Tống Thì Hành

Chương 2: Ngọc Tiểu Ất (hạ)




Văn sĩ áo lam cười nói:

- Nhìn chiếc thuyền thì chỉ là của gia đình bình thường làm thế nào mời được nhạc sư tốt?

Ngọc Doãn cười cười rồi chắp tay với hai người sau đó xoay người định bỏ đi. Nhưng vị văn sĩ áo trắng lại bước vội tới ngăn Ngọc Doãn lại:

- Đại quan nhân có thính lực rất tốt. Nếu vừa rồi không nhắc thì ta cũng suýt nữa bỏ qua. Tại hạ là Trần Đông, còn đây là Lý Dật Phong. Còn chưa thỉnh giáo cao danh của quan nhân.

- Tiểu nhân là Ngọc Doãn.

Ngọc Doãn?

Trần Đông và Lý Dật Phong liền vỗ tay khen ngợi cái tên hay.

Ngọc Doãn không biết cái tên của mình có gì hay. Chỉ có điều hai vị Thái học sinh có cách nghĩ của mình. Trên thực tế, Ngọc Doãn vốn là một cái tên chức quan giữ ấn của nước Sở thời Xuân Thu chiến quốc. Không biết cha Ngọc Doãn tại sao lại đặt một cái tên như vậy. Nhưng ít nhất trong suy nghĩ của Trần Đông và Lý Dật Phong thì có được cái tên đó, gia cảnh cũng không hề kém. Vì vậy mà cả hai lại thêm lòng kết giao.

Nhưng chỉ có nhà mình mới hiểu chuyện nhà mình. Nếu bàn về luật nhạc thì Ngọc Doãn không hề sợ. Nhưng nói chuyện với Thái học sinh thì khó tránh khỏi đề cập đến thơ từ ca phú, đó không phải là thứ mà Ngọc Doãn am hiểu.

Nhưng Ngọc Doãn lại coi thường sự nhiệt tình của hai người Trần Đông.

Cổ nhân coi cầm kỳ thi họa là bốn điểm của quân tử, thay thế bề ngoài phong nhã. Nếu Ngọc Doãn đã tinh thông cầm luật thì trong suy nghĩ của Trần Đông và Lý Dật Phong, hắn là một người ẩn thân.

Vì vậy mà hai người mới có lòng nấn ná.

Ngọc Doãn lại không nghĩ nói chuyện nhiều... Dù sao thì hắn mới sống lại có mười ngày, sự hiểu biết đối với thời đại này chỉ dựa vào ký ức. Chẳng may có chuyện gì đó không được phép nói thì chẳng phải là gây chuyện hay sao? Cũng chính vì nguyên nhân đó mà Ngọc Doãn cũng không muốn ở lâu.

Đúng lúc này, chợt có tiếng người gọi to:

- Tiểu Ất ca. Sao huynh còn ở đây nói chuyện?

Ngọc Doãn ngần người quay lại nhìn.

Chỉ thấy có hai tên lính đang chạy dọc theo bờ sông đồng thời giơ tay vẫy mình.

Trên con đường chính của phủ Khai Phong, cứ cách ba trăm bước lại có một trạm canh. Mỗi một trạm canh có năm tuần cảnh chịu trách nhiệm tuần tra ban đêm và bắt giữ phạm nhân. Tính chất của nó gần giống như đồn công an sau này. Mỗi một đồn canh đều có phạm vi tuần tra của riêng mình.

Hai tên tuần binh kia có tên là Thạch Tam và Chu Lương.

Ngọc Doãn cũng biết hai người đó. Mười ngày trước khi hắn chuyển hồn sống lại rồi được hai người đó phát hiện. Nghe nói, Thạch Tam, Chu Lương và Ngọc Doãn thường ngày cũng có qua lại với nhau vì vậy mà đưa hắn về nhà.

Ngọc Doãn vội vàng cái chào Trần Đông và Lý Dật Phong rồi nhanh chóng bước ra đón.

