Tình Yêu Của Một Chú Dê Con

Chương 13




Người ta bảo sau khi vận động kịch liệt trong phòng, sẽ có di chứng nghiêm trọng.

Đặng gia – lão dương có công trong cuộc cải cách Trung Nguyên đã nói như vậy trong chính sách của mình: Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý. (Đặng gia ở đây là Đặng Tiểu Bình, một nhà cải cách kinh tế nổi tiếng ở TQ)

Thực tiễn qua đi, tiểu dương viết: lời này chuẩn không cần chỉnh…

Hậu quả nghiêm trọng có cái tốt của hậu quả nghiêm trọng, ghé vào đệm mềm, con mắt chẳng cần mở, tiểu dương ta khẽ hừ một tiếng, nói: “Nước…” Bên giường, tiểu hài tử hét lớn một tiếng: “Lấy nước đến ” Sau đó là chuỗi tiếng vang truyền lệnh của lang thị vệ ngoài cửa: Nước… nước… nước… nước… nước… ( “…” = tiếng vang), cuối cùng là một lang thị vệ hấp tấp bưng nước chạy đến.

Phê như con tê tê.

Ta lại lên tiếng: “Chán quá… Chán chết đi được…”

Tiểu hài tử đáp lời: “Vậy chúng ta đi dạo hoa viên một chút đi?”

Hai mươi lang sĩ dùng nhuyễn tháp khiêng ta, hơi lung lay một tí, ta gọi: “Ôi!” Sau đó bốn mươi lang MM cung nữ liền xông lên đỡ lấy ta mà nói: “Kiềm chế một chút a lão gia a!” Đi chậm một tí, ta lại than: “Ai nha!” Thế là sáu mươi lang cùng nhau xông pha khiêng nhuyễn tháp, đi cực nhanh.

Tiểu hài tử ở phía sau thấy ta xa hoa lãng phí như vậy, không nói gì, sau đó suy nghĩ một chút, rồi lại suy nghĩ một chút, xé mấy lỗ trên y phục mới của mình, rồi vá lại mấy mụn, trở về phòng đề tám đại tự trên giấy, phượng múa rồng bay, nét chữ cứng cáp, chính là: Tiết kiệm sinh tiền, đơn giản là đức.

Sau khi ta trở về phòng, vừa ‘Thị nhi phù khởi kiều vô lực’, vừa theo sau viết một câu: “Ta cái gì cũng không nhiều, chỉ được cái nhiều tiền; ta cái gì cũng không thiếu, chỉ có thiếu đạo đức.”

(Thị nhi phù khởi kiều vô lực = Nữ tỳ nhẹ đỡ thân ngà, trích Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị, nguồn: http://www.hoasontrang.us/tangpoems/duongthi.php?loi=29)

Tiểu hài tử thở dài ba cái, gọi người treo bản vẽ đẹp kia lên.

Kỳ thực ta làm vậy là để tốt cho tiểu hài tử mà thôi. Tiết kiệm là phạm tội, ta là vì gia tăng GDP trong nước đồng đều cho lang sói bọn họ cho nên mới nỗ lực tiêu phí như thế đấy chứ.

Tiểu hài tử chăm nom ta nửa ngày, phát hiện ta có thể ngồi xuống ăn cháo được rồi, cao hứng muốn cùng lão tử luận bàn một chút về bản lĩnh y mới học được.

Ta sợ đến mức lập tức ca vọng cổ một khúc, hắng giọng lấy tiếng mà hát: ” Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi, tòng thử quân vương bất tảo triêu. Ngọc hoàn phi yến kim hà tại, thâm thâm hậu cung hôn quân trắc…”

(“Đêm xuân dài cũng có ngần – Ngự triều buổi sáng trễ tràng quân vương”, trích Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị, nguồn như trên. Hai câu sau Cá không tìm thấy, tạm dịch là: Ngọc hoàn Phi yến nơi đâu – Hậu cung sâu thẳm, hôn quân cạnh kề:D)

Tiểu hài tử nói: “Ngươi… Ngươi.. ngươi dám nói ta như vậy à… Rõ ràng đều là ngươi, kẻ gây tai hoạ a kẻ gây tai hoạ!”

Tiểu hài tử vừa lau nước mắt vừa chạy đi thượng triều sớm. Ta lau mồ hôi… Tiểu tử kia… rõ ràng đã bị ma âm của ta doạ ù té chạy rồi, còn bày đặt giả đò.

Ta thấy trong phòng không có người, bèn nhìn qua sàng đan nhuốm máu, thở dài một hơi: “Không nghĩ tới giáo dục cũng phải đổ máu và hy sinh.”

Lúc này, ngoài cửa sổ bỗng có người ở vỗ tay, người nọ nói: “Văn hay a văn hay.”

