Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

Chương 170: 170: Hồi Ba Mươi Mốt Ôi Kiếp Phù Sinh Triệu Miệng Đời! A





Ba Đức đang ngồi chuyện trò với người tín hữu đó.

Tư Hiếu và Hai Nghĩa thì đóng vai trò khán giả, chứ không xen vào hỏi han hay nói năng gì.

Người tín hữu đó cáo lỗi với Ba Đức, rồi đứng dậy bắt tay với hai anh em mà nói:
- Thưa Mục sư Tân, Mục sư Anh.

Hai người bắt tay và gật đầu đáp lại.

Rồi Manuel Ngô lên tiếng hỏi:
- Dạ, thưa chú...!Chú đây là...!
- Con cứ kêu chú là chú được rồi.

Ở miệt dưới người ta gọi chú là chú Tư Sang hay chú Tư Vườn vì gia đình chú trồng cây lấy trái bán kiếm tiền sống.

Ba Đức góp lời:
- Chú có gửi cho anh em mình dừa xiêm, bình bát, quách, cóc và sầu riêng Bến Tre, nhãn da bò Bạc Liêu, thốt nốt và thanh long An Giang, chôm chôm Long An, mía và bưởi Biên Hòa, măng cụt Sóc Trăng, ổi Cà Mau, mít Cần Thơ, sơ-ri Vĩnh Long, dâu Đồng Nai, sa-pô-chê và quýt Mỹ Tho, sa-kê Tây Ninh,...!
Chú Tư vỗ đùi đen đét:
- Nguyên cái vựa trái cây miền Tây luôn đó mấy con.

Đặc biệt có xoài Cát Hòa Lộc và quít Cái Bè chánh hiệu Mỹ Tho.

Rồi còn có dưa hấu Long Khánh, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Cái Mơn,...!nữa.

Mười Anh bật cười:
- Sao chú Tư chở hết hay vậy?
- Mướn xe tải nhỏ chở lên, chớ sức mấy mà chú chở nổi.

- Dạ, chú có đói bụng hôn? Để con đi kiếm quán đãi chú một bữa.

- Chú có biết quán nào đâu mà nhờ hả con?
Ba Đức xen vô:
- Hay là nay chú đổi qua bánh mì kiểu Tây nghen? Con mua cho chú một ổ ở "Subway" và mấy ổ bánh mì thịt nguội dặn để ớt và rau, dưa chua riêng, nếu như ăn bánh mì kia không được thì đổi sang ăn kiểu bên mình.

- Ừ, nếu ăn hổng được thì chú đem dìa cho mấy con chó ở nhà...!
Chú Tư giật nảy mình, chừng như sợ mấy cậu Mục sư giận vì câu nói thiệt thà trên.

Hai Nghĩa cười ha hả, rồi che miệng mà thưa rằng:
- Dạ, tụi con hiểu mà.

Dưới miệt mình thường coi mấy con thú nuôi như người thân trong nhà, có gì cũng túm về cho tụi nó ăn, nhất là những món mình ăn không được.

Người chủ vựa trái cây miền Tây cười ngỏn nghẻn, rồi gật đầu lia lịa như Khương Tử Nha gặp thời.

Quán "Subway" nằm ở cuối đường, chỉ cần đạp xe tà tà là tới; còn xe bánh mì mà nhóm Mục sư thường ăn nằm tuốt tận đường Huỳnh Thúc Kháng; nhưng trời đang trưa nên ngoài đường rất vắng xe, Ba Đức vẫn có thể ung dung đạp mà không lo về quá trễ.

Có phải đây là "Hai hàng me ở đường Gia Long" mà thi sĩ vắn số Nguyễn Tất Nhiên đã lấy làm cảm hứng sáng tác bài thơ cùng tên trong một ngày buồn rượi nơi đất Mẹ vào năm 1973?
"Đời, vốn không nương người thất thế
Thì thôi, ô nhục cũng là danh!"
Nào ngờ lại là hai câu thơ tiên đoán cho số mệnh của biết bao nhiêu người ở cái Đất Nước này.

Có nhiều người chê thơ chú Hải bồng bột, ủy mị, suốt ngày chỉ biết yêu với đương; ước gì Ba Đức có thể mời họ đọc bài thơ "Chiều mệnh danh Tổ Quốc (1971), để cảm nhận một nét khác của người con trai "xứ bưởi Biên Hòa" tên là Nguyễn Hoàng Hải.

Rồi anh cũng trót yêu bài thơ "Đôi mắt nào linh hiển" do chú Hải sáng tác vào năm 1974, nội dung của bài thơ mượn hình tượng Thiên Chúa Ba Ngôi, tòa Giáo đường, mùa Giáng Sinh và trời Đông lạnh giá để bày tỏ những uẩn ức về hai chữ "Tình Yêu" trong lòng chú:
"...!Chẳng bao giờ Thần Thánh chịu lìa Ngôi
Tôi cũng thế, nên tượng hình rêu phủ
Tôi cũng thế, nên xương tàn cốt rũ
Nơi miếu đền hoang rợn cánh dơi bay
(Hãy một lần định bụng đến thăm tôi
Thần thánh cô đơn rất sẵn sàng đãi ngộ)..."
Hai hàng me này không thuộc đường Gia Long, bởi đường Gia Long đã dời đi nơi khác, nhưng bóng râm tỏa xuống vẫn mát rượi y hệt vậy, và gió kia vẫn cố đưa mây lọt vào từng kẽ lá, nhành cây, để cho ai đó bực mình vì bị nắng rọi trúng như thế.

Chợt anh sực nhớ tới bài thơ "Linh mục" của chú Hải, rồi tủm tỉm cười một mình.

Dường như cao hứng, anh khe khẽ đọc vài câu trong bài:
"Dĩ vãng là Địa Ngục
Tôi - Người yêu dĩ vãng
Nên sống gần Satan
Ngày kia nghe lời quỉ
Giáng thế thêm một lần
Trong kiếp người Linh mục
Xa rời cơn điên trăng!"
Về sau nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã phổ thành bài hát "Vì tôi là Linh mục", rất nổi tiếng qua phần trình bày của ca - nhạc sĩ Duy Quang.

Rồi còn bài thơ "Mưa trong nắng" nữa, nếu ai là người Cơ Đốc ắt hẳn sẽ vừa đọc vừa cười mủm mỉm trước hình ảnh chàng trai ghé xóm Đạo đợi người yêu tan Lễ sẽ "hai đứa mình đi chơi"; nhưng đợi hoài, đợi mãi/trời làm mưa bóng mây/ chàng khờ đội mưa về/ lòng trách mình hẩm hiu.

Mấy câu trên là ngẫu hứng "đối thơ" của anh, còn đoạn cuối bản gốc như sau:
"...!Quốc Lộ 1 buồn hiu
Trên đường về đi bộ
Người yêu giận người yêu
Mưa trên đầu trên cổ!"
Xe bánh mì của thím Ba bữa nay dời ra gần gốc cây me cổ thụ; một dấu hiệu cho thấy thím bán chậm nên phải đổi chỗ nhằm thu hút sự chú ý của người qua đường.

Người cha già của thím đang nằm bắt giò chéo nguẩy trên cái ghế bố xanh dương mà nghe nhạc; ca khúc mà ông đang nghe mang tên "Vỗ tay mừng rạng đông" do song ca Thanh Tuyền - Bùi Thiện trình bày; một sáng tác của nhạc sĩ Ngân Giang, bài này Sơn Ca - Thái Châu ca cũng hay:
"...!Nhiều ngày qua
Từng giấc ngủ chập chờn hoang mang
Ta lại thấy rạng đông tuyệt vời..."
- Cô này nhìn ngộ ghê.

- Con ăn bận sao mà dì biểu "ngộ" vậy má?
- "Ngộ" có nghĩa là "Đẹp" đó con.

- Cái anh đứng mua bánh mì ở bển coi ngộ quá má.

- Ừ, đẹp trai thiệt, con nhà ai mà khéo đẻ vậy cà?
Ở đằng này, Ba Đức đang trả tiền bánh mì.

Sẵn còn dư mấy đồng lẻ, anh cho luôn thím Ba.

Vừa mới máng bịch đựng bánh mì lên tay cầm xe đạp, bỗng từ đâu một con bầy nít ùa tới rồi vây xung quanh cái xe bánh mì của cha con thím Ba.

- Thím, thím, thím bán cho tụi con mỗi đứa một ổ bánh mì chan nước tương.

Cho tụi con xin miếng bơ với pa-tê nghen thím?
- Thôi, mấy đứa ăn bánh mì thịt với hột gà ốp-la đi, chú trả tiền cho.

Đứa con gái cột tóc đuôi gà cười thật tươi, để lộ hàm răng sún xấu xí:
- Thiệt hả chú?
- Thiệt.

Rồi anh đưa danh thiếp của nhà thờ Hội Thánh cho từng đứa, dặn nếu có điều gì khốn khó hoặc cần giúp đỡ thì hãy liên lạc với tụi anh.

Đám trẻ bụi đời bán tín bán nghi, nhưng vẫn nói lời cảm ơn anh trước khi nhận lấy danh thiếp.

Trả tiền cho tụi nhỏ xong xuôi hết rồi, Ba Đức lên xe và đạp một mạch về nhà thờ.

Thím Ba vừa lau bàn vừa chặc lưỡi nói với ba:
- Đẹp trai mà còn có lòng hảo tâm.

Hai mẹ con đi mua vải về may áo dài đã sang đường từ lúc Ba Đức rời đi.

Cô gái có đôi mắt lúng liếng và miệng cười như hoa đào bước lại gần đám trẻ bụi đời, rồi lựa đứa mặt mày dễ thương nhất mà nhỏ nhẹ hỏi:
- Nhỏ, cho chị mượn coi danh thiếp được hôn nhỏ?
Đứa bé trai ngừng ăn, rồi vừa đưa vừa nói:
- Dạ được.

Cô gái chụp lại địa chỉ nhà thờ Lutheran in trên tấm danh thiếp, rồi trả lại tấm danh thiếp cho thằng nhỏ tóc đã cháy nắng.

Khi anh về tới nhà nguyện cũng là lúc chú Tư Vườn kể đến khúc Ngô Kỳ Ân xuống Giáo hạt Hố Nai tìm gia đình một người bạn song không gặp mà còn bị truy sát xém mất mạng.

Manuel Ngô cung cấp vài đặc điểm nhận dạng cho chú Tư hay, nhưng rất tiếc chú Tư không nhớ ra ai có khuôn mặt giống vậy.

- Con trai người đó không theo Đạo, có lẽ là do nó sanh ra ở Sài Gòn và ba má bận đi làm kiếm sống nên xa rời đức tin...!
Ba Đức cất giọng cáo lỗi vì đã cắt ngang lời nói của chú Tư Vườn, rồi niềm nở mời chú Tư ăn thử bánh mì Tây.

Chú Tư nhai, nuốt được đâu vài miếng, liền cười trừ chịu thua, rồi lấy ổ bánh mì có hương vị quen thuộc ra ăn.

Ly nước mía - sầu riêng vắt nước cốt hạnh mát lạnh làm dịu sự khô khan cố hữu của bánh mì; biết chú Tư sẽ rất thích uống nên Ba Đức mua luôn một lít, bỏ thêm nước đá nên thành gần một lít nước rưỡi.

- Hồi má con có bầu, ba con thường ghé vựa trái cây của gia đình chú mua về cho má con ăn tẩm bổ.

Ba con hồi đó coi...!"manly" lắm, chứ không có "yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu" như con bây giờ đâu.

Mười Anh chúm chím cười:
- Con biết mà.

- Tội nghiệp cái ̀ông già đó.

Thương má con dữ lắm nhưng má con thương lại hổng nổi; nếu đổi lại là chú, chú cũng hổng thương ổng nổi nữa.

Nghĩ sao thằng chồng sáu mươi, con vợ mới hai mươi mấy, đi đâu mắc cỡ chết bà.

- Bởi vậy nên con mới được ra đời phải hôn chú?
- Ừ, nhưng ngặt nỗi ổng có với vợ trước mấy đứa con riêng, thành thử ra hai má con con sống hổng nổi trong cái nhà này đâu.

Ổng bao dung đó, nhưng mấy đứa kia thì không.

- Vậy hóa ra ổng cũng đâu có xấu như lời đồn...!Ổng chỉ bị cái "tội" già và có con riêng thôi.

Chú Tư Vườn ngó mông lung ra khoảnh sân trồng đầy hoa thơm cỏ lạ.

Ánh mắt ông dừng lại nơi một chậu bông hồng nhung đỏ thẫm nằm trên cái băng ghế cây có lưng dựa.

Tư Hiếu cười:
- Nếu chú thích, con sẽ tặng chú chậu bông đó.

- Ừm, cảm ơn con, nay "sanh thần" của bả mà chú hổng biết mua cái gì làm quà.

Người tín hữu quay về chủ đề cũ.

Những tin tức về người "tình phụ" của Sơ Hiền đã giúp cho chàng Mục sư hiểu rõ cuộc hôn nhân sắp đặt giữa mẹ mình và người đó.

Nghe đâu ông ta đã dọn qua Mỹ sống với con ruột, và hiện đang mở một nhà hàng bán đồ ăn Việt nho nhỏ làm thú vui cho qua ngày đoạn tháng.

- ...!Con gái của chú sống ở bển thường hay ghé nhà hàng của ổng ăn uống; có khi một mình, có khi đi cùng thân bằng quyến thuộc hoặc bạn bè đồng nghiệp.

Có mấy con điếm thấy ổng giàu quá tính sáp vô hòng moi tiền; nhưng từ sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với má con thì ổng buồn tình sống thui thủi một mình tới giờ, chẳng còn thiết yêu đương gì nữa.

...!
Sáng mai là Thánh Lễ Chúa Nhựt, nên Manuel Ngô đi ngủ từ rất sớm.

Say giấc được đâu mấy tiếng, chợt nhạc chuông Viber từ Laptop vang lên, phá tan cơn mộng đẹp của y và Judas.

Judas rời khỏi cái băng ghế sô-pha, rồi mở máy lên đặng trả lời cuộc gọi.

- Ai gọi tới vậy Judas?
- Alain.

- Judas trả lời giùm tôi nghen...!- Một cái ngáp dài đã cắt ngang lời nói của Mười Anh, y vươn vai và dụi mắt cho tỉnh ngủ, rồi vô nhà vệ sinh đánh răng rửa mặt.

Khi Manuel Ngô từ nhà tắm bước ra, y nghe thấy Judas và Alain đang xí xô xí xào những ngữ vựng mà y không tài nào hiểu nổi.

Y lóng tai "phiên dịch" một hồi, rồi giơ hai tay đầu hàng vô điều kiện.

Bệnh ngu tiếng Anh của y ngày một nặng hơn.

Vừa thấy y, đứa trẻ Do Thái vẫy tay chào nhiệt liệt và trao cho y một sự bất ngờ đến sởn tóc gáy:
- Em học tiếng Việt ở một lớp trong Hội Thánh Tin Lành trên đường Katella, Anaheim.

Chà, quá nhiều "preposition".

Y nhìn qua Judas, rồi hỏi nhỏ:
- Thiệt hôn?
Judas phì cười, gật đầu xác nhận.

- Giáo sư Quyên Di chủ nhiệm khóa đào tạo...!
- Ý của nó nói là giáo sư Quyên Di thuộc Đại học UCLA tổ chức khóa hướng dẫn dạy sư phạm tiếng Việt cho người Việt ở Mỹ và các sắc dân khác.

Tôi cũng từng theo học ở chỗ nó đang học; cô giáo qua Mỹ theo diện HO "con".

Y góp lời:
- Trước năm 75, giáo sư Quyên Di làm việc cho tờ báo "Tuổi Hoa".

Alain nhấc một cái thùng đầy ắp kẹo, bánh và chocolate sặc sỡ, rồi hô lớn:
- Ta-đa...!Bánh kẹo mùa Halloween.

Em có gởi cho anh một thùng y chang vậy.

"Stock hand" nha.

- "Stock hand"???
- Ý của nó là "Tốc hành".

Alain tự nhiên cười ngặt nghẽo, rồi bụm miệng nói:
- Em có gởi cho anh một món quà hết sức đặc biệt.

Judas cũng nhìn y mà cười tủm tỉm, làm y chột dạ quá chừng.

- Sách học tiếng Anh cấp tốc!
- Amen!
- Anh Manuel vừa ăn bánh kẹo vừa học bài là "number one" nghen.

- No.

Alain phụng phịu:
- Em vì anh mà ráng học tiếng Việt.

Anh không thể vì em học tiếng Anh sao?
- Chữ nghĩa nó "In and Out" rồi em ơi.

- Sao cậu lấy bằng Thần Học hay vậy?
- Anh Tám!
Tám Khiêm vẫn còn khoác áo blouse trắng, hình như chưa tắm rửa gì, nghe tiếng bụng sôi ọt ọt là biết anh vừa giải phẫu xong nên chưa có ăn gì.

- Thuật ngữ chuyên ngành và trong đức tin thì em rành, nhưng giao tiếp thì em nói không được.

- Cũng như không...!Đem cái Laptop xuống nhà bếp, anh sẽ ngồi phiên dịch cho em, còn anh Judas...!
- Sao?
- Tắm rửa, đánh răng, thay quần áo, chải đầu tóc lại, bị cúm mùa mà không chịu giữ gìn vệ sinh thân thể gì hết.

Đó cũng là nguyên nhân đã khiến Judas buộc lòng ngủ chung phòng với Manuel Ngô, lý do không gì khác ngoài tiện bề trông coi và lo thuốc thang cho gã.

Người Mục sư đó thì ngủ trên giường, còn anh ta thì ngủ trên ghế sô-pha cho đỡ mỏi chân; vì cái giường mà Mười Anh nằm có bề dài chỉ một mét tám, trong khi gã cao gần mét chín, đã vậy cái chân giường còn cao hai tấc, thõng chân xuống sẽ rất mỏi nên gã đành "dời đô" qua băng ghế sô-pha dài một mét sáu và mượn ba cái đôn làm chỗ gác chân nhằm dễ ngủ.

Chưa tới nhà bếp mà hai anh em đồng Đạo đã ngửi thấy mùi thịt nướng và cà-phê thơm ngào ngạt.

Anh Năm chiêu đãi mọi người hai món ngon đất Thần Kinh: Bánh ướt thịt nướng và nem lụi; người phụ làm bếp với anh là Tư Hiếu.

Ba Đức đang kiểm tra nhạc cụ để chuẩn bị cho tiết mục bế mạc buổi Thánh Lễ hôm nay.

Bữa ni Năm Tường và Chín Tân thay phiên nhau lên giảng; còn Tư Hiếu, Sáu Nghệ và Tám Khiêm sẽ lo phần "khán đài", người nào cần giải thích những chỗ chưa rõ thì họ sẽ có mặt ở đó liền.

Hai Nghĩa, Chín Tân và Mười Anh lo "hậu kỳ", sáng nay anh Hai than đau cổ nên không thể đứng trên bục cùng với hai người em mục vụ.

- Manuel có thể rèn luyện tiếng Anh bằng cách cầu nguyện bằng thứ sinh ngữ này.

Tám Khiêm hào hứng mời Judas đọc.

Và gã trình bày như sau:
"Dear Lord Jesus,
I know that I am a sinner, and I ask for Your forgiveness.

I believe You died for my sins and rose from the dead.

I turn from my sins and invite You to come into my heart and life.

I want to trust and follow You as my Lord and Savior.

In Your Name, Amen."
Tám Khiêm lặp lại đúng như những gì mà gã trai Nam Mỹ nói và không phát âm sai một chữ.

Rồi chàng Mục sư kiêm bác sĩ ấy hỏi Alain rằng có tham gia Halloween không, và nó lắc đầu nguầy nguậy với một nụ cười đầy ẩn ý như nàng Mona Lisa, nên anh thôi không hỏi nữa.

Trên đài đang phát bản tin thời sự buổi sáng, nội dung đáng chú ý nhất là phiên tòa của Anton Nhân và những nghi vấn xoay quanh cái chết của Lê Hoài Sang.

Năm Tường giảm âm lượng để tránh làm phiền tới cuộc nói chuyện của bạn bè và cậu nhỏ Do Thái.

Alain đã hết vốn tiếng Việt, sẵn thấy hai "thông dịch viên" ngồi đó nên trở lại ngôn ngữ bản xứ thân thuộc.

Tám Khiêm vừa ăn bánh ướt thịt nướng - nem lụi và uống cà-phê, vừa phụ với anh bạn đồng Đạo thông dịch cho người em trai.

Ngoài sân bồ câu đang tụ thành bầy nhặt nhạnh từng hạt thóc nhỏ Tư Hiếu rải.

Còn chàng ta hiện đang ăn sáng và uống cà-phê cùng Ba Đức nơi ghế đá trong khoảnh sân ngăn cách nhà thờ và nhà nguyện.

Bông hồng hãy còn đọng sương đêm, những viên ngọc trong suốt nằm ngoan trên những cánh hoa tươi thắm đủ màu, hương thơm ngòn ngọt làm buổi sáng tinh mơ thêm yên bình.

Buổi Lễ kết thúc vào lúc hơn mười giờ rưỡi.

Trong lúc các Cơ Đốc nhân và người ngoại Đạo lục tục ra về, Năm Tường và Sáu Nghệ dẫn mấy đứa nhỏ mồ côi trong ca đoàn xuống nhà bếp ăn sáng, những anh em còn lại cùng Judas thì lo dọn dẹp bục giảng, "cánh gà" và "khán đài".

- Tôi chở Manuel đi ăn cơm tấm nghen?
- À...!được thôi.

Anh Hai Nghĩa và anh Sáu Nghệ cũng nhờ các anh em còn lại quán xuyến nhà thờ giùm mình; hai người đều có vợ con nên muốn nhân ngày rảnh rỗi chở gia đình đi vòng vòng và ghé đâu đó ăn uống.

Sẵn đây nói luôn, hai vợ chồng anh Hai đã "Nối lại tình xưa" rồi; giận thì giận, mà thương thì thương, bỏ nhau sao đành bậu ơi!
Judas chở người bạn Mục sư đi vòng quanh đô thành bằng chiếc xe hơi hiệu "Chevrolet" màu đen mạnh mẽ.

Trong xe thoảng hương sáp thơm mùi gỗ tuyết tùng.

- Sao mình không xây thêm nhà thờ vậy Manuel?
- Không có tiền...!Hơn nữa, các Thầy không muốn làm phiền ai, nên tụi tôi sinh hoạt chung ở một nhà thờ.

- Còn nhà nguyện ai xây?
- Tiền túi của Ba Đức.

Là dạng nhà lắp ghép từ các tấm container.

Ban đầu ảnh tính xây nhà gạch, nhưng các Thầy biểu tốn tiền nên thôi.

Nói tới đây, mạch chuyện tạm thời bị cắt đứt, hai người lặng ngắm mảnh đất phồn hoa đô hội.

Chỉ trừ khi nào có biến cố và giờ giới nghiêm, không khi nào Sài Gòn thôi xô bồ và rộn rịp, với những quán cóc vỉa hè, xe đẩy và gánh hàng rong, tiệm ăn uống và nhà hàng cao sang, rồi thì những dãy phố có các cửa hàng bán đủ thứ món,...!biết kể sao cho hết bây giờ?
"Chủ Nhật buồn đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê
Bước chân về với gian nhà
Với trái tim còn nặng nề
Xót xa gì? Oán thương gì?
Đã biết mùi hương chia ly
Trót say mê đã yêu thì
Dẫu vô duyên còn nặng thề..."
Đó là bài "Chủ Nhật buồn" do Sĩ Phú ca", nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt từ ca khúc Pháp "Sombre Dimanche" của đôi nhạc sĩ Jean Marèze - Francois-Eugène Gonda; bài gốc của hai bản trên là "Szómoru Vasárnap" đến từ quốc gia Hungary - Hung Gia Lợi, nhạc sĩ Seress Rezsố phổ nhạc từ thơ của chàng thi sĩ thất tình Javór László, trong phần lời bài hát có sự đóng góp và chỉnh sửa của ông Seress, hiện nay bài hát được mệnh danh là "Quốc ca của những kẻ tự tử" và đã được hàng trăm quốc gia viết lại theo ngôn ngữ bản xứ của họ.

Điều trùng hợp ngẫu nhiên là cố nhạc sĩ Phạm Duy mất đúng vào Chủ Nhật, nhằm ngày 27/01/2013.

- Băng nhạc "Nguyễn Đình Nghĩa: 22 giờ đêm 2 - Tình xa và Kỷ niệm cũ".

Người nào may mắn lắm sẽ tìm được hai băng nhạc "Nguyễn Đình Nghĩa" hiếm có này.

- Băng nhạc đầu tiên tên gì vậy ông?
- Băng nhạc "Nguyễn Đình Nghĩa: 22 giờ đêm 1 - Quê hương và Kỷ niệm."
Một người trề môi, khoát tay:
- Ối, lên mạng nghe thiếu gì.

Ổng kiếm cớ để kê giá đó mà.

Ông già dập điếu thuốc hãy còn đang cháy dở vào cái gạt tàn bằng sành có màu chàm:
- Nó gỡ xuống hết rồi, không còn lưu lại được mấy bản đâu mà nghe.

Một người, trông có vẻ là sinh viên, cười hiền mà hỏi:
- Dạ, vậy ông muốn bán bao nhiêu?
Ông già xoa xoa tay:
- Không bán.

Để nghe chơi.

Trước năm 75, "Sáo Thần" Nguyễn Đình Nghĩa chỉ ra duy nhứt hai băng nhạc này, mà lại quy tụ toàn giọng ca hay và những bài hát rất ít ai biểu diễn.

Rồi ông tua tới bản "Hà Nội 1949", hay còn gọi tắt là "Hà Nội 49", của nhạc sĩ Trần Văn Nhơn và do Duy Trác ca.

Rồi hể hả nói:
- Đó, có đứa nào nghe bài này chưa? Có thể tụi bây đã nghe Khánh Ly biểu diễn, nhưng số đứa đã nghe nam danh ca đất Thăng Long hát thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nhác thấy vị Linh mục cùng người tín hữu ghé vô quán cơm của gia đình mình, ông đứng dậy rước vào nhà, rồi ân cần hỏi hai người muốn ăn chi.

Người mặc áo chùng thâm cười hiền đính chính mình là Mục sư Tin Lành chứ không phải Linh mục Công Giáo.

Sau khi mời khách xong, ông già ba lơn trở về cái quầy vé số kiêm sửa đồng hồ, làm chìa khóa của mình.

Rồi nói tiếp:
- Ở trên mạng còn một trang đăng, nhưng muốn tìm được phải bỏ chữ "Nguyễn Đình Nghĩa" đi thì họa may mới thấy, còn phẩm chất âm thanh đương nhiên sẽ không bằng nghe máy hát phát trực tiếp rồi.

Người có dáng vẻ sinh viên lại hỏi:
- Dạ, ông có bài nào lạ nữa hôn ông?
Ông già ba lơn bèn mở bài "Say nhạc canh tàn" của nhạc sĩ Tiền Chiến Vũ Thành và do Anh Ngọc trình bày.

Đoạn nói:
- Vũ Thành, Dzoãn Mẫn, Văn Thủy, Nguyễn Văn Quỳ, Thương Hồ, Trần Văn Nhơn, Thẩm Oánh, Võ Đức Thu,...!là những nhạc sĩ Tiền Chiến "nòng cốt" nhưng rất ít người còn nhớ tới.

Hai người vừa nhận được hai ly trà đá thì bỗng bàn bên có tiếng nói:
- Đã biết quốc gia khác làm bậy, thì nay khi thấy nó hiện diện trên Quê Hương mình, chúng ta phải ngăn chặn, chứ không phải lấy cái sai của quốc gia khác làm khiên chắn cho sự sai lầm tương tự của Đất Nước mình.

Người vừa phát biểu câu đó là một cựu viên chức đã bị cho về hưu vì đắc tội với phe cánh khác.

Bữa nay ông dẫn nguyên nhà đi ăn sáng.

- Thôi, ăn cơm thì đừng nói chuyện chánh trị, nghe nhức đầu lắm.

- Ông già ba lơn xua tay.

- Chuyện của thằng Khánh anh thấy sao?
- Tôi đi khảo sát rồi.

Ai cũng nói đã nhận được tiền và nhà, nhưng việc làm ăn - buôn bán hơi khó khăn vì dọn qua chỗ ở mới nên mất hết mối mai cũ.

Thành ra ông Khánh cho tám chục ngàn là đúng, nhờ vậy không ai phải ra đường ăn xin trong lúc gầy dựng lại sự nghiệp.

Nói tới đây thì hai người dừng lại, chuyện tham nhũng ngân khố Quốc Gia và lũng đoạn kinh tế Đất Nước khi chưa có đủ dữ liệu và bằng chứng để nói thì họ không dám bàn luận tới.

Vừa chan xíu nước mắm lên dĩa cơm tấm, Judas vừa mời:
- Ghé Giáo xứ Saint Pio chơi hôn?
- Để tôi đi thay đồ cái đã.

Mắc công người ta hiểu lầm tôi...!
Nhưng cổng Giáo xứ đã đóng chặt.

Thì ra để tránh "loạn Mười hai sứ quân", Thầy Phó Tế, Cha Phó và Linh mục Antonio Vũ quyết định khóa "cổng thành"; chừng nào Thánh Lễ kết thúc, chừng ấy cổng mới mở.

- Chắc là bên trong đang họp...!
Judas khoanh tay, đầu hơi nghiêng sang phải, chừng như đang nghiền ngẫm những gì mà anh bạn Mục sư nói.

- Vẫn chưa đồng lòng chọn ra Cha Sở...!Giáo dân nào cũng đòi anh Mỹ...!
Lên xe hơi ngồi đàng hoàng rồi, Mười Anh mới kể cho Judas nghe tâm nguyện của Đức Giám Mục Vincent Cao Nhật Trung, bây giờ đã tan thành bọt biển...!
"Két..."
- Ơ kìa! Là Kỳ Anh!
Manuel Ngô bỏ dây đai an toàn rồi mau lẹ mở cửa bước xuống xe.

Antonio Vũ rước y cùng Judas vô Thánh Đường của Giáo xứ.

- Mày mặc thường phục coi đẹp trai lắm.

Manuel Ngô thấp giọng cảm ơn thằng bạn thân.

Bất ngờ thay, JB Khải cũng có mặt ở đây, anh đang ngồi ăn cơm hộp với Ignacio Cường, Thầy Phó Tế và hai người trong Hội đồng Mục Vụ Giáo Xứ.

