Tơ Đồng Rỏ Máu

Chương 29: Dì tư




Tấm ảnh đen trắng, cô gái mặc bộ váy trắng, vừa e lệ vừa có nét u buồn đang nhhìn xa xa. Trông quen quen! Na Lan nhìn kỹ và nghĩ ngợi. Trông có vài nét hao hao cô gái trong bức tranh sơn dầu treo ở thư phòng của Sở Hoài Sơn, cũng tức là hao hao mẹ anh.

Vì người này là em gái của mẹ Sở Hoài Sơn.

Là dì tư của anh!

Na Lan bấm chuông cửa nhà họ Sở, lúc này đã quá 8 giờ rưỡi tối. Đứng dưới mái hiên che những hạt mưa phùn lắc rắc rơi, Na Lan nghe thấy rất rõ tiếng bước chân vội vã xuống cầu thang chứ không chầm chậm như trước đây. Chắc chắn không phải dì Tư.

Sở Hoài Sơn ra mở cửa cho cô. Ánh sáng trong nhà hơi yếu nhưng vẫn soi tỏ vẻ mặt lo lắng của anh. Câu đầu tiên Na Lan hỏi là, “Anh có biết chơi cổ cầm không?”

“Cổ cầm?” Sở Hoài Sơn ngớ ra, nét mặt lo âu bỗng chuyển thành e thẹn. “Cô đừng hiểu lầm. Tôi chỉ biết chơi cello, kèn cor, kèn clarinet, không biết chơi cổ cầm. Nhưng đặt nó ở thư phòng, cũng không phải vì, bày cho sang…”

“Dì tư của anh biết chơi cổ cầm, đúng không?”

Sở Hoài Sơn ngạc nhiên, “Sao... cô biết?”

Na Lan hỏi, “Dì Tư đâu? Dì ấy đang ở đâu?”

Sắc mặt Sở Hoài Sơn lại trở nên lo lắng, Na Lan hiểu ra ngay. “Chắc chắn là đi đâu đó?”

Sở Hoài Sơn gật đầu, “Lạ thật đấy! Mọi ngày dì ấy hay ra ngoài nhưng buổi tối thì rất hiếm. Hôm nay đi đến giờ vẫn chưa về.”

Cô biết anh mắc chứng sợ đám đông, không dám ra ngoài. Những người như anh ở nhà quanh năm, thường có tâm lý dựa dẫm vào người thân vẫn chăm sóc mình, hễ vắng họ thì sẽ vô cùng lo lắng bất an. 8 giờ 30 tối, với những ai ưa sống về đêm thì chỉ như lúc bình minh, nhưng với Sở Hoài Sơn thì đã khuya lắm rồi.

“Anh đừng lo lắng.” Na Lan an ủi. “Chúng ta sẽ nghĩ cách.”

“Gọi điện, thì không nghe máy.” Trán lấm tấm mồ hôi, anh liên tục đi đi lại lại ở hành lang.

Thử thăm dò xem Sở Hoài Sơn lệ thuộc vào dì Tư đến mức nào, Na Lan hỏi, “Dì Tư chăm sóc anh bao lâu rồi?”

“Kể từ khi mẹ tôi qua đời, đến nay... ba mươi năm rồi.” Anh nhìn Na Lan, thấy khó hiểu, hỏi câu này thì liên quan gì đến việc đi tìm dì Tư?

“Dì ấy họ tên là gì?” Na Lan đang cố nhớ lại những tiền sự về Mễ Trị Văn.

“Sở Hoan.”

Trong các hồ sơ bệnh án của lão dù ghi tên người thì đều là đã thay tên khác. Tiền sự phạm tội lại càng không có tên sh.

“Dì ấy chăm sóc anh suốt, thì nguồn kinh tế là gì?”

“Ngày trước ông ngoại tôi để lại tài sản, nhuận bút, lợi nhuận phát sinh từ tác phẩm, dì Tư trước kia đi làm cũng có ttích lũy, ít thôi... hồi đó dì ấy làm y tá.”

Hình như có trận cuồng phong tạt vào đầu óc Na Lan, cô bỗng hiểu ra rất nhiều điều.

