Thời Thơ Ấu

Chương 7




Tôi hiểu khá mau rằng ông tôi có một Chúa, còn bà tôi có một Chúa khác. Đôi khi ngủ dậy bà tôi ngồi trên giường và chải mái tóc rất dày của mình khá lâu. Bà tôi lúc lắc đầu, nghiến răng rứt từng mảng tóc đen nhánh, mượt như tơ, và chửi rủa thì thầm để tôi khỏi thức dậy:

-Chà, sao mày không rụng hết cả đi, tóc với tai chết tiệt ở đâu ấy...

Sau khi gỡ đám tóc qua quýt, bà tôi tết nhanh thành những bím tóc dày. Bà tôi rửa mặt vội vàng, thở phì phì, vẻ bực tức. Chưa rửa sạch nỗi tức giận khỏi khuôn mặt to lớn và nhăn nhó bởi giấc ngủ, bà tôi đã đứng trước những bức tượng thánh. Thế là lúc đó bắt đầu buổi lễ rửa tội ban mai thật sự khiến bà tôi lập tức tươi tỉnh hẳn lên. Bà tôi ưỡn thẳng cái lưng gù, ngả đầu về đằng sau và âu yếm nhìn khuôn mặt tròn trĩnh của Đức Mẹ Kazan. Bà tôi vừa vung rộng tay làm dấu rất thành tâm vừa nói thì thầm, giọng nồng nhiệt:

-Lạy Đức Mẹ Rất Thánh, xin Người hăy ban ơn lành trong ngày cho chúng con! Bà tôi cúi rạp xuống đất, sau đó từ từ ngẩng lên và lại thì thầm, giọng mỗi lúc một say sưa và xúc động hơn:

-Người là Nguồn vui, là Vẻ đẹp thanh khiết, là Cây táo nở hoa!... Hầu như sáng nào bà tôi cũng tìm thấy những lời ca tụng mới khiến tôi luôn luôn chú ý lắng nghe lời cầu nguyện của bà tôi.

-Hỡi Đức Mẹ của Chúa Lời. Đức Mẹ là trái tim trong trắng, siêu phàm, hằng che chở nâng đỡ con, Đức Mẹ là Mặt trời vàng ngọc của con, xin Đức Mẹ giữ gìn cho con trước mọi cám dỗ, đừng để cho con xúc phạm ai và cũng đừng để cho ai vô cớ xúc phạm đến con. Cặp mắt đen của bà tôi như mỉm cười và, như trẻ hẳn lại, bà tôi lại giơ cánh tay nặng nề làm dấu thật thong thả.

-Lạy Đức Chúa Giêsu, con Đức Chúa Lời, Người hăy rủ lòng thương xót một người đàn bà có tội, hãy vì Đức Mẹ của Người... Lời cầu nguyện của bà tôi bao giờ cũng là một lời cảm ơn, một lời ca ngợi chân thành và chất phác. Buổi sáng bà tôi cầu nguyện không lâu, vì còn phải đặt ấm xamôvạ Ông tôi không nuôi người ở nữa, và nếu đến giờ quá định mà vẫn chưa có nước trà là ông tôi tức giận chửi bới mãi. Có lần ông tôi dậy trước, bèn leo lên gác thượng thì bắt gặp bà tôi đang cầu nguyện. Ông tôi lắng nghe lời thì thầm của bà tôi một lúc, cặp môi mỏng thâm sì trề ra có ý khinh bỉ. Đến lúc uống trà ông tôi càu nhàu:

-Tôi đã dạy bà phải cầu nguyện như thế nào bao nhiêu lần rồi, thế mà bà vẫn cứ lẩm bà lẩm bẩm theo ý bà tuốt, đồ dị giáo! Đầu óc cứ như là gỗ ấy! Chúa nào có thể chịu được bà!

-Chúa sẽ hiểu hết,

-bà tôi trả lời, vẻ tin tưởng.

-Bất kỳ nói với Chúa điều gì, Chúa cũng có thể hiểu...

- Đồ Tsuvasơ đáng nguyền rủa! ôi chao, lũ chúng bay... y... y thật là...

