Tiểu Kiều Nương Của Nhà Thợ Rèn

Chương 13: 13: Coi Mặt





Đỗ Tam Nương cùng nương đứng chờ ở ngoài, một lúc sau, một cái gã sai vặt đi tới, nói: "Tiền đây."
Vừa nói vừa đưa một túi tiền cho nàng, Đỗ Tam Nương cười nói: "Đa tạ đại ca."
Tên gã sai vặt kia không thèm quan tâm nàng, hắn ta quay đầu thẳng rời đi.

Người canh cửa nói: "Những người ở trong viện đều là mắt cao hơn đầu, sẽ không quan tâm đến ngươi đâu."
Đỗ Tam Nương cười cười, lập lức lấy hai văn tiền đưa cho người gác cổng, nói: "Đại thúc cầm lấy để đi uống rượu."
Mặc dù nàng gầy còm, nhưng bộ dạng cũng không xấu.

Lúc cười nhìn ra rất là thùy mị, người giữ cửa kia là một người đàn ông trung niên khoảng 40 tuổi, cả ngày đều trông coi cái cửa sau này, chỉ là một gã sai vặt hạ đẳng thôi, một tháng chỉ có mười mấy văn tiền, hai văn tiền này có thể uống hai lạng rượu.

Hắn ta cũng không hề khách khí mà nhận, và nói: "Nếu sau này cô nương lại đến, cứ gọi ta là lão Hình được rồi."
Đợi cổng phụ đóng lại, Dương thị vẫn còn chưa hoàn hồn lại, sửng sốt nhì con gái của mình, căn bản không nghĩ tới con bé có thể làm như vậy được.
Đỗ Tam Nương rất là vui vẻ, lúm đồng tiền ở bên khóe miệng lộ ra, nói: "Nương, vậy mà chúng ta có thể gặp khách hàng lớn đó nha."
Nói xong đưa tiền cho bà, Dương thị nói: "Con đã bán được 30 văn tiền rồi, con tự giữ lại đi."
Đỗ Tam Nương cười cười, vươn tay ra chỉ lấy mười văn tiền: "Nương, đều là người một nhà, không cần phải rõ ràng như vậy.

Cha mẹ đã nuôi con khôn lớn như vậy, đã đến lúc con nên hiếu kính rồi."
Nàng cất kỹ mười văn tiền ở trong người, lại nói: "Con muốn đi ít kim và chỉ."
Đi ra từ ngõ hẻm, Đỗ Tam Nương vòng qua cái cổng chính, cấp, phía trên viết hai chữ "Cố phủ" thật to.

Đỗ Tam Nương nhìn một lúc, nở một nụ cười yếu ớt và nói: "Nương, sau này con có tiền, ta cũng sẽ mua cái nhà lớn như thế để hiếu kính cha mẹ."
Dương thị chỉ coi nàng là đang nói giỡn, nhưng bà cũng không nhịn được mà cười đến mức không ngậm miệng lại được.
Đi vài bước, thì nhớ múc đích hôm nay tới đây.

Dương thị nói: "Ta và bà ngoại con phải đi mua vài thứ, con tự mình đi dạo đi, muốn mua dì thì mua.

Đến lúc trưa thì đến cửa thành chờ chúng ta."
Vừa nói vừa đưa mười văn tiền còn lại cho nữ nhi.

Đứa trẻ vất vả lên núi hái nấm, số tiền khó khắn này, Dương thị cũng không đành lòng lấy.
Trên đường cũng không có nhiều người, cho dù nạn đói đã đi qua, nhưng bởi vì nạn đói làm cho kinh tế bị suy thoái nên vẫn còn ảnh hưởng.

Hai bên đường chỉ có lẻ tẻ cửa hàng mở cửa thôi.
Đỗ Tam Nương đi đến một cửa tiệm vải, nhìn cái cửa tiệm rất là vắng vẻ, mà còn rất là nhỏ.

Ở bên trong chưỡng quỹ còn ngủ gật.
Đi vào cửa tiệm, Đỗ Tam Nương nói: "Chưởng quỹ."
Chưởng quỹ kia đang ngủ gật thì bị một tiếng gọi này đánh thức, nhìn thấy có người đến, vội vàng dụi dụi con mắt, nói: "Cô nương muốn mua cái gì!"
Đồ ở bên trong cửa tiệm này, đều không phải là hàng cao cấp gì, có điều đối với những người như nhà nông bọn họ thì nó thực dụng hơn.