Cừu Đen hỏi:
- Cơm nước gì chưa hai người?
Manuel Ngô cúi đầu mà trả lời rằng:
- Tụi tôi mới vừa đi ăn sáng cái sột.

Cụ ông có khuôn mặt hết sức hiền từ và dễ mến là Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Saint Pio.

Còn người ngồi cạnh là cháu trai đang học lớp Một.

Cụ là người đã giúp Đức Giám Mục Vincent Trung gầy dựng và phát triển Giáo xứ.

- Cố sẽ "về hưu" sau khi Cha Mỹ trở về.

Cố đã già rồi, lẩm cẩm lắm rồi, không thể cáng đáng Giáo xứ cùng các con được nữa.

- Ông cố...!- JB Khải đặt tay lên vai trái của người mà anh vô cùng kính yêu.

- Cố muốn Cha Sở thật biết rằng Giáo xứ không hề giận Cha đâu.

Trái lại còn cảm ơn Cha vì đã chịu mang tiếng hèn hạ và hủy thân mình để bảo vệ mạng sống cho toàn thể con Chiên của Cha.

Đám đó ác lắm mấy con...!Có đứa đi tố cáo nó, nó không trả thù người đó, mà trút giận lên con gái của người đó.

Bà điên sống ở khúc rẫy mía...!
Rồi ông cố quay sang nhìn người bạn thân của Cha Vũ:
- Con phải mạnh mẽ lên chút nữa.

Đàn ông thì phải cứng rắn, kiên cường và không được mau nước mắt.

Có một câu mà cha của cố truyền lại nghe rất ác, nhưng mà hợp tình hợp lý trong thời đại này, "Thay vì để bản thân đổ lệ thì hãy để kẻ thù đổ máu."
oOo
- Nào giờ tao nghe "Tiếng hát vọng từ dãy Trường Sơn" Duy Khánh, "Tiếng hát cuồng lưu" Hùng Cường, "Tiếng hát đại trượng phu" Anh Ngọc và Ngọc Long, "Tiếng hát quý ông" Duy Trác và Sĩ Phú, "Tiếng hát sầu muộn" Anh Khoa, "Tiếng hát nắn nót" Nhật Trường, "Tiếng hát thư sinh" Duy Quang, "Tiếng hát lãng tử" Anh Tú và Trọng Nghĩa, "Tiếng hát vương khói thuốc lá" Tuấn Ngọc và Nguyên Khang, "Tiếng hát Phượng Hoàng" Tuấn Vũ, "Tiếng hát tài tử" Ngọc Bảo,...!không hà.

Tự nhiên mày tra tấn lỗ tai tao bằng cái "Tiếng hát nhựa đường và bị viêm xoang mười năm chưa nạo mủ" này làm chi?
Chí Công cụt hứng nên lặng thinh.

Biết vậy y không có mở nhạc cho thằng ba trợn này nghe đâu.

- Hát gì mà y như mấy đứa nhỏ bán vé số ế cất giọng rên nhề nhệ, "Chú ơi, chú mua giùm con tờ vé số đi chú ơi..."
- Thằng Hoàng nói đúng đó...!- Tống Ngạn xen vô.

- Sao không hát bình thường đi, cái bài này ổng sáng tác hay mà, hát bình thường là nhức nách liền.

- Tao ca dở, cho nên tao biết thân biết phận không đua đòi làm ca sĩ.

Thành thử ra, tao chúa ghét mấy đứa ca dở mà tự xưng hoặc bỏ tiền ra để làm ca sĩ.

Hết.

Khán Bình đã đổ xong bánh bộc lọc, nên ngoắc mấy thằng bạn "Đánh Trời không mời Thiên Lôi" xuống ăn chung với mình.

Gia đình nhà hắn bao đời sống nhờ vào món ăn xứ Huế.

Thằng Hoàng vẫn lải nhải:
- Thí dụ như bài "Cô bé ngày xưa" của nhạc sĩ Hoài Linh.

Cái nhịp nó như vầy:
"Hôm nay về thăm nhà - Nghỉ - Về thăm lối quen xưa - Nghỉ..."
Thì cha nội này hát nhựa thành:
"Hôm...!nay...!về...!thăm...!nhà - Nghỉ - Về...!thăm...!lối...!quen...!xưa...!- Nghỉ..."
Tống Ngạn nói:
- Ý mày là người ta nghỉ lấy hơi ở mỗi cuối câu theo cách phân tách của nhạc sĩ phải hôn? Còn thằng cha này nghỉ "đều đặn" bằng cách hát kéo rê từng chữ.

Gã trai Bảy Núi gật đầu, rồi trình bày tiếp:
- Ông Thanh Vũ, ông Đức Minh, ban "Tam ca Sao Băng",...!không có giọng hát đặc sắc so với các bạn đồng nghiệp, nhưng họ đâu có ráng sửa giọng - đổi tông đâu? Cha mẹ cho tiếng hát như thế nào thì mấy ổng "phát" lại như thế đó.

Và người ta vẫn khen hay và ủng hộ bình thường, chỉ có mỗi việc không nổi tiếng bằng những người có giọng hát đặc sắc thôi.

Khán Bình đứng ở dưới bếp nói vọng lên:
- Tao chẳng hiểu tại sao lại phải hát nhừa nhựa và méo tiếng...!
Sau bữa ăn lót dạ, nguyên đám rủ nhau lên sân thượng chung cư ngắm một góc quận Nhứt.

Giáo xứ Saint Pio nằm tít tận ở phía Đông.

Tống Ngạn đưa cái ống nhòm cho thằng bạn răng khểnh, rồi đứng khoanh tay chờ đợi kết quả.

- Tao dòm trực tiếp còn hổng thấy gì, ở đó mà nhòm qua cái ống.

Trả mày nè, để tao vô coi gương cái.

Thằng Hoàng bắt bẻ:
- Người ta nói coi kiếng hoặc soi gương, không có ai nói coi gương - soi kiếng hết, chắc có mình mày thôi đó con.

- Kệ tao.

Tống Ngạn săm soi cái ống nhòm mới cắt chỉ của mình một đỗi, rồi càm ràm:
- Ăn cái giống gì mà ghèn bít con mắt như trái bowling xếp hàng ngang vậy cà.

- Hay là nó bị đau mắt đỏ nên mới không nhìn thấy rõ? Mày làm gì đó Hoàng?
Thằng bạn Bảy Núi vừa xịt nước sát khuẩn vào tròng kính của cái ống nhòm vừa càu nhàu:
- Tao hổng muốn làm thành viên của gia tộc Sasuke đâu.

Chưa kịp đợi cho dung dịch cồn bay hơi, thằng Bình xớn xác cầm lên và bị thằng Hoàng nạt:
- Bộ muốn đui hay gì mà ghé mắt vô sớm vậy?
- Ờ quên.

Tao quên mày mới vừa xịt nước sát khuẩn.

Mấy đứa kia ngắm trời mây sông nước gần hơn nửa tiếng, mới thấy mặt thằng Công.

Gã trai đất thiêng thở dài mà hỏi nó:
- Có cần tụi tao chở tới bác sĩ hôn?
- Cần...!Tao sắp sửa thành Lục Vân Tiên rồi tụi mày ơi...!
- Vậy đứa nào đóng vai Kiều Nguyệt Nga cho nó vui đi.

Lời vừa mới dứt, Đức Hoàng liền bị hai thằng kia đè xuống đập cho một trận.

Đánh thằng Hoàng đã nư rồi, gã trai Sài Gòn mới ướm hỏi thằng bạn xứ bưởi Biên Hòa:
- Tao sắm cho mày cây kiếng râm đeo vô.

- "Thôi chia tay nhau từ đây.

Nghe nước mắt vây quanh..."
Giọng ca vừa dở vừa thảm thiết của thằng Hoàng khiến mấy đứa kia rùng mình.

Thằng Công lại nhéo lỗ tai nó và hỏi:
- Cái gì mà tự nhiên mày ca bài "Người ngoài phố" của ông Anh Việt Thu vậy hả?
- Chớ ở gần cho mày lây bịnh hả?
Tống Ngạn bực mình hỏi:
- Giờ có đi bịnh viện hay là không? Đi thì nói cho tao biết, để tao vô nhà lấy chìa khóa xe.

- Dạ đi.

Con hết thấy đường rồi cha.

Đức Hoàng đưa tờ một trăm đồng phất qua phất lại trước mặt nó:
- Này là cái gì hả con?
- Với tiền thì tao hổng có bị đui...!Cho tao hả?
- Cho mày cái búa á.

Phải mất thêm một tiếng sửa soạn và tìm giấy tờ y tế cho Chí Công nữa thì nguyên đám mới khởi hành.

Vừa cài dây đai an toàn, Đức Hoàng vừa bình phẩm:
- Muốn giúp thì nói phứt ra cho người ta biết, lâu lâu "phun" ra vài chữ, thà đưa mẹ nó mớ tài liệu cho rồi.

Tao là tao ghét mấy khứa nói úp úp mở mở vô cùng.

Chí Công cười:
- Thì mày cứ như anh Tuyết đi, rồi bị người ta ghét.

- Chớ mày nghĩ tao được người ta thương hả?
- Liên quan gì "yêu đương" ở đây hả mày?
- Chữ "Thương" ở cái xứ Nam Kỳ này không phải chỉ có nghĩa yêu đương như ở chỗ khác, mà nó còn có nghĩa là "tội nghiệp", "quý mến", "thương hại", "xót xa", "lưu luyến",...!hầu như ở những cái ngữ cảnh thể hiện tình người với nhau, nó đều có mặt trên đầu môi và văn viết của người mình.

Thành thử ra, tao nói tao thương mày, không có nghĩa là tao yêu mày, mà là tao quý mày rất, rất nhiều.

- Thương tao thì mua trái cây về tẩm bổ cho tao đi.

- Mẹ, cái tướng thì y như...!
- Tao tính nói con voi mà thấy mày giống con chàng hiu hơn.

- Quỷ.

- Ăn gì tao bao?
- Mày bao hay mày cho tao cái bao?
- Tùy thuộc cái mỏ của mày có đâm thọc tao nữa hay hôn...!
Dùng dằng một buổi, rốt cuộc nguyên đám cũng tới được sạp trái cây tọa lạc tại một chợ cóc ven con hẻm gần lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt.

Bà chủ sạp tưởng Nguyễn Chí Công bị mù nên thương xót bán giá vốn, mấy đứa kia không hiểu chi sất thành ra bán nhiêu thì đưa bấy nhiêu chứ chẳng suy nghĩ gì.

Tới chừng đi một đỗi, Đức Hoàng sực tỉnh, "Ủa? Sao bả bán rẻ dữ vậy?"
Thằng Ngạn níu vai hỏi nó:
- Ê, đi đâu đó mày?
- Đi trả tiền cho người ta chứ đi đâu?
Bà chủ sạp đang gọt trái cóc đặng làm món cóc ngâm chua ngọt và chua cay; sáng nay có một bà bầu mua hết mười mấy hũ cóc, gặp xui thím bị cảm mạo nên không thể làm liền mà phải đợi tới bây giờ mới soạn đồ bán nổi.

- Cô ơi.

Là người thanh niên trong nhóm ban nãy ghé mua trái cây chỗ dì.

Dì cười hiền hỏi:
- Sao cưng?
- Hồi nãy...!hồi nãy cô tính lộn...!
Dì chưng hửng nhìn.

- Trời ơi, nó có mù đâu mà cô bán rẻ cho tụi con.

Dì cười xòa khi thấy sự thật thà hiếm có ở người thanh niên có dung mạo rất mực khôi ngô, tuấn tú, rồi hiền từ mà nói:
- Thôi, cưng cho cô thêm hai chục thôi.

Thời buổi vật giá leo thang mà thằng nhỏ hổng đi làm được thì lấy gì sống.

Đức Hoàng móc bóp-phơi để lấy tờ hai chục rồi đưa cho bà chủ sạp:
- Nó hổng đi làm được thì còn tụi con nuôi nó.

Cô có lời lớm bao nhiêu đâu, để dành tiền này cho mấy bé ở nhà đi cô.

Mà có chắc chỉ có bảy chục đồng hôn cô? Cô cứ báo giá thiệt đi, con lo nổi mà.

Bà chủ sạp đành nói dóc rằng hết thảy chỉ có một trăm đồng, để người khách lạ yên tâm đưa thêm ba chục nữa, chứ kỳ thực bán đúng giá phải trên trăm ba.

Quay trở lại xe, thằng Hoàng cười nói với đám bạn:
- Bả tưởng mày mù.

Thằng Bình ghẹ:
- Để tao mua cho mày cây đờn rồi dắt ra quán nhậu nào đó ngồi khảy kiếm tiền.

Thằng Công đánh trống lảng:
- Tao đói bụng.

Tống Ngạn bèn dẫn cả bọn đi tới khu chợ đêm nằm gần ngôi chùa Khánh Hỷ.

Bà con ở xóm chùa không muốn phá hư bầu không khí thanh tịnh của ngôi chùa cổ nên đã không mở cửa hàng buôn bán; nhưng một lời nói của Trưởng lão đã làm thay đổi suy nghĩ của tất cả mọi người, "Thanh tịnh hay không là ở mình, chớ không phải ở ngoại cảnh.

Để cho bà con đói, phải đi tha phương cầu thực, bỏ bê gia đình, vợ chồng - con cái ly tán,...!thì đúng Bát Chánh Đạo cái nỗi gì?" Nhờ vậy xóm chùa trở nên hết sức sung túc và đông vui.

"...!Anh ơi, anh ơi!
Trời Nam đau khổ
Mẹ Việt Nam nức nở
Nhà Việt Nam cách trở
Mình người Nam muôn thuở
Xin trong lòng giữ trọn tình quê..."
Ông bác hát xong bản "Xin anh giữ trọn tình quê" của ca - nhạc sĩ Duy Khánh, mới đứng dậy đi ghi toa cho bộ tứ ký giả.

Thằng bạn già bèn ca thế bác.

- Mấy cậu ăn chi?
Đức Hoàng trả lời thay mấy thằng chiến hữu:
- Dạ, bác cho tụi con bốn tô bún nước lèo Sóc Trăng.

- Cậu này có cần gỡ xương giùm không?
- Nó bị đau mắt đỏ...!
Ông bác gật, gật đầu, rồi quay lưng đi một hơi vô quầy bán.

- Tao sẽ bị hiểu lầm là người mù ít nhất một tuần nữa...!
Nhưng rốt cuộc tô bún cá của Chí Công vẫn được gỡ xương sạch sẽ.

Ông bác sắp đồ ăn xong xuôi mới nói nhỏ, "Vậy cho chắc ăn."
Đức Hoàng vừa pha nước chấm vừa hỏi thằng bạn đường mía:
- Ba mẹ mày cũng là Bắc Kỳ di cư 54 phải không?
- Ông bà hai bên mới phải, ba mẹ tao sinh ra và lớn lên trong Nam nên nói tiếng Nam luôn.

- Vậy ông bà của mày có từng sống ở Giáo hạt Hố Nai không?
- Có, hình như là theo chân một vị Linh mục nào đó...!
Khán Bình vồn vã hỏi:
- Có dính hả?
- Ừ, người kia cũng từng.

Tống Ngạn hỏi:
- Sao mày không có Đạo hả Công?

- Không có duyên với đức tin nào hết.

Đức Hoàng gật gù:
- Ừ, thà vậy đi.

Đừng theo nửa vời, cũng đừng tin cố chấp.

Mấy bữa nay tao thấy nhiều đứa quá rồi...!
Ba thằng bạn hỏi dồn:
- Thấy sao?
- Một ông Cha đăng bài phê bình người bạn mục vụ giảng Giáo lý sai, thì bị một số tín hữu vô nói ổng thế này thế nọ và còn trách ổng đang chia rẽ Giáo hội.

Một ông Tăng giảng Pháp tào lao lại được rất nhiều tín đồ tin lấy tin để và thực hành theo.

Ăn được đâu vài đũa bún, thằng Hoàng lại tiếp:
- Lúc tôn giả Xá Lợi Phất và tôn giả Mục Kiền Liên tới thăm tôn giả Ma - Ha - Ca Diếp đang ngồi tĩnh tọa ở trong một bãi tha ma đầy xác người chết chưa chôn và xương trắng phếu, hai ông đã hỏi người bạn đồng tu rằng có muốn quán xuyến Tăng đoàn không, thì ông Ca Diếp đã khước từ và nói, "Tôi không muốn nhiều lời với người ngoại Đạo.

Tôi thích ngồi ở đây hơn."
Khán Bình gục gặc đầu:
- Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được mệnh danh "Đầu đà đệ nhứt".

Thằng Hoàng lại nói:
- Người ta không ưa tôn giả Ca Diếp cũng bởi vì cái tánh thẳng thắn và bộc trực, nhưng người ta cũng trọng tôn giả vì chính cái tánh đó.

Thành thử ra, khi nghe ông đòi đuổi tôn giả Ananda, ai cũng cho là thiệt nên hết lời trách cứ, ngăn cản ông.

Tống Ngạn bình phẩm:
- Một con người sống chân thật tới nỗi hễ nói lời nào là thiên hạ đều tin sái cổ lời nấy.

Chí Công vừa nhúng mớ rau sống xuống đáy tô để trụng sơ, vừa hỏi:
- Nhưng ở cái thời buổi này mày sống như vậy sẽ chẳng ai ưa đâu.

Như vậy thì sao gọi là Quả Ngọt được?
- Vì luôn nói thật nên không cần phải nhức đầu ghi nhớ, ấy cũng là một loại Quả Ngọt.

Mà mày nghĩ thiên hạ sẽ thương mày nếu mày không sống như vậy à? Họ chỉ thích mày khi mày nói đúng ý và bùi tai họ thôi, còn hễ nghe - thấy lời "ngược gió" liền nhảy cẫng lên chụp mũ liền.

Nhiều đứa có theo phe nào đâu, hoặc mới ho có vài tiếng khác quan điểm trong vụ Anton Nhân, liền bị phe còn lại xỏ xiên, gán ghép đủ "mỹ từ" um trời; điển hình như nhạc sĩ Thương Hận đó.

Chí Công cắn môi, rồi nói:
- Tội nghiệp ổng.

Tự nhiên "tức cảnh sinh tình" sáng tác nhạc rồi họa bay vô thân tới tấp.

Tao thấy bài hát cũng hay, ổng hát cũng khá, chớ nội dung trong ca khúc chẳng khiến tao liên tưởng tới điều gì cả.

Khán Bình hỏi:
- Quê ổng ở mô?
- Hình như ở tuốt Đồng Tháp.

Trả lời xong, Chí Công húp một muỗng nước lèo cho ấm cổ họng, rồi cười khen nước lèo nấu sao khéo quá, không tanh mùi mắm, mùi cá và rất thanh tao, đúng điệu bún nước lèo Sóc Trăng.

Đức Hoàng nhếch miệng cười:
- Suốt ngày "Chuẩn vị", chữ trong này là "Đúng điệu" lại không xài.

Tống Ngạn gợi chủ đề mới:
- Tao chợt nhớ cụ Duy Trác có viết một bài hát mang tên "Sài Gòn chỉ vui khi các anh về" lúc ở tù.

Cụ đặt tên ca khúc theo câu trả lời của cô gái thăm nuôi khi cụ hỏi, "Sài Gòn bây giờ ra sao rồi em?" Cụ đã bị ở tù thêm sáu năm vì bản nhạc này, tổng cộng là mười năm trời.

Đức Hoàng nhận xét:
- Mà họ của cụ ngộ thật, họ Khuất.

Khán Bình hỏi "Người nghệ sĩ mù":
- Chẳng hay hiệp khách đây có muốn tại hạ đãi món gì không hả?
- Nếu các hạ có lòng thì làm ơn gọi giùm Nguyễn mỗ một dĩa bánh cuốn, bò bía và bột chiên.

- Mày nhai đầu tao luôn đi.

Đói cái giống gì mà ăn sạt từ đường vậy con?
- Mỗi thằng tao phân cho một món rồi đó.

Miệng thì la bài hãi, nhưng thằng Bình vẫn gọi đủ ba món theo ý thằng bạn thiết.

Ông bác thấy kêu nhiều món nên tặng cho mỗi đứa một ly nước chanh đá.

Nhìn đám trẻ mà ông bồi hồi nhớ tới thời trai trẻ của mình, bây giờ chỉ còn lại ba thằng...!
Vừa chấm bánh cuốn với tương hột, Đức Hoàng vừa kể chuyện "Đời cô Lựu" của mình:
- Phải công nhận nghen? Hễ lúc nào mà lóng lỗ tai lên nghe người ta đàm thoại tiếng Anh, tao dịch giỏi tới mức có thể làm phiên dịch viên cho tổng thống hay thậm chí ứng cử một chức vụ cho Bộ Ngoại Giao.

Rồi tới chừng người ta hỏi tao mấy câu y chang vậy, ngoài đứng đực mặt và cười ra, tao hổng biết nói gì hết.

Chí Công trề môi:
- Sức mạnh của nhiều chuyện đã giúp mày vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ.

Tống Ngạn chợt đề nghị:
- Về Giáo hạt Hố Nai một chuyến không?
Khán Bình lắc đầu:
- Không.

- Sao vậy?
- Tao hổng muốn liên lụy tới ai nữa.

Sáng mơi ghé Giáo xứ Saint Pio hỏi thăm thôi.

...!
- Tính bắt cóc tống tiền người ta hay sao mà tụi bây mua nhiều băng keo dữ vậy?
- Đâu, tụi con mua về gói quà tặng "con gái" bác.

- Cái miệng mày trả treo hay lắm đó Hoàng!
Chí Công đi loanh quanh cửa hàng bán đồ nghề các loại và vật liệu xây cất nhà cửa một hồi vẫn chưa chịu dừng chân.

Tới trước bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, ngó thấy dĩa trái cây trưng ở đó thì buột miệng hỏi:
- Ăn trái gì cho mau sáng mắt bác?
- Ăn Quả Báo đó con.

- Chớ hổng phải "ăn"...!
"Con gái" bác Bảy hứ một tiếng, rồi bỏ xuống bếp lặt rau với bà nội.

- Mẹ, bữa nay tao tịnh khẩu mà gặp mấy đứa tụi bây tao tịnh khẩu hết được.

Thằng Hoàng ngó theo bóng lưng người đàn anh lớp trên mà chọc ông Sáu:
- Chỉ chừng nào lấy chồng bác?
- Chừng nào cái miệng của mày hết phát ra âm thanh thì con trai tao có chồng.

Vừa nhập dữ liệu vào máy thu ngân, bác Sáu vừa làu bàu:
- Mày ghẹo con trai tao từ hồi nó cắp sách tới trường cho tới bây giờ...!Bộ mày mê nó hay gì?
- "Thôi, thôi bác đừng nhắc nữa làm gì...!Thôi, thôi,..."
- Mày mới là cái đứa phải "Thôi".

Mày đã hát dở như hạch mà còn bày đặt chế bài "Thôi" của ông Y Vân, làm hư tác phẩm của người ta.

- "Khi biết con hát dở như hạch.

Sao bác còn cười, không biết xót thương một lần.

Hỏi rằng bác ơi còn tình người nữa không?"
- Nín.

Giờ chế tới bài "Kiếp cầm ca" của ông Huỳnh Anh nữa hả?
- "Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người đang khen tôi..."
- "Kiếp đam mê" của cậu Duy Quang nữa hả? Một là mày nín, hai là tao bắt mày trả tiền lòi hai con mắt luôn...!
Thằng Công xen vô:
- Mày câm giùm tao cái đi Hoàng ơi...!Ổng mà lên máu, mày mắc tội ngộ sát nữa...!
- Thêm mày trù tao chết nữa hả?
- Đâu có...!đâu...!
Khán Bình và Tống Ngạn bụm miệng thằng bạn Bảy Núi, rồi "áp giải" nó lên xe.

Để thằng răng khểnh ở lại tính tiền; thấy "gió yên biển lặng", bác Sáu mới hỏi nó về chuyện mang kiếng đen.

Đợi cái đám quỷ yêu đó đi rồi, con trai bác Sáu mới lên nhà trên:
- Có tụi nó ghé nhà cũng vui ba ha?
- Ờ.

- Cho con xin lỗi ba nghen.

Từng tuổi này rồi...!
- Miễn sao con mạnh giỏi, sống ̣đời với ba má là ba má vui rồi.

Nhưng có khách tới, con ráng "gồng" giùm ba nhe con?
- Dạ...!
Về phần "Tứ quái Sài Gòn", nguyên đám ghé quán kem sân vườn mua cho mỗi thằng một ly Halo - Halo xuất xứ Phi Luật Tân ăn giải khát.

Thay vì vô quán ngồi ăn, cả bọn quyết định ngồi trong xe vì sợ thằng bạn xứ bưởi bị người khác nhìn chằm chằm.

Vừa múc một muỗng đá bào quyện kem đầy vung, Chí Công vừa tâm tình:
- Nhìn ảnh tao thấy thương...!
Đức Hoàng nhăn mặt:
- Biết sao giờ.

Thiếu tiền, thiếu sức gánh được, chứ chuyện tình cảm sao gánh đặng đa?
Bộ tứ ghé quán cơm dì Năm ở Giáo xứ Saint Pio ăn trưa.

Vì thi thể nữ không rõ danh tính mà quán cơm trở nên vô cùng rộn rịp, nhưng hai người chủ quán không vui một chút nào do nguồn cơn quá ư bất nhân - thất đức; hay ho gì khi kiếm tiền trên xác chết?
Một người đàn bà đội cái nón lá thêu hình bông hồng làm duyên bụm miệng cảm thán:
- Chúa ơi, còn trẻ mà...!
Nguyễn Chí Công lắc đầu, xua tay phân bua:
- Dạ, con bị đau mắt đỏ, con hổng có bị mù!
- "Đường về đêm nay tối thui, cô đụng tôi cô nói tôi đui.

Đường về đêm nay tối thui, cô đụng tôi cô nói tôi lọt tròng."
- Mày giờ mày chế tới "Kiếp nghèo" của Lam Phương hả con? Lát tao quánh mày thành "Kiếp què" nghen con?
Thường Khán Bình xen vào giữa hai thằng bạn, rồi mắng:
- Thôi, hai thằng bây im miệng giùm tụi tao cái.

Dượng Bảy ý nhị chọn cho bốn cậu thanh niên cái bàn ngồi kín gió và ít có ai lui tới.

Người trai đeo kiếng đen chọn ghế tuốt trong kẹt; vừa ngồi xuống, cậu ta liền soạn thuốc trị bịnh về mắt.

Thấy cậu ta cần nước để uống thuốc, nên dượng đem nước lên bàn của nguyên đám trước nhứt.

- Con cảm ơn chú.

- Nói xong, Chí Công bỏ nắm thuốc vô miệng rồi tu một hơi cạn queo ly nước.

Tống Ngạn hỏi cơ:
- Rốt cuộc quán cơm này của dì Năm hay dì Bảy vậy chú?
Nghe sắp nhỏ kêu "chú", dượng Bảy phổng mũi:
- Trước đây là của dì Năm, nhưng từ ngày vợ dượng lên "chấp chưởng" thì thành dì Bảy.

Nhưng danh tiếng mà má vợ dượng gầy dựng hằng bao năm qua đã làm cho cái quán "chết danh" dì Năm.

Thấy một tốp khách vào quán nên dượng Bảy vội vàng lật sổ để ghi toa:
- Mấy con ăn gì, dượng ghi luôn?
Đức Hoàng nhanh miệng:
- Dạ, cho "kiếm sĩ mù" một tô mỳ vịt tiềm, cho thằng đẹp trai này một dĩa cơm sườn xào chua cay thiệt cay và hột vịt kho, cho thằng "Mưa trên phố Huế" một tô bánh canh thập cẩm, còn cho con một tô nui gà lấy bẹ phao câu.

- Cái miệng cậu lanh thiệt chứ!
Đợi cho ông dượng sang bàn khác ghi toa, gã trai Sài Gòn mới ký đầu nó:
- Má, tụi tao hổng có kịp nói cái gì luôn á.

Trời sanh mày ra cái miệng chạy trước là đúng rồi đó...!
Sợ thằng Bình nhảy vô nói nữa nên Chí Công cướp lời:
- Tụi bây lựa cây kiếng kiểu gì mà ai cũng nói tao đui hết vậy?
Hai đứa kia ngó thằng Hoàng "đắm đuối".

Thằng Hoàng có tịch nên đành phải rục rịch:
- Tao nói với ông chủ quán lựa giùm cây kiếng nào mà người không thấy đường ưa đeo...!
"Rầm."
Đứng bật dậy đập bàn xong, thằng răng khểnh ngửa cổ ca thật lớn:
- "Trời! Mới nghe qua như sét đánh ngang tai...!Hay cho thằng Hoàng! Giỏi cho thằng Hoàng! Bổn tướng quân nhờ ngươi có chút chuyện, mà người còn làm không xong? Hỏi làm sao gánh nổi chuyện binh đao Nước Nhà á...!à..."
Nguyên cái quán cười rần rần, vẻ mặt của người trai kính đen trông chẳng khác nào Châu Tinh Trì trong bộ phim "Chuyên gia bắt ma - Out of the dark".

Thằng Hoàng vừa lau nước mắt vừa run giọng cười:
- Nó bị "sang chấn" tới nỗi "nói" ra cải lương luôn kìa.

Rồi gã trai Thất Sơn lại bồi thêm:
- Mày ở Biên Hòa, sẵn mày thuận đường vô đó "chơi" vài năm đi con?
Nguyễn Chí Công chỉ thẳng mặt thằng Hoàng:
- Lát đi mua cây kiếng khác cho tao!
Khán Bình chắp tay xá như tế sao:
- Dạ, tụi tau nghe rồi.

Làm ơn, làm phước "an tọa" giùm tụi tau.

Đức Hoàng nhìn thực khách vẫn đang cười tới nỗi muốn sập quán cơm, nó cũng cười hì hì rồi vỗ vai thằng "kiếm sĩ mù" mà nói:
- Ai biểu tụi mình tấu hài chi, giờ cả quán không ai ăn nổi.

- Đi mua cho tao cây kiếng thuốc...!mắc...!tiền...!á...!a...!Nếu không thì tao đứng đây ca cải lương tới tối.

Tống Ngạn đứng bật dậy và ca theo:
- Mày ca mình mày thì mệt hơi mày thôi...!Mắc mớ gì mà lôi tụi tao vô vậy?
- Cho bỏ cái tật mua đồ dỏm cho tao xài á...!ha...!
Dượng Bảy sợ lát nữa quán sẽ hết chỗ ngồi cho khách mới nên bước lại gần bàn của "Tứ quái Sài Gòn" mà giới thiệu tiệm kính thuốc trong Giáo xứ cho mấy cậu thanh niên hay.

