Tiên Lộ Yên Trần

Quyển 2 - Chương 28






TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 2: Nhất kiếm thập niên ma tại thủ.
Chương 28: Khai quyển thần du thiên tái thượng.




Càng nhớ lại tình cảnh trịnh trọng lúc lão đạo trao sách, Tỉnh Ngôn càng hưng phấn, liền vội ngồi dậy, lấy cuốn Thượng Thanh Kinh đó ra, chuẩn bị nghiên cứu kỹ càng.

Ấp ủ tâm tình kích động thậm chí đến mức sùng bái, Tỉnh Ngôn lật trang bìa, bắt đầu xem nội dung.


Kinh văn phần đầu của cuốn Thượng Thanh Kinh này dùng lối chữ Khải để viết, là vài pháp môn thanh tịnh an thần, cũng trình bày kèm theo không ít tư tưởng đạo môn. Mấy cái quan điểm đạo nghĩa này, chính là lí giải việc tôn sùng tư tưởng đạo gia của Thượng Thanh Cung. Từ trong câu chữ, có thể nhìn ra được, La Phù Sơn Thượng Thanh Cung này, đối với mấy tổ sư đạo giáo là Lão Tử, Trang Tử, rõ ràng hết sức tôn sùng.

Đọc qua một lúc, cảm thấy đọc sách này rất có ích, Tỉnh Ngôn không khỏi gấp sách tán thưởng:

"Hà!, không hổ là thiên hạ đệ nhất giáo phái, quả nhiên là danh bất hư truyền! Chỉ một cuốn kinh thư nhập môn, đã hết sức hữu dụng như thế! Nếu tương lai những khi mất ngủ, mấy phương pháp thanh tĩnh này đúng là thích hợp dùng đến!"

Không biết là kết quả của việc đã đọc thi thư trong thời gian dài, hay là việc mong ngóng đọc đến hai chương cuối cùng, mà đối với những nội dung trong phần đầu này, Tỉnh Ngôn xem qua hết sức nhanh chóng. Rất nhanh, y đã lật đến mấy trang cuối cùng mà nghe khẩu khí của lão đạo, dường như là cực kì hiếm có.

"Ách...phần sách này sao biến thành khó xem như thế? Nét chữ của lão đạo cũng không xấu đến mức như thế!" Tỉnh Ngôn nhìn kiểu chữ viết nguệch ngoạc cẩu thả, không khỏi có chút nhíu mày.

Tạm không phàn nàn đối với việc chữ khó xem này, không để tâm tình xấu đi, Tỉnh Ngôn bắt đầu tỉ mỉ nghiên cứu nội dung của "Luyện Thần Phẩm".

Chỉ thấy bên trên tờ giấy gai bắt đầu phần này, bỗng nhiên dùng kiểu chữ phóng túng viết hai câu:

" Luyện Thần là gì? Luyện thần ấy là luyện thần.

Luyện Thần thế nào? Không luyện thần, tức là luyện thần".

Chỉ hai câu này đã khiến Tỉnh Ngôn không sao hiểu nổi.

Không phải chứ? Lão đạo chơi trò huyễn hoặc gì đây? Mở đầu lại là hai câu nói nhảm. Còn cho rằng gì mà bảo điển khoáng thế, thì ra là mấy câu chú linh tinh. Ách....khẩu khí linh tinh lang tang không sao hiểu nổi, phong cách quả thật có điểm giống vị Thanh Hà lão đạo giả thần giả quỷ, ra vẻ huyền bí.

Tỉnh Ngôn nghĩ đến chỗ này, lật nhanh ra sau. Lật đến chỗ bắt đầu của "Hóa Hư Thiên", quả đúng như dự đoán, bắt đầu lại có hai câu:


" Hóa Hư là gì? Hóa hư ấy là hóa hư.

Hóa Hư thế nào? Không Hóa hư tức là Hóa hư".