Ta đại hỉ, nói: “Ngươi cư nhiên hiểu được ta nói…Ta đã… đã lâu không gặp được tri âm như thế này… Tiên sinh, sao không vào phòng chơi?”

Người nọ đẩy cửa vào. Ta nhìn, ừ cũng bảnh trai đấy. Bảnh trai lên tiếng: “Ta đương nhiên là hiểu. Chẳng hay những lời này có phải là ‘Thực hành chín năm giáo dục bắt buộc, kiên trì một trăm năm không lay được, giáo dục không sợ khổ, chảy máu hi sinh chỉ chờ nhàn’, ta nói có đúng không?”

Ta nói: “Đúng! Rất đúng! Tiên sinh… Trời ạ, vượn cổ tiếc tinh tinh… Ta gặp tiên sinh như cá gặp được nước…”

Người nọ thấy ta tán dóc mãi, cũng lười chém gió cùng ta, vào đề luôn: “Ha ha… Thực ra ta tìm đến… ách… lão gia ngươi… là có chuyện quan trọng muốn hỏi… Thỉnh lão gia ngươi biết gì nói nấy, không biết thì đừng nói.”

Ta nói: “Có thể nói liền nói. Không thể nói thì chết cũng không nói.”

Vậy là người nọ nghiêm mặt nói tiếp: “Ta là thừa tướng vương triều Lang Vương, Bạch Nhãn Lang Cô Hành, ngươi gọi Tiểu Bạch là được rồi. Ta đến hỏi lão gia ngươi… một vấn đề rất nghiêm túc.”

“Gì?”

Tiểu Bạch nói: “Ta muốn… Ta muốn…. Đại vương bảo ta vẽ một bản đồ tỉ suất gia tăng dân số… Thỉnh lão gia chỉ dạy ta!!!”

Ta xỉu: “Cái này đơn giản lắm. Vẽ đường cong S như này nè…” Nói xong, ta vẽ cho hắn xem…

Tiểu Bạch: “Lão gia ngươi thực quá đỉnh! Làm sao ngươi có thể lợi hại như vậy chứ?!”

Ta đáp: “Ai, ngươi không biết sao? Trong lúc xã hội loài người bế quan toả cảng, trì trệ không tiến, loài dương đã phá vỡ thành công ngành kinh tế nông nghiệp cá thể truyền thống tự cấp tự túc, bắt đầu cách mạng công nghiệp cơ khí hoá toàn bộ. Hiện tại toàn bộ dương quốc đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cách mạng công nghiệp. Từ sau bài phát biểu “Tư bản luận” của một lão tên là Dương Khắc Tư ở Nga, nền chủ nghĩa khoa học xã hội đã được xây dựng rộng khắp các dương quốc ở khu vực Đông Nam Á, và Nga dương quốc dẫn đầu. Ngươi đừng thấy nước Nga chỉ có lông dương tốt, thật ra chế độ của bọn họ cũng rất tốt, đã bước vào giai đoạn cộng sản xã hội cao cấp, mẫu dương mọi người cưỡi, cỏ tươi mọi người ăn… Đây là thứ mà dương vùng Trung Nguyên chúng ta còn lâu mới đạt được a!”

(Dương Khắc Tư… ờm… tiểu dương nó chế từ cái tên Mã Khắc Tư, tức là Các Mác đấy. “Tư bản luận” là tác phẩm nổi tiếng của ông, cái này sẽ gặp nhiều trong triết học đại cương chủ nghĩa Mác ở chương trình đại học nè:’D)

Tiểu Bạch thở dài một hơi, sợ hãi: “Không ngờ khi con người vẫn còn đang mải miết dệt vải thì khoa học kỹ thuật văn hóa xây dựng kinh tế của loài dương đã đạt đến trình độ này rồi!”

Ta nói: “Đó là đương nhiên, thế nhưng ai bảo loài người chẳng chịu quan sát loài dương chúng ta một chút, bằng không thì Lý Tự Thành, Ngô Tam Quế cần gì đánh nhau. Bất quá, khiến tiểu dương chúng ta không theo kịp chính là con kiến a. Ngươi biết không, hiện tại loài kiến đã hoàn thành kĩ thuật ‘Nhân bản vô tính’ rồi đấy… Ai nha nha, đấy gọi là, đỉnh của đỉnh đó!”

Chú thích chút:

Lý Tự Thành là nhân vật trong lịch sử Trung Quốc sống vào cuối đời Minh, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Minh vào năm 1644, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế lập ra nhà Đại Thuận.

Lý Tự Thành đã cướp vợ của Ngô Tam Quế là Trần Viên Viên và bắt cha Ngô Tam Quế rồi dụ ông về hang. Ngô Tam Quế mặc cho Lý Tự Thành giết cha, mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tràn vào. Nhà Thanh phong Ngô Tam Quế là Bình Tây vương, đưa quân về Bắc Kinh đánh bại Lý Tự Thành.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.