Đức Hoàng bèn xung phong đi mua giùm.

Thay vì một đường thẳng tiến, gã trai Thất Sơn lại chọn đường vòng.

Cây cầu bắc qua con rạch xâm xấp nước là con đường vòng mà hắn chọn, từ đây đi thêm vài trăm mét nữa là tới nơi.

Vừa đi đường, hắn vừa đưa mắt ngó dáo dác như ăn trộm; cái mương độn tê nó nằm ở nơi mô mà hắn nỏ thấy cà?
- Bảnh trai đứng lại...!đứng!
Đức Hoàng thừa biết người ta hiểu lầm mình vô đây kiếm chác nên bình tâm đứng chờ.

Một ông già thương - phế binh chống nạng bước lại gần và hất hàm hỏi:
- Bây đi đâu vô đây mà bộ dạng lấm la lấm lét như phường gian tà vậy?
- Dạ, con đi tìm tiệm kính thuốc, vì mắc tật mù đường nên dượng Bảy chỉ rõ dữ lắm mà vẫn hổng thấy.

- Cái mặt của mày là cái mặt đang ba xạo.

Từ quán cơm của vợ chồng dượng Bảy tới tiệm kính thuốc đi bộ chưa đầy hai mươi phút là tới...!
Đức Hoàng vẫn cười tươi như thường:
- Dạ, ông đây nói theo cái nhìn của bà con lối xóm nên oan cho con quá.

Ông ở đây họa hoằn lắm cũng hơn một tháng, còn con mới ghé thăm có một ngày sao rành bằng ông đặng.

Ông coi, xóm Đạo vườn cây um tùm, cỏ mọc cao lấp xấp hơn cổ chân, mương - rạch chằng chịt như mắc cửi, lại thêm căn nhà lầu đằng đẵng áng ngữ; bấy nhiêu đó thôi cũng đủ khiến một thằng mù đường như con đi lạc.

- Cái miệng của mày cãi lý dữ lắm đó thằng nhỏ.

Tao tạm thời chịu thua mày.

Muốn đi đâu thì đi, nhưng không được phá nhà Chúa và chỗ sinh hoạt của các Cha, đã nghe rõ chưa?
Đức Hoàng gật đầu và chắp tay xá ông một cái, trước khi đi điều tra chỗ khác tiếp.

- Chị đẹp đẹp gì ơi...!Nấm mối này bán sao chị?
Người thai phụ nghe cậu khách bảnh bao khen mình đẹp thì cười híp mắt, rồi cẩn trọng bước ra ngoài gặp mặt.

- Cưng từ đâu ghé ngang qua đây vậy?
- Dạ, em có thằng bạn muốn tìm lại mối tình đầu nên nguyên đám bốn đứa rủ nhau tới đây chơi.

Ngặt nỗi em bị mù đường nên không biết đường về...!
Người thai phụ cúi đầu, xoa xoa cái bụng bầu đã lớn quá thể:
- Chà, chị sắp sanh nên đi đứng không được, còn ổng thì bận đi coi xây cất nhà cửa cho người ta...!
- Dạ thôi, em chỉ muốn mua nấm mối thôi, chứ không dám phiền hà gì chị đâu.

- Em lấy nhiêu?
- Dạ, lấy hết...!
Đức Hoàng "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" "dâng" số tiền trong bóp cho người thai phụ.

- Nhiều dữ vậy cưng? Thôi, chị lấy nửa giá thôi.

Lâu lâu có một mùa nấm mối, bán mắc coi bất nhơn quá.

Giờ chẳng lẽ hắn quỳ xuống đảnh lễ chị vì đã giúp hắn không ăn "khi khống" trong những ngày tháng sắp tới sao?
Vừa trút rổ nấm mối vô bịch nylon đen, chị vừa hứa sẽ nhờ người giúp hắn.

- Dạ, em ưa bắt chuyện nên khoái có người "hoạt ngôn" như mình.

- Vậy thằng Cưỡng chắc nó hợp với tánh cưng.

"Nhồng, cưỡng, vẹt, sáo, két", năm con "Ngũ linh" này được mệnh danh là nói nhiều.

Không sao, không sao, mày là Cưỡng thì tao là Nhồng, để coi con nào nói nhiều nhứt.

Trong lúc đợi con cưỡng tới, Đức Hoàng đứng khoanh tay ngắm ngôi nhà cấp Bốn có cái sân thượng trồng đầy cây kiểng.

Bao bọc lấy ngôi nhà là một vườn cây ăn trái sum sê, xanh tốt; sân trước dựng một cột bàn thờ lộ thiên, ôm vòng lấy chân cột là bụi bông trang đỏ xen lẫn với mấy khóm dừa cạn.

Gần góc nhà để xe mé tay trái là một luống thanh long cao quá đầu hắn, ước khoảng dưới hai mét, những trái chín đỏ treo lủng lẳng trông vui mắt như những chiếc lồng đèn mừng Trung Thu.

Ủa? Cái Tết con trẻ qua rồi hả ta? À, hắn nhớ độ chừng nửa tháng hơn mình đã gởi về An Giang ba hộp bánh, còn hắn và đám bạn không hảo ngọt nên đêm đó kéo nhau đi ăn lẩu và ngắm phố phường rực rỡ phồn hoa.

Qua từng năm, bộ mặt thật của từng người trong chính trường, thương trường, quân trường, giới cầm bút và giới giải trí lại bị bóc trần; tụi hắn cũng có thể kiếm được rất nhiều món hời nếu chịu làm bầy ruồi bu bám...!nhưng cái sĩ của tụi hắn đã ngăn cản tụi hắn lại.

Giọng hát vượt thời gian của Thái Thanh trong bài "Con chim về đậu trên nóc Giáo đường" phát ra từ sân sau nhà thờ.

Nhạc sĩ Thương Hồ phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Nguyễn Vương.

"...!Con chim về đậu trên nóc Giáo đường
để lại vệt máu trong trái tim tôi..."
Một người Linh mục có đôi mắt buồn thật buồn đang ẵm một con mèo tiệp màu với sắc áo chùng thâm mà anh ta đang mặc đi về hướng này.

Vừa thấy cổng rào nhà chủ, con mèo mừng quýnh kêu lên om sòm.

Một bà lão ra mở cổng và vui mừng đón con mèo mập vào nhà, không quên nói lời cảm ơn anh ta và làm dấu Thánh trước khi lui gót vô trong.

Không biết anh ta nghĩ gì mà lại tới gần nơi hắn đang đứng, và dịu dàng bắt chuyện:
- Tôi là bác sĩ thú y.

Nếu anh có chó, mèo nào cần chữa trị, xin vui lòng mang tới đây để tôi thăm khám và săn sóc.

Đức Hoàng chắp tay và hơi cúi đầu chào.

Antonio Vũ cười hỏi:
- Anh theo Đạo nào?
- Phật Giáo Hòa Hảo; tôi là người An Giang.

- Tôi tưởng anh người Thái không, vì cách chào của anh giống hệt họ.

Đức Hoàng đã nghe phong thanh tánh tình Cha Vũ rất khó gần, nên đối với thái độ cởi mở này hắn thầm đoán người Linh mục trẻ đã gặp chuyện gì rất vui mới cái sột.

- Mới trúng số hay gì mà Cha vui dữ vậy?
Cha Vũ tủm tỉm cười:
- Có đâu...!
Vừa hay con cưỡng tới, Đức Hoàng chia tay người Linh mục trẻ có đôi mắt u hoài như ngày mưa u hoài để lên đường với người bạn đồng hành mới.

- Nhiều người vô duyên ghê...!
- Sao anh Cưỡng?
- Má Cha vừa mổ xong nên Cha vui, Cha cười.

Tự nhiên một đám bay vô nói Giáo xứ đang gặp chuyện mà mặt mày Cha sao tươi rói.

- Ủa, gì kỳ vậy? Má người ta tai qua nạn khỏi thì người ta mừng, tự nhiên bắt người ta chù ụ theo mình.

Cưỡng gục gặc đầu.

Đức Hoàng thở dài:
- Bởi ta nói, hổng theo số đông là bị "độp" lại liền.

- Anh nói làm tôi mới nhớ, hồi đó tôi cũng từng chửi một khứa vì bắt tôi khóc mướn cho một tên người dưng nước lã.

Đã vậy còn thêm một đám hùa vô nói tôi vô cảm, giờ chẳng lẽ tôi nói vô cái con...!tao nè! Tự nhiên ép mình đi rầu rĩ, sướt mướt, rên la hà.

Hai người đi qua một miếng đan bắt ngang hai bờ mương.

Trên không tàu dừa lao xao, những bông dừa trắng tinh rơi rụng lả tả khắp nơi; sợ nhứt là buồn buồn trái dừa khô rụng trúng đầu, kể ra ở miệt Kiết Hòa gặp chuyện này thường.

- Giáo xứ này coi bộ cũng rộng quá anh.

Lại thêm đường đi lắc léo, chằng chịt, nhìn rối mắt quá!
- Mà ngặt cái tụi tôi không có tiền để tu bổ đường xá Giáo xứ, nên rất nhiều chỗ vẫn còn là đường đất sình lầy dơ dáy.

- Giáo xứ này có ai giàu không?
- Keo như quỷ.

Ở đó mà chịu làm phước.

Như sợ người mà chị dâu nhờ cậy chỉ đường hiểu lầm, chàng ta vội vàng phân bua:
- Biết là ai cũng kiếm tiền khó khăn, nhưng...!
- Tôi hiểu mà, anh khỏi cần nói.

Hai người vào cửa hàng bằng lối cửa hông.

Một người thanh niên mặc áo blouse trắng đang trả lời điện thoại ở trong quầy, nhìn mặt bác sĩ mà y hệt như bệnh nhân đang hấp hối.

Cưỡng không ra về mà nán lại đợi anh bạn mù đường.

Anh đứng chắp tay sau lưng và lựa mắt kiếng như anh khách lạ, vừa coi vừa chỉ những kiểu và màu sắc mà mình yêu thích cho anh khách hay.

- Thằng bạn tôi nó thích màu lam.

Chắc để dành đeo luôn nên sẽ mua cái nào mắc mắc.

Mãi hơn mười lăm phút sau, anh bác sĩ nhãn khoa mới tiếp chuyện với Đức Hoàng:
- Tôi có thể giúp gì cho anh không?
- À, thưa bác sĩ, thằng bạn thiết của tôi bị đau mắt đỏ nên cần tới kiếng thuốc.

- Ảnh bị lâu chưa anh?
- Dạ, bữa nay là ngày thứ tư.

- Vậy là sắp hết rồi.

Không còn bị nóng sốt hay đau nhức mình mẩy chứ?
- Hơi rêm rêm hà bác sĩ.

Bữa nay thấy nó buồn cho nên tụi tôi chở nó tới đây tìm lại cố nhân...!
- Bịnh này chỉ trong vòng "Bảy ngày chờ mong" của Trần Thiện Thanh thôi, không có gì đáng lo hết.

Vừa cất cặp kính vào trong cái hộp đựng, chàng bác sĩ vừa dặn dò người trai đeo niềng răng nhớ nói lại những gì mà chàng ta đã nói.

Đức Hoàng chắp tay cảm ơn, rồi xin phép cùng "hướng dẫn viên" ra về.

- Tôi mời anh ăn trưa nghen? Coi như cảm ơn vì đã dẫn tôi tới đây.

- Chịu liền!
Hai người về tới nơi thì ba thằng bạn thiết đã ăn uống xong xuôi.

Sợ hắn về trễ nên dượng Bảy không dọn phần của hắn; nhờ vậy đồ ăn - thức uống không bị bỏ mứa.

Đức Hoàng thúc ba thằng bạn chí cốt lên xe ngồi đợi trước.

Về phần mình, hắn đon đả mời con cưỡng vô bàn ngồi.

Tống Ngạn dúi vào tay hắn một xấp năm chục đồng để lo tiền cơm nước, còn tiền mua mắt kiếng cho thằng Công lát khổ chủ sẽ gởi sau.

Cưỡng uống đá me và ăn cơm gà xối mỡ.

Sức ăn của anh ta rất khỏe, cơ hồ một dĩa cơm không đủ để anh ta no, Đức Hoàng bấm bụng mời anh ta ăn thêm vài món nữa.

Anh ta hớn hở gọi liền một dĩa cơm sườn khìa và một tô canh chua chay.

- Nhìn anh ăn mà tôi phát thèm...!Từ ngày đi niềng răng, ăn uống khổ sở khôn cùng.

- Ủa, nhỏ em họ tôi là nha sĩ mà nó nói niềng răng đâu có ảnh hưởng ăn uống lắm đâu?
- Tại vì người ta chỉ niềng răng, còn tôi bị lệch khớp hàm nên phải...!đại phẫu, mất máu nhiều lắm, cũng may có ba "cột bơm máu" sẵn lòng hiến cho.

Cưỡng gật, gật đầu.

Không hiểu cho có hay thực tâm thương cảm gã trai Bảy Núi.

- Ăn thêm gì nữa hôn anh?
- Ăn.

Tôi ăn thêm một tô mỳ cá rồi thôi.

Anh ăn nui chưa hết hả?
- Ừm...!
- Yên tâm, ăn nhiều dượng sẽ bớt tiền cho con.

Bữa nay thằng Cưỡng ăn vị bụng đó, chứ cỡ nó hai phần nữa mới đủ no.

- Dượng ơi...!
- Sao con?
- Cho con xin miếng "âm nhạc".

- Bài gì?
- "Pháp thân" do Thái Hiền và ban "The Dreamers" trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy.

- Bài gì lạ hoắc vậy bây?
- Bài này rất, rất, rất ít người biết tới.

Nếu dượng kiếm không nổi thì con xin rút lời.

Dượng Bảy vẫn kiên quyết nhận lời.

Như sực nhớ ra một chuyện "hệ trọng", Đức Hoàng bối rối gãi đầu:
- À, thôi khỏi đi dượng.

- Hổng sao, để dượng kiếm cho.

Hắn cười gượng:
- Bài này là một trong mười bài "Đạo ca - Phật Giáo" của nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bài nào cũng có sử dụng ý thơ của thiền sư Phạm Thiên Thư.

- Vậy thôi con về nhà con nghe đi con...!- Dượng Bảy vỗ vai người khách đeo niềng răng mà cười hỏi.

- Phá tao hoài bây?
- Có đâu.

Tại "tức cảnh sinh tình" nên nhớ lộn chỗ chớ bộ?
Áng chừng quá Ngọ, Đức Hoàng mới được "trả tự do".

Chí Công hết sức hài lòng với cây kiếng thuốc mà thằng bạn lựa cho, hiện giờ y đang lau chùi cây kiếng cũ trước khi bỏ nó vô hộp.

- Có thằng tao muốn đi tiểu thì lo đi đi nghen...!
Ba đứa kia bèn phóng xuống xe cái đụi.

Tới chừng quay về xe, ba người thấy đôi mắt thằng Hoàng đỏ hoe, chiếc điện thoại bị nó giữ chặt trong lòng bàn tay.

Chí Công đặt hai tay lên vai nó mà nhỏ nhẹ hỏi:
- Chuyện gì vậy Hoàng?
Đức Hoàng giơ điện thoại lên cho tụi bạn coi bài viết:
- Người Linh mục này là một nhà hảo tâm chuyên đi giúp đỡ mọi người, không ngơi nghỉ ngày nào, ấy vậy mà chỉ vì một bài viết "ngược dòng", ổng đã bị "tấn công", họ nói ổng không xứng làm Cha, áp đặt giáo điều; thêm một mớ chống đức tin Cơ Đốc vô trang của ổng đăng...!
Tống Ngạn đọc hết bài viết đó xong, gã nhếch miệng cười buồn:
- Làm người tốt nửa đời, nói trái ý một lần là bị quy chụp Quỷ Satan.

- Cho nên tụi bây khỏi cần khuyên tao nên giữ mồm giữ miệng cái đách gì hết.

Như vầy mà còn bị chửi, thì tao tụi nó coi ra giống ôn gì?
- Không phải đám đông lúc nào cũng đúng; và nếu mình biết đám đông đó sai, hó hé một tiếng là họ nhào vô xé xác liền.

Anh Hai tao đã chết tức tưởi một phần là do đám a-dua đó.

Họ rời đi với tâm trạng nặng trĩu.

Làm sao vui nổi khi thấy một người nói đúng rơi vào hoàn cảnh thân cô thế cô, phát biểu thêm tiếng nào nữa là "tên bay - đạn lạc" găm khắp người?
Bịch nấm mối mà Đức Hoàng mua ban nãy sẽ biến thành món canh lá nghệ, nấm mối nấu với thịt ba rọi và giò heo.

Mấy thằng bạn của hắn hùn tiền trả bớt cho hắn.

Quanh co lối nhỏ trong Giáo xứ một hồi, nhân cái xe không qua được cái mương nước nên phải de xe mà bộ tứ tìm được nơi giấu cái xác nữ.

- Đ* mạ thằng chó đó tề!
Nhìn theo ngón trỏ của thằng bạn Cố Đô, ba đứa kia thấy ẩn sau tàu lá của cây dừa lùn là một gương mặt thân quen và "đáng yêu".

Đức Hoàng vừa lau nước mắt vừa gằn giọng biểu:
- Để tao lại "rước" nó...!
Chí Công nghiến răng nghiến lợi:
- Chẳng ai xài chữ "Rước" với những người dưng nước lã hay những kẻ mà mình không ưa, bộ nó thân với mày lắm sao Hoàng?
- Mày không thấy tao đang nói móc họng à?
- Cũng đã lâu lắm rồi hỉ? Từ khi nó bán đứng tao.

Tống Ngạn xen vô hỏi:
- Có cần "Ôn cố tri tân" không?
Khán Bình nạt:
- Dẹp đi! Về! Nỏ có điều tra con c** gì hết!
- Đ* má làm gì né nó dữ vậy?
Chí Công giữ vai thằng bạn Bảy Núi:
- Thằng Bình nó nói đúng đó Hoàng, "Lùi ba bước trời cao biển rộng", trước mắt nên ẩn thân đi.

Tống Ngạn đã de xe xong.

Chiều theo ý mấy thằng chiến hữu, gã đi vòng đường khác, bằng cách quẹo sang trái để đi ra lộ cái.

Con đường này rợp mát bóng dừa và một số loại cây ăn trái khác.

Hai bên đường, ai nấy đều dành một khoảng đất nhỏ trồng bông.

Vì vẫn còn là đường đất nên chiếc xe đôi khi nảy tưng tưng như trái banh da bị ném mạnh xuống sàn, khiến cho thằng đau mắt đỏ sẵn đang mang bịnh trong người đâm ra mắc ói và xây xẩm mặt mày.

Đức Hoàng bèn đưa cho y chai dầu gió Kim và một viên thuốc trị say tàu - xe.

- Sao mày cười vậy Hoàng? - Chí Công hỏi trong lúc lấy thuốc và dầu.

- Nghĩ cũng ngộ, trong này kêu "Xe lửa", nhưng khi sáng tác mấy ông nhạc sĩ quê ở đây lại thường viết thành "Đoàn tàu" hay nói tắt "Tàu".

Chí Công càu nhàu:
- Chứ mày nghĩ hát "Đoàn xe" hay "Xe lửa" coi có hạp hôn?
Tống Ngạn góp lời:
- Thí dụ như bài "Tàu đêm năm cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương, có câu "Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi người ra đi vì đời", mày sửa chữ "Tàu" thành chữ "Xe" là bài hát trật nhịp và đâm bang liền.

Tống Ngạn bình phẩm:
- Cũng có vài bài sử dụng cả chữ "Con tàu", "Tàu", "Xe", "Chuyến xe",...!điển hình như bản "Chuyến tàu hoàng hôn" của đôi nhạc sĩ Minh Kỳ - Hoài Linh.

Khán Bình nêu ý kiến:
- Như bài "Xe đạp ơi" của nhạc sĩ Ngọc Lễ, có câu "Anh chở em trên chiếc xe đạp cũ", xài chữ "Chở" thì được, chứ ca mà xài chữ "Đèo" lỡ hát lố thành dấu sắc...!
Chí Công tiếp:
- Cũng vậy, bài "Hoa Xuân" của nhạc sĩ Phạm Duy có câu "Thấy hoa tươi cười bỗng thương đời" nghe rất duyên dáng, sửa thành "Thấy bông tươi cười bỗng thương đời" là bị lãng giang liền.

Ngoài ra, còn bài "Bông bí vàng" của nhạc sĩ Bắc Sơn, câu hát "Hái bông bí em trồng" nghe thắm đượm cái tình miền Tây sông nước; giờ đổi sang "Hái hoa bí em trồng" nghe vừa điệu vừa sáo vừa không ra bối cảnh mà tác giả muốn gởi gắm.

Đức Hoàng chốt hạ:
- Cho nên, nhiều khứa nói sao mấy bài hát trong Nam trước năm 75 xài toàn tiếng địa phương miền Bắc là tầm bậy.

Chữ nào hay và hợp vần thì mấy ổng bỏ vô, chứ đâu có thiên vị cho bên nào.

Còn những trường hợp xài rặt tiếng địa phương là khi mấy ổng sáng tác về một địa danh cụ thể, thí dụ như ông Duy Khánh với những bài về Huế, như cụ Phạm Duy với dân ca ba miền, như cụ Phan Ni Tấn phổ thơ thi sĩ Luân Hoán trong bài "Phải lòng con gái Bến Tre",...!chẳng hạn.

Thừa biết thằng Hoàng đang đánh trống lảng để mình nguôi giận, nhưng Khán Bình không vạch trần.

Hắn ngồi chống cằm mà miên man nghĩ ngợi rằng tại sao thằng khốn nạn đó lại có mặt ở đây, không lẽ chủ thuê của khứa có dính líu tới vụ án nì à?
- Chộ tê!
Thằng Bảy Núi rướn người lên nhìn dáo dác:
- Chộ tê là cái chỗ mô?
- Mi không thấy hả? Chộ tê tề!
- Ông cố nội tao sống lại cũng nỏ thấy cái chộ tê của mày.

Chí Công reo lên:
- Đằng đẵng phải không? Khứa già mỡ bọc lấy xương đứng với cái bông mồng gà, phía sau có hai thằng thái giám "phu xướng phụ tùy" và ba con chó Becgie.

- Quen mặt lắm.

- Tống Ngạn gật đầu.

Đức Hoàng xác nhận:
- À, cái khứa "đau thương cùng cực" đây mà.

Hồi đám tang Lê Hoài Sang, khứa đập đầu vô quan tài gào khóc inh ỏi, làm tao sợ móp cái quan tài ghê.

Rồi gã trai đất thiêng minh họa lại:
- "Trời ơi, sao anh tôi lại bị người ta hại chết thế này.

Anh ơi, sao anh nỡ bỏ mọi người lại hở anh?" Nói xong, rút khăn mùi xoa ra hỉ mũi.

Chí Công nêu ý kiến:
- Thường thì đứa nào khóc giả bộ lớn nhứt trong đám tang là đứa khả nghi nhứt.

Vừa đánh tay lái sang trái để lách cái ổ gà, Tống Ngạn vừa bình luận:
- Hồi sống thì tranh quyền đoạt chức với nhau, tự nhiên khứa kia chết lại tới diễn tuồng "Gia Cát khóc Châu Du".

Chiếc xe suýt nữa trợt xuống mương.

Mấy đứa kia la bài hãi như cháy nhà, khiến Tống Ngạn bực mình chửi thề mấy tiếng.

- Ông điên kia đang ở đâu?
Chí Công bụm miệng mà trả lời thằng Hoàng:
- Chả về Kiến Hòa rồi.

- Mày mắc ói thì làm ơn nghỉ nói giùm tao.

Ngừng một lát để uống nước, rồi Đức Hoàng trình bày tiếp:
- Ông đó là người đáng nghi nhứt trong mắt tao.

Mâm nào cũng có mặt thằng chả.

Tống Ngạn lắc đầu:
- Chả mà ăn được cái gì thì bây giờ không phải ở nhà mướn hay chạy tiền ăn từng bữa đâu.

Mày không thấy đứa nào "nhúng chàm" cũng đều có nhà cao cửa rộng, xe hơi sang trọng và ăn bận chải chuốt sao?
- Cái lý của mày cũng đúng, nhưng tao vẫn còn nghi ngờ chả lắm.

- Cho tao vô bịnh viện đi tụi mày ơi.

Tao khó chịu quá.

oOo
- "Mùa Xuân sang cũng thấy ăn mỳ.

Mùa Hạ sang cũng làm một tô.

Mùa Thu sang vẫn thấy y chang vậy.

Và mùa Đông nhìn cũng không khác gì..."
- Anh hại cẩu bị sặc mỳ rồi kìa!
Hơn nửa tiếng sau, Tào Việt Bân mới trở lên gặp họ.

Cậu trai Đại Hàn chỉ vô mặt pháp y Cảnh mà hỏi:
- Anh chế lời bài nào vậy?
- "Mùa hoa anh đào" của nhạc sĩ Thanh Sơn.

Bài này tôi không tự biết đâu mà là nhờ ký giả Hoành Sơn chỉ.

- Anh gặp anh ta hồi nào?
- Ở nhà thương, mấy bữa trước.

Hình như một người bạn trong nhóm của ảnh bị bịnh nên ảnh phải ở lại chăm sóc.

Vừa chế nước sôi vô tô mỳ, ảnh vừa nghêu ngao ca đoạn trên.

Mạnh Cường chắp tay cảm thán:
- Ảnh hát dở vậy mà anh nhớ hay thiệt!
- Nhờ dở cho nên tôi mới nhớ.

Tào Việt Bân xen vào:
- Đâu, ảnh nói cái gì, anh thuật lại hết được không?
Sau khi húng hắng giọng mấy lần, chàng pháp y xứ biển trình bày luận điểm của ký giả Hoành Sơn theo lối diễn giải của mình:
"Bây giờ anh bị chó dại hay rắn độc cắn, anh đợi siêu thuốc sắc hay là để người ta chích thuốc cho? Sản phụ bị băng huyết, anh nghĩ nên cấp cứu bằng phương pháp Đông Y hay Tây Y? Người ta bị lên máu cao, anh bắt người ta ngồi đợi trong khi chuẩn bị các phương pháp Đông Y hay áp dụng cách thức Tây Y? Anh đang đi làm, bất thình lình bị nhức đầu, anh sẽ uống thuốc Tây để "có sức" làm tiếp hay xin về nhà nấu thuốc Bắc uống?
Nhiều người làm như nguyên cái thiên hạ đều ham uống thuốc Tây và vô bịnh viện.

Họ ở không, hổng đi làm, thì muốn chữa trị và phòng bịnh bằng cách "Đông - Tây kim cổ" gì cũng được.

Còn người ta phải đi làm kiếm tiền nuôi bản thân hoặc cho gia đình, dù muốn dù không họ cũng phải ráng bấm bụng nuốt mấy viên thuốc Tây đầy rẫy tác dụng phụ xuống để khỏa lấp cơn đau đặng lên đường mưu sinh tiếp."
Kể xong hết rồi, Trần Cảnh Chiêu xuống bếp hâm phá-lấu lòng bò và nướng lại bánh mì trong nồi điện đa năng.

Mạnh Cường mượn cớ súc bình trà để gạn hỏi nguồn cơn của bài "diễn thuyết" trên, nhưng chàng pháp y lắc đầu biểu không biết.

- Bài rap này nghe một đoạn thì giống bài "Beez in the trap" do Nicki Minaj trình bày cùng 2 Chainz; còn câu chốt của bản nhạc lại y khuôn beat của bài "Baddest female" của nữ ca sĩ Đại Hàn CL.

Hơn thế nữa, cô này lại bắt chước cách nhấn nhá và chuyển giọng của Cardi B.

Thật đáng thất vọng!
- Càm ràm gì đó Cồ?
Tào Việt Bân vừa lấy muỗng vét ít cá ngừ còn dính trong hộp thiếc vừa giới thiệu tên ca khúc mà các bạn bên Nước anh mời nghe.

- Vậy Cồ thấy bài gì hay và có giai điệu độc đáo?
- "Kill bill" của ban nhạc "Brown Eyed Girls".


Nói đoạn, người trai Đại Hàn đứng dậy đi lấy hộp cá ngừ ngâm dầu.

Cậu có thói quen ăn mỳ gói với kim chi, dưa leo ngâm chua, trứng và không thể thiếu cá ngừ.

oOo
Cơn mưa sớm làm mát bầu trời xứ dừa.

Nơi đằng Tây có chiếc cầu vồng ba màu mờ ảo, dưới chân cầu vồng là thảm mạ xanh ngút mắt, và cao khỏi đầu nó là khoảng trời xam xám vời vợi.

Có con vạc ăn đêm mắc mưa nên về muộn buông những tiếng kêu quýnh quáng như đang than Trời trách Đất, cách nó một quãng không xa là đàn cò trắng đang thong thả bay.

Hơi sương sớm và mùi đất Mẹ nồng hương dào dạt.

Stephen Đoàn mắc chở má của một cô bé sống gần nhà đi bệnh viện nên không thể tới lớp "trợ giảng".

Anh có mua ba chục bánh cúng làm quà tạ lỗi với các cô giáo.

Trước lúc đón con giùm chị Năm, anh tắp qua hàng chạp-phô mua ít nhu yếu phẩm như dây dầu gội đầu, sữa tắm, đồ cạo râu,...!và mua cho hai má con một lon sữa Ông Thọ, hai lốc sữa trái cây và bánh thèo lèo.

Vừa về tới vườn trẻ, anh đã thấy cô giáo Xuân đứng khoanh tay mà nhìn xa xăm buồn hiu.

Trời lại muốn chuyển mưa nên trời không nắng mấy, nhưng lại hầm kinh khủng.

- Anh Ngọc.

- Tôi đây, thưa cô.

Cô giáo Xuân ngước nhìn anh đầy lo lắng.

Cô hơi lùn nên mỗi bận nói chuyện với nhau cô thì mỏi cổ, còn anh thì đau vai gáy:
- Bữa nay anh bị gì mà tới trễ vậy?
- Dạ, tôi mắc đón con giùm chị Năm; chỉ bị rối loạn tiền đình nặng lắm nên phải vô nhà thương, có lẽ ngày mốt mới về nhà nổi.

- Dữ hôn!
Hai cô giáo trẻ măng bước ra chào hỏi hai người.