- Chu nhị ca! Thạch tam ca! Có chuyện gì vậy?

Chu Lương vội vàng hỏi:

- Tiểu Ất ca. Nhà ngươi đang xảy ra chuyện, tại sao vẫn còn ở đây? Vừa rồi khi ta đi ngang qua nhà ngươi thấy Quách Kinh dẫn người đi tới, nói là muốn tìm ngươi đòi nợ. Ngươi còn không trở về mau? Chu nương tử chỉ có một mình ở nhà, Quách Kinh lại là một tên du côn, không nên chọc tới y.

Ngọc Doãn nghe thấy vậy thì nôn nóng.

- Hai vị ca ca, ta phải về.

Nói xong, hắn liền bước đi. Chu Lương và Thạch Tam nhìn nhau rồi lắc đầu mà than nhẹ.

- Mặc dù tiểu Ất Ca là con ngựa bất kham nhưng vẫn là người có tình nghĩa. Hy vọng việc này có thể giải quyết được một cách thỏa đáng nếu không thì thật là tai họa.

Hai người nói với nhau xong liền định đi theo Ngọc Doãn. Bất chợt cả hai nghe thấy sau lưng có người nói:

- Hai vị đại ca đi chậm đã.

Chu Lương dừng bước, quay đầu nhìn lại. Chỉ thấy Trần Đông và Lý Dật Phong đi tới liền vội vàng cùng với Thạch Tam chắp tay vái chào. Mặc dù cả hai đều là công sai nhưng Trần Đông và Lý Dật Phong đều là Thái học sinh, bọn họ không thể bằng được.

Trần Đông nói:

- Tại sao Ngọc đại quan nhân lại vội vã rời đi như vậy?

- Lão gia nói Ngọc tiểu Ất?

- A...đúng vậy.

Thời Bắc Tống, phàm là những người có vai vế cao thường được gọi là "đại" hoặc "nhất". Có đôi khi do "nhất" và "ất" cùng âm cho nên sẽ đổi lại thành tiểu Ất. Ví dụ rõ rệt nhất đó là lãng tử Yến Thanh trong truyện Thủy Hử. Y là con cả trong nhà nên được gọi là tiểu Ất ca.

Ngọc Doãn cũng là con một, cũng là lớn nhất. Cho nên những người biết hắn đều gọi hắn là tiểu Ất.

Chu Lương cảm thấy ngạc nhiên thầm nhủ:" Tiểu Ất suốt ngày chơi bời lêu lổng, làm sao mà biết được mấy vị lão gia trong Thái học viện?"

Nhưng y cũng không dám hỏi mà vội vàng trả lời:

- Trong nhà tiểu Ất có chút chuyện nên phải về gấp.

- A.

Trần Đông và Lý Dật Phong nhìn nhau rồi đột nhiên hỏi:

- Hai vị công sai đại ca có biết chỗ tiểu Ất không?

- Tất nhiên biết... Năm đời nhà tiểu Ất đều ở phủ Khai Phong, ngụ bên cạnh Quan Âm viện.

- Vậy có thể dẫn chúng ta tới đó được không?

- Nếu đại lão gia đã có lời, tiểu nhân sao dám không nghe.

Chu Lương vội vàng đồng ý rồi dẫn hai người Trần Đông và Lý Dật Phong về phía Quan Âm viện.

Trên đường, Trần Đông hỏi:

- Công sai đại ca...

- Hai vị đại lão gia đừng gọi chúng ta như vậy, chẳng khác nào giết tiểu nhân. Tiểu nhân tên là Chu Lương còn đây là huynh đệ Thạch Tam của tiểu nhân. Hiện giờ, chúng ta hoạt động tại đội tuần tra đường đông Phan Lâu. Nếu đại lão gia không ghét bỏ thì có thể gọi tiểu nhân bằng Chu nhị là được rồi. Còn mấy chữ công sai đại ca, tiểu nhân thật sự không dám nhận.

Trần Đông liền nở nụ cười.

- Chu nhị có biết tiểu Ất như thế nào không?