“Có lẽ tôi biết dì ấy đang ở đâu.” Na Lan xoay người bước ra cửa, nhưng lại ngoảnh lại nói, “Anh đi cùng tôi được không?”

Sở Hoài Sơn bước theo cô ngay lập tức, “Không có dì Tư thì không có tôi. Cô nghĩ mà xem…”

Trong một gian ở khu buồng bệnh nặng, nhân viên y tế đi lại như con thoi, họ đang cấp cứu cho một bệnh nhân. Nhìn cảnh tượng này Na Lan thấy lòng trĩu xuống, lẽ nào Mễ Trị Văn đang mấp mé ở bờ vực? Cô bỗng thấy hẫng hụt như “nuối tiếc”, còn quá nhiều vấn đề lão già cổ quái này chưa chịu hé răng, mà đã triệt để ngậm miệng hay sao?

Sở Hoài Sơn run rẩy khi nhìn thấy đám đông. Na Lan dăn anh chờ ở phòng làm việc của y tá.

Một cảnh sát mặc thường phục bước lại nói với Na Lan, “Đừng lo. Không phải Mễ Trị Văn. Hai hôm naay lão vẫn hôn mê nhưng chưa phải là sắp tiêu đời đâu! Là một bệnh nhân khác, có lẽ không thể qua nổi đêm nay.”

Na Lan vẫn không thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn, cô đẩy cửa buồng bước vào.

Một mé buồng buông tấm rèm xanh, bên trong vọng ra tiếng nói cố nén và tiếng lách cách của thiết bị, họ đang cấp cứu. Căn buồng còn có hai giường nữa, im ắng, âm âm tối. Bên cạnh giường Mễ Trị Văn kê chính giữa, có một nữ y tá đang đứng, áo blue trắng như nhòa vào mảng tường trắng phía sau đầu giường, đứng xa nhìn chhỉ thấy một cái bóng lờ mờ như bóng ma hoặc như làn khói.

Như các đêm bình thường, sẽ chẳnng ai chú ý đến cô y tá đứng đó, đêm nay đang có ca cấp cứu thì lại càng không ai để ý.

Na Lan bước đến phía sau cô ta, cô ta đang chăm chú nhìn bệnh nhân héo khô nằm trên giường, không hề biết Na Lan bước lại gần.

“Những cuốn sách kia bà đưa cho ông ta như thế nào? Tự mình đem vào bệnh viện nhà tù gửi cho ông ta hay là nhờ bạn bà là y tá? Có lẽ người ấy cũng đang làm việc trong bệnh viện nhà tù?”

Cô y tá sửng sốt quay đầu lại,, mặt đeo khẩu trang. Tuy đứng ở chỗ ít ánh sáng, Na Lan vẫn nhận ra đó là dì Tư.

“Đưa như thế nào? Thì có vấn đề gì? Cô yên tâm, bên trong không có âm mưu, không hướng dẫn vượt ngục cũng không có ‘ngón tay khăn máu’.” Dì Tư lạnh lùng nói.

“Hình như bà không hề kinh ngạc vì bí mật nho nhỏ của mình đã bị bóc trần?”

Dì Tư “hừ” một tiếng khinh thường, “Có cần tôi cất cao giọng tán dương cô thông minh không? Cô và Sở Hoài Sơn đều là hạng ngớ ngẩn nhưng hai cái đầu xúm lại thì sớm muộn gì cũng biết đôi điều về quá khứ của tôi.”

“Bà cũng là người bị Mễ Trị Văn xâm hại, lẽ nào bà không hận lão?”

“Chỉ những ai không hiểu ông ấy thì mới hận ông ấy!” Dì Tư cố nén để không nói to. “Nếu cô hiểu ông ấy hồi nhỏ đã phải trải qua những gì thì hận ông ấy sao được?”

Na Lan lắc đầu, “Tôi nghĩ mình đã biết rất nhiều về hồi ông ta còn nhỏ, ông ta không có lý do gì để tàn hại phụ nữ cả!”