Suốt ngày, lúc nào Chúa cũng ở bên bà tôi, bà tôi nói về Chúa với cả súc vật nữa. Tôi thấy rõ ràng tất cả mọi vật: người, chó, chim muông, ong bướm và cây cỏ đều dễ dàng và ngoan ngoãn phục tùng Chúa của bà tôi. Chúa đối với mọi người, mọi vật trên trái đất đều tốt như nhau, đều thân thiết như nhau. Một hôm con mèo được nuông chiều của mụ chủ quán tha con sáo từ ngoài vườn về. Con mèo này rất ranh, tham ăn và khéo nịnh hót, lông xám, mắt vàng ánh, nó được cả nhà này và mụ chủ quán ưa thích. Bà tôi cầm lấy con chim bị thương và mắng con mèo:

-Mày không sợ Chúa à, đồ tàn ác hèn hạ! Mụ chủ quán và người gác cổng nghe bà tôi nói liền rũ ra cười, nhưng bà tôi giận dữ quát họ:

-Các người tưởng loài vật không biết Chúa là gì chắc? Mọi sinh vật đều hiểu Chúa không kém gì các người đâu, đồ nhẫn tâm. Khi thắng con ngựa Sarap béo phì, thấy nó có vẻ buồn buồn, bà tôi trò chuyện với nó:

-Mày là tôi tớ của Chúa, tại sao mày lại buồn? à phải, mày già lắm rồi... Con ngựa thở dài và lắc đầu. Mặc dù bà tôi ít nhắc đến Chúa hơn ông tôi, Chúa của bà tôi đối với tôi vẫn thật dễ hiểu và không đáng sợ, nhưng trước mặt Chúa thì không thể nói dối được, làm như thế thật là xấu hổ. Tôi sợ xấu hổ mỗi khi nói dối đến nỗi tôi không bao giờ nói dối bà tôi. Thật ra không thể giấu giếm nổi vị Chúa quá tốt này điều gì và ngay cả ý muốn giấu giếm tôi cũng không có. Một hôm, mụ chủ quán cãi nhau với ông tôi, mụ chửi ông tôi, tiện mồm chửi luôn cả bà tôi, mặc dù bà tôi không can dự đến vụ cãi nhau này. Mụ chửi một cách độc ác và ném cả củ cà-rốt vào người bà tôi.

-Này, thưa bà, bà là một con mẹ ngu ngốc

-bà tôi bình tĩnh nói với mụ, còn tôi thì rất tức và quáết định trả thù con mụ tàn ác ấy. Tôi vò đầu nghĩ mãi để tìm cách trả miếng thật đau cho cái con mụ béo cằm đôi, tóc hoe, chẳng trông thấy cặp mắt híp đâu cả. Tôi đã được thấy nhiều vụ xích mích giữa những người thuê nhà với nhau. Tôi biết mỗi lần trả thù nhau họ thường làm như sau: cắt đuôi mèo, cho chó ăn bả, đánh chết gà hoặc ban đêm lẻn vào hầm nhà kẻ địch, đổ dầu hỏa vào vại bắp cải và dưa chuột hay mở vòi thùng cơvat. Nhưng tất cả những thủ đoạn đó đều chưa vừa ý tôi; cần phải nghĩ ra một kế gì ghê gớm và khủng khiếp hơn thế. Tôi đã nghĩ ra: rình lúc mụ chủ quán xuống hầm nhà, tôi liền đóng ập cửa hầm và khóa lại. Tôi nhảy điệu múa cáo thù trên nắp hầm và vứt chìa khóa lên mái nhà. Xong đâu đấy, tôi chạy vội vào nhà bếp với bà tôi. Bà tôi đang nấu ăn, chưa hiểu ngay được nỗi vui sướng của tôi. Khi hiểu rő câu chuyện, bà tôi liền phết vào đít tôi mấy cái, lôi tôi ra ngoài sân và bắt tôi leo lên mái nhà tìm chìa khóa. Tôi ngạc nhiên về thái độ ấy, lẳng lặng đưa cho bà tôi chiếc chìa khóa và chạy trốn vào một góc sân. Tôi thấy bà tôi giải thoát cho mụ chủ quán bị cầm tù, rồi cả hai người vừa đi ra sân vừa cười có vẻ thân mật.