Chu Lương nói:

- Đại lão gia không biết Ngọc tiểu Ất như thế nào sao?

- Thế nào?

- Cha của tiểu Ất vốn là Nội đẳng tử nhất đẳng. Mười năm trước sứ nước Liêu tới có lập lôi đài đô vật. Cha của Ngọc tiểu Ất phụng mệnh lên đài, thắng liên tiếp hai mươi người nhưng rồi cuối cùng bị người Liêu làm hại. Lúc ấy, tiểu Ất mới mười hai, khóc lóc nói sẽ báo thù cho cha. May mắn, y được Chu giáo đầu nhận về, còn đoạt lại sạp bán thịt mà cả nhà tiểu Ất truyền lại dưới Bạch phàn lâu.

Người Tống rất yêu đô vật. Có điều đô vật thời này khác với đô vật của Nhật Bản. Nội đẳng tử là cách gọi cao thủ đô vật trong hoàng cung. Toàn bộ hoàng thất của Bắc Tống cũng chỉ có 120 Nội Đẳng tử, cho thấy được địa vị cao như thế nào. Nội đẳng tử được chia thành ba cấp. Nhất đẳng cao nhất, tam đẳng thấp nhất. Bên dưới Nội Đẳng Tử là Cửu đẳng lực sĩ.

Trần Đông nghe nói rồi ngẩn người, thốt lên:

- Ngươi nói có phải là Ngọc Phi không?

- Đại lão gia cũng biết cha của Ngọc tiểu Ất?

Thạch Tam ngồi bên tiếp lời, âm thanh của y có chút tự hào và kiêu ngạo. Thạch Tam và Chu Lương đều ở gần Quan Âm viện, có quan hệ với Ngọc Doãn. Khi biết được Thái học sinh cũng nghe tới tên của Ngọc Doãn, cả hai đều cảm thấy rất vui.

Trần Đông và Lý Dật Phong nhìn nhau mà giật mình. Mười năm trước khi Trần Đông mới tới phủ Khai Phong mặc dù chưa tận mắt nhìn thấy đô vật nhưng cũng nghe người ta nói tới chuyện đấu với người Liêu. Khi người Liêu phái cao thủ đô vật tới làm người Tống mất mặt. Huy Tông lệnh cho Nội đẳng tử lên đài sau đó bị người Liêu đánh chết ba người. Tiếp theo, Ngọc Phi lên đài đánh mười hai người khiến cho lực sĩ đô vật của người Liêu gẫy xương, năm người hộc máu mà chết. Trận đấu đó thực sự khiến người ta rung động. Nghe nói mỗi lần Ngọc Phi thắng còn có vạn người vỗ tay hoan hô.

Đáng tiếc, ngày hôm sau, Ngọc Phi lại bị chết một cách ly kỳ. Nghe nói là người Liêu ám sát khiến cho Ngọc Phi chết. Mặc dù người Liêu không chịu nhận nhưng cũng đành phải tối mặt mà về.

Ngọc Doãn là con của Ngọc Phi? Bây giờ làm đồ tể của Bạch Phàn lâu...

Trần Đông thầm than thở. Anh hùng ngày xưa không ngờ bây giờ lại nghèo túng như vậy.

- Tiểu Ất rất tốt, trọng nghĩa khinh tài. Chỉ có điều hắn rất thích đáng nhau... Khi Chu giáo đầu sống còn có thể quản giáo được tiểu Ất ca. Nhưng bốn năm trước, Chu giáo đầu mất thì không còn ai có thể quản lý hắn được nữa. Hắn thường xung đột với người khác, dẫn theo một đám du thủ du thực đi gây chuyện....

"Đúng là một tên đồ tể!"

Lý Dật Phong hơi nhíu mày, trong lòng có chút gì đó mâu thuẫn. Nhưng Trần Đông lại không hề để ý, chỉ cười hỏi:

- Vậy ngươi nói xem hắn gây tai họa như thế nào?

- Chuyện này...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.