“Cô không hiểu thật hay là cô không chịu tin? Moỗi khi được phụ nữ để mắt đến thì ông ấy lại tỏ ra xấu xa bẩn thỉu để xua hhọ đi. Cô không nhận ra à? Ông ấy biết cái ác trong con người mình có thể bùng phát bất cứ lúc nào và sẽ làm tổn thương các cô gái đó! Người hiểu, như tôi chẳng hạn, tôi sẽ bỏ đi, tránh xa, và thầm nhớ về ông ấy. Ai ngoan cố không hiểu, như bà giám đốc kia và cô gái ngày trước tự sát... thì họ cứ lao vào, hậu quả là bị tổn thương! Cô thích nghiên cứu tội phạm thì cô hãy nghĩ kỹ xem, cô đã nghe nói về các vụ cưỡng dâm ‘bất thành’ rồi chứ? Một con người như thế này mà lại trở thành hung thủ của các vụ bắt cóc giết người ư?”

Na Lan bỗng thấy bí, không biết nói sao.

Dì Tư nói không phải không có lý.

Có llẽ dì Tư là người duy nhất nhìn nhận mọi sự việc từ căn nguyên sự tàn độc của Mễ Trị Văn.

“Ý bà là, Mễ Trị Văn kkhông phải hung thủ của các vụ ‘ngón tay khăn máu’?” Na Lan khẽ hỏi, dù đã biết câu trả lời. “Nhưng tại sao ông ta lại biết những nơi chôn xác họ?”

Dì Tư đáp, “Tất nhiên là người khác nói với ông ấy. Ví dụ, trong nhà tù phường Giang Thành. Nhà tù là nơi cải tạo con người nhưng đôi khi cũng là nơi hại người.”

Na Lan lắc đầu, “Đó là nơi chuyên giam giữ bọn tội phạm hình sự nghiêm trọng, đã vào rồi thì hiếm có người được ra. Những ai được phóng thích trong mấy năm qua đều đã được loại trừ khỏi diện tình nghi. Vậy tại sao Mễ Trị Văn lại nói vụ án ‘ngón tay khăn máu’ sẽ còn tiếp diễn?”

“Tìm hiểu, hiểu rõ, thoông cảm với ông ấy không có nghĩa là câu gì ông ấy nói ra cũng đều đáng tin.”

“Dì Tư!” Phía sau hai người bỗng có tiếng gọi.

Chắc là Sở Hoài Sơn chờ ở phòng y tá quá sốt ruột bèn chạy vào, nhưng anh gần như sắp ngã quỵ.

Dì Tư tức giận nhìn Na Lan, rồi chạy đến đỡ Sở Hoài Sơn, “Kìa Hoài Sơn!” Dì Tư lại lườm Na Lan, “Cô không biết tình trạng của nó hay sao? Tại sao muộn thế này rồi còn dẫn nó ra? Kể từ lần đầu cô đến nhà, tôi biết cô sẽ hủy hoại đời nó! Cô laà hạng người chỉ cần đạt được mục đích và bất chấp sự hy sinh của người khác!”

Sở Hoài Sơn thở dốc, “Tại cháu, muốn đến, chứ không phải tại cô ấy.”

Na Lan nói, “Mấy hôm trước, chính bà đã bám theo tôi! Hai lần tôi bị ngất và gặp nguy hiểm, bà đều ở đằng sau nhìn thấy rồi báo cho Sở Hoài Sơn biết! Khi tôi bị ngất bên bờ sông Thanh An, bà đã đặt tôi đầu chúi xuống chân dốc lên, để cho máu dễ lưu thông đến não bộ! Vì là y tá nên bà có kinh nghiệm...”

Dì Tư lạnh lùng, “Khỏi cần cảm ơn! Chỉ là thói quen của tôi thôi. Vẫn nên tính công cô đã đưa Hoài Sơn đến Đại học Giang Kinh chứ gì? Có biết không, suốt bao năm qua, đó là lần đầu tiên nó xa tôi, theo người khác ra ngoài!” Dì Tư lại nhìn Sở Hoài Sơn đang tái nhợt.

Một ham muốn chiếm hữu như gà mẹ che chở gà con, tuyệt chiêu mẹ chồng đối với nàng dâu, không ngờ lại nảy ra tronng hoàn cảnh này!