Sẵn đây, Stephen Đoàn biếu mỗi người hai cặp bánh cúng.

Thấy vậy, cô giáo Mai xin phép thay mặt anh đi biếu bánh cho những thầy, cô và các cô, các bác làm việc ở đây.

Xong đâu vào đó, cô giáo Mai rủ anh về nhà mình chơi.

Người Linh mục trẻ không nỡ từ chối nên anh theo cô em gái nhỏ về nhà.

Cây cầu do Hội Thánh Tin Lành Lutheran trên Sài Gòn bỏ tiền ra xây nay đã hoàn thành.

Có con đường tắt thuận tiện này cô giáo Mai không còn sợ khi đi ban đêm nữa, tiền xăng cũng nhờ vậy mà bớt đi một ít.

Bỗng đâu đó vọng tới ca khúc "Đưa em qua cánh đồng vàng" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, do song ca Nhật Trường - Họa Mỹ trình bày.

Cô giáo Xuân cười tủm tỉm:
- Bài hát này mà trình diễn trong đám cưới là hết sảy.

Tiếng hát của hai ca sĩ thế hệ trước 75 đó tắt lịm khi chiếc tác-ráng khuất sau "bụi" cây bần, để lại những mộng ước mong manh như bắt vịt trời dưới đất trong tâm hồn người con gái bạc mệnh miệt vườn.

Chú Năm đang chẻ củi ở trước nhà.

Không biết có phải nhờ thứ củi bần, miểng gáo ấy mà nồi nước lèo có hương vị rất thơm ngon và đặc sắc.

- Bữa nay ăn gì con?
- Dạ, hủ tíu xương với chả quế.

- Thím mới thắng tóp mỡ, lát cho con riêng một chén.

- Nhiều quá con ăn sao hết thím?
- Thì ăn chung với con gái thím.

Sáng giờ nó có ăn gì đâu.

Stephen Đoàn ngó quanh quất quán vắng, rồi nói:
- Chú thím bán đồ ăn ngon mà vắng thấy bất công quá.

Chú Năm cười hề hề:
- Biết sao giờ con? Bán ở hóc bò tó ai biết mà lợi ăn.

Sau giờ ăn, hai người ra vườn coi sóc mấy luống rau.

- Anh Ngọc ca bài "Nguyệt cầm" của nhạc sĩ Cung Tiến đi anh Ngọc.

Cho tôi coi anh ca hay bằng cụ Anh Ngọc singer không?
- Tôi ca dở lắm.

- Ca đi mà, một đoạn nhỏ thôi.

Bất đắc dĩ, Stephen Ngọc đành phải hát một đoạn.

Tiếng hát của anh trong vắt và cao vút; nó thanh thoát đến nỗi cô giáo Xuân phải liên tưởng tới thanh âm của loài chim Ca Lăng Tần Già trong kinh điển Phật Giáo.

Cô ngây người nhìn anh, rồi chợt nhớ tới bài hát nhạc Hoa lời Việt "Ảo mộng tình yêu" do Thúy Hằng ca mà cô từng nghe ở quán cơm dì Năm trong lần thăm người thân sống trong Giáo xứ Saint Pio.

- Cô nhìn tôi hoài, tôi ngại lắm thưa cô.

- Dạ, anh cho tôi xin lỗi nghen.

"Lạy Trời cho con thương người con thương
Lạy Trời cho con thương người con thương
Và lạy Trời xui người con thương thương con, thương con, thương con đời đời..."
Giọng hát của Khánh Ly trong bài "Kinh cầu Tình Yêu" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vẳng đến tai hai người tuổi đã không còn trẻ.

- Bài này tam ca "Thanh Vũ - Phương Hồng Hạnh - Hồng Phúc" ca cũng hay lắm.

- Anh Ngọc coi bộ cũng "tình cảm" dữ hén?
- Cô nghĩ sao về tình yêu đồng giới hả cô?
- Có sao đâu anh.

- Tôi không hiểu về họ.

- Như vầy nè: Nếu anh là một người đàn ông bình thường, không phải tu sĩ Đạo - Giáo chân chánh, ắt hẳn sẽ có lúc ganh tị khi nghe tới cái tên David Beckham vì cuộc sống trong mơ của người đàn ông Anh Cát Lợi này, còn nếu anh là người ái mộ thì chắc chắn anh chỉ có cảm xúc ngưỡng vọng chớ hổng thể phát sanh yêu thương hay...!mộng mị đẩu đâu được.

Một chiếc ghe chở dừa tắp vào "bụi" bần, chủ ghe đứng dậy chào hỏi cô giáo Mai rồi xin neo nhờ nửa buổi.

Cô vui vẻ đồng ý, đoạn hỏi thăm sức khỏe gia đình anh ta.

Vừa cột dây neo ghe vô một gốc cây bần già, anh ta vừa trả lời từng câu hỏi một cách nhát gừng.

- Tôi ghé quán chú thím nghen cô Út?
- Dạ, anh đi mạnh giỏi nhe.

Luống rau đã được Stephen Đoàn tưới xong, hiện cái vòi nước đã được anh quấn trên nhánh cây xoài.

Trong lúc đợi cô giáo Xuân, anh thơ thẩn tản bộ và ngắm cây cảnh.

- Hổng phải họ gặp người đồng giới nào cũng mê hoặc bám theo như mấy cái phim gây hài lố lăng hiện nay đâu.

Có người chẳng thương ai hết, sống lủi thủi mình ên tới cuối đời.

- Cô thấy chuyện họ yêu nhau có trái khoáy không?
- Trái khoáy y chang chuyện tu sĩ yêu người trần tục hoặc ngược lại.

Rồi cô giáo Xuân lại nói:
- Ý là nhiều cặp dị giới bị gia đình ép lấy nhau còn không hạnh phúc, chớ huống hồ chi là người nam/người nữ là một người đồng giới.

Stephen Đoàn mím môi nhìn cô em gái miệt vườn.

- Anh có biết câu chuyện "Nàng tiên cá" không?
- Biết.

- Có giai thoại kể rằng tác giả yêu người bạn quý tộc nhưng vì cả hai đều là đàn ông nên chỉ dám chôn chặt mối tình đó trong lòng.

Ông đã mượn hình tượng nàng tiên cá để nói lên mối tình câm của mình; thành thử ra, nàng tiên cá có miệng nhưng không thể thổ lộ, có tay nhưng không dám viết ra sự thật này cho người mình yêu hay.

- Cô nghĩ sao về chuyện dân số thế giới suy giảm?
Cô giáo Xuân bật cười khinh khích:
- Con người cứ muốn "đội đá vá trời", "đóng tàu vượt biển" và "rẽ nước cứu nguy".

- Tôi không hiểu.

- Nữ Oa, Noah, Moses.

Một khi Ông Trời hay Thượng Đế muốn thế giới này bị tận diệt, chẳng có người phàm phu tục tử nào giúp được đâu.

Cô giáo Xuân thấy người mình mến đứng hoài mỏi chân nên mời anh ngồi xuống cái võng bắt giữa hai cái cây mận sữa, riêng mình thì cô ngồi xuống cái gốc của cây nhãn vừa mới đốn hạ tuần trước.

- Nhiều người thiệt là ngộ.

Miệng thì biểu, "Con cái là món quà Trời cho", rồi sanh đẻ bừa bãi; tới chừng đói khổ lại lôi mấy "món quà Trời cho" ra đập và chửi bới um sùm, hay nói nhứt là câu, "Tại mày mà đời tao khổ", "Biết trước tao hổng đẻ mày đâu/bóp mũi mày chết luôn cho rồi..." Bao nhiêu lời bạc ác đổ trút hết lên đầu con cái, tới chừng chúng lớn nhân cách méo mó lại đổ lỗi cho người khác và xã hội dạy hư chúng.

Cho nên tôi nói luôn, nhắm đẻ ra nuôi được thì đẻ, còn không thì ngừa thai.

Hoặc nếu có bầu ngoài ý muốn thì coi nó là phước lộc Trời cho, giữ lại và nuôi dưỡng kỹ càng, thương yêu hết mực; nếu sau này gặp gian khổ, bất trắc thì xin đừng có đổ thừa nó hay lôi nó ra trút giận.

- Nhiều người ra ngoài xã hội bị người ta bắt nạt không dám phản kháng, vậy mà về nhà lại lôi con cái ra làm chỗ "xả rác".

Hồi còn ở đó, tôi thường hay đứng ra làm người hòa giải...!
- Anh coi vậy mà dễ gần quá chèn...!
Thấy trời đã xẩm tối, hơn nữa mây mù giăng khắp bầu trời, nên Stephen Đoàn xin phép cáo từ.

Cô giáo Xuân tiễn chân anh ra tận đầu cầu mới chịu quay về nhà.

Ban đầu anh tính chạy thẳng về chỗ trọ, nhưng sực nhớ tới hai má con chị Năm nên quành trở vô mua hai hộp bánh canh.

Thím Năm mỗi lúc một mừng vì thấy người mà con gái mình mến có lòng thương người và cư xử rất đàng hoàng, phải phép; thím tặng thêm cho anh một bịch xí quách để phòng tối có đói bụng thì trụng mỳ gói ăn cặp.

Duy Quang đang ca bản "Không còn mùa Thu" của nhạc sĩ Việt Anh:
"...!Anh là mùa Thu cho em mơ màng..."
Cô giáo Xuân đang ngồi trên võng nghe nhạc phát ra từ cái điện thoại di động của cổ.

Có điều gì đó ở cổ mà người Linh mục trẻ cảm thấy vừa đáng thương vừa có đôi chút e ngại.

Liệu rằng chú thím Năm có giấu giếm chuyện chi với anh không ha?
Chiếc xe gắn máy Piaggio cùng chàng tu sĩ du hí phố phường xứ dừa.

Đất Kiến Hòa được cái đường sá rộng rãi, nhưng ngặt một nỗi lần nào có mưa cũng ngập "tưng bừng".

Từ việc nghĩ tới mưa anh bỗng nhớ ở thành phố Bến Tre có quán cháo lòng "Hoa Liên" rất nổi tiếng; ở đây chỉ bán một loài dồi sả nhưng không chiên, không biết nay quán có bán thêm loại dồi nào mới hay không ta, có lẽ ngày mai anh sẽ ghé ăn...!
Rời khỏi bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, anh đến thăm người bạn học chung năm cấp Hai; hồi trước anh ta sống ở Kiên Giang, nay dọn về quê vợ làm ăn sinh sống.

Tiếng hát trữ tình của Ngọc Lan trong bài "Thoát ly" của nhạc sĩ Quốc Dũng đón anh vào quán cóc của vợ chồng anh bạn; nơi này còn là bến xe đò "lục bình", dành cho những hành khách đang đi nửa đường bất chợt muốn thay đổi lộ trình thì nhà xe trả họ tại đây.

- Ô...!Mày mới xuống hả Mỹ? Mày vẫn mạnh giỏi chứ? Chuyện Giáo xứ sao rồi?
- Mọi thứ về tao vẫn...!bình thường.

- Tao chặt dừa cho mày uống nghen?
- Ừm, cảm ơn mày.

Stephen Đoàn ngồi ngắm người bạn tên Tuấn.

Nó cao hơn hồi xưa rất nhiều, song thân thể gầy gò và da mặt trắng bệch như người mắc bệnh; nói khí không phải chứ nhìn nó y hệt thằng nghiện xì-ke hay rượu chè túy lý, nhưng anh ngại không dám mở miệng khuyên nó bớt nhậu vì trong tay chẳng có bằng cớ nào.

Đôi vợ chồng Tuấn Ngọc - Thái Thảo đã hát xong ca khúc "Beauty and the Beast" lời Việt của nhạc sĩ Giáng Ngọc, bản gốc của đôi nhạc sĩ Howard Ashman - Alan Menken, mà bạn anh vẫn chưa thấy tăm hơi.

Anh tính dợm bước đứng dậy cáo từ thì ngoài trời đổ mưa như trút nước, nên đành nán lại đụt mưa.

Đáng lẽ anh không nên tới đây mới phải.

- Thằng này làm ăn coi bộ chậm lụt quá.

Chắc mơi mốt tao hổng hùn vốn với mày nữa đâu.

Người vừa cất giọng càm ràm có bề ngoài hết sức đô con và bặm trợn, nhưng thần sắc lại khờ ịch, "rành rành một tướng võ biền chẳng sai".

Anh ta gác điếu thuốc rê hút "lưng chừng" lên cái gạt tàn của quán, trên bàn của anh ta có một bình trà, một cái tách và một ly cà-phê đen đã hết nước cốt.

- Xin lỗi mày nghen...!Tao chặt vô tay tao rồi.

Uống đỡ "Bò cụng" đi.

Nhìn cánh tay băng bó sơ sài của thằng bạn mà Stephen Đoàn vừa mắc cười vừa cảm thấy tội nghiệp, bởi vậy nên Chúa mới dặn không nên phán xét ai là vậy.

- Tao ỷ y con dao lục, nên cố hết sức chặt một phát cho ngọt...!
- Thôi theo tao vô bịnh viện lo chích ngừa uốn ván và băng bó vết thương.

- Ừ, ba vợ cũng biểu tao vậy.

Stephen Đoàn giúp người bạn tròng áo mưa vô người xong xuôi, mới lấy tấm áo khác mặc vào.

Vừa từ Nguyễn Đình Chiểu đi ra, giờ lại lui tới nữa.

Khi chiếc xe Piaggio vừa rời đi được nửa tiếng, người bạn của anh khách võ biền xuất hiện.

Anh ta mặc áo mưa do nhà băng thân tín tặng nhân dịp bốc thăm trúng thưởng tháng rồi.

- Chừng nào mày trả tiền tao đây thằng quỷ?
Thấy sắc mặt hùng hổ của người bạn chí cốt, gã trai mới ghé quán cười xoa dịu:
- Ối...!Sức mấy mà lo, bỏ đi Tám.

- Bỏ cái mồ tổ cha mày, tiền của tao nên mày đâu biết quý.

Mặc lời mắng mỏ nặng nề của Ba Hài, Sáu Quới kêu một ly si-rô dâu, hạnh uống cho đỡ mệt vì chứng tụt đường "thâm căn cố đế".

- Mày bẹo gan ai không bẹo, đi bẹo con mẹ dữ nhứt xóm.

Sáu Quới mồi điếu thuốc rê trong hộp thuốc của thằng bạn thiết, rồi đưa lên miệng rít một hơi dài thật dài, dáng điệu như sảng khoái lắm.

- Ai biểu mày chơi chỏi làm chi? Giờ mang nợ lút đầu lút cổ.

Sáu Quới cười khổ:
- Tao đâu có ngờ thằng khứa đó lại tráo trở dữ vậy.

Hồi đâu nó đưa tiền rốp rẽng lắm.

- Ê, mày nói mày hổng có tiền, vậy chớ tiền đâu mày đi đá gà hả con?
- Tao đi dọn rác với mấy thằng trên thành đô một chuyến.

Ban đầu tao tính hổng nhận nhưng thấy nó trả công cao quá nên nhảy vô làm luôn.

- Nhiêu?
- Một ngàn đồng.

- Gì?
Sáu Quới gật đầu xác nhận trong khi tay kẹp điếu thuốc rê.

- Nói dóc hả mày? Bằng cả tuần lương của tao.

- Thiệt.

- Vục sao đâu? Mày thuật lại hết cho tao nghe được hôn? Nếu là công việc chánh đáng, tao nghỉ việc ở lò kẹo, theo mày lên Sài Gòn dọn rác.

- Ngộ lắm mày ơi...!Cái bao tải đó thúi rùm hà...!Mà mấy đứa đó bắt bao khiêng bỏ xuống mương độn một mình...!Từ đầu chí cuối, hổng có đứa nào đụng vô ngoài tao hết.

- Rồi, mày bị gài rồi con ơi...!
Nói rồi, Ba Hài khều thằng bạn và kể cho nó hay chuyện ở Giáo xứ St.

Pio.

Sáu Quới nhảy dựng:
- Đ* đ* mẹ...!Chết tao rồi mày ơi...!
Hai người vội vội vàng vàng trả tiền nước, rồi quýnh quáng dắt díu nhau về xóm nhỏ.

Tối nay hai người sẽ bắt xe lên Thất Sơn ẩn cư, hành trang không có gì ngoài mớ giấy nợ chất cao như núi và ít quần áo cũ mèm.

...!
Vừa đặt chân tới An Giang, hai người bạn liền gặp được một ông bác họ Thạch.

Ông mời hai gã trai tang bồng một bữa ăn tại khu nghỉ dưỡng ba sao; Sáu Quới ăn bánh canh bò viên, Ba Hài ăn cơm tấm Long Xuyên, còn ông già hiếu khách ăn bún cá Châu Đốc.

Ăn uống xong xuôi, hai người từ biệt ông già hiếu khách, rồi lủi thủi kiếm ngọn núi nào dựng lều hay kiếm sở đất của ai đó xin vô làm mướn đặng lánh nạn.

Hai người chưa kịp lên xe taxi ngồi, thì bỗng bên kia đường có một nhóm du đãng âm thầm băng qua lộ.

Thời may đang giờ đón con - tan sở nên bước tiến của chúng bị ngăn trở.

Phá Vân và Phú Lâm thấy cậu tài xế quýnh tới nỗi run cầm cập thì không thể làm ngơ nữa.

Phá Vân biểu cậu tài xế qua ghế phụ ngồi, để xe cho chú lái; còn Phú Lâm thì giục:
- Hai thí chủ mau lên xe đi!
Trước sự kinh ngạc của nhóm người trần tục, Phá Vân biểu diễn kỹ năng de xe và rời khỏi chỗ đậu đầy điêu luyện của mình.

Phú Lâm ngồi chính giữa ở băng ghế sau đưa mắt nhìn về phía trước.

Phá Vân thường cùng Trưởng lão và anh em đồng tu đi bộ khắp vùng Thất Sơn nên nơi đâu chú cũng rành đường.

Chú cho xe chạy lên xa lộ Số Tám, từ đây sẽ quẹo xuống ngã ba Cô Tô - Con đường này đã xây được ba năm.

Phá Vân liên tục đổi làn và chạy cắt đầu xe khác.

Chú điều khiển bánh lái nhanh tới nỗi người tài xế ngồi cạnh bên chóng cả mặt.

- Thầy ơi, hồi đó thầy từng đóng phim đua xe ở Hollywood phải hôn thầy?
- Đã từng.

Đám đó đã cử ba chiếc xe hơi bám theo bọn họ.

Hiện giờ chiếc xe sơn màu đen đã đuổi kịp; Phá Vân đoán rằng người lái xe kia muốn ép chiếc xe này rơi xuống vực.

Đường trên Cô Tô mờ ảo như bức tranh thủy mặc vì cơn mưa dầm nặng hạt, đã vậy bữa nay xe vận tải chạy hà rầm nên chú phải căng mắt ra quan sát và liên tục nhìn vào kính chiếu hậu.

"Đùng!"
Chiếc xe hơi đi sau chót của đám đó đụng trúng chiếc xe vận tải chạy ngược chiều khi đang cố cắt đầu xe khác.

Một mùi khói lửa khen khét bốc lên từ phần đầu của hai chiếc xe, có tiếng hô hoán báo cháy và kêu cứu người của vài người tài xế, lơ xe và bà con đi du lịch.

Chiếc xe hơi thứ nhì bị những chiếc xe hơi, xe vận tải và xe gắn máy chạy đằng trước áng lối nên đành thúc thủ ở lại cứu đồng bọn.

- Chỉ sợ họ bắn dân thôi thầy...!- Sáu Quới rên rỉ.

Phú Lâm cười hiền:
- Các thí chủ đó không dám đâu.

- Trời ơi, đám đó là cô hồn sống mà thầy lại gọi là "các thí chủ".

Phú Lâm nhìn hai gương mặt quê kệch một đỗi, rồi mỉm miệng cười mà không giải thích chi cả.

Bởi lẽ hai người đang gặp cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", ngồi nói Pháp là một chuyện thừa thãi và không hợp thời.

Chiếc xe hơi thứ nhứt vẫn bám riết lấy bọn họ.

Hai bên đang chạy xuống con dốc xa lộ với tốc độ nhanh như cắt.

Hai chiếc xe tiếp đất gây ra tiếng động đinh tai nhức óc khôn cùng.

Ba Hài mếu máo nói sảng:
- Hồi nhỏ má tôi dắt đi chơi Đầm Sen, chơi tàu lượn siêu tốc xong ói xanh mặt, nay mới thấy cái trò mắc dịch đó hổng có xi-nhê gì với "cuộc đua kỳ thú" này.

- Ê, ê, đừng có ói trên xe tôi nha.

Thuốc nè, uống lẹ đi!
- Làm ơn cho tôi xin một viên luôn.

- Có liền...!Ê! Đừng có quẹo sang phải nghen thầy? Ở đó là hẻm cụt, chính quyền mới bít đường tuần trước.

Phá Vân khẽ nói, "Sadhu" rồi quyết định chạy thẳng luôn.

Nhìn những đứa trẻ đạp xe từ trường về nhà, chú buông xuống một tiếng thở dài, rồi đổi sang làn phải để chạy vô đường vườn.

Theo như Bản đồ điện tử chỉ dẫn thì ở đây có một cây xăng, gần đó có một đồn cảnh sát, rất thuận lợi.

Bỗng chú giải thích:
- Xe Ford thường hao xăng hơn xe Toyota.

Đánh vào tâm lý tiết kiệm tiền của người châu Á, hãng xe Nhật này luôn chế tạo những dòng xe tiết kiệm nhiên liệu.

Chiếc xe chạy thẳng một mạch thì ít hao xăng hơn chiếc xe chạy được một lát rồi ngừng.

Cậu tài xế trẻ măng bán tín bán nghi, song không nói năng gì.

Chạy được thêm hai trăm mét thì bóng dáng chiếc xe hơi bám đuôi không còn thấy đâu nữa.

Phá Vân thở phào nhẹ nhõm, rồi dặn dò các vị thí chủ ráng đi vệ sinh cho thiệt lẹ và cần gì thì mua liền trước lúc tới đồn cảnh sát Diệp Trầm ở Sài Gòn.

Sáu Quới đấm hai tay xuống hai bên đùi mình:
- Trời ơi còn đi nữa hả thầy?
- Thưa phải, thí chủ.

Đi để sống, ở tàn phế.

Cây xăng nằm tuốt trong vườn nên rất ít khách vãng lai.

Ông chủ cây xăng niềm nở giúp bọn họ đổ xăng và bơm bánh xe để cả nhóm rộng thời gian hơn.

- Thầy ơi, thầy hổng có tiền hả thầy?
Phá Vân vừa rửa tay với xà-bông, vừa cười với cậu tài xế:
- Không, kể từ ngày xuất gia, tôi không còn xài nữa.

- Trời ơi, từ An Giang chạy lên Sài Gòn, ai trả tiền con đây thầy?
- Một người hiền đệ ở chùa Khánh Hỷ.

- Có phải chùa Khánh Hỷ nổi tiếng có ông thầy da đen và ông thầy đẹp trai không thầy?
- Sadhu.

Ba Hài xua xua tay:
- Úi...!Lo gì? Hai đứa tụi tôi lo tiền xăng và trả bớt tiền xe cho.

Trước lúc lên đường, Phá Vân dặn dò ông chủ cây xăng nên dằn tánh nóng khi bán xăng cho những người tới sau họ để tránh rước họa vào thân.

Chú và người bạn đồng tu làm ấn thủ bình an cho người đàn ông đã quá năm mươi.

Cậu tài xế mời hai vị Tăng sĩ ăn mít sấy nhưng cả hai đều khước từ.

Biết hai thầy không phải hạng giả bộ thanh cao nên cậu thôi không mời nữa, mà đổi sang đề tài khác:
- Nhờ vào cái tánh bủn xỉn của ông chủ tôi mà chúng ta tạm thời thoát nạn.

Phá Vân hỏi cậu ta:
- Ở đây có con đường nào tắt không thí chủ?
- Có, nhưng chưa làm cầu xong...!
- Không sao.

Hai người trai Kiến Hòa đã ngoẹo đầu vào nhau mà ngủ mất đất.

Quãng đường về đô thành yên ả khôn cùng, cảnh vật bốn bề ở tỉnh nào cũng nhìn thấy có nét tương đồng với xứ An Giang.

Cảm thấy buồn tai, cậu tài xế bèn bật bản "Em về thăm lại quê anh" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ do Họa Mi trình bày.

Rồi bật bài hát "Vuốt mặt" do ca sĩ trước năm 75 Vân Sơn trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Anh Việt Thu.

Hai vị Tăng sĩ kỳ lạ vẫn im như thóc, không hề mở miệng khen - chê hay than phiền ồn ào gì hết, riết cậu có cảm tưởng người Tăng sĩ đang lái xe là rô-bốt tài xế, còn thầy kia là rô-bốt vệ sĩ.

Mải mê đắm chìm với âm nhạc, cậu không hề hay rằng chiếc xe đó đã đuổi kịp mình.

Phá Vân liếc nhìn vào kính chiếu hậu, rồi nhìn dòng xe cộ qua lại hai bên một đỗi, mới quyết định cho xe chạy đường tắt.

Cậu tài xế run cầm cập giải thích rằng hai bên đầu cầu đã xây xong nhưng khúc chính giữa vẫn chưa hoàn thành, sao mà chạy được.

Chú chỉ cười và nói, "Sadhu."
Còn cách cây cầu xây dang dở ấy ước khoảng mấy mươi mét, Phá Vân dận ga hết mức.

Chiếc xe bay qua khỏi mặt sông trong sự kinh hãi của nhóm người trần tục, riêng Phú Lâm thì vẫn bình thản như cũ.

"Rầm."
Chiếc xe tiếp đất với một tiếng động rất lớn, nghe như thể sập cầu.

Bà con hớt hải chạy ra coi, rồi chưng hửng nhìn chiếc xe taxi lao vút trước mặt mình.

Cậu tài xế hào hứng nói:
- Sư phụ dạy con lái xe được không? Biết đâu mốt "Fast and Furious" ra phần mới con được mời đóng vai phụ.

- Trễ rồi, thưa thí chủ.

Vì bị giật mình nên hai người trai xứ dừa cảm thấy đau đầu khôn tả.

Lại một lần nữa, cậu tài xế đưa thuốc cho họ uống.

Họ ráng nhai vài miếng mứt dừa để tránh bị đau bao tử.

Rồi lần lượt từng người chìm vào giấc ngủ chập chờn như cánh bướm dưới trăng.

Mãi tới bảy giờ hơn, cả nhóm mới tới được đồn cảnh sát Diệp Trầm.

Biết "nhân vật chính" không thể tự mình đứng ra trình báo, Phú Lâm đành tự tiện bước lên nói giùm.

Nhân viên cảnh sát trực quầy sửng sốt đến nỗi há hốc miệng, rồi ba chân bốn cẳng chạy đi kêu cấp trên.

Trong khi hai người kia chạy vô nhà vệ sinh ói lấy ói để, chú và người bạn đồng tu Phú Lâm ở lại chờ đợi họ.

Đồn cảnh sát đã chuẩn bị xe cứu thương, chỉ chờ họ ra là chở thẳng tới bệnh viện; đôi vợ chồng Vân Lãng và hai anh em công tố viên họ Huỳnh sẽ đi theo.

Phú Lâm và Phá Vân đều có quá khứ ăn chơi trác táng và ghệ gộc đầy nhóc nên hai người hiểu mà thương mến nhau lắm, như tình bạn sâu đậm của hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vậy.

- Hai thầy uống gì tôi đãi?
Phá Vân trả lời thay người bạn đồng tu:
- Tùy hỷ.

Mạnh Cường bèn mua cho mỗi người Tăng sĩ một ly soda chanh đường.

Riêng ba người kia, hắn tính sẽ mua cà-phê đen đá để họ tỉnh táo đặng còn thẩm tra.

Phạm Đình Vân bước lại nói:
- Khỏi phải mua đồ uống cho hai người nghi can kia, để tôi lo cho.

Mạnh Cường chưa kịp ra ngoài mua đồ uống cho mình và hai người Tăng sĩ Theravada thì Quý Tâm và Châu Lợi đã bước vào.

- Pháp y Tâm, ai báo cho ông biết vậy?
- Là hiền huynh Châu Lợi.

Cho tôi gặp tài xế được không? Chắc giờ này cẩu lo sốt vó.

Tài xế taxi đưa hóa đơn cho Quý Tâm xem.

Nhìn số tiền mà ông phì cười, đi tuốt từ An Giang lên Sài Gòn mà lị.

Ông đưa cho cậu một khoản tiền khá lớn để thay bốn cái bánh xe, mua nước mát, nhớt mới đặng bảo trì xe.

Cậu ta rối rít cảm ơn, rồi tíu tít tâm sự rằng tưởng đâu bị ông chủ bắt bồi thường rồi chớ.

oOo
Mấy ngày sau, Trưởng lão đưa chúng đệ tử đến thăm các bệnh nhân và gia đình họ như đã hẹn.

Cụ giảng "Kinh Điềm Lành - Mangala Sutta" và "Kinh Châu Báu - Ratana Sutta",
Xong xuôi hết thảy, nhóm Tăng sĩ đó từ biệt các bệnh nhân và gia đình của họ.

- Trưởng lão.

- Thưa thí chủ, tôi có thể giúp gì?
Người đàn bà có đôi mắt thâm quầng vì thức đêm thức hôm trông con chắp tay hỏi:
- Bài Kinh này có tác dụng gì không?
- "Linh tại ngã, bất linh tại ngã."
Châu Lợi đã nghe qua tình trạng sức khỏe con trai chỉ mới thôi nôi của bà ta, ông thương xót khuyên nhủ:
- Xin thí chủ hãy dành thời gian chăm sóc con mình, làm ơn đừng đi khấn vái tứ phương nữa.

Hết Duyên thì sẽ tan.

- Con thương nó quá Thầy ơi! - Bà ta gào khóc tức tưởi.

- Vậy thí chủ có thương mấy đứa con còn lại không? Đứa con gái của thí chủ đã bị ông dượng...!sàm sỡ, đã biết thí chủ đó nát rượu tại sao lại còn gởi nó ở đó?
Mắt vẫn còn nhòa lệ, bà ta nhăn mặt hỏi:
- Nó nói cho Thầy biết hả? Chắc làm gì có chuyện đó.

- Rượu, thuốc là một trong năm giới cấm của người tu Phật...!
Rồi Châu Lợi kể cho bà ta nghe tích truyện Pháp Cú "Phẩm 11: Phẩm Già -Số 146".