Cái gọi là "Kì vọng càng lớn, thất vọng càng cao", lúc này Tỉnh Ngôn đã thấy chán nản, lại lật nhanh đến trang giấy cuối cùng, muốn xem xem liệu có ghi chú "Thanh Hà tiên trưởng tửu hậu túy thư" hay không!

Chỉ là, lần này y đã đoán sai, chỗ đề tên ở trang giấy cuối cùng để trống không. Khóe mắt vô ý lướt qua, thì thấy một câu cuối trong phần kinh văn "Hóa Hư Thiên" viết:

"...Luyện thiên địa hỗn độn chi thần, hóa trụ vũ vi hòa chi khí. Thiên đạo chung cực, thế thiên hành đạo. Thần phật vĩ đại, cũng khó thể đương".

"Xì xì...khẩu khí này của lão đạo thật không nhỏ à!" Tỉnh Ngôn không khỏi cười thầm.

Chỉ là...Lão đạo, lão có khí phách lớn như thế sao? Còn nữa, nhớ đến biểu hiện của lão đạo lúc trao sách, quả thật không giống đang trêu chọc y, mặc dù vị lão đạo vô lương này trêu chọc y để tìm sự vui vẻ, cũng không phải lần một lần hai.

"Tạm không cần nghĩ đến lão đạo, cứ để ta xem kỹ lưỡng lần nữa đã". Dù sao cũng đang rảnh rỗi, Tỉnh Ngôn vừa có một tia hi vọng mới, liền giở xem nội dung cụ thể rốt cuộc viết gì.

Lần xem này, Tỉnh Ngôn cũng thật đã nhìn ra được vài lề lối. Chẳng hạn như, hai chương kinh văn này, so với "Thanh Tâm Chú" mà lão đạo nói ở phần đầu, không chỉ khác nhau về mặt thư pháp, phần đầu thì chữ viết thanh thoát, phần sau thì chữ viết thô ráp, mà về mặt văn phong cũng không hề giống nhau. Thanh Tâm Chú hành văn bình hòa, giọng viết êm đềm; Đồng thời tuy có trình bày không ít tư tưởng đạo gia, nhưng vẫn tự thuật thêm cụ thể một vài pháp chú tĩnh tâm an thần. Ví dụ như, trong Thanh Tâm Chú này, tự thuật thường lấy kinh mạch huyệt vị trong người làm cơ bản; mấy cái danh xưng bộ vị trong người này được dẫn dụng rất nhiều trong các sách y như: đan điền, khí hải, thiên trụ, ngọc chẩm, nê hoàn, thần đình, thước kiều, trọng lâu, hàng cung...những loại như thế còn có rất nhiều. Trong Thanh Tâm Chú có một câu thế này:

"...Huyết mạch đều lưu thông, thân thể chắc chắn mạnh khỏe. Lại có thể điều hòa khí tức, xuống về khí hải, lên đến nê hoàn, vậy thì khí hòa mà thần tĩnh, thủy hỏa có qua có lại, mới là đạo tu chân dưỡng thần toàn vẹn".

So với Thanh Tâm Chú, hai chương "Luyện Thần Phẩm" và "Hóa Hư Thiên" ở phần sau lại có nhiều bất đồng. Không chỉ hành văn cuồng phóng không ràng buộc, còn không hề có pháp môn cụ thể, tựa hồ chỉ là trình bày tư tưởng đạo gia. May mà Tỉnh Ngôn lúc trước đã tiếp xúc qua một vài điển tịch đạo gia, hiểu được chút ít yếu nghĩa cơ bản của đạo gia, cho nên đọc đến cũng không coi là quá khó. Chỉ là kinh điển Tỉnh Ngôn đã từng đọc qua, đối chiếu cụ thể với hai chương này, phát giác được không ít quan điểm trong nội dung hai chương này, có thể nói kinh thế hãi tục.