Na Lan cố gắng trấn tĩnh, nhẹ nhàng nói, “Không ai có thể thay thế được bà về măặt tận tình chu đáo chăm sóc anh Hoài Sơn. Tôi chỉ vì nghiệp vụ, muốn thử động viên anh ấy ra ngoài tiếp xúc với xã hội, làm dịu bớt tâm trạng sợ hãi đối với môi trường. Có lẽ tôi đã hơi hấp tấp. Nên từ từ thử làm lại thì hơn.”

“Miễn cho đi!” Dì Tư liên tục xua tay. “Đừng có thử lại nữa! Cô có nghĩ rằng cô tự cho mình là hay ho, để nó tiếp xúc với bên ngoài sẽ khiến cuộc sống yên tĩnh của nó bị phá vỡ không?”

Na Lan im lặng.

“Kìa dì Tư!” Sở Hoài Sơn tức giận ra mặt. “Dì nói thế, là khhông tốt!”

Sở Hoài Sơn nặng lời nhất, cũng chỉ nói “không tốt” là cùng.

Dì Tư mở to mắt nhìn Sở Hoài Sơn, hình như không tin rằng anh ta lại ăn nói như thế. “Sao... cháu lại nói năng với dì kiểu này? Đã mọc cánh bay xa được rồi chắc? Tự cho rằng mình có thể đi khỏi nhà và tách khỏi dì hay sao?”

Sở Hoài Sơn ấm ức nói, “Tại sao, lại không thể?” Anh bỗng quay người sải bước ra khỏi buồng bệnh.

Cô bất giác ngoảnh nhìn khu buồng bệnh cao ngất. Không rõ có phải mắt đang gioở chứng, cô nhìn thấy ở ô cửa sổ trên tầng 11 có một bóng người gầy khô, cứ như Mễ Trị Văn đang đứng đó lạnh lùng nhìn xuống cái sân ôn ào này? Không thể! Lão bị hôn mê từ hai ngày trước kia mà? Và, căn buồng bệnh ấy làm gì có cửa sổ? Na Lan rùng mình, quay ngườii trở lại khu buồng bệnh.

Buồng bệnh mà Mễ Trị Văn nằm có cửa sổ, nhưng người vừa nãy đứng ở cửa sổ không phải là lão. Hoặc có lẽ không hề có ai đứng bên cửa sổ cả. Na Lan không có ấn tượng gì về cửa sổ ở đây vì mọi lần vào đều là buổi tối, các tấm mành mành đều thả xuống sát mặt sàn che khuất cửa kính. Lúc này việc cấp cứu người bệnh kia đã gần đến “phút chót”, ca1c y tá đang hội ý để lập biên bản tử vong, thông báo cho người nhà lo liệu hậu sự.

Na Lan bước đến bên giờng Mễ Trị Văn, lão vẫn hôn mê.

Cô quan sát kỹ, xem có dấu hiệu gì chứng tỏ lúc nãy lão tỉnh lại không. Không. Lão như đã chết rồi.

Cô lại nhìn lão, gò má nhô cao hai má hóp, chẳng khác gì cái đấu lâu được tùy tiện phủ lớp da cho xong chuyện để mà làm người. Có cần thông cảm với lão không?

Cô không bao giờ quên câu nói của Đổng Bội Luân. Nếu có cơ hội thì lão sẽ làm gì?

Bàn tay cô buông thõng bên giường bỗng bị tóm chặt. Mễ Trị Văn đang nằm bỗng nhỗm dậy nắm lấy tay cô.

Cô kinh hãi quên cả kêu lên!

Cổ họng lão ú ớ có âm thanh, hình như định nói gì đó nhưng bị chất dịch ở họng chặn mất.

“Ông định làm gì?” Cô dằnn giọng hỏi.

Mễ Trị Văn cố nói nhưng không thành tiếng.

Na Lan bước sát lại, “Ông nói gì?”

Cô cố đoán và nghe được, “Không... kịp... mất... rồi...”

Cô định hỏi cái gì không kịp, nhưng lão đã buông tay rồi nằm thẳng xuống, đầu đập xuống gối tiếp tục lịm đi. Góc này của buồng bệnh lại yên tĩnh, hình như cử động vừa rồi của lão chỉ là một động tác bản năng trong cơn ác mộng.