-Rồi sẽ biết,

-mụ chủ quán giơ nắm đấm béo mập dọa tôi, nhưng khuôn mặt béo híp mắt của mụ lại mỉm cười hiền hậu. Bà tôi nắm lấy cổ áo tôi, dẫn tôi vào bếp và hỏi:

-Tại sao cháu lại làm như thế?

-Tại vì mụ ấy đã ném cà-rốt vào người bà...

-Thế nghĩa là vì bà mà cháu giam mụ ấy à? Ra thế đấy! Thằng ranh con, tao sẽ nhét mày xuống gầm lò sưởi với lũ chuột thì mày mới khôn ra được! Cũng đòi bảo vệ bà cơ đấy! Các người thử nhìn cái bong bóng này một tý kẻo nó vỡ mất bây giờ! Tao mà kể cho ông nghe thì cứ gọi là ông lột da mày ra cho mà xem! Cút lên gác thượng học đi... Cả ngày bà tôi không nói gì với tôi, nhưng đến tối, trước kia cầu nguyện, bà tôi ngồi ở mép giường và trịnh trọng nói những lời mà tôi không bao giờ quên được:

-Kiônka, cháu yêu của bà, cháu hãy nhớ kỹ lấy điều này: cháu không được dây vào việc của người lớn nhé! Người lớn thường hư hỏng. Họ đã bị Chúa thử thách, còn cháu thì chưa, -cháu hãy sống theo sự hiểu biết của trẻ con thôi. Cháu hãy chờ cho đến khi nào Chúa đụng đến tâm hồn cháu, bảo cháu làm gì, chỉ cho cháu con đường của cháu. Cháu hiểu chưa? Còn tìm xem ai có lỗi gì thì đó không phải là việc của cháu. Chúa sẽ xét xử và trừng phạt. Quyền ở Chúa, chứ không phải ở chúng ta! Bà tôi im lặng một lát, hít thuốc lá, khẽ nheo mắt phải, rồi nói thêm:

-Chính Chúa nhiều khi cũng không thể hiểu được lỗi ở ai nữa.

-Chẳng lẽ Chúa lại không biết được tất cả mọi việc ư?

-Tôi ngạc nhiên hỏi. Bà tôi khẽ trả lời, giọng buồn buồn:

-Nếu Chúa biết tất cả thì có lẽ nhiều chuyện người ta đã không làm như thế này. Cháu ạ, chắc là Chúa từ trên thiên đàng nhìn xuống dưới trần thế, xuống tất cả chúng ta, và có lúc Chúa đã phải than khóc: "Các người của ta ơi, các người thân yêu của ta ơi! ôi, ta thương hại các người lắm!" Chính bà tôi cũng khóc nức nở rồi không buồn lau cặp má ướt đẫm, bà tôi tới luôn góc nhà cầu nguyện. Từ đấy Chúa của bà tôi đối với tôi lại càng gần gũi và dễ hiểu hơn. Khi dạy tôi, ông tôi cũng nói rằng Chúa ở khắp mọi nơi, cái gì cũng biết, cái gì cũng thấy, Chúa sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong bất kỳ việc gì, nhưng ông tôi cầu nguyện không giống bà tôi. Sáng sớm, trước khi tới góc nhà, đến trước tượng thánh, ông tôi rửa mặt rất lâu. Sau đó ông ăn mặc cẩn thận, chải đầu vuốt râu gọn gàng và soi gương. Sau khi sửa gọn lại chiếc áo sơ-mi, cho chiếc khăn quàng đen vào trong áo gi-lê, ông tôi mới rón rén bước tới trước tượng thánh như làm một việc gì thầm vụng. Bao giờ ông tôi cũng dừng lại ở chỗ mắt một tấm ván, giống như mắt ngựa. Ông tôi đứng yên lặng một lúc, cúi đầu, hai tay buông dọc theo người như một người lính. Sau đó ông tôi đứng thẳng, vóc người mảnh khảnh, và nói giọng trang nghiêm:

-"Nhân danh Cha và Con và Thánh thần!... " Tôi cảm thấy sau lời nói ấy gian phòng bỗng trở nên yên tĩnh lạ thường,

-ngay cả ruồi cũng vo ve dè dặt hơn trước. Ông tôi đứng thẳng, ngẩng đầu, đôi lông mày rậm hơi xếch lên, dựng đứng, bộ râu cằm vàng ánh vểnh ngang ra. Ông tôi đọc kinh mạch lạc như đọc một bài học thuộc lòng trơn tru, giọng vang lên rõ ràng và nghiêm khắc.