Bất quá, mấy điểm này đối với một thiếu niên mười sáu tuổi tính tình hoạt náo như Tỉnh Ngôn, lại không có trở ngại gì. Tỉnh Ngôn không những không sinh mâu thuẫn bài xích, ngược lại còn cảm thấy rất mới mẻ với mình. Kỳ thật nếu đổi lại là một vị đạo gia học cứu nào đó tinh thông đạo học, không tránh khỏi sẽ bài xích là nói xàm nói bậy, thậm chí có thể cảm thấy mấy cái này là tà thuyết trái luân thường đạo lý.

Tỉnh Ngôn kỹ lưỡng đọc xong, mới cảm thấy hai chương kinh văn này cũng không phải chỉ hỗn tạp như tưởng tượng ban đầu của mình. Chẳng hạn, phần sau trong Luyện Thần Phẩm có viết như sau, nhằm thuyết minh cho hai câu mở đầu:


"Pháp môn luyện thần, không cần luyện thần. Không cần luyện thần tức là vô vi. Đạo luyện thần, chỉ là vô vi mà thôi. Vô vi mà không phải vô vi: Vô tâm vô vi là si ngu, vô tâm hữu vi là tự nhiên. Hữu tâm hữu vi là trần tục, hữu tâm vô vi là thiên nhân. Vô vi luyện thần là đạo của thiên nhân. Một khi gần nhập cảnh giới thiên nhân, nếu không có duyên với thiên đạo, được trao cho cảm ứng của thiên nhân, thì con đường luyện thần này, cũng như trăng trong nước, chỉ nhìn mà thôi.

Khó khăn như thế, tuổi của ta cũng rất nhiều, nhưng chưa từng thấy một ai thành công. Giống như côn trùng mùa thu, dù có duyên biết được thế gian có băng tuyết, nhưng khổ nỗi không thể chứng kiến được. Ấy cũng là nỗi bi ai của phù du".

Sau khi đọc một hồi, Tỉnh Ngôn từ trong "Luyện Thần Phẩm" này biết được, cái gọi là luyện thần, chính là hấp thu hỗn độn chi khí của thiên địa chi mẫu. Thái thượng lão tử từng miêu tả qua: "Có vật do thiên địa hòa lẫn mà tạo thành, lặng lẽ im lìm, đứng một mình mà không đổi, vận hành mà không hay, thì có thể làm thiên địa mẫu”.

Chỉ là, Tỉnh Ngôn thuộc lòng Đạo Đức Kinh, cảm giác có chút kì quái đó là, trong văn tự thông thiên này, không hề nhắc đến Lão Tử, điều này rất là kì lạ. Phải biết thuyết hỗn độn này, đã nhắc đến tổ sư đạo giáo, thì trong thiên kinh văn đạo gia này, không có lý do gì không nói đến.

Bất quá nghi hoặc cứ nghi hoặc, thiếu niên đọc kinh hồi lâu, cuối cùng cũng tìm được một điểm hữu dụng với mình:

"...(Hỗn độn nguyên khí) Ta cũng không biết gọi là gì. Tên chính cứ gọi Đạo Lực, tên tự cứ gọi Thái Hoa. Chữ ‘Thái’ là lớn, chữ ‘Hoa’ là cao".

Tỉnh Ngôn nghĩ đến chỗ này, trong lòng reo lên: " Đang sầu vì không biết gọi cổ quái lực lưu thủy trong cơ thể thế nào, giờ thì tốt rồi, cứ gọi nó là "Thái hoa đạo lực"! Dù sao sách này cũng có chút tác dụng.

Thiếu niên đang vui vẻ chuẩn bị đọc tiếp sang "Hóa Hư Thiên", thì bỗng nghe người gọi cửa.

Nghe có tiếng gõ cửa "Cốc cốc", Tỉnh Ngôn lúc này mới nhớ, đã gần đến giờ cơm rồi. Có lẽ là thằng nhỏ mình quen thấy mình không đến thì chạy lại kêu.

Nghĩ đến chỗ này thì cũng cảm thấy bụng trống rỗng. Thiếu niên đã cảm thấy hoa mắt chóng mặt vội ngồi dậy, cất kỹ "Thượng Thanh Kinh", chỉnh lại áo quần rồi đi mở cửa...



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.