Đỗ Tam Nương chỉ một khối vải màu nâu, nói: "Chưởng quỹ, cái này một thước bao nhiêu?"
Đây là vải dệt thủ công, cũng không đáng tiền.

Chưởng quỹ nhìn thoáng qua, nói: "Năm văn tiền một thước."
Giá này cũng coi là rẻ, Đỗ Tam Nương nghĩ, liền nói ra: "Cho ta ba thước."
Chưởng quỹ kia thấy nàng mới mở miệng đã muốn mua ba thước, ngay lập tức ông ta cầm cây thước đến đo, sợ nàng đổi ý, rời dùng kéo xoẹt xoẹt một cái cắt xuống miếng vải.
Đỗ Tam Nương nhìn xung quanh, nhìn thấy trong góc có mấy miếng vải vụn, nàng nói: "Chưởng quỹ, có thể cho ta mấy miếng vải đó không?"
Chỉ là những mấy mảnh vải vụn, cũng không có dùng được, hơn nữa cô nương này đã mua ba thước vải, là hôm nay là đơn hàng đầu tiên, chưởng quỹ mà nói: "Nếu cô nương thích thì cứ cầm lấy đi."
Đỗ Tam Nương rất là vui vẻ mà nói cảm ơn, nàng lại nói: "Lại cho ta một ít sợi chỉ cùng màu."
Mua được đồ tốt, ba mươi văn tiền trong túi còn chưa có nóng mà đã tiêu mất hai mươi văn.

Lúc trước cảm thấy ba mươi văn là khoản tiền lớn, vậy mà giờ sắp biến thành kẻ nghèo rớt mùng tơi.
Đỗ Tam Nương có chút khóc không ra nước mắt, cắn răng nghĩ, nàng đã có thể dùng tiền, về sau chắc chắn có thể kiếm tiền.
Nàng quấn miếng vải lại, nàng không biết đi đâu tiếp mà nhìn xung quanh, thời gian này cũng không còn sớm, trên đường vẫn không có người nào, có thể thấy được cuộc sống của mọi người còn chưa trở lại bình thường được.
Hôm nay Đỗ Tam Nương đi chợ sớm, lúc này chân cũng bắt đầu cảm thấy mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi.

Nàng không còn đi mua đồ nữa, mà đi đến cửa thành chờ nương.

Sử thị mang theo con gái, bảy lần quặt tám lần rẽ đi đến một cái hẻm nhỏ, rồi đến một dõ ngôi nhà dân đang đóng chặt cửa, kêu: "Tần bà tử, mau mở cửa."
Sau một lát, cửa mở ra, một người phụ nữ gầy ốm nhô đầu ra, thấy người lạ đướng phía trước, nàng ấy nói: "Các ngươi là ai? Tìm nương ta làm cái gì?"
Sử thị nói: "Ta là người trong nhóm lão tỷ của nương ngươi, đặc biệt đến đây đến tìm bà ấy, mau kêu bà ấy đi."
Nữ nhân đó quay đầu kêu: "Nương, có người tìm kìa."
Tần thị ở trong nhà đi ra, gương mặt đầy nếp nhăn mang theo nghi ngờ, cho đến khi đi tới cửa chính, nhìn thấy Sử thị thì bà ấy bỗng nở nụ cười: "Lão tỷ tỷ, vậy mà ngươi lại đến đây."
Sử thị cười cười, nói: "Đây là khuê nữ của ta, hôm nay mang nó đến để đi xem."
Tần thị cười cười đi ra ngoài, lại kêu con dâu ở nhà coi nhà, dẫn hai người họ đi về phía trước, vừa đi vừa nói: "Nếu như hôm nay lão tỷ tỷ không đến, ta đã định đi hỏi một chút đó."
"Trong khoảng thời gian này trong nhà rất là bận rộn.

Tất cả đều bận trồng trọt nên cũng không có thời gian" Sử thị giải thích.
Tần bà tử này, chính là người mà Sử thị nói lần trước, lần trước hai người đã nói, nếu thật sự đồng ý, thì tới tìm bà ấy để bà ấy dẫn đi xem.
Dương thị kêu một tiếng Tần thẩm, nói: "Tần thẩm, chàng trai kia, thật sự không có cha mẹ trong nhà sao?"
Tần thẩm mở miệng nói: "Nương của hắn đã chết vài chục năm, phụ thân cũng chết đã bốn năm, bây giờ trong nhà chỉ còn một mình hắn.

