anh ta.

Trẫm tình cờ liếc về phía tấm bình phong bằng ngọc lưu ly.

Sau đó phủ nhận ngay ý nghĩ ban nãy của mình.

Một tên ẻo lả thì lấy đâu ra sự tự tin mù quáng là mình có thể đè Tể tướng.

Bị đè nghe còn có lý hơn.

Nghĩ tới đây, trẫm không khỏi thít chặt “hoa cúc”.

(Hoa cúc: từ lóng chỉ lỗ hậu)

Trẫm đã từng trải qua một lần khám sức khỏe không thể nào quên.

Một trong những thủ tục phải làm là “Nội soi trực tràng”.

(Nội soi trực tràng: Nội soi trực tràng lại là thủ thuật đưa ống soi mềm qua hậu môn vào trực tràng để phát hiện các tổn thương, chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước đấy, người bệnh phải thực hiện việc xổ làm sạch đường ruột rồi mới nội soi được.)

Nếu đằng ấy tò mò muốn hỏi trẫm cảm giác ra sao, trẫm khuyên đằng ấy tự thử đi là biết, dầu gì phải có thực tiễn thì mới hiểu biết chính xác được.

Sau đận ấy trẫm đã thề, dù có là Ngô Ngạn Tổ chăng nữa, cũng không thể khiến trẫm dâng hiến hoa cúc của mình.

(Ngô Ngạn Tổ (吳彥祖; sinh ngày 30 tháng 9 năm 1974) là nam diễn viên điện ảnh, đạo diễn, kiêm nhà sản xuất phim người Mỹ gốc Hoa của điện ảnh Hồng Kông.)

hanh-trinh-toi-hollywood-cua-chang-lang-tu-hong-kong-tung-bi-che-chi-co-mat-dep-ntt-1507800922-width573height572

Trẫm tưởng tượng đến chuyện này, bỗng thấy ngứa mắt khó tả với Tể tướng.

Trẫm cẩn thận nhìn anh ta lom lom cỡ đâu 3 phút.

Sau đó trẫm rốt cuộc cũng tìm được một khuyết điểm của anh ta.

Trẫm không thích kiểu thư sinh mặt ngọc này!

Trẫm nhìn anh ta ba phút, Tể tướng cũng quỳ trên nền đất ba phút.

Trẫm là vua, anh ta là tôi.

Trẫm không cho anh ta đứng dậy, thì anh ta không thể tự đứng dậy được.

Tể tướng có lẽ chưa từng quỳ lâu thế này trước mặt trẫm, chân đã tê rần.

Tể tướng giật giật đầu gối, ngẩng đầu nở nụ cười xuân tươi rờ rỡ với trẫm: “Bệ hạ lâu lắm không gặp thần, đã quên mặt mũi thần rồi, nên phải ngắm lâu như vậy ư?”

Trẫm cảm thấy như bị đùa giỡn.

Đây có thể coi là một bước tiến xác minh suy đoán của trẫm.

Vì thế trẫm lại càng ngứa mắt thằng cha này hơn.

Trẫm húng hắng giọng, bày ra tư thế của hoàng đế, uy nghiêm hỏi: “Phương Nam hết nạn úng lụt hạn hán, lại đến vạ tuyết và sương giá, chẳng phải Tể tướng đi tuần phủ cứu tế thay trẫm đó sao? Giờ tuyết lớn đâu đã ngừng, sao Tể tướng lại về rồi?”

Đằng ấy tưởng trẫm chỉ là một kẻ giá áo túi cơm, vô dụng rác rưởi, không biết gì cả ư?

Tuy rằng trẫm không biết gì cả, nhưng trẫm biết nước đến chân mới nhảy còn hơn là không chịu nhảy! Trẫm biết trước khi thi phải đi học bù! Quãng đời đại học trẫm chưa từng rớt môn nào là nhờ vào chiêu này cả đấy!

Cho nên tối qua trẫm đã thức đêm lật xem hết tất cả hồ sơ và sổ con chất trên ngự án rồi.

Tiếc thay, tất cả đều là thể văn ngôn, hầu hết trẫm chả hiểu gì.

(Văn ngôn (chữ Hán: 文言)[1] hoặc cổ văn (古文) là một loại ngôn ngữ viết dựa trên khẩu ngữ tiếng Hán thượng cổ, là ngôn ngữ văn chương cổ điển từ thời Xuân Thu Chiến Quốc thế kỷ 5 TCN đến hết thời nhà Hán, và vẫn tiếp tục dùng trong sách vở, kinh điển truyền thống cho đến thế kỷ 20, khiến nó khác xa với nhiều dạng văn nói hiện đại Trung Quốc.)

Chỉ có một cái nói về nạn tuyết giáng, key word khá dễ hiểu, nên trẫm có thể nắm được sơ sơ.