-"Chúa Phán xét sẽ đến, và hành động của mỗi người sẽ bị bóc trần... " ông tôi khẽ đấm vào ngực và van vỉ:

-"Con chỉ có tội đối với một mình Chúa thôi, -xin Chúa hãy ngoảnh mặt đi đừng nhìn vào tội lỗi của con... " ông tôi đọc "Kinh Lạy Cha" rành rọt từng tiếng một. Chân phải rung rung như lặng lẽ giậm theo nhịp cầu kinh, toàn thân rướn về phía tượng thánh, ông tôi như cao hơn, mảnh hơn và khô hơn. Trông ông tôi vừa sạch sẽ vừa chỉnh tề, tiếp tục giọng khẩn khoản:

-"Hỡi Đức Mẹ, Người đã sinh ra Đấng Cứu thế, xin Đức Mẹ hăy làm cho linh hồn con dịu bớt nỗi khổ triền miên! Luôn luôn con dâng Đức Mẹ những tiếng rên rỉ của tim con, xin Đức Mẹ hãy cầu xin cho con!" Và ông tôi cất cao giọng hơn nữa, cặp mắt xanh đẫm lệ:

-"Lạy Chúa, xin Chúa hãy đánh giá lòng tin của con chứ đừng để ý đến việc làm của con, vì những việc làm đó không thể biện hộ nổi cho con!" Rồi ông tôi làm dấu luôn tay và lúc lắc lia lịa, như muốn húc đầu vào ai, giọng rít lên và nức nở. Sau này đến nhà thờ Do Thái tôi mới hiểu rằng ông tôi cầu nguyện như người Do Thái. Chiếc xamôva đặt trên bàn đã sôi sùng sục từ lâu. Mùi bánh rán nóng với pho-mát tươi tỏa ra khắp phòng,

-chúng tôi đã đói! Bà tôi nhăn nhó đứng tựa lưng vào khung cửa và thở dài, mắt nhìn xuống sàn. ánh mặt trời tươi vui chiếu từ vườn vào cửa sổ; những giọt sương đọng trên cành cây long lanh như ngọc trai, không khí ban mai đượm mùi thìa là, phúc bồn tử, và mùi táo chín ngon lành. Nhưng ông tôi vẫn cầu nguyện, người đu đưa, giọng rít lên:

-"Chúa hãy dập tắt ngọn lửa khát vọng của con, vì con là một kẻ khốn khổ và bị nguyền rủa!"

Tôi đã thuộc lòng tất cả những lời cầu nguyện buổi sáng và buổi tối của ông tôi, nên tôi chú ý theo dõi xem ông tôi có lầm lẫn chỗ nào không, có bỏ sót tiếng nào không? Hiện tượng ấy ít khi xảy ra, nhưng nếu có thì tôi cảm thấy thích thú một cách ác ý. Cầu nguyện xong, ông tôi nói với tôi và bà tôi:

-Chào bà cháu mày! Chúng tôi chào lại và cuối cùng ngồi vào bàn. Khi ấy tôi mới nói với ông:

-Hôm nay ông quên mất chữ "hãy đánh giá"!

-Thật không?

-Ông tôi hỏi, vẻ băn khoăn và hoài nghi.

- Đúng ông quên thật mà! Đáng lẽ phải nói: "Chúa hãy đánh giá lòng tin của con, chứ đừng để ý đến việc làm của con" thì ông lại không nói "hãy đánh giá".

-Thật à!

-Ông tôi kêu lên, cặp mắt chớp chớp ra vẻ ngượng nghịu. Sau này ông tôi sẽ tìm cách nào đó để trả thù thật cay đắng vì lời chỉ dẫn đó cho mà xem, nhưng lúc này, nhìn thấy ông tôi lúng túng, tôi đắc ý không thể tả được. Có lần bà tôi nói đùa:

-Ông này, có lẽ Chúa nghe mãi lời cầu nguyện của ông cũng phát chán,

-bao giờ ông cũng lắp đi lắp lại những lời lẽ như nhau thôi.