Cũng là người số khổ, có điều lại học được tay nghề của hắn, tay nghề rèn sắt của Lục gia là một bảng hiệu sống trong thành này, mọi người đều đến chỗ hắn để làm đồ.

Đứa trẻ kia cũng là một người thành thật, chưa từng xài tiền bậy bạ, còn biết tiết kiệm tiền cưới vợ."
Nói đến đây, Tần thị lại nói: "Trước đó tìm cho hắn một mối hôn sự, nhà gái không có cửa hồi môn gì, chỉ đưa một người đến, nhưng hắn cũng không có ghét bỏ, ngược lại còn cho hai xâu tiền để làm sính lễ.

Nhưng người nữ nhân kia rất là xấu xa, lúc mới vào cửa, ban đêm đều không cho người vào phòng.

Lục tiểu ca đành phải đến nhà thúc của hắn ở, ai ngờ hôm sau trở về thì nữ nhân kia lại bỏ chạy."

"Ta thấy nữ nhân kia cũng không phải là một người đứng đắn!" Tần thị vừa nói vừa làm một vẻ mặt khinh bỉ, còn nhổ mấy ngụm nước bọt: "Chán ghét người ta là một thợ rèn.

Phi, cũng không nhìn bản thân mình xem, người ta cũng không có ghét bỏ nàng ta nghèo, thậm chí còn không có của hồi môn, thế mà nàng ta còn không biết xấu hổ lại bỏ chạy! Vào thời thế thiên tai này, có một miếng ăn cũng không tệ rồi, còn kén cá chọn canh, nếu nó là con gái của ta, ta chắc chắn sẽ đánh chết nó!"
Tần thị đi một đường nói không ngừng, Dương thị cũng yên lặng nghe.

Đứa bé kia họ Lục, là con trai duy nhất trong nhà, lại có tay nghề, lúc năm đói kém này, trong nhà hắn còn có bột mì để ăn, có thể thấy được hắn thường ngày cũng là một người chăm chỉ.
Trong lòng Dương thị rất hài lòng cái điều kiện này, chỉ là còn không nhìn thấy người thật, nên nàng ta cũng không có biểu hiện ra gì.
Đi được hai khắc đồng hồ, thì đã đến mọt cái sân hỏ, Tần thị nói: "Ừm, đây chính là Lục gia."
Lục gia có ba gian nhà ngói lớn, trước cửa là một ân nhỏ trống không, lúc này cửa bị khóa, trong nhà không có người.
Sử thị nói khẽ với nữ nhi: "Nhà này khá lớn."
Tần thị tiếp lời nói: "Đúng vậy, nếu không phải mấy năm trước đứa nhỏ này muốn giữ đạo hiếu, thì đã sớm thành thân, làm gì có chuyện bị chậm trễ đến giờ."
Dương thị nói: "Nếu giống như thẩm nói, điều kiện của Lục gia tốt như vậy, cho dù là giữ đạo hiếu, thì khi ra hiếu sẽ có không ít người đến mai mối."
Không phải Dương thị bắt bẻ, mà điều kiện của nhà này cũng không tệ, không có đạo lý những người khác không muốn đem cô nương gả vào.

Bà thật sự sợ đối phương bị bệnh gì, nếu thật sự là như thế, chẳng phải là hại con gái nhà mình rồi.
Tần thị nói: "Cũng không phải là không có, chỉ là trước kia phụ thân đã bói cho hắn, nói hắn phải tìm một cô nương nhà nông có tính tình dịu dàng và có thể chịu được cực khổ.

Hắn vừa ra hiếu, trùng hợp lại đang lúc năm thiên tai.

Cô vợ trẻ kia của hắn đã chạy mất kia là do thẩm nương của hắn tìm, ai ngờ được nữ nhân kia lại bỏ chạy, thế là thẩm nương của hắn khóc lên khóc xuống, sau đó nhờ chúng tôi nói tốt cho người."
Tần thị vừa nói vừa dẫn bọn đến chỗ khác: "Lúc này đứa bé kia đang ở trong cửa tiệm, ta dẫn các ngươi đi.".


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.