Trẫm thầm suy ngẫm, ở xã hội nông nghiệp cổ đại có trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển này, mưa thuận gió hoà là quan trọng nhất. Một khi có thiên tai, năm sau sẽ mất mùa nghiêm trọng, quốc gia rung chuyển bất an, nhất là khi nơi gặp họa lại là mảnh đất Giang Nam trù phú lắm cá nhiều thóc.

Cho nên trẫm suy đoán chuyện này chắc chắn là việc lớn hàng đầu hiện thời.

Thật ra không cần suy đoán, số lượng sổ con cũng xác minh được kết luận này.

Trẫm lại nghiên cứu thêm chút đỉnh.

Phương pháp nghiên cứu chính là gom hết đám cung nữ thái giám quê ở Giang Nam lại với nhau, nghe họ đọc thư kể khổ từ quê nhà.

Mấy thứ này còn dễ hiểu hơn tấu chương, năng suất cao hơn nhiều.

Tiện thể còn nghe được khá nhiều chuyện ngồi lê đôi mách.

Nói cho chuẩn thì nghe chuyện ngồi lê đôi mách là chính, tiện thể thám thính tình hình thiên tai.

“Thiên tai đã được khống chế, thần sắp xếp xong tất cả những chuyện sắp tới rồi, giao cho người khác cũng không sao.” Tể tướng thở dài, “Thần sốt ruột trở về gấp gáp, là để san sẻ nỗi lo cho bệ hạ ạ.”

Nỗi lo nan giải nhất của trẫm là không đẻ được con trai, anh có giải quyết thay trẫm được không?

Nhắc đến chuyện này, trẫm lăng nhăng khốn nạn như thế, còn có bệnh kín, hậu cung cơ man là phi tử, sao không có cô nào ngoại tình nhỉ?

Một ông vua chỉ mong ngóng mình bị cắm sừng để hốt vỏ hộ, chắc từ xưa đến nay chỉ có mình trẫm thôi.

Tể tướng lại hỏi: “Nghe nói ba tháng trước bệ hạ đồng ý với yêu cầu của Thái Hậu, định triệu Lũng Tây vương về kinh phải không?”

“Hả?”

Tiếng “Hả” này đã làm bại lộ sự ngu dốt của trẫm.

Uổng hết công làm bù bài tập hôm qua.

Tể tướng nhìn trẫm với ánh mắt bất đắc dĩ “Tôi biết ngay tôi vừa đi là ông lại vác vạ về cho tôi đây mà”.

Trẫm cảm thấy tên này vô lễ quá quắt lắm.

Vì thế trẫm hỏi lại: “Có chuyện này ư?”

Ánh mắt Tể tướng nhìn trẫm càng cạn lời hơn, còn thêm tí đau lòng hận sắt không thành thép.

Nhưng trẫm thật sự không có ấn tượng về việc này.

Tể tướng nói: “Quan lớn trấn giữ biên ải về triều, tất nhiên phải có lệnh vua do bệ hạ ban, chẳng lẽ Thái Hậu còn có thể giả mạo chỉ dụ để truyền chỉ?”

Trẫm nhìn anh ta, bối rối ra mặt.

Tể tướng vẫn chưa bỏ cuộc với trẫm. Anh ta ôn tồn dịu giọng, mớm lời từng bước một: “Bệ hạ nhớ kỹ lại đi, ba tháng trước, Thái Hậu có đưa cái gì cho bệ hạ đóng dấu không?”

Giọng điệu như đang dạy dỗ một đứa thiểu năng trí tuệ.

Nhưng phương pháp dạy người thiểu năng trí tuệ này lại có hiệu quả nó mới căm chứ.

Trẫm nhớ ra rồi.

Ba tháng trước, Thái Hậu thật sự có đưa một tờ giấy cho trẫm đóng dấu.

Thái Hậu lấy lý do là, chị gái bả tuổi tác đã cao, bệnh tật ốm yếu, sợ không còn ở lại nhân thế bao lâu, hi vọng lúc còn sống có thể gặp mặt con trai lần cuối, xin cho con trai trở về đưa tiễn đoạn đường cuối cùng. Con trai của người này – cũng chính là thằng cháu ngoại của Thái Hậu – đã dành hết thanh xuân để mở mang bờ cõi phía Tây, cống hiến cho đất nước, chịu khổ nhọc, hi sinh gia đình vì tổ quốc, chưa về nhà mười mấy năm rồi.

Trẫm nghe vậy, thấy đây đúng là người con ngoan của quốc gia, công bộc giỏi vì nhân dân, nhất định phải đồng ý thôi.

Trẫm cũng không dám không đồng ý.

