Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 33: Kiến Xuyên Hầu




Kiến Xuyên hầu băn khoăn sốt ruột đã một tháng ròng. Nhưng hôm ấy hầu
càng băn khoăn sốt ruột hơn, đến nỗi hầu lo rằng đã xảy ra tai nạn cho vợ chồng
và con gái đi chơi vãn cảnh chùa. âu đó cũng là sự liên lạc của lulung tâm hồn
cùng một huyết thống, hay nói theo cổ nhân, có tâm linh báo cho ta biết mọi sự
can hệ đến những người thân yêu Ở nơi xa vắng.
Hầu lấy bộ Đường thi ra đọc cho quên nỗi buồn vơ vẩn, nhưng không sao bình
tĩnh mà hiểu được cái hay của những bài thơ cổ.
Đọc được vài trang, hầu lại xếp sách vào ngăn tủ, đứng dậy ra vườn cảnh
ngắm hoa.
Sau dẫy lan can xây theo hình chữ thọ triện, những bông hoa phù dung kép và
đơn về chiều đã ngả màu thắm lại, từ màu hồng phớt cho đến màu đỏ xẩm. Trong
lòng phiền muộn, hầu nhìn màu hoa như có nhuốm máu đào. Dưới dàn thiên lý lá
xanh già rủ qua những mắt cáo của phên nứa, mấy hàng chậu sứ men lam và hàng
thống Bát Tràng màu đen, đặt trên những bộ đôn cùng một kiểu. Trong chậu, trông
thống trồng các thứ cây uốn thành hình con giống: nào cây dành dành, uốn kiểu
"lão bạng sinh câư , cây đơn kiểu "phượng hoàng vu phi", nào cây nẻ, kiểu "hạc
qui quá hải", cây sanh kiểu "hạc lập kê quần". Những cây cảnh ấy cùng hòn núi
giả bày trong cái bể cạn lớn đều do chính tay hầu đã sửa nắn và xếp nên. Vì thế,
nên ngày hai buổi, sáng chiều, hầu ra ngắm nghía không bao giờ chán mắt, mỗi lúc
lại tìm ra cái đẹp thanh thú, mới mẻ của nó. Nhưng hôm nay hầu chẳng buồn ngắm
tới vật gì hết, đi trong vườn cảnh mà trí để cả Ở đâu đâu.
Sang đầu giờ Dậu có tin báo thuyền phu nhân và tiểu thư đã về. Rồi lại tiếp
luôn có tên người nhà về bẩm với hầu rằng thuyền phu nhân cùng hai chiếc thuyền
nữa đã đậu Ở bến. Hầu giật mình kinh hoảng hỏi dồn:
- Với hai chiếc thuyền nữa? Trên thuyền ấy có những ai?

Chỉ một lát sau, tiến khóc đã ầm ĩ từ cổng đưa vào. Rồi Long CƠ vận đại tang
đến trước mặt hầu xụp xuống lạy và nức nở:
- Trình cụ lớn, quan lớn con thất lộc rồi.
Kiến Xuyên hầu mặt tái dần, phải vịn vào cột dàn hoa cho khỏi ngã. Nhưng
trấn tĩnh ngay được và ôn tồn hỏi Long Cơ:
- Chồng con... thất lộc?
- Dạ.
Hầu thở dài, tháo mục kính ra lau:
- Thảo nào một tháng nay thấy sốt ruột quá.
Rồi hầu vào buồng đóng cửa cài then, lên giường ngủ để không ai biết rằng
mình khóc con và khỏi trông thấy gia quyến kêu gào than vãn.
Sáng hôm sau hầu vừa thức giấc, tiếng kinh kệ đã lọt vào tai. Hầu bước ra nhà
ngoài: Trước cái linh cữu phủ vải trắng, một nhà sư trẻ tuổi, ngồi gõ mõ tụng
niệm, Hầu hỏi người nhà:
- Sư ông nghe giọng thanh nhã, chắc không phải người Ở vùng này.
Người nhà đáp:
- Bẩm cụ lớn, sư ông theo linh cữu trấn thủ từ Lạng Sơn về hôm qua.
Kiến Xuyên hầu ngồi xuống tràng kỷ nghe nhà sư tụng niệm.
ít lâu nay hầu rất chăm xem kinh phật và hiểu thấu triết lý cao siêu của một
đạo giáo đã an ủi lòng chán nản của nhà chí sĩ sống vào giữa lúc giao thời.
Hầu thường đi ngao du, tìm đến thăm những nơi danh lam thắng cảnh, rồi Ở
đó, nếu gặp những nhà sư chân tu, cùng họ đàm đạo về ý nghĩa kinh phật.
Một lẽ nữa khiến hầu yêu Phật giáo: Hầu muốn ngấm ngầm, lặng lẽ phản đối
nhà Tây Sơn. Từ ngày vua Nguyễn Huệ xuống sắc chỉ bắt phá hết các chùa nhỏ Ở
các làng, chỉ để lại mỗi hạt một vài ngôi có tiếng, thì hầuBỗng thấy hầu càng yêu