-Sao

-Ỏ-Ông tôi nói kéo dài có vẻ giận dữ.-Bà nói cái gì đấy?

-Tôi bảo là từ khi nghe ông cầu nguyện, tôi chưa bao giờ thấy ông nói với Chúa một lời nào thành khẩn từ đáy lòng mình cả! ông tôi đỏ bừng mặt, người run lên, nhấp nhổm trên ghế, vừa ném chiếc đĩa con vào đầu bà tôi vừa kêu rít lên như tiếng cưa vấp vào mắt gỗ.

-Cút đi, mụ phù thủy! Khi kể cho tôi nghe về sức mạnh vô tận của Chúa, bao giờ và trước tiên ông tôi cũng nhấn mạnh đến tính tàn bạo của Chúa: hễ người ta phạm tội là bị dìm chết, nếu còn phạm tội nữa thì bị thiêu chết, thành phố của họ bị phá hủy; Chúa lấy nạn đói và nạn dịch trừng phạt mọi người. Bao giờ Người cũng là thanh kiếm treo trên trái đất, là tai họa đối với kẻ có tội.

-Tất cả những người vi phạm luật lệ của Chúa đều bị trừng phạt, bị đau khổ hoặc bị chết!

-Ông tôi vừa răn dạy vừa gő ngón tay xương xẩu lên mặt bàn. Tôi khó lòng tin được Chúa là người tàn ác. Tôi nghi rằng ông tôi cố tình bịa ra những chuyện ấy để gây cho tôi lòng sợ hãi không phải đối với Chúa, mà là đối với ông tôi. Tôi liền hỏi thẳng:

-Có phải ông nói thế để cháu phải vâng lời ông không? ông tôi cũng đáp thẳng:

-Phải đấy! Nếu không, dễ cháu chịu vâng lời ông đấy hẳn?!

-Thế còn bà?

-Cháu đừng tin mụ già ngu dại ấy!

-Ông tôi nghiêm nghị nói.

-Bà mày ngay từ hồi còn trẻ đã ngu dốt, bà không biết chữ lại kém thông minh. Ông sẽ cấm bà nói với cháu về những việc lớn như vậy! Cháu trả lời ông xem nào: có bao nhiêu cấp thiên thần tất cả và nhiệm vụ của họ ra sao? Tôi đáp rồi hỏi luôn:

-Thế quan là người thế nào ông nhỉ?

-Ồ, cháu chỉ luẩn quẩn thôi nào!

-Ông tôi mỉm cười, mắt lim dim. Ông tôi cắn môi suy nghĩ và miễn cưỡng giảng giải:

-Chuyện đó không dính líu gì với chuyện Chúa cả, quan chức là thuộc về người đời! Quan là người ăn pháp luật, họ ăn sống nuốt tươi pháp luật.

-Thế pháp luật là cái gì hở ông?

-Pháp luật là gì à? Đó là những tập quán,

-Ông tôi nói vui vẻ và hào hứng hơn, cặp mắt thông minh sắc sảo long lanh

-Người ta sống chung với nhau và có một hôm nào đó họ thỏa thuận với nhau một điều gì đó tốt nhất, thế là chúng ta lấy cái đó làm tập quán và đặt thành quá tắc, pháp luật! Ví dụ như: trẻ con muốn rủ nhau một trò gì thì trước hết phải thỏa thuận với nhau xem chơi như thế nào, theo những quá tắc nào. Sự thỏa thuận như vậy tức là pháp luật.

-Còn quan là thế nào?

-Quan giống như một đứa đểu cáng, hắn vi phạm tất cả luật pháp.

- Để làm gì hở ông?

-Thôi, chuyện đó thì cháu không thể hiểu nổi đâu!

-Ông tôi cau mày nghiêm nghị nói rồi lại răn dạy:

-Chúa ngự trị trên tất cả công việc của mọi người! Người ta muốn thế này thì Chúa lại muốn thế khác. Tất cả mọi thứ của con người đều không bền vững. Chúa chỉ thổi một cái là tất cả tan ra thành tro bụi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tôi chú ý đến chuyện quan lại nên tôi lại gạn hỏi cặn kẽ:

-Thế sao hôm nọ cậu Iakôp lại hát: Quan của Chúa là thiên thần sáng suốt, Quan của dân là nô lệ quỉ Xatăng! ông tôi nâng râu lên, nhâm nhấm nó và nhắm mắt lại, đôi má rung rung. Tôi hiểu rằng ông tôi đang cười thầm.