Bởi vì lúc ấy trẫm mới đến, còn chưa thích ứng với hoàn cảnh mới, nơm nớp lo sợ như đi trên băng mỏng, chỉ sợ lòi đuôi. Trẫm còn chẳng dám lên tiếng nói gì, vờ vịt mình cảm lạnh mất tiếng, toàn ư ư a a khoa chân múa tay để giao lưu với cung nữ thái giám.

Trẫm bèn chỉ vào dấu ngọc trên ngự án, để Thái Hậu tự cầm mà đóng dấu.

Giờ trẫm đã sắp xếp được rõ ràng ngọn nguồn tiền căn hậu quả, thấu hiểu đạo lý.

Cảm tưởng của trẫm hơi phức tạp, vừa giận lại vừa cảm khái.

Giận là vì Thái Hậu đã bẻ lái chuyện quan trọng, thằng cháu trai của bả chính là Lũng Tây vương.

Rõ ràng là Vương gia, diễn tuồng buồn thương khổ sở nỗi gì, ai không biết còn tưởng cháu bả là tay nhân viên công vụ xếp chót xã hội bần cùng khổ sở nào đấy.

Cảm khái ấy là vì, Thái Hậu đã cầm được dấu ngọc của trẫm rồi, mà không làm trò khuất tất gì, chỉ đóng dấu quyển tấu kia, rồi trả lại luôn.

Trẫm không biết nên nói bả gian trá hay thành thật.

Lũng Tây vương có thể được phong vương, đương nhiên không chỉ vì gã là cậu cháu bên ngoại của Thái Hậu.

Nhắc mới nhớ, trẫm phải gọi gã là hoàng thúc.

Lội ngược bốn năm đời, trẫm với gã có cùng một tổ tông.

Chị gái của Thái Hậu, sinh ra hoàng thúc của trẫm, thân phận hơi bị loạn.

Nhưng cuộc đời người xưa thường có mười mấy người con, đẻ từ thuở mười mấy tới hơn bốn chục, cháu trai già hơn con út cũng là chuyện thường, chẳng có gì lạ.

Huống chi trẫm và Lũng Tây vương còn cách nhau bốn năm đời.

Trẫm còn có một ông chú họ đàng xa mới 3 tuổi đây này.

Tóm lại Lũng Tây vương chính là một tên con ông cháu cha khá là có tiền đồ, chưa kể còn dây mơ rễ má với Thái Hậu.

Vậy thì đã sao?

Trẫm vận hết chút hiểu biết chính trị ít ỏi mà trẫm mót được từ truyện cung đấu, cảm thấy Thái Hậu chắc không định phế trẫm rồi lập Lũng Tây vương lên làm vua đâu.

Dù gì trẫm mới là con trai bả, Lũng Tây vương chỉ là cháu ngoại thôi.

Tuy rằng trẫm cũng không phải con trai ruột của bả, còn cậu cháu ngoại lại là cháu ruột.

Nghe nói những Thái Hậu hừng hực dã tâm đều thích lập một vị vua bù nhìn mà mình có thể dễ dàng khống chế.

Trẫm dễ khống chế lắm nè! Thái Hậu phải thích trẫm lắm mới là hợp nhẽ!

Khuyết điểm duy nhất của trẫm chỉ là không sinh được con trai mà thôi.

Tuy rằng khuyết điểm này quả thật rất trí mạng đối với một hoàng đế.

Nhưng Thái Hậu có biết đâu!

Tể tướng nói: “Chuyện long thể bệ hạ có vấn đề từ ba tháng trước, ngoài Phùng thái y, bệ hạ có nói với ai nữa không?”

Được rồi, Tể tướng đi công tác chỗ khác mà còn biết, Thái Hậu chắc chắn cũng biết.

Chuyện này không thể trách Phùng thái y không đủ trung trinh, miệng không kín lắm được.

Mỗi lần triệu ổng tới thăm khám, trẫm đều để cửa chính cửa sổ mở toang hoang, một hàng thái giám cung nữ đứng ngoài cửa.

Ưu tiên những ai có tính bà tám mồm mép tép nhảy.

Trẫm chỉ ước được trưng một tấm bảng vàng thông báo với toàn thiên hạ trẫm bị yếu sinh lý.

Không thế làm sao trẫm có thể sống an ổn thủ thân như ngọc hơn ba tháng vừa rồi đây.

Con người không có nỗi lo xa, ắt có mối ưu tư gần.

Trẫm yên ổn thủ thân như ngọc sống qua hơn ba tháng.

Bây giờ phiền toái đã tới.

Trẫm sắp bị người ta hất cẳng khỏi long ỷ rồi.

Tác giả có lời muốn nói:

Đừng có bet kèo Tể tướng ngay thế, chí ít cũng phải để cơ hội cho mấy anh lên sàn sau chớ.

[HẾT CHƯƠNG 3]

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.