Nghe xong, bà vẫn tín bán nghi về chuyện dượng Sáu hại đời con gái học cấp Hai của bà.

- Xin đừng hủy hoại đời con gái của thí chủ vì sự cố chấp và binh vực lẽ sai trái của mình.

Trưởng lão thấy bà ta phân vân thì buồn bã rơi lệ, bởi lẽ hồi nhỏ cụ đã từng chứng kiến chị hàng xóm treo cổ tự vẫn vì mang thai với người anh cùng mẹ khác cha; đã nhiều lần chỉ khóc lóc với má về chuyện anh đó làm bậy với mình nhưng bà ta nhất quyết không tin, còn đánh đập chỉ dã man nữa...!
Trì Thương thôi giữ vẻ mặt tươi cười.

Chú lạnh giọng trình bày:
- Không phải ai khác gieo bất hạnh, cùng khổ, đói khát và lường gạt lên đời mình, mà tại bởi mình ngu, ưa nghe chuyện hợp ý và thay vì tìm tòi, học hỏi điều hay, cũng như kiến thức mới, lại cứ khư khư giữ hoài giữ mãi cái lẽ và cái dốt trất của mình, nên mới chiêu cảm những kẻ gây Ác Nghiệp tới.

Thí dụ như những người bị Ma Tăng gạt tiền, một số nghe cái "thuyết" càng cúng dường nhiều thì Phước Đức nhiều, hậu vận sung sướng và kiếp sau được đầu thai chỗ tốt nên đã mê muội đưa tiền, ấy là tự họ dẫn họ tới kẻ lừa đảo chứ đâu có ai dắt họ đi đâu? Mà nếu người ta dắt mình đi tới kẻ lừa đảo, mình sáng suốt phân định trong lời ăn tiếng nói của kẻ đó lẽ nào Thực - lẽ nào Hư thì mình đâu bị gạt tiền? Mọi sự đều bắt đầu từ ba chữ Tham, Si và Vô Minh nơi bản thân mình mà ra.

Bà ta nhìn sắc mặt nghiêm trang của Trì Thương mà rùng mình, sởn gai óc.

- Thí chủ đã bao lâu rồi chưa sắm sửa đồ đạc cho mấy đứa con kia? Đưa tiền cho Ma Tăng rồi, chúng xài phung phí, hoang đàng mà thí chủ còn hí hửng tưởng bở mình gieo được Âm Đức cứu mạng con Út.

Ấy là thí chủ đã góp phần Cộng Nghiệp ác với họ rồi.

Hơn thế nữa, chính thí chủ đã góp phần tạo ra Ma Tăng và đám bám chùa kiếm sống.

Trong Phật Giáo, nếu đã đắp lên mình Tăng y thì phải giữ giới trọn Đạo, nếu không cửa Địa Ngục sẽ rộng mở.

Nếu như mình nhận lãnh cái lạy hay xá của chúng sanh mà bản thân không xứng đáng được hưởng sự tôn kính thì mình sẽ bị mắc Nghiệp xấu.

Bản thân chúng sanh thấy Tăng - Ni làm sai mà không lên án thì cũng đã góp phần phá Đạo.

- Con biết lỗi của con rồi Thầy ơi...!
Sau câu nói đó, bà ta quỳ sụp xuống mà chắp tay khóc nức nở với nhóm Tăng sĩ Theravada.

- Giờ con phải làm gì để sửa sai đây mấy Thầy ơi?
Trì Thương ôn tồn:
- Đưa con gái đang ở với dượng Sáu tới bác sĩ tâm lý chữa trị, còn đứa lớn nhứt và đứa thứ nhì thì sắm sửa đồ đạc cho chúng...!
- Ủa Thầy? Sao hổng mua cho bé Tư?
- Cô bé đang bị khủng hoảng tinh thần và hiện đang rất ghét thí chủ, mua về bao nhiêu cô bé sẽ đập bể, xé nát hết bấy nhiêu.

- Ờ ha...!
Trưởng lão biết phòng trọ mà hai anh em đang ở tháng tới sẽ bị lấy lại do không đóng tiền nhà mấy tháng trước, nên mời gia đình bà ta về chùa ở - Vệ Thu vừa mới xây xong hai gian nhà đơn sơ để dành cho khách trọ, bây giờ cụ sẽ cho họ ở đó miễn phí suốt đời.

Bà ta lạy như tế sao, rồi nói chiều nay sẽ đưa các con tới đó ở liền.

Lối chừng ba giờ rưỡi chiều, các đồ đệ của Trưởng lão đã về tới chùa Khánh Hỷ, riêng cụ đi xe của Vệ Thu nên về trước, hiện người thương gia đang nói chuyện với người khách viếng chùa:
- Đạo Khoa Học: Hễ cái gì dính dáng tới những người có học vấn và học hàm cao là họ đều tin sái cổ trong khi không chịu kiểm chứng và tìm hiểu kỹ lưỡng.

Tôi còn nhớ một nghiên cứu cho rằng ăn sữa chua rất tốt cho đường ruột và hệ miễn dịch, nhưng ở một nghiên cứu khác lại cho rằng thứ thực phẩm này cực kỳ nguy hại cho sức khỏe và không nên ăn nhiều; vậy theo anh, anh nên tin ai?
Người khách viếng chùa cười trừ, rồi làm động tác mời Vệ Thu nói tiếp.

- Anh nên tin vào bản thân anh.

Nếu anh ăn mà cảm thấy...!dễ đi cầu, bớt đau bao tử và không còn gặp tình trạng ruột kích thích nữa thì hãy ăn thường xuyên.

Nhược bằng không thì đừng ăn nữa.

Ngừng lại để uống một hớp nước mía hạnh, rồi Vệ Thu mới trình bày quan điểm cá nhân:
- Những người theo Đạo Khoa Học thường ảo tưởng bản thân là người trí thức hiện đại, không mê tín dị đoan; nhưng kỳ thực họ lại bị nô lệ vào những lời nói của nhóm người học cao hiểu rộng, và luôn luôn cho đó là "chân lý", việc này cũng không khác chi những người có tôn giáo tin vào kinh điển, tạng luật.

Trên đời này không thiếu những chuyện bệnh nhân không nghe lời bác sĩ mà sống, và cũng không thiếu những trường hợp ngược lại; vạn sự đều "Không chắc chắn".

Trong Phật Giáo, có hai điều tôi rút ra được từ Kinh Kalama, nói theo ý của thiền sư Ajahn Chah là: Đừng vội tin và Đừng vội bác bỏ, hãy nghĩ "Không chắc chắn".

Nhác thấy Châu Lợi trở ra từ nhà bếp, Vệ Thu và người khách viếng chùa mừng rỡ đón lại ngồi.

Ông khách hỏi:
- Tại sao một quốc gia tốt đẹp, một thể chế nhân đạo, một người cống hiến nghệ thuật hết mình, một con người thông minh đôn hậu,...!lại biến mất nhanh vậy?
- Con người phải có lúc mất đi một thứ quý giá rồi mới biết trân trọng nó.

Ngoài ra, hễ thấy con người có tâm ngạo mạn và khinh thường cuộc sống tốt đẹp, ắt sẽ tới lúc họ đánh mất nó một lần, và tới chừng nó quay lại, họ sẽ đem cả mạng sống ra bảo vệ nó.

Đó là vế đầu.

- Còn vế sau?
- Bởi vì những người đó đã trả hết nợ non sông, Nghiệp - Duyên đời nên họ sẽ ra đi.

Hơn nữa, "Tinh anh phát tiết ra ngoài", thường thì họ bị lao lực do hoạt động trí óc và thể xác quá sức nên cơ thể bị suy kiệt, từ đó thành hình những căn bệnh âm ỉ như đau nửa đầu, viêm loét bao tử, ruột kích thích, mệt tim thường xuyên,...!lâu ngày dài tháng tích lũy mà dẫn tới cái chết đột ngột.

- Nghĩ như khúc đầu sẽ nhẹ nhõm và vui hơn há Thầy? Chứ nghĩ đến chuyện người thiện lương chết vì bị lao lực nghe cay đắng quá.

Rồi ông khách hỏi Châu Lợi về Phật Giáo ở xứ Phù Tang.

Và nhận về một câu trả lời như vầy:
- Phật Giáo ở Nhật Bản đâu còn là Phật Giáo nữa? Chỉ còn Thần Đạo thôi.

Họ vẽ hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát thành quỷ sai câu hồn, để Đấng Thế Tôn ngang hàng với Chư Thiên, Tăng - Ni được lập gia đình và làm ăn,...!tất cả những điều này đều đi ngược lại với Chánh Pháp và không đúng với sách vở, kinh điển, tạng luật của nhà Phật.

- Thầy nói tôi mới nhớ: Hồi đó tôi có dẫn gia đình đi coi bộ phim hoạt hình Ghibli "Nàng Tiên trong ống tre", ở đoạn cuối có cảnh nữ chính mắng xối xả vô mặt một vị Chư Phật; và một chi tiết sai lạc nữa là Đức Phật mà phải đích thân đi rước một Tiểu Tiên nữ về cõi Trời.

Châu Lợi lắc đầu mà cười xòa.

Rồi người Tăng sĩ "trẻ mãi không già" cảm thán:
- Tự do trong tư tưởng, ngôn luận và quan điểm là một chuyện đáng hoan nghênh, nhưng xin hãy tôn trọng đức tin của người khác trong khi sáng tạo văn chương, thi ca, hội họa và những loại hình nghệ thuật khác.

Châu Lợi chợt cáo lỗi với hai người, rồi bước một hơi ra ngoài nghĩa trang u tịch.

Chú bước lại gần người thí chủ "Tô Khất Nhi", rồi cười hỏi:
- Thí chủ đói bụng rồi hả?
- Dạ.

- Thôi vô ăn cơm luôn đi.

Người thanh niên chưa kịp nói tiếng nào, Châu Lợi lại nói:
- Dẫn luôn đứa nhỏ tới đây gặp cha nó.

Người thanh niên chưng hửng, đưa mắt nhìn quất quanh một hồi mới dám lên tiếng hỏi:
- Con...!Con ai, thưa Thầy?
- Một lát sẽ rõ.

- Dạ.

Khi Châu Lợi quay lại chùa thì ông khách đã ra về, còn Vệ Thu thì đang đọc sách điện tử.

Ông cúi đầu và chắp tay chào trước khi lui xuống bếp thăm Phá Vân.

Phá Vân đang sao trà với Phú Lâm và Thủy Diệu, nhác thấy huynh trưởng tới thì cả ba đều ngừng việc và chắp tay chào chú.

- Phá Vân, đệ mau ra đây gặp mặt con trai.

Phá Vân nghiêng đầu nghĩ ngợi.

- Con trai của đệ không phải là tôn giả Rahula - La Hầu La đâu nên nó không có căn tu.

Đứa trẻ ăn mặc lem luốc đó không những không oán trách Phá Vân, mà ngược lại còn vui mừng chạy tới ôm chầm lấy chân chú.


Phá Vân đặt tay lên đỉnh đầu đứa trẻ, rồi nhắm mắt quán chiếu.

Những giọt nước mắt của vị Tăng sĩ đó rơi xuống mái đầu cháy nắng của thằng nhỏ bụi đời.

Chú nức nở mà chắp tay nói:
- Cho ba xin lỗi con.

- Hổng có sao đâu ba.

Miễn sao con được sống gần ba, hổng ở với má và ông dượng đó nữa.

Thủy Diệu nói:
- Hội chứng Stockholm, tức là nó bị hành hạ nhiều quá rồi nên hễ thấy bám víu được ai không ức hiếp nó là nó mở lòng liền.

Vừa hay Vệ Thu đã nghe hết đầu đuôi câu chuyện, ông đề nghị:
- Thôi chú cho tôi xin nhận nó làm con nuôi được không?
Phá Vân chống cằm băn khoăn.

- Qua Mỹ ở với tôi mới có tương lai.

Hơn nữa, chú bận tu hành, có nó chộn rộn làm sao tu?
Như muốn giúp Phá Vân, Vệ Thu bồi thêm:
- Cái chùa này đang bị biến thành chiêu bài truyền thông để đánh lạc hướng dư luận khỏi một vụ việc kinh thiên động địa sắp tới.

Đứa nhỏ sực nhớ tới cuộc hôn nhân giả để đi Mỹ của em gái ông dượng thì trong bụng chắc mẩm ở bển phải có cái gì đó ngộ lắm nên họ mới liều mạng "bắc cầu" như vậy, tự nhiên nó khấp khởi một tia hy vọng đổi đời ở cái quốc gia nằm ở đẩu ở đâu mà nó cũng hổng biết.

Biết nó đã ưng thuận, Vệ Thu thôi không "thúc đ*t" nữa, bởi lẽ ông hiểu nó sẽ đâm ra sinh nghi nếu như mình vồn vã quá mức cần thiết.

- Ông cho con đi luôn được không? Con cũng muốn đổi đời giống nó.

Vệ Thu nhìn người thanh niên có khuôn mặt sáng láng và rất ưa nhìn một đỗi, rồi mới cười hỏi:
- Cậu bao nhiêu tuổi?
- Dạ, mười chín tuổi hơn.

- Vẫn bảo lãnh đi liền được; cũng may cậu không trên hai mươi mốt tuổi.

Ông tính từ chối nhưng Trưởng lão đã lên tiếng khuyên ông nhậm lời.

Ông nửa đùa nửa thật:
- Xin Thầy đừng nói nó là con của mấy đứa em tôi.

Như Phong cười hiền:
- Không, là con của ân nhân thí chủ.

Thí chủ còn nhớ hai má con đã cho thí chủ trốn trong nhà trước lúc canh giờ vượt biển không? Cô đó có chồng trễ, lại không may gặp trúng kẻ nhậu nhẹt nên phải dắt con lên Sài Gòn kiếm sống; vận rủi lại ập tới, cổ bị xe đụng chết khi đang quét rác, bỏ lại thằng nhỏ bơ vơ trên cõi đời này.

- Phải, không có hai má con cổ là tôi vô tù ngồi rồi.

Người thanh niên đó sốt sắng nói mình có giữ lại một kỷ vật, không biết có liên quan tới chuyến vượt biên của ông không.

Vệ Thu biểu rằng dẫu không phải của tôi đi nữa thì tôi vẫn thâu nhận cậu nếu cậu đúng là con trai của ân nhân.

Vệ Thu chở người thanh niên đó và Châu Lợi về tới chỗ trọ của hai anh em lang bạt nương nhau mà sống.

Nơi đó nằm sâu trong một con hẻm ngoằn ngoèo, tối tăm và chật chội; ông phải bỏ xe lại đầu hẻm rồi cùng hai vệ sĩ, Châu Lợi và cậu trai đi bộ.

Vừa bước vào cửa, ông liền nhìn thấy di ảnh của hai thân nhân.

Kỷ niệm chết hụt bỗng ùa về, ông lật đật tiến lại gần và xá bảy cái.

Và quả đúng như ông đã đoán, kỷ vật đó không thuộc về ông, vì khi đi vượt biên ông chỉ đem ít bộ quần áo và vài ký gạo lận lưng, nếu ông nhớ không lầm thì còn đem theo một lon sữa bò và một dụng cụ khui đồ hộp.

Hai má con ân nhân thi ân bất cầu báo quá nhiều nên kỷ vật để lại nhiều không sao đếm xuể.

- Con qua đó ráng học tiếng Anh, rồi ông cho con một chân trong nông trại của ông, đi hái trái cherry chớ hổng phải việc gì đòi hỏi cao lắm.

Người thanh niên chắp tay xá Vệ Thu ba cái:
- Dạ, con đội ơn ông.

- Đội ơn gì? Ông mới là người phải đội ơn gia đình con.

Không có lòng hảo tâm của gia đình con thì ông chết quẻo từ lúc đó rồi.

Rồi ông quay sang nói với Châu Lợi:
- Tôi lập di chúc xong hết rồi, nên khỏi cần ai lo giả mạo...!Cha con sao rồi?
- Tía con bị xơ gan cổ trướng chết từ hồi nẳm hồi năm rồi ông, còn bà con thì tự nhiên ngã ra chết.

- Dữ hôn! Thôi để ông lo mai táng cho bà và hai đấng sinh thành của con.

- Thôi, thôi, thôi ông, lỡ họ làm tiền ông thì sao?
- Ông cho vừa đủ thôi, chứ không cho nhiều đâu mà con sợ.

Con cứ hộc lại là tiền má con gởi tiết kiệm, giờ đủ ngày nên lấy ra lo mồ mả.

- Dạ.

- Có đất chôn chưa? Không thì chôn nhờ trong vườn trái cây dưới miệt Kiến Hòa của bà con ông.

- Dạ, được vậy thì con đội ơn ông lắm.

Người trai trẻ ấy bắt đầu đàm thoại với cha nuôi bằng tiếng Anh.

Nhờ làm bồi bàn cho một nhà hàng hạng sang trên đường Tùng Thiện Vương mà cậu biết được vài câu xã giao đơn giản, tuy phát âm chưa đúng nhưng lời đã tròn chữ.

Trong lúc hai người đối đáp, hai người vệ sĩ giúp cậu trai thu dọn đồ đạc và quét dọn, lau chùi nhà cửa trước khi trả phòng cho chủ nhà.

Cả nhóm trở về chùa vào lúc gần tám giờ tối, Trì Thương đang ngồi nói chuyện với một người khách nam.

Chuyện là như vậy:
- Cố chấp cũng là một trong những căn bệnh khó chữa của loài người.

Thích những gì vừa ý nhưng không đúng sự thật là dạng thứ hai.

Người thanh niên đó khoanh tay, môi hơi mím lại, mắt nhìn đăm đăm Trì Thương:
- Thành thử ra, mình cứ nói sự thật và đúng với cảm nghĩ - quan điểm - suy luận - góc nhìn của mình, tin hay không tùy tâm người ta, lăn tăn chi cho mệt và phiền não?
- Nhưng mà tôi muốn tốt cho...!
- Họ không muốn thì thí chủ nài nỉ làm gì?
- Phải ha?
- Đấng Thế Tôn thường không phí lời với những ai tới gặp Ngài chỉ để tranh tài hơn thua, không thật tâm lắng nghe Ngài nói và ưa sanh sự hay cố chấp.

Thí chủ nên tìm đọc "Kinh Pháp Cú - 6.

Phẩm Hiền trí: Số 78" để tự mình chiêm nghiệm.

Rồi người trai đó hỏi về chuyện tự thiêu.

Và Trì Thương trình bày như thế này:
- Không phải ngẫu nhiên mà những người theo đức tin này đã chọn tự thiêu làm cách tử vì Đạo; vì năm xưa quân binh Hồi Giáo khi xâm lược Ấn Độ đã ném những người theo Phật Giáo xuống hầm lửa.

Chỉ có điều, tự thiêu là tự mình thiêu mình, chớ không phải khiến người khác thiêu mình theo hình thức nhờ vả, kêu gọi, khuyên nhủ, dọa dẫm, tín thác và xúi giục.

Vì hành động này chẳng khác nào mình khiến người khác mắc tội giết người, mà đây là một trong những tội nặng nhất theo quan điểm Phật Giáo.

- Những người tử vì Đạo đúng đắn hoặc chết vì chánh nghĩa sẽ thác sanh về đâu hả Thầy?
- Họ sẽ thác sanh nơi cõi Trời và trở thành Chư Thiên.

Nhưng khi hết phước báu, họ sẽ trở lại làm người phàm, và nếu còn đủ phước báu và âm đức thì mới được tái sanh ở nơi sung sướng, ăn no mặc ấm; nếu không thì họ cũng như phần đông chúng sanh trên cõi Ta-Bà này, tức là tay làm hàm nhai, phải tích lũy lâu dài và làm ăn chân chính mới có của nả phòng thân về già, cũng như phải cố công học hành và trau dồi kiến thức thì mới sống nổi ở thế gian loạn lạc và luôn biến động này.

Thí chủ hãy tìm đọc "Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 144: Giáo giới Channa (Channovada Sutta)" sẽ hiểu hơn về quan điểm tự sát trong Đạo Phật.

Chuyện tự sát của tôn giả Xà-Nặc rất đáng để lưu tâm với những ai đang theo hoặc muốn tìm hiểu đức tin này.

- Có nên tin vào thuyết âm mưu không Thầy?
- Xin thí chủ hãy đọc lại "Kinh Kalama".

Lời nào đã qua miệng tôi thì đã không còn gần với Chánh Pháp của Phật, nên chăng hãy tự đọc cho thật kỹ rồi rút ra câu trả lời cho bản thân.

"Hãy nương dựa chính mình
Không nương dựa ai khác
Đuốc kia ta tự soi
Đường này ta tự đi
Chớ nên mượn vai ai
Trên con đường học Đạo..."
- Còn chuyện thần thông thì sao Thầy?
- Tôn giả Mục Kiền Liên dù biết trước thảm cảnh sẽ xảy ra với dòng họ Cồ Đàm, nhưng thần thông của ông chẳng cứu nổi một ai, tôi hãy còn nhớ như in đoạn văn miêu tả cảnh ông mở nắp vung đậy y bát để đưa năm mươi người hiền đức ra ngoài nhưng hỡi ôi bên trong nào còn có ai, chỉ còn lại một tô máu tươi tanh tưởi.

Nếu như thí chủ có thần thông, biết được tháng tới chắc chắn tận thế sẽ đến, thí chủ có dám đi loan tin cho thiên hạ biết hay là không?
Người trai đó bật cười khúc khích:
- Không, đành chết chung với thiên hạ thôi, chứ mới nói với vài người trong nhà là họ đã kêu xe cứu thương tới chở vô dưỡng trí viện Biên Hòa rồi.

- Vậy cố công khai mở tuyến tùng để làm gì khi chỉ muốn có mỗi thần thông chứ không chịu tu tập đàng hoàng?
Người trai đó gật gù.

Trì Thương lại tiếp:
- Biết trước được tương lai là cái Nghiệp, chứ không phải cái Phước.

Hãnh diện nỗi gì khi nhìn thấy thân bằng quyến thuộc hay người dưng xa lạ gặp chuyện xui xẻo hay mất mạng vào một thời khắc nào đó trong tương lai, nhưng ta chỉ có thể trơ mắt chứng kiến và không thay đổi được gì.

Châu Lợi thấy hiền đệ bận rộn nên không chào hỏi mà đi luôn xuống bếp rót nước uống.

Nhưng chưa kịp thì đã bị một người trai mắt láo liến, môi mỏng vánh chặn đường và cười mơn ngỏ ý:
- Cho tôi ở đây tu tập một thời gian được không Thầy? Tôi uống thuốc Tây chữa bịnh riết trong người nóng nực, bứt rứt quá.

Châu Lợi quán sát nhân tướng của cậu trai rồi cười biểu:
- Bệnh do Tâm sinh, bệnh do Tâm diệt.

Thí chủ cứ coi ở đây là nhà của mình, chúng tôi không bắt phải trả tiền đâu.

Người trai đó reo lên:
- Tùy duyên hả Thầy?
- Dẹp luôn vụ tùy Duyên.

- Có cần cạo đầu không Thầy?
- Thấy trời nực quá thì cạo đầu cho mát.

Người trai đó gãi đầu:
- Tôi tưởng Thầy không biết giỡn chớ.

Châu Lợi nghiêm sắc mặt:
- Giỡn tới đây thôi.

Chàng ta bèn lại tiệm hớt tóc nhờ ông bạn cắt giùm kiểu đầu đinh, trên đường về sẵn ghé quán bún bà Năm làm một tô thập cẩm ứ hự.

- Nghiệt Duyên tới rồi hả con?
- Dạ, thưa Thầy.

Hoàng Kỳ và Thủy Diệu đưa mắt nhìn Thầy họ đầy tò mò.

Thấy vậy, cụ cười giải thích:
- Cháu trai của người đã đập bể đầu Châu Lợi năm đó.

- A...!- Hoàng Kỳ reo lên.

-...!vậy là...!"hung thủ" hả Thầy?
- Không, đó là người đã "thức tỉnh" huynh trưởng con, chớ không phải kẻ thù hay tội đồ.

Ở ngoài này, Trì Thương lại tiếp một ca nữa.

Người cần giải đáp thắc mắc là một bà thím bạ đâu cũng gọi người mà bà cảm thấy hảo tâm là Bồ-Tát với Tiên Thiên, bà không biết việc làm đó có tội hay không.

Chú mới nói như vầy:
- Có tích nói rằng tôn giả Ma Ha Ca Diếp đã nhập định ở núi Kê Túc và chờ đến khi Di Lặc Bồ Tát giáng thế sẽ xuất sơn để đi thức tỉnh Ngài, cũng như trao lại Tăng Y và Y bát của Đấng Thế Tôn cho vị Long Hoa Giáo Chủ đó.

- Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

- Tôn giả Ca Diếp và Ananda đã sống trọn một kiếp phụng sự Tăng đoàn và xiển dương Phật Giáo, ấy vậy mà còn không được gọi là Bồ Tát sống.

Nay có nhiều chúng sanh tự tiện phong tặng cái danh đó cho người họ thích, đó là phạm vào tội vọng ngữ, hay nói đơn giản là lộng ngôn, rất nặng.

Người cháu trai của Nghiệt Duyên vẫn không hay biết gì.

Anh ta vừa quải ba-lô vừa huýt sáo vang trời.

Dù đã cố giữ đôi mắt ở trạng thái bình thường, nhưng anh ta vẫn không kiềm được ánh nhìn láo liên của mình.

Châu Lợi dẫn anh ta vô ở căn phòng đối diện nhà bếp.

Sau một câu cảm ơn, anh ta hớn hở bước vào phòng.

Thủy Diệu và Hoàng Kỳ đã quét dọn, lau chùi sạch sẽ và trải chiếu đàng hoàng.

Tuy chưa từng nằm ngủ trên chiếu, nhưng anh ta không nề hà gì, trái lại còn tỏ ra rất đỗi hào hứng và háo hức chờ đợi giấc điệp đêm nay sẽ diễn biến ra sao.

- Cậu Tín.

Tín giật nảy mình như bị người ta bắn lén sau lưng:
- Ủa? Sao Thầy biết tên con?
Châu Lợi dịu dàng trình bày:
- Nhờ cậu nhắn giùm với ông nội rằng đừng ray rứt vì đã ra tay với tôi nữa, chuyện cũ đã qua thì cứ để nó trôi qua.

Tín giả đò không hiểu chi sất để coi Châu Lợi sẽ nói cái gì nữa.

- Ông nội cậu hối hận riết sinh chứng đau nửa đầu, cứ hễ ngồi không là trí óc lại tái hiện cảnh cũ...!
Tín giả lả cắt lời:
- Thầy là cái ông đó hả? Trời! Ủa? Nhìn Thầy mới bốn mươi đổ lại hà, còn ông kia...!
- Tôi sáu mươi tám tuổi rồi.

- Thầy...!Thầy luyện cái gì mà trẻ hết hồn vậy Thầy?
- Không "Ủa" không "Hả" không "Trời" nữa thì sẽ trẻ ra thôi.

Tín cười hì hì, rồi mời người bị gia đình mình "lấy oán báo ân" ngồi xuống chiếu nói chuyện Phật Pháp với mình.

Sau khi Châu Lợi an tọa, Tín liến thoắng hỏu:
- Thầy ơi, có người nói nếu tu như Phật hết thì xã hội làm sao phát triển, Thầy nghĩ sao Thầy?
- Có phải cậu rất ghiền cà-phê và ghét uống nước trà không?
Tín bật ngón cái xác nhận:
- Bây giờ mỗi ngày không được tùy ý uống cà-phê, khát nước xin thức uống người ta chế trà thì phải nhận lấy không được từ chối và đòi uống cà-phê,...!cậu làm được hôn?
- Dạ không.

- Vậy thì làm sao tu?
Tín rướn cổ đợi ông trình bày tiếp.

- Nhiều người ngộ nhận tu như Phật rất dễ.

Ấy vậy mà thời nay không có lấy một mống Phật và số người chứng đắc hết sức ít ỏi.

Cho nên họ khỏi cần lo thế gian này sẽ tu như Phật hết, bởi biểu chúng sanh đừng chửi, đừng oán giận, đừng nghĩ tới người, việc và vật mà chúng sanh chướng tai gai mắt một ngày chúng sanh còn không làm được, huống hồ chi là xả ly hết thảy và dấn bước vào con đường tu tập hết ngày này qua năm khác.

- Đúng ha Thầy...!Thử thời kêu mấy cô người đẹp bên Hollywood cạo đầu, đắp Y và đi khất thực hằng ngày, rồi hổng cho xức dầu thơm và ăn diện nữa, mấy cổ hổng đánh bể đầu mới lạ.

Tín rụt cổ, le lưỡi, dáng vẻ như ăn năn vì lỡ nói ra "cấm chú".

Châu Lợi điềm đạm trấn an:
- Tôi đâu phải là vua hay nhà độc tài mà hai chữ "Bể đầu" là tiếng húy kỵ?
- Dạ...!
Rồi Tín hỏi:
- Câu nói trên thường xuất phát từ cửa miệng của những người cuồng tín hay muốn chia rẽ các tôn giáo có phải hôn Thầy?
- Không chắc chắn.

- Sao Thầy hổng tra coi đứa nào nói câu đó Thầy, mình phải giải oan hay biện bạch sao cho đức tin mình chớ?
- Tại sao tôi phải truy ra nguồn gốc của những người hỏi câu đó? Mỗi bận đệ tử để tâm đi lạc vào thế giới thị phi, Đấng Thế Tôn thường răn, "Điều đó có lợi cho việc tu tập hay không mà bận lòng?"
Rồi ông bồi thêm:
- "Đã biết thế gian là quán trọ/ Tại sao còn chấp lẽ trần ai?"
- Thầy thiệt là khác những ông sư hổ mang kia...!
- Sadhu.

- Có bao giờ Thầy thắc mắc về nguồn gốc của các tôn giáo khác không?
- Đã từng.

Nhưng bây giờ thì không.

- Tại sao?
- "Điều đó có lợi cho việc tu tập hay không mà bận lòng?"
Nói xong, Châu Lợi xin phép thất lễ kết thúc ngang xương cuộc vấn đáp để trở về phòng tĩnh tọa.

Tín không cầm chân người Tăng sĩ đó được, chỉ biết giả lả đứng dậy tiễn bước.

Biết anh là cháu trai của người đàn ông đã từng hành hung người Tăng sĩ Theravada, đám đó sai anh tới đây kiếm chuyện để viết bài bôi nhọ hòng đánh lạc hướng dư luận khỏi phiên tòa thẩm tra Anton Nhân sắp tới.