đạo Phật lắm, yêu một đạo giáo hình như đã bị nhà Tây Sơn ruồn ghét.
Phạm Thái cúng Phật xong đứng dậy chắp tay chào Kiến xsuyên, vì chàng đã
biết hầu đợi từ nãy. Kiến Xuyên đáp lễ, rồi mời chàng ngồi.
Nghe một lão quan hỏi đến việc tu hành, đến các kinh bản một cách chu đáo
rành mạch, Phạm Thái lấy làm lo sợ, vì bấy lâu ẩn nấp dưới bóng từ bi, chàng đã
kịp có thì giờ khảo cứu đến sách phật đâu. Chẵng qua, chàng chỉ học thuộc mấy
câu kinh kệ nhì nhằng để ê a che mắt thế gian, cùng là sửa sang cái điệu bộ hiền
lành kính cẩn để ra vẻ một nhà chân tu mà thôi.
Đời chàng là đời hoạt động của một tráng sĩ, mà tu đối với chàng chỉ có nghĩa
là tập luyện tính tình cho khẳng khái, chí khí cho cứng cáp, gân cốt cho mạnh mẽ.
Nát bàn của chàng là trả được thù cho cha, cho vua, cho các bạn đồng chí bị giết.
CÓ một lúc nào tâm trí chàng được thư thái mà xem tới sự tích Phật tổ, mà tìm
hiểu cái nghĩa vu khoát của những chữ: "hư vô, tĩnh tọa".
Nay gặp Kiến Xuyên hầu mà chàng đóan chắc là một người hiểu tinh tường
đạo Phật, nếu chàng không tìm cách giấu cái dốt của mình đi, e chẳng khỏi bị hầu
khinh bỉ. Điều ấy chàng không muốn có, từ khi vụi nẩy một ý tưởng rất kỳ dị trong
tâm trí chàng.
Chàng liền xoay câu truyện từ chỗ đạo giáo ra chỗ văn thơ. Chàng đã được
Thanh Xuyên cho hay tính tình và tư tưởng của cha. Chàng biết rằng Kiến Xuyên
rất chuộng Đường thi và thích thú ngắm hoa vịnh nguyệt. Chàng liền hỏi:
- Bẩm cụ lớn, bần tăng thường được quan trấn đọc cho nghe thi văn của cụ
lớn Thực là lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.
Kiến Xuyên quên bẵng ngay sự đau đớn, vui cười bảo Phạm Thái:

- Sư ông tính, về trí sĩ như tôi đây thì ngoài cầm, kỳ, thi, tửu ra, còn có cái thú
gì nữa? Nhưng nghe chừng sư ông cũng con nhà nho giáo thì phải.
Phạm Thái biết thế nào Kiến Xuyên cũng hỏi đến gia sự nên đã xếp sẵn câu
truyện từ trước .
- Dạ dám bẩm cụ lớn, nhà bần tăng quả đời đời theo nho giáo. Gặp thời loạn
lạc cha mẹ lại sa sút, nên cho bần tăng xuất gia ăn mày cửa Phật ngay khi mới lên
mười tuổi. Nhờ ơn sư tổ dạy bảo bần tăng cũng biết ít nhiều chữ nghĩa.
Kiến Xuyên mỉm cười, gật gù ngâm nga:
"Vút bút nghiên theo việc đao cung, "
Rồi nói tiếp:
- Tôi chẳng biết sư ông vốn có giòng hào kiệt không, nhưng gặp thời loạn mà
quẳng bút nghiên theo kinh kệ thì hơi tầm thường. Nhưng mỗi người có một
nghiệp riêng theo như kinh Phật, phải không sư ông?
Phạm Thái kính cẩn, vờ khúm núm sợ hãi:
- Dạ, nghiệp của bần tăng là gõ mõ, thắp hương, tụng kinh niệm Phật.
- Còn nghiệp của lão phu là làm thơ, phải không?
Kiến Xuyên cười đau đớn nói tiếp:
- Sư ông là bạn đồng chí của con trai lão phu thì hẳn sư ông cũng biết tài văn
võ của nó đến bậc nào. Lão phu chỉ tiếc giữa việc lớn...
Kiến Xuyên hầu ngừng lại, gọi người nhà pha nước, rồi nói lảng ngay sang
việc khác hình như câu truyện tâm sự không tiện đem ra bàn với một người chưa
quen thân.
Về phần Phạm Thái, chàng cũng rất thận trọng lời nói, giữ gìn ý tứ, vì chàng
biết tâm địa Kiến Xuyên hầu ra sao, chẳng rõ hầu còn trung thành với nhà Lê hay
hầu đã đổi bụng, theo Tây Sơn như nhiều vị quan già khác. Cứ lời Thanh Xuyên
thì đã hai, ba lần Nguyễn Huệ triệu hầu ra tham chính, nhưng hầu lấy nê già yếu
xin Ở nhà dưỡng lão.
CÓ một điều Phạm Thái hơi lấy làm lạ, là Kiến Xuyên hầu có mỗi một con

trai. Nay người con ấy qua đời một cách đột ngột, sao hầu không tỏ lòng thống
khổ, và nét mặt lại giữ được thản nhiên như thế. Há phải hầu không thương con?
Hay hầu đã có cháu nối giõi tông đường rồi, nên hầu không lo ngại nữa. Phạm
Thái muốn dò ý ông qua già, liền hỏi:
- bẩm cụ lớn, quan trấn thủ Thanh Xuyên hầu thực là một người lỗi lạc, thất
lộc đi thì nhân dân thiệt mất một vị minh quan, triều đình thiệt mất một bực lương
tướng Ở chốn biên thuỳ.
Hầu cười nhạt đáp:
- Trời này làm gì có minh quan, lương tướng ? Vả gần bốn mươi chết là vừa
lắm rồi. Sống giai như lão phu chỉ thêm nhục.
Phạm Thái nghe câu trả lời, trong lòng hớn hở mừng thầm, nhưng còn vờ
không hiểu:
- Bẩm cụ lớn, bần tăng thiết tưởng nhà cụ lớn phú quý tột bực, có điều chi mà
cụ lớn phải buồn rầu, phẩn uất. Quan trấn thủ không may qua đời, thì mấy cậu
cháu giai kia sau này làm gì không nối được nghiệp nhà mà quan cao, chức trọng.
Kiến Xuyên vẫn cười nhạt:
- Hừ? nghiệp nhà hừ? hừ quan cao, chức trọng thì làm gì?
Rồi hầu nhìn thẳng vào mặt Phạm Thái:
- CÓ lẽ đi tu như sư ông cũng hay.
Nhà sư nhún nhường:
- Bẩm cụ lớn cũng là một sự bất đắc d~ Bần tăng vẫn biết "vô quân, thần, phụ,
Kiến Xuyên hầu ngắt lời:
- Quân thần nào có ra quân thần? Còn phụ tử... ĐÓ sư ông coi: có hợp thì có
tan, phải rời bỏ người mình yêu.
Hầu nghẹn ngào không nói được dút câu, tiếng khóc nỉ non Ở buồng bên đưa
ra càng làm cho hầu đau đớn. Hầu nâng chén nước, yên lặng mời nhà sư, rồi uống
một hơi cạn như muốn nuốt hết sự thống khổ xuống can tràng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.