Hoặc, thật ra chỉ là ảo giác của Na Lan.

Nhưng cổ tay cô vẫn còn hơi đau, mấy vết hằn đỏ hhiển hiện như một thứ bùa yểm mà ác quỷ để lại.

Không kịp nữa?!

Vụ án “ngón tay khăn máu” sẽ tiếp diễn.

Chỉ cô mới có thể chấm dứt cơn ác mộng này!

Nhưng không kịp nữa rồi!

Những hạt mưa phũ phàng tạt vào mặt Na Lan, dính bết cả mái tóc mới cắt. Nhưng lúc này cô chhẳng bận tâm, cô chỉ muốn được hít thở thật mạnh, muốn mũi và miệng được hứng không khí nhiều hơn.

Xin xô.

Hãy cứu tôi!

Cuối cùng, tiếng chuông di động Khúc nhạc buồn của Chopin đã đánh thức Na Lan. Đồng hồ trên tủ đầu giường chỉ 4 giờ 12 phút sáng. Ba Du Sinh gọi, không thể không nghe.

Không kịp nữa!

Cảm giác chẳng lành dồn dập tràn đến khiến đầu muốn vỡ tung, nhưng cô vẫn cầm di đô5ng lên nghe. Đâu có lựa chọn nào khác?

“Thầy Ba Du Sinh?”

“Anh do dự rất lâu, có nên cho cô biết tin và có nên để cô lại bị cuốn vào hay không.” Giọng Ba Du Sinh cẩn trọng, nặng nề. “Nhưng đành vậy... vụ ‘ngón tay khăn máu’ lại xảy ra, chúng ta đã có một nạn nhân mới!”

Na Lan cảm thấy trời đất xoay chuyển, đầu lại bắt đầu nhức, cô đang nghĩ có nên dùng di động khác gọi cho giám đốc Chu Trường Lộ cầu cứu không. Nhưng cô cố trấn tĩnh, “Lâu nay em đã bị cuốn vào rồi, và chưa tùng ra khỏi nó...” Giống như Trần Ngọc Đống, giống như Ba Du Sinh, lẽ nào chắc chắn mình cũng có kết cục như họ?

“Ý tôi nói là tham gia công tác phá một vụ án mới. Cô gái làm ở hiệu thời trang gần xưởng Đằng Long, tên là Hàn Tây...”

“Chữ Tây nào?”

Ba Du Sinh hơi chững lại, “Hình như là chữ tây trong đông tây, nhưng bên trên có bộ Thảo.”

Đúng với quy luật. Đây không phải vụ mất tích hoặc giết người bình thường hoặc vụ mô phỏng vụng về, đây chính xác là vụ ‘ngón tay khăn máu’.

“Tối qua hết giờ làm, cô ấy đi đâu không rõ, di động tắt máy, bạn trai sống chung đã hỏi khắp lượt bạn bè mà không có tin tức gì. Vào khoảng trước 12 giờ đêm, cậu ta thấy ở cửa nhà mình treo cái túi xách của Hàn Tây, tuuởng là cô ấy đã về nhưng trong nhà vắng tanh, rồi cậu ta lục cái túi xách, thì tìm thấy một thứ... chắc cô đã đoán ra rồi.”

Na Lan nói giọng cực nặng nề, ,“Khăn dính máu, và một ngón tay.”

“Mảnh vải quần bò màu trắng dính máu, bọc một ngón tay của Hàn Tây! Cậu bạn trai quá sợ. Cậu ta từng dính tiền sự, lại làm ăn không mấy sạch sẽ, nên nghĩ rằng mình có hiềm khích với bọn xã hội đen rồi liên lụy đến Hàn Tây. Cứ thế suốt hai tiếng đồng hồ kkhông dám báo công an. Về sau càng nghĩ càng thấy sợ, sợ mình cũng mất mạng, nên mới gọi 110.”

“Mễ Trị Văn! Lão đã... đã biết vụ ‘ngón tay khăn máu’ sẽ xảy ra. Mau đến tìm lão, dù lão giả vờ hôn mê thì cũng kéo lão ngồi dậy thẩm vấn lão. Các anh dùng cách gì thì cũng phải...”

“Lão... cũng mất tích rồi!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.