Nhưng người Tăng sĩ đáng tuổi bác anh đã khiến anh chùn bước, không dám viết nửa lời đơm đặt và bêu riếu.

Khi trời đã về khuya, Tín thức dậy mở máy Laptop đặng liên lạc với chủ thuê.

Đương nhiên, ông ta cũng đủ khôn để "đẩy cây" cuộc vấn đáp cho cấp dưới của mình.

- Thủy Diệu là nam hay nữ vậy?
Tín vừa nhai snack khoai tây chiên vị BBQ vừa ơ hờ đáp:
- Là nam.

- Người đâu mà đẹp quá trời...!Đi tu thiệt uổng!
"Đùng!"
- Cái gì mới nổ vậy mày? - Người đồng nghiệp quýnh quáng hỏi.

Chẳng lẽ có ai đặt bom thủ tiêu thằng bạn của anh ta sao?
"Tâm động, ngoại cảnh động
Ý dẫn đầu các Pháp
Nghiệp từ đây mà ra
Quả từ đây mà trổ..."
- Ủa? C...!C...!Cụ...!chưa ngủ hả?
Trưởng lão Như Phong chắp tay xá Nghiệt Duyên một cái, rồi xin phép về phòng nghỉ.

- Bên mày chắc sắp mưa rồi...!Ban nãy trời gầm muốn điếc tai...!
Tín trả lời đại cho nó yên lòng:
- Ừ, nãy giờ hầm thấy mẹ.

Không bươi móc được chuyện gì để viết bài nói xấu, Tín buồn bực ghé khu chợ đêm kiếm cái gì bỏ bụng.

Ở sau nghĩa trang, bầy chó mèo đang kêu inh ỏi theo "ngôn ngữ" của chúng.

Cảm thấy tò mò, Tín rón rén lần từng bước một ra dòm ngó.

Trong bóng đêm tịch mịch, rờn rợn mùi tử khí của nơi yên nghỉ vĩnh hằng, Thủy Diệu đang cho bầy thú hoang ăn.

Dáng vẻ tự tại của chú gợi nhớ tới hình ảnh tôn giả Ananda thức đêm chong đèn giặt giũ hay khâu vá Tăng Y cho Như Lai.

- Có những ông tỷ phú không biết nấu ăn, vậy nếu chỉ xét mỗi chuyện cơm nước mà nói họ, "Có nhiêu đó mà cũng không biết, đúng là đồ ngu" có hợp lý không?
Tín bật cười và lắc đầu.

- Ai cũng có quyền bày tỏ tư duy, quan điểm, góc nhìn và thái độ về một sự kiện Lịch sử, Chính Trị, Luật Pháp hay các loại hình giải trí - văn học, nghệ thuật.

Thấy người ta nói không đúng ý mình thì liền phê phán nặng lời, chụp mũ và giễu cợt; ấy là tư duy của một kẻ độc tài.

- Bộ không được trách cứ kẻ nói sai sự thật sao thầy?
- Tôi nói "không đúng ý họ", chứ nếu thấy không đúng sự thật thì lên tiếng phản bác là chuyện bình thường.

Chỉ có điều, thay vì chỉ phản bác bài viết đó sai hay đúng ở đâu, họ lại kèm vô mấy dòng đánh vào trình độ, bằng cấp, đời sống cá nhân và tôn giáo của người viết; thí dụ như, "Biết ngay đứa viết bài này Đạo...!mà", "Có bằng cấp xoàng xĩnh mà cũng bày đặt lên mạng dạy đời", "Thôi, thôi, ông/bà mà biết cái gì?", "Ăn tiền của ai mà viết dài dữ vậy", "Ông/Bà đúng là thứ/đồ...", "Chưa đủ trình độ/học thức/trải đời/kiến thức,...!để nói đâu",...!Trong mắt tôi, tấn công cá nhân người khác trong khi đang tranh biện là một hành vi không đẹp.

Ngừng một lát như để lắng tai nghe cho kỹ âm thanh gì, Thủy Diệu mới tiếp tục trình bày:
- Tôi nhớ Thầy tôi từng nhắc tới một người viết lách chuyện môn chụp mũ những ai viết về đề tài chính trị - lịch sử là "Con buôn chữ" và "Một đám lợi dụng đất nước để trục lợi cho mình"; còn bản thân người này lại không dám viết thẳng thắn như bọn "Con buôn chữ" mà người này hay mai mỉa, thay vào đó, mỗi bận đề cập tới hai chủ đề trên, người này sẽ ghi một dòng đính chính bên dưới tựa bài, "Tôi chỉ viết về...!thôi nha.

Tôi không có đề cập chính trị hay lịch sử." Thành thử ra, văn chương của người này càng ngày càng xuống sắc và nhạt thếch, ẩm ẩm ương ương, yêu nước không ra yêu nước mà an phận thủ thường cũng chẳng ra an phận thủ thường.

Rốt cuộc, văn tài thiên phú của người này bị chính tính cách ba phải, ưa chụp mũ và đứng về kẻ đang phất của người này hủy diệt ngon ơ.

- Ý của Thủy Diệu là sao?
- Ba phải, Ưa chụp mũ và Dựa hơi kẻ đang phất là ba con Ma-Ba-Tuần sẽ hủy diệt hậu vận của thí chủ.

Vẫn chưa trễ để quay đầu đâu, thí chủ à.

Tín rùng mình, tự nhiên lắc đầu như điên:
- Tôi làm gì có...!
Thủy Diệu ngước nhìn bầu trời mây giăng đen kịt, bầy chó mèo vẫn đang vờn xung quanh chân chú:
- Trời gầm...!
- Thì sao?
- Nếu trời chỉ gầm mà không mưa thì đúng là chí nguy.

Tín gãi đầu bối rối.

Rồi chưa kịp phân bua chi nữa, lại nghe người Tăng sĩ đẹp tựa Tiên Thiên ấy nói:
- Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

"Ý dẫn đầu các Pháp..."
Sau đó Thủy Diệu xin phép cáo từ.

Còn lại một mình, Tín lầm lũi cất bước đi trong bóng đêm mịt mù, bỏ lại sau lưng kiểng chùa tĩnh mịch và bầy thú hoang om sòm.

Không biết đi đâu về đâu, anh ta để mặc cho đôi bàn chân tùy nghi dẫn đường.

Mưa đã rớt hột, gió cũng được đà kéo về đây; các quán xá hối hả dọn hàng để tránh mưa tạt ướt hết đồ bán.

Nhân bên kia đường có quán cháo lòng, Tín bèn tắp vô làm bậy một tô.

Ngoài bà thím đeo vàng đỏ tay, trong quán chẳng còn ai cả.

- Ăn gì cưng?
- Dạ, cô cho con một tô cháo lòng đặc biệt, thêm một dĩa phèo và một cặp bánh quẩy.

Sẵn làm giùm con một ly cà-phê thiệt đắng.

- Chà, chắc bị sếp "dí" nên mới phải uống thiệt đắng cho tỉnh táo hả cưng?
- Dạ, ông sếp con kỳ lắm cô ơi, chậm lụt chút xíu cũng trừ lương nữa...!
- Ăn cay được hôn? Bỏ nhiều bột ớt với tiêu vô là hiệu nghiệm liền.

- Dạ, con hay bị nổi đẹn nên hổng dám ăn cay nhiều.

- Tội nghiệp ghê chưa...!
Câu chưa thành mà bà thím xi-men đã quày quả bỏ vô trong quầy để múc cháo và đơm phèo, xắt bánh quẩy.

Còn ly cà-phê của anh ta thì bà thím giao người khác làm, người này có vẻ là thân nhân của bà.

Một bà lão có cái lưng gù khó nhọc leo lên ghế bố nằm coi truyền hình, có vẻ thấy có khách nên bà chủ nhờ người thân ra trông chừng giùm.

"Cạch."
- Cô tặng thêm cho con mấy cọng rau xà-lách ăn cho mát.

- Dạ, con cảm ơn cô.

- Có thân nhân bên Mỹ thì nhờ họ mua giùm thuốc xức đẹn, hình như trị được viêm nướu răng luôn thì phải, tên là"Anbesol - Maximum Strength" dạng gel.

Giá hơi cao so với đồng lương bên mình nhưng xài đáng đồng tiền bát gạo lắm.

- Nhiêu cô?
- Chừng bảy đồng Mỹ Kim; một tép có chút xíu hà, nhỏ như ống keo thổi bong bóng mà con nít hay chơi.

Dặn trước nghen, xức rồi thì không được ăn uống, đợi chừng một tiếng sau hoặc hơn để thuốc thấm rồi mới được ăn uống lại.

Và nhớ, xài xong cất tép thuốc vô tủ lạnh, chứ để ở ngoài nó bị hư.

Tín nói lời cảm ơn bà thím, rồi quậy cháo với ớt bột nhuyễn nhừ cho bớt tanh mùi lòng.

Đối với anh, ăn cháo lòng mà không có ớt là mất ngon, mặc dù ăn ớt vô rất dễ nổi đẹn.

Đột nhiên bài hát "Đời cọng rơm" của Thương Hận vang lên bên tai anh, khiến anh bị sặc cháo mà ôm ngực ho khù khụ.

Chính anh là kẻ đã khích tướng Thương Hận sáng tác ra bài hát này, nhằm biến anh ta trở thành con cờ đánh lạc hướng dư luận cho chủ nhân.

Và quả đúng như anh tính kế, người đó đã rơi vào bẫy.

Anh sẽ là nhân chứng giúp cho "bạn" của chủ nhân thắng kiện; đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa hai người đã được anh cung cấp cho chủ nhân, đương nhiên anh cũng tự biết thân mà giữ lại một bản sao.

- Coi nó ngu ghê hôn? Thằng chó đó ác vậy mà còn đứng ra làm nhân chứng.

Bộ thằng chó đó hổng biết thủ tiêu nó sao khi xong việc sao?
Bà thím xi-men nhìn người khách đầy áy náy:
- Má à...!Chỗ con bán buôn mà má, má có bình luận thì xin nhỏ tiếng xíu.

- Tao biết rồi.

Coi tức thiệt là tức.

- Thôi, bắt qua hài coi nghen má? Coi ba cái đồ quỷ yêu này nhức đầu lắm.

Lời quở trách của bà lão hom hem đã làm Tín bừng tỉnh.

Mải chạy theo đồng tiền, anh quên béng rằng kẻ này đã ra tay giết không biết bao nhiêu người để bịt đầu mối, anh chỉ là thứ tép riu trong mắt thằng chả...!
"Trời Phật ơi, con phải làm sao bây giờ?"
"Rầm."
- Bộ ở đây có thằng bất nhơn thất đức nào hay sao mà Ông Trời Ổng gầm hoài vậy?
- Má nói phải ha? Hồi nãy con tưởng có dông nên lục tục đóng cửa nghỉ bán.

Dè đâu trời hổng có miếng mưa.

Báo hại bữa nay thất thu.

Ở trong phòng thiền, Trưởng lão Như Phong nhìn các đồ đệ mà cười hiền, biểu:
- Thầy sắp có một đồ đệ rồi...!
Châu Lợi cúi đầu nghĩ ngợi.

- Thầy sắp đi rồi.

Có gì con giúp đỡ người đó nghen Lợi?
...!
Sáng hôm sau, Thủy Diệu tiếp một đôi vợ chồng hết sức xứng đôi vừa lứa; ngặt nỗi người chồng hay ghen nên bầu không khí gia đình luôn nặng nề và bí bách.

Hay tin ở chùa Khánh Hỷ có một thầy tu hết sức đẹp trai nên cô vợ lén chồng tới đây coi thử, không hiểu bằng cách nào mà anh chồng lại hay nên đã có mặt ở đây cùng lúc với cô vợ.

- Ở Garden Grove, có một tu viện tu theo kiểu Theravada rất nhỏ so với những ngôi chùa lộng lẫy trong vùng này, tôi đã tìm thấy không khí Nguyên Thủy Phật Pháp tại đây.

Nhưng không hiểu vì lý do gì mà rất hiếm người lui tới, nếu đổ thừa vì bãi đậu xe nhỏ hẹp nên ngại tới thì thật là lạ.

Trong khi những ngôi chùa đẹp đẽ, "uy nghi" lại không lúc nào vắng khách.

Người chồng liếc nhìn cô vợ mà nhếch miệng cười:
- Tìm Phật chứ không phải đi tìm kiểng chùa đẹp hay Tăng - Ni ăn nói có duyên, xinh đẹp.

Cô vợ giả lả bằng cách hỏi Thủy Diệu về cách nhận biết Ma Tăng và những thầy tu phá giới.

- Tăng - Ni mà đi như "rồng bay phượng múa", cười nói rổn rảng, năng đùa giỡn, ưa chưng diện xa xỉ và trang hoàng chốn Phật Môn như lâu đài, chuyên môn kết giao và qua lại với người nổi tiếng, quyền quý và người mà bản thân yêu mến, tự tiện xài tiền và mua vật phẩm thời thượng, mắc mỏ,...!đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ họ không phải là Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo Ni, Sa-di, Sa-di Ni đứng đắn theo giới luật của Như Lai.

Đáng ra, họ trở thành cư sĩ tại gia thì hợp hơn.

Người chồng lại phát biểu:
- Nhưng nếu như trở thành cư sĩ tại gia thì đâu kiếm tiền đậm được...!
Hai hàng nước mắt lăn dài trên gương mặt đẹp như tạc của Thủy Diệu.

Tôn giả Ananda đã khóc rất nhiều khi nghe Đấng Thế Tôn luận giải về điềm báo trong bảy giấc mộng của ông; ngày nay nó đã ứng nghiệm gần đủ hết, chỉ còn giấc mộng "Đầu con cao ngang núi Tu-Di" là chưa rõ vì Như Lai không nói năng gì.

- Môi thầy chảy máu kìa thầy...!
- À.

Cố kiềm cơn xúc động nên Thủy Diệu đã cắn môi đến bật máu hồi nào không hay.

Hai vợ chồng thấy khó xử nên đã lui gót rời đi, để lại Thủy Diệu nơi mảnh sân sau thanh tịnh.

Người khách viếng chùa thương cảm người Tăng sĩ dịu hiền đó nên đành mạo muội cáo từ, dù rằng vẫn còn muốn ở lại chuyện gẫu với Thầy ấy.

Nhưng Thủy Diệu đã mời ông đặt câu hỏi:
- Trong nước cũng có vi khuẩn, vậy uống nước cũng là sát sinh sao?
Trì Thương trả lời thay Thủy Diệu:
- Cho nên Đức Phật mới nói, "Mỗi bước đi đều tạo ra Nghiệp." Còn về chuyện sát sinh, vì Ngài ấy biết trong nước có vi tế nên mới dặn tín đồ rằng hãy hạn chế sát sanh, chứ không bắt ép phải tuyệt đối đừng sát sanh.

- Tôi chưa rõ lắm cái câu đầu tiên.

- Như vầy, thí chủ thấy người đó xây ban-công theo kiểu chòm ra ngoài thì ngăn cản vì biết gia đình đó có con nhỏ nên xây như vậy là không an toàn, ấy là thí chủ đã gieo Nghiệp Tốt cứu nhân độ thế.

Nhưng gia đình người đó thấy thí chủ nghèo hoặc sẵn không ưa nên cho rằng lời mà thí chủ nói là muốn hại họ, đâm ra họ tự chiêu cảm Ác Nghiệp về mình; tới chừng xảy ra tai nạn thì đổ thừa thí chủ trù ẻo hay xài bùa ngải ám hại họ, lại một lần nữa, họ lại rước Ác Nghiệp về.

- Tôi hiểu rồi.

- Cho nên Đức Phật chỉ nói và khuyên dạy với những ai thật lòng muốn nghe và muốn cải hóa con người họ theo chiều hướng tốt hơn.

Ngài không ép buộc, không quỵ lụy, không xin xỏ, không đe dọa,...!để bắt người khác phải tin hay theo mình.

oOo
"Anh vẫn không đổi thay" do song ca Billy Shane - Duy Quang; nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt từ ca khúc trữ tình Pháp "Je nai pas change" của đôi nhạc sĩ D.

Ramos - Claude Lemester; bản gốc của hai bài hát trên có tựa đề "No vengo ni voy" của bộ tứ Julio Iglesias - Ramon Arcusa - Giovanni Beltfiore - Mario Balducci.

Còn một bản Việt khác mang tên "Anh vẫn như ngày xưa" do ca - nhạc sĩ Lê Toàn tự đặt lời và trình bày.

Hác Đăng Khánh nghe thêm vài bản nhạc nữa, nữ thư ký gọi điện thông báo người mà chú cần gặp đã tới, ông ấy đi cùng với một người thanh niên tuấn tú và có cái má lúm đồng tiền bên phải.

Chiếc đồng hồ Odo ngân nga bài "Kìa con bướm vàng" rồi thủng thẳng gõ hai tiếng "boong", "boong" vui tai: Bây giờ là hai giờ chiều.

Tổng Giám Mục Gabriel Đinh Thái vẫn mặc áo chùng thâm như mọi ngày.

Đi cùng ông là một người Linh mục hãy còn rất trẻ, tổng thống Khánh đoán rằng hai người là bà con ruột thịt.

- Thưa Đức Cha.

- Chú đưa tay ra bắt với Đức Cha và vị tu sĩ trẻ.

Hai người vừa bắt tay lại với chú vừa nói:
- Thưa tổng thống Khánh.

Trước khi bước vào chủ đề chính, chú giới thiệu những món ăn chơi ở trên bàn, gồm có: Chè bột lọc bọc thịt quay, xôi chiên, cao linh quy, bánh su nhân trái lê, bánh trứng và kem sầu riêng.

Đức Cha trầm trồ bảo rằng mình chưa từng nếm qua món chè Thần Kinh này, còn người đi cùng ông thì nói chỉ cần ăn kem sầu riêng là đủ vui rồi.

Thể theo ý thích của hai người, chú nhờ bếp trưởng làm một ly kem sầu riêng có thật nhiều món ăn kèm cho người đi cùng Đức Cha, còn Đức Cha thì chú nhờ "hai ông đầu rau" kia múc chè và trang trí cái âu sao cho vừa ngon vừa đẹp mắt.

Cắt đặt xong đâu vào đó, chú mới vô đề:
- Tôi cần biết về các đời Cha Phó ở Giáo xứ Saint Pio; Đức Cha có thể vui lòng tiết lộ và nói thật rõ được không?
Gabriel Thái gật đầu, rồi kể lại mọi sự bằng một giọng buồn thật buồn:
- ...!Linh mục Stephen Đoàn không chịu đi Giáo xứ khác làm Cha Sở, mà tự nguyện ở lại chăn Chiên với...!với...!
- ...!Người bị nghi ngờ giả mạo Cha Sở Giuse - Blanc Cao Nhật Thành.

Nếu Đức Cha cảm thấy không chắc chắn về thân phận của ông đó, thôi thì tôi xin gợi ý rằng hai ta hãy tạm thời gọi ông đó là tu sĩ Thành.

- Cũng được.

Ngừng lại đôi lát để ăn vài muỗng chè "Huế thương", Đức Cha mới tâm sự:
- Giáo dân ở đó đều ngấm ngầm công nhận Linh mục Stephen Đoàn là Cha Sở.

Mấy đời Cha Phó sau vô trụ lại không nổi vì Giáo dân chỉ mến mỗi Cha Mỹ.

Rồi Đức Cha che miệng cười khúc khích.

- Thưa Đức Cha, sao Đức Cha cười?
- Dạ, tại tôi thấy Cha Mỹ không phải đi làm "cha" mà là đi làm...!mọi cho Giáo dân.

Hồi trước cũng trắng trẻo lắm, ở đó ngót chục năm đen thui như cột nhà cháy; hỏi ra mới hay Giáo dân cần gì cậu ấy đều xăng xái xắn tay áo lên làm hết, từ sửa nhà, bắt bóng đèn, dựng hàng rào, đào mương, chở đồ, bày biện nhà cửa,...!ôi thôi đủ mặt! Có lần có đứa nhỏ mồ côi mẹ nhờ cậu ấy thêu phù hiệu giùm, cậu ấy thêu xấu quá, đứa nhỏ mới mếu miệng trách, cẩu trả lời quởn xo, "Chúa không có ban cho Cha khả năng nữ công gia chánh, con." Rốt cuộc dì Bảy phải tháo ra thêu lại, vừa làm chỉ vừa cười chảy nước mắt.

Chú và người tu sĩ kia cũng bật cười theo Đức Cha.

- Cho nên Cha Mỹ toàn ăn ngoài hàng, chớ chẳng bao giờ xuống bếp chế biến.

Vừa châm trà vào tách cho hai vị chức sắc Công Giáo, chú vừa ướm hỏi:
- Thứ cho tôi hỏi khí không phải, thưa Đức Cha, Linh mục Antonio Cao Nhật Vũ và JB Trương Tấn Khải tính tình ra sao vậy?
Trước khi trả lời câu hỏi của chú, Đức Cha nói lời cảm ơn rồi mới trình bày:
- Cha Vũ hơi nhát và không ưa xã giao, còn Cha Khải thì tánh tình dạn dĩ, dễ hòa đồng hơn và cũng siêng nói chuyện với Giáo dân.

Nhiều lần tôi cố tình lại gần hỏi han Cha Vũ, cậu ấy trả lời ậm ừ mấy chữ rồi nín thinh, vẻ mặt thì sượng trân, nhìn tội nghiệp lắm!
Hác Đăng Khánh thầm ráng nhớ coi hai người đặc vụ đã nói gì với mình về lai lịch của Cao Nhật Vũ.

Có vẻ năm Ngô Kỳ Anh "mất tích", cậu ta cũng đã gặp phải biến cố nào đó nên đã dấn đến thành hình tính cách rụt rè, khó gần.

- Dạ, Đức Cha đây ráng chuyện trò với những người Linh mục không giỏi giao thiệp như Cha Vũ là một chuyện hết sức đáng quý và trân trọng.

Tôi thì không được như Đức Cha, hễ ai không muốn trò chuyện với tôi là tôi buồn tôi lơ luôn, chứ chẳng dám mở lời lần hai.

- Dạ, chín người mười ý mà tổng thống, huống hồ chi lại là cương vị tổng thống.

- À, Đức Cha và quý Cha đây mời nếm thử bánh ngọt do "ba ông đầu rau" phủ này chế biến.

Đây là bánh trứng ngàn lớp, chế biết rất cầu kỳ và vô cùng thơm ngon.

Người thanh niên hãy còn rất trẻ cúi đầu đáp nhỏ:
- Dạ, xin lỗi vì đã thất lễ, tôi là Thầy Phó Tế, không phải Linh mục.

Chú chắp tay và cười trừ:
- À, quý Thầy cho tôi xin lỗi vì đã gọi sai chức sắc trong Giáo Hội.

Chuyện vãn với Đức Cha và Thầy Phó Tế đến chiều tàn, tổng thống Khánh mới tiếc nuối đứng dậy tiễn chân hai người.

Để bày tỏ lòng biết ơn hai vị chức sắc Công Giáo, chú kính biếu mỗi vị một cặp rượu quý mà mình sưu tầm được trong chuyến công du tháng rồi, và mời họ đem bánh trái về nhà.

Chú ra ngoài hàng ba ngồi thõng chân ngắm cảnh vườn tược rực rỡ bởi muôn ánh sáng của ngọn đèn điện.

Jacqueline khẽ khàng ngồi xuống cạnh chú và hộc rằng:
- Cái xác phát hiện ở Giáo xứ St.

Pio trước đây hành nghề bút nô...!
Chú cười khổ:
- Chúng đang dằn mặt những kẻ đã từng làm việc cho chúng và răn đe phải ngoan ngoãn câm miệng lại.

Rồi "bắt" em gái nuôi ăn kem sầu riêng.

Cô nàng la oai oái, nói rằng thối không chịu nổi.

Không chọc cô em nữa, chú vừa ăn bánh trứng ngàn lớp vừa rầu rầu nói:
- Đó là nghề nghiệp mà họ lựa chọn, và đó là Quả mà họ phải nhận sau khi đã đi đêm với cái Ác, cũng như hãm hại và vu khống người hiền.

Chị bỗng dưng mở bài "Nụ cười trong bóng mờ" do Duy Quang trình bày cho chú nghe; ca - nhạc sĩ Duy Quang đặt lời Việt từ ca khúc "The shadow of your smile" của đôi nhạc sĩ Paul Francis Webster - Johnny Mandel.

Nhạc sĩ Nhật Ngân cũng có một bản lời Việt mang tên "Bóng tối nụ cười".

Nghe được mấy câu, chú ngước mắt lên nhìn bầu trời còn hưng hửng sáng, lòng thầm nhớ tới căn phòng trọ đã từng là nơi nuôi mộng ước về một mối tình bất diệt của chú và chị gái.

- Bản hòa âm phối khí của Don Hồ hay hơn.

Nhưng tiếng của Duy Quang lại phù hợp với tình khúc này hơn.

Phải chi có sự hoán đổi thì hay biết mấy.

- Vậy hả cô?
Bỗng đâu, sau bụi cẩm chướng kiều diễm, vô số con đom đóm bay lên, chúng hợp thành một quầng sáng mờ ảo như ma trơi.

Chúng bay tới đâu, nơi ấy như nhuộm trong sắc vàng kỳ ảo đó.

Tự nhiên trong lòng người đàn ông "năm mươi còn ngơ ngác, theo dòng đời tới lui" nảy sinh ra một dự cảm không lành.

oOo
Trong quán cà-phê đang phát bản "Thu ca điệu ru đơn" do Anh Ngọc trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy; nằm trong băng nhạc "Anh Ngọc 1 - Giáo đường im bóng".

- Những băng nhạc thuở xưa chưa ai biết tới còn hằng hà sa số, nên tôi tạm nói liều số bản nhạc mà các nhạc sĩ thuộc thế hệ Tiền Chiến - Vàng - Tân nhạc Hải ngoại để lại có thể lên đến mười ngàn bài hoặc nhiều hơn vậy nữa; chỉ riêng nhạc sĩ Phạm Duy là đã "sở hữu" gần hoặc hơn ba ngàn ca khúc đa thể loại và giai điệu, chưa nói tới nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Anh Bằng, Y Vân, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Giao Tiên, Vinh Sử, Thanh Sơn,...!mỗi người "ngót nghét" hơn mấy trăm bài, còn những nhạc sĩ sáng tác dưới hoặc nhỉnh hơn một trăm bài như Ngô Thụy Miên, Trúc Phương, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Y Vũ, Trầm Tử Thiêng, Lê Dinh, Minh Kỳ, Nguyễn Văn Đông, Văn Giảng (Thông Đạt), Hoàng Trọng, Khánh Băng, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Nguyễn Đức Quang, Quốc Dũng, Phương của "Lê Uyên - Phương", Tuấn Khanh, Nguyễn Ánh 9,...!có kể tới sáng mơi cũng không hết tên.

Người khách đặt câu hỏi với anh chủ quán:
- Có khi nào xảy ra hiện tượng đạo nhạc hôn anh?
- Có.

Nhưng chỉ dừng lại ở mức nghi vấn thôi.

Nói cụ thể là bản "Biển nhớ" của Trịnh Công Sơn có phần lời và tiết tấu hao hao bài "Rừng thương biển nhớ" của Châu Kỳ.

Xin nói thêm, đây là quan điểm cá nhân của tôi, năm cụ Sơn sáng tác bản "Biển nhớ" cũng là lúc cụ chập chững bước vào đời nhạc sĩ, thì cụ Kỳ đã là nhạc sĩ thượng thặng mà ai ai trong giới mộ điệu cũng biết, cho nên tôi có phần nghiêng về phía cụ Kỳ hơn là cụ Sơn.

Ngoài ra, thêm một chi tiết nữa, trước năm 1960, đôi vợ chồng Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết đã đi khắp nơi trình diễn bản "Rừng thương biển nhớ" của cụ Kỳ; nhưng ngặt một nỗi, thời điểm phát hành tờ nhạc "Rừng thương biển nhớ" lại trễ hơn thời điểm sáng tác những mấy năm liền, mà thời điểm phát hành lại đúng vào năm 1963, trùng với thời điểm cụ Sơn ra mắt bản "Biển nhớ", nên rất khó để lớp sau kiểm chứng thực - hư.

- Tôi chưa nghe bài nào do đôi vợ chồng này hát cả...!
Đặng Thừa Tân bèn mở bài "Gạo trắng trăng thanh" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, do vợ chồng Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết trình bày.

- "Ai đang đi trên cầu Bông, té xuống sông, ướt cái quần ni-lông..."
Anh chủ quán nhìn người khách ngồi ở góc trong cùng của quầy nước mà cười nói:
- Đó, họ chế lời lại từ bản này nè anh.

Một người khách khác cất giọng hỏi:
- Anh có băng nhạc nào là lạ không anh?
- Có.

Vừa dứt tiếng, Đặng Thừa Tân mở băng nhạc "Jo Marcel - Tiếng hát Anh Khoa", rồi niềm nở giới thiệu:
- Ông Anh Khoa hát trực tiếp tại phòng trà khi thâu âm băng nhạc này, tức là không qua chỉnh sửa chi ráo, giọng "mộc" hoàn toàn.

Trên mạng hiếm có chỗ nào đăng trọn vẹn băng nhạc này lắm.

Đây là thời kỳ mà giọng ca của ông đạt đến mức thượng thặng và tuyệt hay, tiếc rằng sau này vì thời gian phôi pha mà đã không còn nữa...!
Người khách yêu cầu băng nhạc là lạ hỏi anh nam ca sĩ Anh Khoa ca bản gì hay, thì anh đáp như vầy:
- "Trăm nhớ ngàn thương" của nhạc sĩ Lam Phương.

Theo thiển ý của tôi, trước năm 75 có Anh Khoa, sau năm 75 có Ngọc Lan; chỉ có hai người ca sĩ này mới lột tả được sự sầu bi cùng cực và đau đớn khôn nguôi của bài hát diễm tình trên.

Rồi anh tua tới bài hát trên:
"Mất anh rồi, xa anh rồi
Hoa đã tàn, nhụy đã phai
Chiều hôm nay trời thanh vắng
Em đi về, về với ai?"
Người đeo máy quay phim Canon vừa bước vào quán đã đi lại quầy hỏi anh:
- Cho tôi nghe bài trữ tình trước 75 nào không phải Bolero đi anh.

- Nhạc ngoại lời Việt hay nhạc thuần Việt?
- Vế đầu.

- Được, "Bài luân vũ mùa mưa" do nhạc sĩ Trường Kỳ đặt lời Việt từ ca khúc "The last Watlz" của đôi nhạc sĩ Les Reed - Barry Mason; người trình bày là ca - nhạc sĩ Tuấn Dũng trước năm 75.

Bản tình ca này thuộc điệu Valse.

- Vậy còn thuần Việt?
Đặng Thừa Tân đưa danh sách nhạc sĩ trước năm 75 cho người khách lạ kỳ xem.

- Khoảng một trăm người, nếu không ưng những tên thuộc danh sách này thì tôi đưa cho anh bản khác.

Nhưng anh ta không chọn ai hết, chỉ cười cười trả lại tờ giấy rồi kêu một ly cà-phê đen đá.

Đặng Thừa Tân vẫn bật bản nhạc đã giới thiệu với anh ta ban nãy, rồi đi pha cà-phê cho anh ta.

Một ông cụ đã ngoài tám mươi cùng một người nhỏ tuổi hơn một chút lại quầy ngồi uống nước.

Không biết bị gì mà gương mặt của cụ ông phải giải phẫu, về già bị "đổ" nên trông hệt tượng sáp bị bỏ quên ngoài nắng nhiều ngày; còn người kia thì sắc diện nghiêm trang như Bao Công xử án.

Sau khi đặt xong hai ly trà dâu tằm cho hai cha con, Cha Thành nhờ người chủ quán giải đáp thắc mắc cho mình.

Và nhận về câu trả lời như vầy:
- Nhạc sĩ Tô Vũ, tên thật là Hoàng Phú, là em trai của nhạc sĩ Hoàng Quý.

Sau khi người anh qua đời, ông đã đặt lời Hai cho ca khúc "Cô láng giềng" của anh trai; nhiều người nghe xong hiểu lầm người thiếu phụ Hoàng Oanh, nên ông phải lên tiếng đính chính rằng nội dung trong bài hát "Cô láng giềng 2" không liên quan tới chị dâu.

Một cô gái đeo kính đe, mặc áo hoodie trùm kín đầu nhờ anh chủ quán chọn một bài tình ca thật buồn.

Sau một lúc suy nghĩ, Đặng Thừa Tân bật bài "Ước hẹn" do Như Quỳnh ca, nhạc sĩ Lữ Liên đặt lời Việt từ ca khúc Nhật "Tsugunai" của đôi nhạc sĩ Miki Takashi - Akari Toyohisa; Thanh Hà, Lưu Hồng và Lưu Bích ca bản này cũng rất tuyệt.

Ca sĩ Ngọc Lan cũng có viết một bản dựa trên giai điệu bài hát này và đặt tên là "Tình như giấc mơ (Tình chỉ là giấc mơ)"; ngoài ra còn bản "Nghìn năm không quên" của nữ nhạc sĩ Khúc Lan và đã được Kiều Nga trình bày rất thành công.

Cô gái nghe hết các bản Việt của bài tình ca Phù Tang xong, đòi nghe thêm một ca khúc nữa.

- "Buồn vương màu áo" của nhạc sĩ Hoàng Trọng do Ngọc Lan ca hén?
Mới nghe câu hát mở đầu, cô gái đã che mặt khóc tức tưởi.

Không hiểu nghĩ gì, mà người đàn ông đã hơn bốn mươi đó lại gần cô gái đang khóc và trao cho cô băng nhạc "Giã từ Tình Yêu".

- Cổ hát hay mà buồn quá anh...!
- "Vĩnh biệt một loài hoa" do nam ca sĩ hải ngoại Nguyễn Lâm Nguyên ca, nhạc sĩ Anh Bắng dành tặng bài hát tưởng niệm này cho ca sĩ Ngọc Lan.

Khi mất đi rồi bạn bè đồng nghiệp và những người ái mộ ai cũng nuối tiếc và xót thương.

Hai cha con nghe hết bản "Những lời mê hoặc" do song ca Don Hồ - Ngọc Lan trình bày, mới xách ly nước đi về.

Theo như cụ được biết thì bài này do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt từ ca khúc Pháp "Paroles, paroles" của nhạc sĩ Michaelle; bài gốc của hai tình khúc trên có xuất xứ từ Ý Đại Lợi, do bộ ba Gianni Ferrio - Leo Chiosso - Giancarlo Del Re đồng sáng tác và có tựa đề là "Parole...!Parole...".

Bài này "Cánh hồng" Ngọc Lan hát đơn cũng rất hay.

Hôm nay thầy Dự chở ông bố về lại chốn xưa.

Thầy Phó Tế và Cha Phó quay như bông vụ, hết bị các nhà chức trách làm phiền tới cánh báo chí - Youtuber, nhưng không biết vì lý do gì Antonio Vũ lại cười toe toét suốt ngày.

Cha Thành chắp tay sau lưng mà đứng ngắm bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh.

Người điêu khắc bức tượng này quê ở Trà Vinh; nghe đâu không truyền được tài nghệ cho con cái vì chúng chê cực và khó kiếm tiền, nên ông đành phải trao cho người ngoài.

Thầy Dự đang cho chim bồ câu ăn vụn bánh mì mà ông mua ở xe bánh mì bán ở đầu đường hẻm mình.

- Bố.

- Sao con?
- Bố nghĩ thế nào về những kẻ được thuê chống phá Cơ Đốc?
- Cái đó là cái nghề kiếm cơm của họ nên Cha không nỡ trách.

Thầy Dự vẫn mặt chau mày ủ.

- Dự ơi, đừng nên lăn tăn.

Con nhìn mặt nước lăn tăn suốt còn nhức đầu, huống hồ chi là nhìn tâm trí lăn tăn của mình.

- Mình trong Đạo thì mình biết rõ Kinh Thánh do những ai, ngoài Chúa, phát ngôn...!Còn chúng không biết mà cứ thấy câu nào không hợp mắt liền phán, "Sao Chúa mà lại đi nói vậy?"
- Cho nên Cha mới nói, đừng nên lăn tăn.

Con có bao giờ đứng trước mặt một hòn đá mà nói chuyện Thánh Kinh không?
- Ngoại trừ khi hòn đá đó là Thánh Peter.

Cha Thành bật cười:
- Phải, tên của Thánh Peter còn có nghĩa là "Đá".

- Cha cũng không hiểu sao con lại có tên Thánh là Simon, mà không phải là Peter - Phêrô?
- Bởi con chỉ có thể là "tiền thân" của Thánh, chứ không để đứng ngang hàng Thánh được.

Hai cha con đi vòng vòng Giáo xứ ngắm cảnh cũ và tìm lại người xưa.

Theo như lời kể của Antonio Vũ, thì trong suốt thời gian mà cụ không có mặt ở đây, nơi đây đã chia tay với năm gia đình và đón nhận tám gia đình mới.

Đường sá, cầu cống chỉ mới cải thiện được vài phần; ít hơn rất nhiều so với nguyện vọng chấn hưng và phát triển họ Đạo của Đức Giám Mục Vincent Cao Nhật Trung, vì người giả mạo cụ đã khiến cho Giáo dân thất vọng đâm ra không còn ý chí xây dựng họ Đạo.

- Cũng may còn Stephen Đoàn Ngọc Mỹ, Giáo xứ này mới không bị "tan hàng".

- Bố đã từng gặp cậu ấy chưa?
- Chưa con.

- Cha Thành lắc, lắc cái ly nước đã lạt đi vì nước đá tan ra.

Một người thương binh già chống nạng đi về phía họ.

Cha Thành cảm thấy quen quen, nhưng nhất thời không nhớ ra tên của người này.

- Coi chừng cái hố trước mặt kìa!

Trước mặt hai người là một cái hố cạn queo, bất cẩn sảy chân té chắc đau lắm đa.

Nói rồi, người thương binh già lầm lũi bỏ đi một hơi sang bờ bên kia, chắc để trông coi luống mía cao nghệu.

oOo
- Các văn, thi, nhạc, họa sĩ của miền Nam Việt Nam trước năm 75 luôn tôn trọng những tác phẩm cũ của Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Lưu Hữu Phước,...!và rất nhiều tác giả Việt Bắc khác.

Không ai chơi tiểu nhân đến độ vì ghét quan điểm sống, tánh nết và tư tưởng chính trị của người đó mà đi dìm tác phẩm của họ.

Thành thử ra nền nghệ thuật ở đây đã phát triển rực rỡ và huy hoàng, quanh năm suốt tháng đều có tác phẩm nghe - nhìn - đọc hay để thưởng lãm và tranh luận về nó.

Rồi sau năm 75, chính những người mà giới phê bình nghệ thuật và văn chương miền Nam đã từng châm chước, rộng lòng đón nhận tác phẩm của họ lại đi phỉ nhổ nền nghệ thuật miền Nam.

Khứa thì nói nhạc Vàng là "phản động, ủy mị", khứa thì đòi cấm hết các loại hình nghệ thuật của miền Nam.

Và anh thấy sự thật ra sao?
Phan Hoài Việt góp lời:
- Người ta viết rất rõ ràng trên trang bìa hoặc phần lời dẫn: "Thân thế, Tác phẩm, Cuộc đời và Sự nghiệp", thì mới dây qua phần quan điểm sống, tánh nết và tư tưởng chính trị của tác giả, có thể dựa theo góc nhìn của người viết hoặc chính miệng tác giả ấy phát biểu và người viết nghe sao thì chép lại y vậy.

Còn nếu người ta chỉ ghi: "Phê bình tác phẩm và tác giả", thì chẳng ai nói tới mấy mục riêng tư ở trên làm gì.

Rồi anh thầy rủ rê hai người bạn đi một vòng thành phố Bến Tre.

Từ Ba Tri về đó gần xịch, chưa ngắm cảnh vật đã mắt là đã tới nơi.

Tuyết mời hai người ăn một "chầu" Jollibee ở kế bên rạp chiếu phim; nhân đó anh kể rạp chiếu phim đầu tiên ở Kiến Hòa không phải chỗ này mà là trên một con phố có tầm nhìn hướng ra con sông Ba Lai đục ngầu phù sa, nhưng đã bị đóng cửa sau năm 75 và tòa nhà lầu đó đã trở nên điêu tàn, để lát nữa anh chỉ đường cho họ tới coi.

Ăn uống xong, y như lời đã hứa, Tuyết chỉ đường cho anh thầy đi.

Từ ngã tư của con phố này nếu chạy thẳng hoài sẽ gặp hồ Trúc Giang, một khu công viên hãy còn khá trong lành và rợp bóng cổ thụ, hồi trước ở trong hồ còn có trò đạp vịt đôi nhưng đã dẹp từ cách đây gần hoặc hơn mười năm về trước.

Người dân sống ở hai bên đường chủ yếu bán đồ nghề, vật liệu xây dựng như keo, bột đắp,..., đồ thờ cúng, tranh ảnh - tượng Phật Giáo và Thần Tài - Ông Địa, có nơi còn bán cả tủ Thần Tài - Ông Địa và bộ tam sên; Thương Hận thích thú reo lên khi thấy bên kia đường có bán nhạc cụ các loại, anh nói lát nữa sẽ tới đó hỏi thăm giá cả cây đàn guitar treo trên vách ngoài của cửa hàng.

- Chỗ đó đó.

Trước năm 75 đây là một "thương xá" mini, ba tôi hay kể ba và mấy đứa bạn thường vô đây coi phim, có lúc không có tiền thì rình rình "coi cọp".

Thương Hận ngước nhìn tòa nhà có kiến trúc xa xưa mà cảm thán buông lời:
- Vật đổi sao dời thiệt há anh Tuyết?
- Ở đây có chỗ gởi xe không Tuyết?
- Không.

Có lẽ gởi nhờ siêu thị thôi.

- Anh còn muốn mua guitar không anh Tư?
- Thôi, để dịp khác đi.

Đậu đây áng lối đi chung mất.

Tuyết lại mời hai người bạn đi mua trà sữa uống trước khi trở về Ba Tri.

Anh gọi điện hỏi người ông nuôi có muốn ăn gì không, thì ông nhờ mua giùm bịch bún riêu ở "đường mới".

Trên đường về, gã điên chợt trải lòng:
- Tôi thương cái lối nói chuyện của cụ Petrus Ký vô cùng.

Giờ mấy ai ở cái xứ này trong cái thời này có được cách nói chuyện vừa duyên dáng, vừa nho nhã, vừa bặt thiệp, lại đầy ắp sự học thức và khiêm nhu như cụ.

Cụ làm cho người ta nể phục và kính trọng vì học vấn uyên bác và đức hạnh, chứ chẳng phải nhờ "biệt tài" chửi hay hơn hát như mấy "giang hồ mạng" bây giờ.

Thương Hận hỏi:
- Anh nghĩ sao về hai chữ "Vl"?
- Hai cái chữ "Vl" ấy à? Tôi nghĩ sao hả?
Sau một hồi tự cười một mình, người bạn điên của chàng nhạc sĩ đáp:
- Nếu người thường xuyên xài hai cái chữ này là phái nữ thì tôi nghĩ người này nên đi khám phụ khoa; còn nếu là phái nam thì nên đi khám thần kinh, bởi nam giới làm gì có thứ đó mà suốt ngày vãi ra.

- Còn "Đú trend"?
- "Đú trend"? Tại sao không thể nói là "làm theo/bắt kịp/theo đuổi/nắm bắt khuynh hướng mới"? Chữ "Đú" thường đi kèm với chữ "Đởn", và chữ này mang hàm nghĩa đánh giá ai đó là đồ mất nết, mang tính khinh miệt, coi thường nhân cách của họ hoặc ngấm ngầm mỉa mai những kẻ khoái bắt chước và ăn theo người khác mà không chịu suy nghĩ thấu tình đạt lý và chu toàn, ví dụ như: "Tao mới mua cái đầm Chanel, con nhỏ đó bày đặt đú đởn mua cái đầm Quảng Đông giống y hệt cái đầm mắc tiền của tao, làm tao bị người ta nói xài đồ giả.

"Còn mất nết và khinh miệt là, "Bà đó già rồi mà còn đú đởn đi nhảy đầm với trai trẻ."
Phan Hoài Việt góp lời:
- Hai chữ "Phành phạch" vốn là một chữ tượng thanh trong sáng, qua cái miệng của giới "truyền giáo mạng xã hội" thì nó bị chuyển thành cái nghĩa tục tĩu và gây hài vô duyên.

Gã điên bật cười khanh khách, rồi đỡ trán mà phát biểu:
- Canh tân tiếng Việt là làm cho nó thêm giàu đẹp và rõ nghĩa, chứ không phải là biến nó thành những câu gây hài vô duyên, dung tục và nửa Tây - nửa Ta, nửa Hán - nửa Việt như bây giờ đâu.

Hồi trước thì nằng nặc đòi thuần Việt hết, giờ lại xài thứ chữ ba rọi.

Giọng nói của Thương Hận đượm buồn:
- Không biết cụ Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Huỳnh Tịnh Của, Vương Hồng Sển, Ngọc Thứ Lang, Bùi Giáng, Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Văn Vĩnh,...!nhìn thấy nền khoa giáo Nước Nhà hiện nay sẽ có cảm tưởng gì ha?
Anh bạn điên của Thương Hận bỗng cất giọng hỏi:
- Anh biết tại sao tôi phải giới thiệu sách và tài liệu của các cụ không?
Hai người kia lắc đầu.

- Bởi vì tôi không muốn nhìn thấy công sức gầy dựng nền văn học - khoa giáo Nước Nhà của từng cụ bị trôi vào quên lãng.

Thương Hận lại hỏi:
- Còn chữ "Rặc"?
- Chữ "Rặc" thường đi với chữ "Rằng" thành chữ "Rằng rặc", mang hàm nghĩa tương tự chữ "Dai dẳng"; có câu thành ngữ "Dông như rặc" với ngụ ý sự việc dằng dai, khó chấm dứt.

- "Dông" hay "Giông" anh?
- Chữ "Dông" hay "Giông" thì ở diễn đàn tôi từng tham gia có đề cập tới.

"Dông" mới đúng.

Trước đây có một thành viên từng chia sẻ bài viết chứng minh chữ "Dông tố" này đã xuất hiện trong sách vở cổ: "Đại Nam Quấc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Của Paulus, trang 243 (1895), "Việt Nam tự điển" của "Hội Khai Trí Tiến Đức", trang 156 (1954), "Việt Nam tự điển" của Lê Văn Đức, trang 377 (1970), "Việt ngữ chánh tả tự vị" của Lê Ngọc Trụ, trang 177 (1959), "Tự vị chính tả" của Lê Văn Hòe, trang 153 (1953).

Đây là công sức tìm kiếm và sưu tầm của người đăng bài viết, không có cái gì thuộc về tôi trong lược dẫn trên.

Phan Hoài Việt cười hỏi:
- Anh viết văn theo kiểu nào?
- Tôi thích ý kiến nên sử dụng và thông thạo tiếng của ba miền khi hành văn của cụ Vương Hồng Sển.

Trong hội thoại của nhân vật, để làm rõ tính cách và xuất thân của người đó, anh viết sai chánh tả và sử dụng nhiều tiếng địa phương đặc thù không có sao hết.

Còn về kiểu, tôi nghĩ là tạp văn.

Thương Hận đùa:
- Anh viết giọng Quảng Nam được không?
- Tiếng Quảng Nam thì tôi chạy.

Hồi đó, trong diễn đàn có người đăng một đoạn văn rặt giọng "Quảng Nôm".

Tôi xin trích dẫn vài câu: "Ông thứ nhứt trồi lên núa: Chu cha, xe teng tới bây.

Ông thứ hưa nhổm lên, ngó cái, núa, "Núa ngu ngu rứa ông, cái ni là thiết giốp chứ xe teng chi." Ông thứ ba chồm lên cua, núa, "Bậy mi, hai thèng mi ngu lâu dốt bền khó đồ tộ.

Cứa ni núa một cách khoa hạc hén là xe bạc thếp, nghe chưa, teng giốp chi đây?"
- "Xe bạc thếp" là cái chi rứa?
- Xe bọc thép.

- Còn "teng, giốp"? Tiếng Pháp hả?
- "Tăng, giáp".

- Trời!
Đến lượt Phan Hoài Việt hỏi gã điên:
- "Săm", "Lốp" từ đâu ra hả anh?
- Từ tiếng Pháp chứ đâu? Nói cụ thể như "Lốp" là từ "Envelope", "Săm" là từ "Chambre à air", "Vít" là từ "Vis", "Long ̣đền" hay còn gọi là "Rông đen" là từ "Rondelle", "Bù-loong" là từ "Boulon", "Xe ben" là từ "Benne", "Xe goòng" là từ "Wagon", "Xe bù-ệt" là từ "Broutte",...!
Một tin nhắn từ anh Ba Hói đã cắt ngang phần trình bày của gã điên.

Anh thở dài mà nói:
- Chiều nay tôi phải về Sài Gòn đặng ghé tòa soạn giải quyết cho xong một số chuyện, hai anh ở lại ăn cơm với ông tôi vui nghen?
Thương Hận lo âu nói:
- Anh cũng bảo trọng đó Tuyết.

Giờ anh với tôi...!
- Trước giờ tôi đi thuyền độc mộc, không có chung xuồng với ai đâu.

Mãi tới mười giờ đêm, Tuyết mới gói ghém hành lý xong xuôi và nhờ anh thầy chở mình ra quán cà-phê kiêm bến xe "lục bình" để đợi xe đò tới rước.

Chàng nhạc sĩ và cựu luật sư cũng đi theo tiễn chân.

- Thượng lộ bình an nghen mày.

Cần giúp đỡ về mặt pháp luật thì hú tao một tiếng, tao sẽ có mặt liền.

- Ông già Ba Tri đưa mắt nhìn lên ngọn của cây dừa già mọc ngay khúc quanh dẫn ra đường cái mà ngậm ngùi nói.

Gã điên bắt tay từng người và nói lời chào tạm biệt trước lúc vô quán cà-phê ngồi đợi.

Lấy cớ khát nước, ông già Ba Tri mua ba ly cà-phê rồi dúi vào tay đứa cháu nuôi ít tiền.

Thấy anh bạn "Kiếp cầm ca" buồn hiu, người thầy sa cơ lỡ vận bèn mời anh ta đi ăn lẩu cháo cua đồng và hột vịt lộn tại một nhà hàng tọa lạc giữa bốn bề minh mông rừng dừa.

Đương nhiên không quên "nài theo" ông già Ba Tri nửa đời chinh chiến với cái Ác.

Trước lúc ghé nhà hàng, ông già Ba Tri ngỏ lời mong được ghé Cầu Bắc.

Anh thầy bèn chiều ý.

Trên đường tới đó, ông già Ba Tri kể:
- Ông Hai Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã từng nói với bà con rằng, bốn cái cồn: Long - Lân - Qui - Phụng sanh ra để bảo vệ xứ này.

Địa linh nhân kiệt cũng có, mà tai ương nghiệt ngã cũng có.

Ông Hai đã từng nói đất ở cồn Phụng rất tốt nên mới chọn đây làm địa điểm tu tập; nhưng rốt cuộc phong thủy tốt cũng không thể chống lại Ý Trời.

Hai người trẻ im lặng đợi ông nói tiếp.

- Biết tại sao lại gọi là Rạch Miễu không?
Hai người lắc đầu:
- Trước đây ở Cầu Bắc, Tân Thạch, có dựng một cái miễu cúng cô hồn vất vưởng bên con rạch nằm gần nhánh sông lớn, từ đó người ta mới ghép chữ Rạch với chữ Miễu thành Rạch Miễu.

Sau năm 75, cái miễu bị bứng đi, nhưng tập tục đặt mâm cúng cô hồn trên cái bè nhỏ tự chế vẫn còn được rất nhiều người dân địa phương làm.

Thương Hận thắc mắc:
- Trong đình Tân Thạch thờ những ai hả ông?
- Hãy tìm những tài liệu trước năm 1975 để có được câu trả lời tương đối chính xác nhất.

Điển hình như cuốn "Kiến Hòa - Xưa và nay" của Huỳnh Minh; ông này đã từng nói chuyện với vua Thành Thái và được ngài đề tặng một bản lưu bút.

Rồi chuyện giúp vua Gia Long phục Quốc thì ở cuốn "Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam" của Nguyễn Duy Oanh; có nhiều giai thoại hay lắm.

Vì Phan Hoài Việt chọn đi đường "lộ mới" nên chàng nhạc sĩ nguyên quán Tháp Mười có dịp nhìn con sông Tiền Giang phân ranh giữa Mỹ Tho và Kiến Hòa, những cái cồn cát nằm rải rác trên sông cưu mang không biết bao nhiêu gia đình sống đời bềnh bồng như nước.

Về khuya, nơi này buồn khôn tả, lác đác vài chiếc xe gắn máy hay xe đạp chạy ngang qua, thảng hoặc mới có mấy chiếc xe bốn bánh; trước đây, để né phí công lộ, nhiều xe bốn bánh chọn con đường vườn này, sau họ thấy vậy nên đã đặt luôn một trạm thu phí qua cầu Rạch Miễu ở ngay đầu đường.

- Tiễn Phật phải tiễn tới Tây Phương.

Tôi ghét đứa nào chỉ mà còn bày đặt chỉ ba mứa, ậm ờ lắm.

Thương Hận cười hỏi:
- Bởi vậy nên ông mới thương anh Tuyết phải hôn?
Nhưng ông già Ba Tri không đáp, chỉ đăm đăm nhìn bãi bồi bên kia.

Một đỗi sau, nói lảng sang chuyện khác:
- Có một giai thoại về Bùi Giáng rất vui, rằng một người quen hỏi cụ sao lại rời dưỡng trí viện Biên Hòa sớm vậy, thì cụ cười nói, "Mình vô đó rồi mới biết cái điên của mình là cái điên nhí, còn nhiều người điên vĩ đại, điên thánh nhân, điên hiền triết hơn mình nữa, nên mình thấy hổ thẹn mà phải nhường chỗ cho những bậc to tát đó." Thành thử ra, chẳng ai hiểu cụ điên thiệt hay là giả bộ điên nữa.

Người Tăng sĩ có pháp danh Thanh Tụê, say mê tác phẩm của ông bạn nói giọng Quảng Nam với câu cửa miệng "Vui thôi mà" tới nỗi đã ưu ái phát hành tác phẩm của bạn trước những văn - thi nhân khác như Nguyễn Đình Toàn, Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hoàng Chương,...Ông là giám đốc nhà xuất bản "An Tiêm".

Phan Hoài Việt hỏi:
- Đọc những chuyện như vầy ở đâu vậy ông?
- Sách "Tưởng niệm Bùi Giáng" của Hợp Lưu.

Rồi bỗng dưng ông chủ đề:
- Mấy đứa biết tại sao thằng Tuyết lại ghét chửi thề, nói tục như vậy không?
Hai người kia hào hứng giục ông giải thích.

Ông già gãi cằm cười khà khà:
- Lát ghé quán uống vài ve rồi thư thư tôi kể đầu đuôi ngọn ngành cho nghe...!
...!
Bữa nay Thương Hận ghé nhà người kép hát già một mình.

Anh đem lên vài món thổ sản Đồng Tháp như hạt sen tươi đã lể sẵn, trà tim sen, bánh phồng tôm Sa Giang và nem Lai Vung.

Ông cụ mừng hết nấc, thiếu điều muốn ẵm anh vô nhà luôn.

Anh sợ cụ vấp té thì khốn nên la hoảng lên, "Từ từ thôi cụ."
Sẵn có dì Tư bán cá, tôm đi ngang qua.

Ông cụ ngoắc vô và biểu dì lựa cho ông một ký tôm càng ngon.

Nhìn gương mặt của dì Tư trong lúc mần tôm một lát, ông cụ quay qua cười với Thương Hận:
- Dân ở xứ dừa có câu nói cửa miệng, "Cái mặt mày y chang ông Phan Thanh Giản uống thuốc độc", để miêu tả vẻ mặt khó ưa hay nhăn nhó của ai đó.

Tưởng đang chê mình nên dì Tư phân bua:
- Dạ, nắng quá nên mặt con nhăn chớ hổng phải con than cực đâu cụ.

- Chê bây hồi nào? Đứa trai này từ Đồng Tháp lên chơi, tao kể cho nó nghe về tuồng tích xứ mình thôi mà.

Dì Tư cười ngỏn nghẻn, rồi cắm cúi mần tôm tiếp.

- Sau năm 75, ngôi trường mang tên đại thần Phan Thanh Giản bị thay thế bằng tên của một cha nội ất ơ nào đó, người dân cự riết nên rốt cuộc cái tên của người đại thần vị quốc vong thân ấy được trở về đơn vị cũ.

Đợi chừng mười lăm phút nữa, mớ tôm càng của cụ đã được mần xong, giờ chỉ việc đem xuống sàn nước rửa lại với nước và muối.

Cụ gởi cho dì Tư thêm ít tiền, không nhiều nhặn gì nhưng đây là tất cả tấm lòng của cụ.

Dì Tư mừng rơn, rồi cảm ơn người kép hát già rối rít trước khi quảy quang gánh lên vai mà đi bán dạo tiếp.

Thương Hận xin phép được rửa tôm giùm ông cụ.

Còn cụ lo mồi lửa than miểng gáo để nướng tôm và bánh phồng.

Trời đã xế chiều, nắng vàng rực rỡ trên không trung xanh ngắt điểm vài chấm mây trắng muôn hình vạn trạng.

Gió đang khảy đàn bên lũy tre xanh rì, âm thanh réo rắt đó nghe hay khôn cùng.

Có lẽ tức cảnh sinh tình, ông cụ hỏi:
- Con ca cải lương cho cụ nghe được hôn?
Thương Hận bặm môi, rồi trả lời:
- Con...!con không biết cách bắt nhịp, lấy hơi và luyến láy sao cho đúng...!
- Ca đại đi con...!Sai tới đâu, cụ sửa tới đó cho...!
- Dạ, vậy cụ muốn con ca bài chi?
- "Dạ cổ hoài lang" của thầy Sáu Lầu.

Thương Hận run giọng hát bản tân cổ bất hủ ấy.

Những đoạn ca "thường" thì anh trình bày rất hay, nhưng tới chừng vô cải lương là giọng hát xuống sắc còn hơn xe hơi trợt trên đèo Hải Vân.

- Con không thể ca cải lương - hát vọng cổ được...!
- Con...!con xin lỗi cụ...!
Cụ già nói mà như mếu:
- Cụ cũng sắp xuống lỗ rồi, giờ chỉ mong kiếm được một "đồ nhi" đặng truyền lại nghề này, mà sao khó quá...!
Thương Hận hỏi người kép hát già lý do gì đã khiến cụ không "tuyển sinh".

- Đưa cải lương cho tụi nó, rồi tụi nó remix lại thành "cãi lộn", cụ không thể chịu đựng được đa.

Rồi cụ uất ức kể về một kẻ "phản đồ" đã phá nát cải lương và biến nó thành mớ nhạc gây hài vô duyên và nhạt nhẽo.

Mỗi bận nhìn thấy khứa đó trên đài, cụ hận tới nỗi mấy lần xém đau tim mà chết.

- Con muốn nghe lại một vở tuồng của cụ...!
- Được.

"Con Năm ở miệt trên là bà con lối xóm với tui.

Tánh tình nó bải buôi, dễ dãi; thằng nào liếc mắt đưa tình với nó là nó cười mủm mỉm liền, chẳng chịu suy xét coi đó là lời đầu môi chót lưỡi hay là lời của tâm can thốt ra.

Bởi vậy nên nó mới dính bầu, bầu với khứa nào thì thú thiệt tui hổng biết.

Mà nó giấu cái bầu sao cũng hay thiệt là hay.

Tới chừng đứa nhỏ bảy tháng cái bụng nó mới chịu nhô lên một khúc, thành thử ra thím Tư Hào hổng thể nào bắt nó hủy được.

Chỉ chửi nó dữ lắm, nói không phải ba xạo chớ chỉ chửi mà tui ở cách nhà chỉ mấy căn mà còn nghe lồng lộng; tui là đờn ông mà còn sợ, huống hồ chi con Năm đang bụng mang dạ chửi, chắc nó rầu thúi ruột thúi gan dữ lắm đa.

Mình phận không con mà, thấy vậy kiềm lòng không đặng mới qua nhà khuyên lơn chỉ, rồi Trời khiến sao lại đi thề thốt sẽ nhận đứa nhỏ này làm con nuôi với gia đình chỉ.

Mèn đét ơi! Về nhà con vợ tui nó chửi tui um trời, nó biểu ông tăng hăng tó hó với con Năm phải hôn, tui trả lời nhỏ xíu, "Đâu có đâu mình ơi, tại tui thấy nó lỡ dại, với lại hai đứa mình không con nên tui muốn nhận đứa nhỏ làm con cho vui cửa vui nhà." Bả giận bả hứ mấy tiếng, rồi cũng xuôi xị nghe theo lời tui.

Hai đứa tui ngóng chừng non nửa tháng, thì chỉ chạy qua thông báo cho hai đứa hay rằng con chỉ sinh đôi, một cặp Long - Phụng hòa minh.

Trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Đã một đứa là nuôi muốn chết rồi, nay "quất" thêm đứa nữa hai vợ chồng tui lấy gì mà ăn đây? Nhưng con vợ tui, người hồi đầu chửi tui là cái thứ ba xàm ba láp đi quơ con bá tánh về nuôi, lại rất đỗi vui mừng trước cái tin "sét giữa trời quang" này.

Bả nói bả xí đứa gái, còn con trai lì lắm hổng ham, biểu tui nuôi đi.

Cái miệng của bả chê đứa trai dữ lắm, tới chừng thấy mặt thằng nhỏ lại không cho tui rờ vô, biểu tay chân ông không mềm mại như tui, lỡ làm nó xước da trầy thịt thì sao? Vậy là bả xí luôn hai đứa, tui bị xí phần giặt tã và coi chừng nó trông lúc bả xuống bếp nấu cơm, pha sữa...!
Sau một tràng pháo tay, Thương Hận hỏi:
- Đây là tuồng gì vậy ông?
- "Ơn nghĩa dưỡng dục", kể về hai anh em không cha được hai vợ chồng nông dân nghèo nhận nuôi; về sau hai đứa thành tài, cha ruột tính dựa hơi, hai đứa một mực khước từ, nhưng vì nghe theo lời dạy của ba má nuôi nên đã nhận lại cha ruột và cấp dưỡng cho ông ta cho tới ngày ông ta lìa đời vì biến chứng của căn bệnh lậu.

Rồi người kép hát già bật khóc:
- Cụ đợi hoài đợi mãi mà chưa tìm thấy "đồ nhi" để trao lại mấy tập kịch bản này.

Toàn bọn hám danh học đòi cải lương để nâng cao khả năng diễu hài của chúng, chớ chẳng có đứa nào chịu coi trọng và muốn giữ gìn cải lương hết.

Vừa lấy que sắt cời miểng gáo, cụ vừa ca:
"Con ơi...!
Ba đã từng nghe ông bà xưa hay nói:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con ớ...!hơ..."
Tuy cha ruột hai con tệ bạc thiệt
Nhưng dù gì cũng là người đã cho các con hình vóc này
Nay vì ba, vì má mà cho ông ta một cơ hội nghe các con?"
"Nói tới đây, ông Sáu nước mắt nước mũi chảy choàm ngoàm
Ổng ngó sang người bạn đời tri kỷ, nay đã nằm liệt giường vì chứng thương hàn, mà hỏi nhỏ...!ớ...!
"Mình thấy sao mình?"
Bà Sáu xúc động quá chừng, nên nhứt thời không trả lời được câu hỏi của chồng, chỉ biết gật đầu lia lịa...!ớ...!hơ..."
- Ai...!ai mới vừa ngẫu hứng ca vậy? - Nói đoạn, người kép hát già xô ghế đứng dậy, rồi chạy tốc ra ngoài lộ ngó dáo dác.

- Từ từ thôi cụ!
Cụ lay lay vai người cháu nhỏ:
- Hồi nãy con cũng nghe phải hôn? Phải hôn?
Thương Hận vuốt lưng cụ trấn an:
- Dạ...!Dạ phải...!Cụ ơi, bình tĩnh lại cụ ơi...!
Cụ đưa mắt ngó dáo dác, miệng kêu hoảng:
- Người đâu rồi? "Đồ nhi" của tôi đâu rồi?
- Con đây thưa thầy.

Cụ mừng rỡ chạy lại nắm tay dẫn người thanh niên mặc bận lịch sự và mang giày hiệu "Adidas" xanh lơ, tay xách một cái giỏ nhựa màu lam nặng trĩu.

- Học cải lương giùm cụ nghen con? Nghen con?
- Dạ...!
- Con ca hay quá, có thua gì anh Thành Được đâu.

Đó là một gương mặt xém chút nữa đã trở thành diễn viên hài nổi tiếng, nhưng sau một biến cố tình trường, anh ta đã trở về với con người thật của mình, nên bữa nay mới có mặt ở nhà người kép hát già sắp sửa tròn trăm để tầm sư học đạo.

- Ủa? Anh thường hay đóng hài chung với mấy người nổi tiếng đây mà.

Người trai ấy bẽn lẽn cười, rồi cũng phụ họa lại:
- Anh Thương Hận đây mà.

Cụ già hớn hở bật bản "Tân cổ: Yêu" do Thành Được và Út Bạch Lan ca.

Ca - nhạc sĩ Trần Thiện Thanh - Nhật Trường góp mặt trong vở tân cổ này bằng phần trình bày bài "Yêu" của mình.

Rồi mời "đồ nhi" thử song ca với mình.

Sau khi nghe xong, người trai đó hát lại theo giọng văn của mình.

Một già, một trẻ đối đáp rất hay và mùi mẫn.

Rồi bắt Thương Hận đóng vai Nhật Trường mà ca bài "Yêu" của bác.

Biểu diễn cho sư phụ coi xong, người trai đó nhỏ giọng thưa:
- Con có mua con gà luộc, trái cây và ít bánh kẹo về làm mâm cúng Tổ.

- Thật tâm vì cải lương nghen con? "Một lời nói, một đọi máu", huống chi là lời thề với Tổ.

Người trai giơ tay phát thệ.

Thương Hận giúp anh ta bày mâm cúng trước bàn thờ Tổ; nơi này được đặt ở nhà sau, trên thờ những người thầy dạy cải lương cho ông cụ.

Vừa đốt nhang cúng Tổ, người kép hát già sụt sùi khóc.

Làm xong hết thảy, cụ quay qua nhìn hai người mà ôn tồn tâm sự:
- Không phải là cụ ghét ca cải lương hài, mà là cụ ghét mấy đứa chế lời tục tĩu rồi gắn vô làn điệu cải lương, chứ diễu hài bằng cải lương thì anh Văn Chung, anh Văn Hường,...!làm hoài chứ gì, có sao đâu.

Thương Hận thưa:
- Cái gì cũng một vừa hay phải thôi cụ hén?
Người kép hát già cười mà hai hàng lệ rơi:
- Phải.

oOo
- Đã đổi ổ khóa rồi cậu.

Đặng Xương Tuyết trầm giọng:
- Con sẽ đi.

Con không muốn gây liên lụy gia đình cụ.

- Con không cần đi đâu hết.

Cái Ác có đất sống là nhờ sự ươn hèn và quỵ lụy của đám đông; mình càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới.

Vừa nói dứt câu, cụ ông trao chùm chìa khóa mới làm cho người khách trọ "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi".

- Tuyết có bao giờ tan không con?
- Còn tùy chỗ nữa cụ.

Ở trên Hy Mã Lạp Sơn, Nam và Bắc Cực,...!hiện giờ chúng không bao giờ tan.

- Đã có bốn bút nô chết trong vụ này rồi.

Cả người thân của chúng cũng đã bị thiệt mạng.

Gã điên cắn móng tay bên ngón phải.

- Thằng mất dạy nhà cụ sẽ là đứa thứ năm.

Nó vừa ngu vừa hỗn vừa hám gái vừa nghiện đỏ đen; sách vở bút nghiên không chuyên cần, suốt ngày cắm đầu đi làm chó săn cho lũ đó.

- Con không thể nào giúp cho cậu ta được, thành thật xin lỗi cụ.

- Cụ biết, nó gieo Nhân xấu thì phải lãnh Quả Báo, nhưng bây giờ nhỏ cháu của cụ đâu có báo đời như nó mà lại bị Cộng Nghiệp chung.

Nó méc với cụ rằng, hồi hôm bữa suýt nữa thì...!
Kể tới đây, ông cụ chủ nhà ầng ậc nước mắt, tiếng khóc tức tưởi và đau đớn tột cùng của cụ đã khiến gã điên mủi lòng khóc theo.

- Thôi được, con sẽ ráng hết sức giúp cụ,
...!
Lạc Tương Giang ngạc nhiên khi thấy người ký giả trung niên liên lạc với mình.

Hai người hẹn nhau xuống Kiến Hòa nói chuyện ở trong nhà của ông già Ba Tri.

Người thầy của tổng thống Khánh ngỏ lời chở gã điên đi.

Đúng boong mười giờ sáng, Lạc Tương Giang đã đậu xe trước con hẻm dẫn vào ngôi nhà mà gã điên đang ở trọ, cụ có mua cho mình và anh bạn trẻ mỗi người một gói bánh tằm bì và một ly cà-phê đen thật đắng.

Đợi lên xa lộ rồi, Tuyết mới nói:
- Cháu trai chủ nhà mà con đang ở là một tên bút nô.

- Đang bị đe dọa tính mạng hả con?
- Dạ phải.

- Nó liên quan ra răng trong vụ án của Anton Nhân?
- Dạ, nó là cái đứa chửi và vu khống Anton Nhân nhiều nhất trong bọn.

- Ăn bao nhiêu tiền mà đặt điều giỏi rứa? Học lớp mấy rồi?
- Rớt lớp Mười hai rồi cụ.

- Tức là ở lại lớp Mười hai?
- Dạ.

- Ôi chu choa mạ ơi!
- Hình như nó có đi chơi với đám đó nên mới bị dọa giết.

Em gái của nó xém chút nữa là bị...!bề hội đồng.

Lạc Tương Giang nhờ anh bạn trẻ liên lạc với gia đình thằng nhỏ đó.

Anh mở loa lớn nên hai ông già có thể trò chuyện thoải mái với nhau.

Sau hơn nửa tiếng vấn đáp, cụ ông chốt hạ một câu:
- Làm ơn kêu cảnh sát bắt nó giùm tôi.

Cứ nói nó bị nghi ngờ là đối tượng trong đường dây vận chuyển hàng lậu, gia đình chúng tôi xin thề sẽ không làm khó làm dễ tổng thống Khánh hay thưa kiện ra tòa án quốc tế.

Nó mà không bị bắt, cháu gái tôi sẽ bị người ta hãm hại.

Lạc Tương Giang đã ghi âm lại cuộc trò chuyện nên cụ không sợ họ lật lộng mấy.

Sau khi dặn dò gia đình ông bạn già, cụ nhờ anh bạn trẻ tắt máy và đưa điện thoại của mình cho cậu ta và nói:
- Con gọi thằng Khánh giùm cụ.

Sau khi nghe tiếng của học trò, người cố vấn già tuôn một lèo.

Hác Đăng Khánh liên tục ngắt lời và cười khổ, "Trời ơi, thầy ơi, nói từ từ thôi thầy ơi, con hổng hiểu chi rứa." Tới khúc gần ngã ba Cây Quéo, cuộc trò chuyện giữa hai người mới kết thúc.

Sẵn thấy bên đường có cây xăng, cụ bèn ghé vô đổ thêm xăng và xin cho hai cụ cháu đi nhờ nhà vệ sinh.

Lối chừng hai giờ chiều, hai người về tới Mỹ Tho, còn cách cầu Rạch Miễu khoảng bảy, tám cây số, anh bạn trẻ mời ông một bữa hủ tíu Nam Vang - Phnôm Pênh ở quán cô Ba Lụa.

- Sao tới Mỹ Tho không ăn hủ tíu Mỹ Tho mà ăn hủ tíu gốc Cao Miên?
- Dạ, bữa ni gia đình chú Tư đi Châu Đốc chơi rồi, mà quán hủ tíu Mỹ Tho nào bán ngon con không rành mấy nên không dám dẫn cụ đi ăn.

- Tau bẹo mi thôi.

Răng mi hoảng rứa?
- Chứ quán cơm gà Chí Thành thì con ăn hoài nên bận về con mời cụ.

Giá tuy hơi cao, nhưng ăn ngon lắm, rất đáng đồng tiền bát gạo.

- "Nam Vang" là lấy từ "Phnôm Pênh".

Cũng lâu rồi cụ chưa ăn lại món này, thường thì cụ ăn bún sợi nhỏ, cháo tôm khoai môn và bánh canh bột lọc.

Đón chào hai người khách phong trần là bản nhạc rất hiếm ai biết của nhạc sĩ Anh Việt Thu mang tên "Lời phủ dụ từ tâm" do Thái Thanh trình bày, một bài ca tuyệt đẹp đến từ trái tim người trai đất Mỹ Tho hiền hòa.

Bài hát này nằm trong băng nhạc "Đồng Dao - Bóng mát Việt Nam":
"Ta cố quên đi dòng suối, bọt biển
Phiêu du lờ đờ trong cơn mưa đầu mùa
Trời Thu ảm đạm, hạt ở trên non
Trời Thu mây ngàn, hạt ở đầu gành..."
- Trời, Tuyết...!Lâu quá mới ghé thăm tao nghen? Ông mày hả con?
- Dạ, thưa cậu Sáu, con mới về...!Còn đây là...!
- Tôi là độc giả của cháu nó.

Nay nhân cái chân bớt nhức nên hẹn nó làm một cuộc "Hành trình trên đất phù sa" như nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết.

Cậu Sáu mời đứa cháu và ông độc giả mỗi người một ly cà-phê đen đá và một dĩa thèo lèo - c*t chuột.

Ông già Thần Kinh cười cái khì khi nghe thấy cái tên ngồ ngộ, rồi vui giọng bình phẩm:
- Lấy tên "C*t chuột" rồi sao dịch sang tiếng Anh đây trời?
- Cũng như kẹo cu-đơ Hà Tĩnh vậy.

Cậu Sáu cười rổn rảng:
- Người mình là vậy đó bác.

Thấy nó đen thui thì kêu c*t chuột, chớ nó cũng có cái tên mỹ miều lắm chớ.

- Là chi cậu?
- Kẹo mè đen.

Biết ông bạn lớn tuổi đây là người Cố Đô, cậu Sáu bèn bật bản "Mô, tê, răng, rứa" do "Tam ca Đông Phương" trình bày.

Lạc Tương Giang phì cười:
- Bài này chắc chỉ có người Huế mới nghe rõ lời thôi.

- Nhạc sĩ là người Huế rặt mà bác.

- Cậm hèn chi hắn viết giỏi a rứa thê!
- Rồi, mời bác đây ăn hủ tíu với nó.

Cô Sáu đặt hai tượng hủ tíu và hai chén xí quách đầy ụ xuống bàn.

Rồi quay lưng đi lại quầy với một nụ cười chân chất Mỹ Tho.

oOo
Cụ Chủ Nhà đãi đằng gã điên và ba người bạn ở chung nhà một bữa buffet thịnh soạn.

Thằng cháu trời đánh thánh đâm đã được vô trại giáo dưỡng "giũa" lại nhân cách và nhận thức, mỗi tuần gia đình sẽ lên thăm nuôi một lần.

Vì đây là chỗ sang trọng nên cụ ông khuyên họ nên mặc âu phục và thắt cà-vạt, đi giày da cho hợp lễ.

Gã điên chỉ có một bộ âu phục cũ mèm nên ba người bạn sống chung nhà hùn tiền mua cho anh một bộ đồ và đôi giày da mới, và đùa rằng sinh nhật năm sau khỏi có quà.

Nghe thấy bản nhạc "Summertime" do Perry Como trình bày, Tào Việt Bân nhớ tới người mẹ quanh năm cặm cụi làm hãng để có tiền trang trải cuộc sống cho gia đình.

Hồi còn trẻ, bà là một cầm thủ chơi dương cầm rất giỏi, nhưng vì thời cuộc nên phải từ bỏ ước mơ.

Nghĩ đến đây, cậu len lén lau nước mắt.

Song đã bị người bạn thân da ngăm bắt gặp, anh ta đưa cho cậu một gói khăn giấy thơm.

- Con ăn lẩu được không Tuyết?
- Rất xin lỗi cụ, nhưng con không quen ăn chung, chấm chung với ai.

- Trời, có sao đâu con.

Hổng có chuyện gì lớn đâu mà con ngại.

Gia đình nhỏ của cụ Chủ Nhà ăn chung một nồi, ba người bạn của gã điên cũng vậy.

Dẫu sao người trong nhà hoặc bạn bè quen biết ăn chung một nồi vẫn yên tâm hơn là ăn với người lạ và không giao thiệp nhiều.

- Cụ biết con đã viết về đề tài bút nô từ suốt mấy năm nay, viết tới nỗi bị đồng nghiệp và Hội Nhà Văn cô lập và tẩy chay.

- Con không thể sống được như họ mà thôi.

Biết đâu họ đúng, con sai thì sao?
Kể từ giây phút đó, gã điên không chủ động bắt chuyện với ai; ai hỏi gì thì anh đáp nấy, còn không thì chỉ cắm cúi ăn hoặc đưa mắt nhìn một cách mông lung.

Trên đường trở về chỗ trọ, Tào Việt Bân chợt tắp vô "Đài vinh danh Petrus Trương Vĩnh Ký".

- Xuống đây hóng mát một lát rồi về nhà ngủ.

Bộ tứ ghé vào chái nhà một vách dựng các máy bán hàng tự động để mua đồ uống và bánh snack.

Rồi lựa một bàn ở phía bên trái chái nhà có tầm nhìn hướng ra hồ sen hình bán nguyệt.

Trước khi "an tọa", mỗi người lấy giấy lau sơ chỗ của mình và trên bàn, kế đi bỏ rác vô thùng và rửa tay với gel sát khuẩn hương vanilla ngọt ngào - Đây là một trong những món quà mà cha mẹ cậu Bân gởi sang cho con trai xa nhà; tiếc rằng hũ kim chi của bà không thể chuyển tới tay con trai, vì bà sợ trong quá trình vận chuyển bị hư thì uổng lắm, vả lại còn khiến thằng con bà lại mất công trông đợi rồi đâm ra thất vọng.

- Anh Tuyết ăn bánh tráng trộn hả?
Gã điên nhìn chàng pháp y cười trừ:
- Lạt miệng.

- Cô giáo mà bữa hổm ảnh kể với tôi là ai vậy Tuyết? Giới thiệu sơ sơ được không?
Vừa cầm đũa trộn bánh tráng, Tuyết vừa trả lời:
- Cô là người Mỹ, năm nay đã gần tám mươi, hình như bị bệnh xương khớp nên phải đeo nẹp ở chân.

- Vậy là bà đã sống độc thân gần sáu mươi năm...!- Nói đoạn, pháp y Cảnh ngửa mặt uống một lớn cà-phê trong lon nhôm.

Ở chỗ anh làm cũng có bán cà-phê hiệu này.

Mạnh Cường và Tào Việt Bân đòi anh bạn ký giả kể lại đầu cua tai nheo chuyện đó.

Sau khi kể xong, Tuyết im lặng.

Ba người kia thấy vậy thì cũng ăn uống trong lặng lẽ.

Bữa nay nơi đây rất vắng vẻ, nên ngoài tiếng cóc đòi mưa và dế gáy phụ họa ra thì không còn âm thanh gì, thảng hoặc thật lâu mới có tiếng xe cộ và gió thổi vu vơ.

Dẫu vật đổi sao dời ra sao thì nụ cười trên môi cụ Sĩ Tải vẫn tươi tắn và hiền hậu như cũ.

- Buồn mà chi Tuyết? Nó vô đó ở một thời gian sẽ khôn ra thôi.

Nhờ câu nói của pháp y Cảnh mà hai người kia hiểu ra Tuyết đang buồn chuyện gì.

- Tôi e rằng nó sống không nổi.

Được cưng chiều quen rồi, bây giờ vô đó bị ép vô khuôn khổ...!
Ngừng lại để uống một hớp trà Oolong, rồi Tuyết mới nói:
- Tôi sợ nó sẽ bị người ta làm nhục...!
Mạnh Cường vỗ vai anh bạn ký giả:
- Tôi sẽ báo cho cấp trên hay ý kiến của anh.

- Vậy thì tôi xin được cảm ơn anh trước, anh Cường.

oOo
- Cái đứa con nít chửi chú...!
Hác Đăng Khánh rời mắt khỏi cái Ipad, rồi nhìn cô phụ tá Bắc Hà mà cười xòa:
- Con nít gì cô nương? Vị thành niên rồi, còn có mấy tháng hà.

- Tôi đọc mà tôi buồn cười quá trời.

- Nó rất giỏi đó chứ? Không quen không biết mà nó bịa đặt được như vầy thì Conan Doyle chào thua rồi.

Jacqueline ngồi gập người trên ghế cười rũ rượi.

- Nó chửi từ trên đầu cha tôi chửi xuống.

Còn nói tôi là ghệ cũ của bà nghệ sĩ Hoàng Hoa với cô diễn viên Kim Hảo.

Jacqueline vẫn cười nghiêng ngả.

Rồi run giọng nói:
- Ráng hướng nó vô ngành sáng tác văn học đi, không ai có thể đủ sức sáng tạo như nó đâu.

- Cũng may cụ ông thông cảm, không thưa tôi ra tòa vì tội lạm quyền và xâm nhập gia cư bất hợp pháp.

- Có thằng cháu khốn nạn như vậy "tiễn vong" được nó là mừng gần chết rồi.

Còn tâm trí đâu mà thưa với kiện.

- Mới mười mấy tuổi mà cái miệng hỗn như vầy, không biết sau này còn kinh khủng ra sao nữa...!
- Chú cứ an tâm đi.

Vào trong đấy mấy ông đầu gấu dạy cho nó cách nói chuyện đàng hoàng.

- Không, hồi còn trẻ đã mang tâm thế "thượng đội, hạ đạp" như vầy, sau này cũng chẳng thể khá hơn đâu.

- Anton Nhân đấy chú.

Cậu ta thay đổi rồi.

- Nếu mà thay đổi rồi á, thì gia đình và luật sư riêng của cậu ta không có sống dở chết dở như bây giờ đâu.

Mười tám, mười chín tuổi đầu mà hễ mở miệng ra là đòi chết và ăn nói bạt mạng như kẻ say xỉn mất trí.

- Đúng là "Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời".

- Đáng ra tôi không quan tâm nhiều tới vụ án của Anton Nhân, nhưng vì người chết bị nghi ngờ có dính líu tới một vụ trọng án rất lớn nên tôi buộc phải để mắt.

- Mệt ghê chú há?
- Cũng mừng vì nó đã chịu khai ra thằng đầu sỏ đã thuê nó đi chửi mướn.

Hộp thư điện tử báo có thư mới.

Chú nhấn vào xem, rồi di chuyển nó vô mục "Quan trọng".

Rồi ngó cô em mà than thở:
- Tôi lo cho nhỏ em nó quá.

Tuy đã phái một toán cảnh sát tới hộ tống cô bé bận đi - bận về nhưng sao tôi vẫn thấy chưa yên lòng.

Có lẽ đã thấm mệt, chú bèn mời người em kết nghĩa ra hàng ba thưởng trà với mình.

"Ba ông đầu rau" đã làm xong vài món ăn chơi hấp dẫn như chuối đập, bánh bò, bánh da lợn và bánh su nhân đào.

Xen lẫn trong âm hưởng gió Thu mát mẻ là "Bài ngợi ca Tình Yêu (Dáng Tiên nữ)" do Trịnh Nam Sơn trình bày; ca sĩ Julie và nhạc sĩ Phạm Duy cùng đặt lời Việt từ bản nhạc Pháp "La chanson dOrphee" do bộ ba nhạc sĩ Francois LLenas - Luiz Bonfá - Antônio Maria đồng sáng tác.

- Bài này Bằng Kiều ca cũng hay.

Riêng Tuấn Ngọc và Nguyên Khang, tôi thấy hát không hợp giọng mấy.

Chị của chú có thể sẽ không bao giờ tỉnh lại.

Gia đình bên chỉ tính rút ống thở, nhưng chú đã nằng nặc ngăn cản.

Chừng nào chú lìa đời, chừng ấy chú mới để yên cho họ làm điều đó.

- Chú...!
Chú vừa xịt whipped cream lên cái bánh su vừa nhìn cô em mà cười hỏi:
- Chuyện gì hả Jack?
- Chú "trai tịnh" tới giờ luôn hả?
Chú hơi khịt mũi, rồi nhếch miệng cười biểu:
- Phải.

Không yêu đương, cũng không "quan hệ" với ai.

Jacqueline nghiêng đầu hỏi, "Tại sao?"
- Một khi Jack yêu ai đó thật lòng, trong đầu Jack sẽ không còn hứng thú với chuyện gối chăn nữa, thay vào đó là muốn dành từng giờ từng phút từng giây để được ở bên cạnh người đó mà thôi.

Đó là suy nghĩ cá nhân của tôi.

- Cho nên nhiều người con gái nhẹ dạ đã bị lừa lên giường cũng vì không hiểu chuyện này hả chú?
- Phải, một người đàn ông yêu mình thật lòng sẽ không bao giờ đòi hỏi "quan hệ" hay những mơn trớn xác thịt khác; chỉ cần được ngồi cạnh mình thôi, người đàn ông đó cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc vô ngần, không dám mơ tưởng gì nữa.

Jacqueline ra hiệu mời ông anh nuôi nói tiếp.

- Thành thử ra, con gái đừng nên ngu dại trao thân cho người yêu.

Chưa đủ chín chắn, tiền bạc không có, công việc bấp bênh, gặp thêm sự khiển trách, la mắng của gia đình và vô vàn bất hạnh khác nữa, sẽ rất dễ khiến tình cảm mẹ con và cuộc đời cô ta tan nát.

- Chú
- Phúc Trạch Dụ Cát đã góp phần biến cho quê hương ông ta mang danh phát-xít trong một thời kỳ.

Những người mượn tên ông ta để bày xích Nho Giáo không biết có cố tình "quên" chi tiết này không ha? Đây là một trong những "tấm gương" tiêu biểu cho việc cuồng si một chủ nghĩa - thể chế thái quá.

Từ "Thoát Á luận", ông đã hướng đất nước sang "Quân phiệt luận" và gây ra biết bao nhiêu đau thương cho các quốc gia trong khu vực; từ đó dẫn đến hai thảm kịch nơi quê hương ông, đó là vụ Hoa Kỳ dội bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima, có tài liệu cho rằng bên phía Mỹ làm vậy nhằm trả đũa vụ Trân Châu cảng.

Jacqueline vừa che miệng nhai bánh su vừa nêu cảm tưởng:
- Rốt cuộc Nhật Bản thoát khỏi chứng "Đông Á bệnh phu", nhưng lại rơi vào chứng "Phát-xít".

- Đáng ra, nếu nước Nhật dừng chân ở "Thoát Á luận" thì...!
- Cái gì cũng một vừa hai phải thôi chú nhỉ?
- Phúc Trạch Dụ Cát là một người rất có tài, chỉ tiếc...!
Jack điểm lại những cái tên nổi bật trong giới chính trị gia hiện nay, rồi phì cười vì cảm thấy không ai có thể nối gót Phan Châu Trinh đi canh tân Đất Nước.

- Cho nên bên Cộng Hòa nói gì đúng thì tôi cũng nghe.

Có nhiều người đi bêu riếu tôi là con rối của đảng Dân Chủ, ừ thì cứ việc nói, mắc giống ôn gì tôi phải đi thanh minh với người không nhìn nhận tôi bằng con mắt khách quan mà thích quy chụp định kiến.

Ngừng lại để uống vài hớp trà Thiết Quan Âm, chú khẽ khàng tâm tình:
- Nếu cụ ông không đánh tiếng trước và cam đoan không thưa kiện, tôi sẽ không bao giờ cử bất kỳ ai tới nhà áp giải cậu ta đi.

Vì đó là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

- Chú nghĩ sao về chuyện cha mẹ thường mong con cái về thăm?
- Nhiều người phụ huynh mạnh mẽ thường hay trách những người phụ huynh yếu đuối sao lại làm khổ con cái bằng cách làm phiền chúng hoài.

Thật ra, những người phụ huynh yếu đuối đó đâu cần con cái cấp dưỡng gì, họ chỉ cần thấy mặt chúng và săn sóc cho chúng thường thường là họ vui rồi.

- Người mạnh mẽ không bao giờ hiểu được trái tim của người đa sầu đa cảm...!
oOo
Vẻ bề ngoài của Lạc Tương Giang không khác gì những ông lão đã ngoài bảy mươi "bình dân học vụ" khác nên chẳng mấy ai biết cụ là cố vấn của tổng thống Khánh.

Bữa ni cụ ghé thăm đứa cháu người dưng, sẵn dọ thám coi tâm tình gia đình bí danh Pháo như thế nào, có phiền hà hay oán trách gì thằng Khánh không.

- Cụ, anh Tuyết không có nhà.

- Mạnh Cường cười gượng trong lúc mở cổng rước vị cố vấn già vô nhà.

Lạc Tương Giang nhăn mặt, vuốt râu hỏi:
- Nó đi mô rứa?
- Mần răng con biết? Hay là cụ vô nhà ngồi đợi ảnh đi? Nếu buồn thì mở đài lên coi truyền hình cho vui.

- Ừm, cũng được.

- A...!- Sau tiếng kêu thảng thốt ấy, người pháp y ưa cà rỡn chạy lại bắt tay với vị cố vấn già.

Anh vừa mua xong mấy gói xôi ở chỗ dì Năm bán trước đầu hẻm.

- Cụ ăn xôi hôn? Con chạy ra mua thêm một gói?
- Mấy đứa mời thiệt thì tau eng.

Trần Cảnh Chiêu phá lên cười:
- Mời thiệt, mời thiệt.

Nhưng cụ trả tiền nghen?
Cụ cũng ghẹo lại bằng cách vỗ vào vai anh ta và nói:
- Đúng là cái thằng ba bớp.

- Cụ ăn xôi chi?
- Xôi mặn thập cẩm, gói lớn.

- Yes sir.

Sau khi đưa mấy gói xôi cho anh bạn cảnh sát da ngăm, Trần Cảnh Chiêu ba chân bốn cẳng chạy ra đầu hẻm mua xôi tiếp.

Về phần mình, Mạnh Cường nắm tay dắt vị cố vấn vô phòng khách ngồi chơi.

Tào Việt Bân đang ngồi dịch lại xấp tài liệu mà người trưởng phòng giao phó.

Đây là những tin tức có liên quan tới sự mất tích kỳ lạ của Bang Kae Heun.

Vừa làm cậu vừa nghe bài "Poison" của ban nhạc nữ "Secret"..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.