- Đem trói chân mày với thằng Iaska lại rồi đem quẳng xuống sông cho rảnh!

-Ông tôi nói.

-Cậu mày không nên hát những bài ấy, còn mày cũng không nên nghe. Đó là những lời bông đùa của "những tín Đáng nhẽ nói là "Nakônôveđ" (nhà pháp luật) thì ông lão lại nói sai là "zakônôveđ" (người ăn pháp luật). đồ cũ" do những người dị giáo, những giáo đồ của phái Raskônnich bịa đặt ra. Ông tôi có vẻ suy nghĩ và trông về phía xa, không nhìn tôi. Và ông tôi khẽ nói, giọng kéo dài.

-Ôi chao, lũ chúng bay... y... thật là... Tuy đặt Chúa oai nghiêm lên cao hơn mọi người, nhưng cũng giống như bà, ông tôi cũng mời Chúa tham dự vào mọi công việc, và không những mời Chúa, mà còn mời rất nhiều thánh cùng tham dự. Hình như bà tôi không biết phần đông các thánh, trừ thánh Nikôla, Iuri, Frôn và Lavrơ, mặc dù các thánh rất tốt và gần gũi mọi người. Các thánh thường đi khắp xóm làng và thành thị, dự vào sinh hoạt của mọi người và có tất cả đặc tính của người trần. Các thánh của ông tôi hầu hết đều tử vì đạo. Họ đã đánh đổ các tượng thần, chống lại các vua chúa La Mã, và vì vậy mà bị tra tấn, lột da hay thiêu sống. Có lúc ông tôi ước mơ:

-Giá Chúa giúp tôi bán cái nhà này, dù chỉ được năm trăm bạc lăi thôi, thì tôi sẽ xin làm lễ tạ Thánh Nikôla! Bà tôi cười và bảo tôi:

-Thánh Nikôla nào lại đi giúp cái ông lão ngớ ngẩn ấy bán nhà bán cửa kia chứ! Làm như thánh Nikôla không có việc gì tốt hơn nữa hay sao ấy! Tôi đã giữ cuốn lịch giáo hội của ông tôi rất lâu, trong đó có những dòng chữ viết tay của ông tôi. Ở trang đối diện với ngày kỷ niệm Thánh Joakim và Anna, ông tôi ghi bằng mực đỏ, nét chữ thẳng đứng: "Các vị thánh nhân từ này đã giúp tôi tai qua nạn khỏi". Tôi nhớ mãi cái "tai nạn" ấy. Vì muốn giúp đỡ các con làm ăn thua thiệt, ông tôi bắt đầu làm cái nghề cho vay nặng lãi và bí mật nhận cầm đồ. Có người nào đó tố cáo, và một đêm cảnh sát đột nhiên ập vào nhà khám xét. Lúc ấy cả nhà thật là ồn ào hỗn loạn, nhưng kết quả mọi việc đều bình yên vô sự. Ông tôi liền cầu nguyện một mạch cho đến khi mặt trời mọc và sáng sớm hôm sau, có tôi ở đấy, ông tôi đã ghi những dòng chữ trên vào quyển lịch. Trước bữa ăn tối, hai ông cháu cùng đọc Thánh thi, sách lễ hoặc cuốn sách dày của Efrem Xirin ăn xong ông tôi lại cầu nguyện, lời sám hối buồn buồn của ông tôi vang lên hồi lâu trong cảnh yên lặng: "Lạy Chúa Cha ở trên Trời, con biết mang gì đến dâng Chúa vì Chúa đời đời hằng có và phép tắc vô cùng... Xin Chúa gìn giữ cho con trước mọi cám dỗ... Xin Chúa che chở cho con trước một số người... Xin Chúa ban cho con nước mắt và nhắc nhở con rằng con là một kẻ phàm trần... " Trái lại, bà tôi hay nói:

-Ôi, hôm nay tôi mệt quá! Có lẽ tôi đi nằm chứ không cầu nguyện được... Ông tôi thường dẫn tôi đi nhà thờ vào thứ bảy và ngày lễ để dự lễ tối. Ở nhà thờ tôi đã phân biệt được khi nào người ta cầu nguyện vị Chúa nào: tất cả những lời mà cha cố và phụ lễ đọc là những lời cầu nguyện Chúa của ông tôi, còn ban hát lễ thì bao giờ cũng hát ca ngợi Chúa của bà tôi. Lẽ dĩ nhiên tôi phân biệt các Chúa rất đơn giản theo con mắt của trẻ con lúc bấy giờ. Tôi nhớ là sự phân biệt đó đã chia đôi tâm hồn làm cho tôi không yên lòng. Chúa của ông tôi đã làm cho tôi vừa ghét vừa sợ. Chúa không yêu ai cả và theo dõi mọi người bằng con mắt nghiêm khắc. Chúa tìm và nhìn thấy ở con người trước tiên là cái xấu, cái độc ác và tội lỗi. Rõ ràng là Chúa không tin ở con người, luôn luôn chờ đợi những lời sám hối và thích trừng phạt. Dạo ấy những ý nghĩ và tình cảm về Chúa là món săn tinh thần chủ yếu của tôi, là cái đẹp đẽ nhất trong cuộc sống của tôi, còn tất cả những ấn tượng tàn nhẫn và đê tiện khác chỉ làm cho tôi bị xúc phạm, gây nên một cảm giác ghê tởm và buồn bã. Chúa là cái gì tốt đẹp và trong sáng nhất trong thế giới chung quanh tôi, tôi nói đây là nói Chúa của bà tôi, người bạn hiền của mọi chúng sinh. Tất nhiên có một câu hỏi không thể không làm cho tôi băn khoăn: tại sao ông tôi không nhìn thấy vị Chúa vô cùng tốt lành này nhỉ? Tôi không được phép ra ngoài phố chơi, vì đường phố hay kích động tôi. Không những ấn tượng của đường phố làm cho tôi say sưa, và hầu như bao giờ tôi cũng là thủ phạm của những chuyện om sòm và những hành động bạo ngược. Tôi không kết bạn với ai cả, tụi trẻ con hàng xóm coi tôi như thù địch. Tôi không thích chúng gọi tôi là Kasirin, chúng biết thế nên lại càng hay gọi nhau:

-Trông kìa, thằng cháu lão Katsêi Kasirin đã ra kìa!

-Nện cho nó một trận! Thế là bắt đầu cuộc ẩu đả. So với bọn trẻ cùng lứa tuổi thì tôi vào loại khỏe và đánh nhau cũng tài,

-chính kẻ địch cũng phải thừa nhận điều đó nên chúng phải kéo bè kéo cánh mới dám tấn công tôi. Nhưng dù sao thì lũ trẻ con hàng phố cũng đè được tôi ra đánh. Mỗi khi về nhà, thường thường tôi bị chảy máu mũi, sứt môi hoặc mặt mày thâm tím, quần áo rách tả tơi và bê bết bụi. Bà tôi đón tôi vẻ sợ hãi, và nói, giọng thương xót:

-Mày lại đánh nhau đấy à, thằng ôn con? Như thế thì còn ra nghĩa lý gì nữa, hả! Mày xem đấy, nếu tao cũng dây vào thì... Bà tôi rửa mặt cho tôi, đắp miếng bọt bể, đồng xu đồng hoặc miếng băng có tẩm nước chì vào vết bầm rồi khuyên nhủ:

-Tại sao cháu cứ đánh nhau luôn măi thế? ở nhà thì cháu hiền lành, thế mà hễ ra đường là khác hẳn! Cháu không biết xấu hổ à? Bà sẽ bảo ông không cho cháu ra đường nữa... Ông tôi trông thấy những vết tím bầm của tôi, nhưng không chửi rủa bao giờ, chỉ hầm hừ và làu bàu:

-Mày đã lại được đeo mề đay rồi! Tao cấm mày không được chạy ra ngoài đường, nghe không, thằng Anika kia! Tôi không muốn ra ngoài đường lúc yên tĩnh, nhưng khi nào nghe thấy tiếng vui đùa ồn ào của lũ trẻ con là tôi chạy ra khỏi sân ngay, mặc dù ông tôi đã ngăn cấm. Những vết bầm và vết sây sát không làm cho tôi sợ; chính những trò đùa tai ác của lũ trẻ ở phố mà tôi đã quá quen thuộc bao giờ cũng làm tôi phẫn nộ, khiến tôi điên tiết lên. Tôi không thể nào chịu nổi khi lũ trẻ xuỵt chó cắn nhau hoặc gà chọi nhau, hành hạ mèo, đuổi dê của người Do Thái, chế giễu những người hành khất, say rượu và lão Igôsa chất phác, mệnh danh là "Thần Chết trong túi". Người lão cao, gầy gò và đen sạm, quanh năm mặc chiếc áo da cừu nặng trình trịch. Mặt lão xương xẩu, mốc thếch, tóc cứng quèo. Lão lom khom đi ngoài đường phố, bước loạng choạng, không nói không rằng, mắt cứ nhìn chằm chằm xuống đất. Lão có khuôn mặt đanh như gang và cặp mắt buồn buồn nhỏ tí khiến tôi vừa kính trọng vừa sợ hãi. Tôi có cảm tưởng rằng con người này đang loay hoay với những ý nghĩ gì quan trọng, đang tìm kiếm cái gì đó và không được quấy rầy lão. Bọn trẻ con chạy theo lão và ném đá vào cái lưng gù của lão. Hình như lão không thèm để ý tới bọn chúng và cũng không cảm thấy đau nữa. Nhưng đột nhiên lão đứng dừng lại, ngẩng đầu lên, bàn tay run run sửa lại chiếc mũ lông đội trên đầu rồi nhìn quanh như vừa sực tỉnh dậy.

-Igôsa, Thần Chết trong túi! Igôạ, đi đâu đấy? Hăy cẩn thận, Thần Chết Trong túi ấy!

-Bọn trẻ kêu ầm lên. Lão nắm lấy túi, sau đó cúi vội xuống đất nhặt một hòn đá, một thanh gỗ hay một nắm bùn khộ Lão vụng về vung cánh tay dài và lẩm bẩm chửi rủa. Bao giờ lão cũng chỉ dùng có ba tiếng khả ố nhất để chửi,

-về mặt này thì nhất định là bọn trẻ hơn hẳn lão. Đôi khi lão đuổi theo bọn chúng, chân đi khập khiễng, nhưng chiếc áo dài làm lão vướng chân không chạy được, lão ngã quỵ, bàn tay đen như cành cây khô chống xuống đất. Bọn trẻ con ném đá vào lưng, vào sườn lão, những đứa liều lĩnh nhất chạy đến sát người lăo và trút vào đầu lão một nắm cát rồi bỏ chạy. Một ấn tượng khác ở ngoài phố có lẽ còn nặng nề hơn, đó là bác thợ cả Grigôri Ivanôvitạ. Bây giờ bác mù hẳn phải đi ăn xin. Bác cao lớn, chững chạc và câm Anika là một nhân vật trong thơ của tôn giáo nói về Anika và Thần chết. Anika cho mình là vô địch, đã chiến đấu đơn độc với Thần chết và đã thất bại. Trong bạch thoại thường dùng với nghĩa: "Một người bị đau khổ"..

Một mụ già nhỏ bé trông toàn một màu xám dắt tay bác. Mụ dừng lại dưới cửa sổ các nhà, không bao giờ nhìn thẳng, và cất giọng the thé kêu van:

-Vì Chúa, xin các ông các bà hãy bố thí cho kẻ mù lòa đói khát... Còn bác Grigôri thì đứng im lặng. Cặp kính râm của bác như nhìn thẳng vào tường nhà, vào cửa sổ và bộ mặt những người qua lại. Bác khẽ đưa cánh tay bị thuốc nhuộm ăn lên vuốt bộ râu xồm, nhưng cặp môi bác vẫn mím chặt lại. Tôi thường trông thấy bác luôn, nhưng không hề nghe thấy một tiếng nào thốt ra từ cái miệng mím chặt ấy. Sự im lặng của ông già đã làm cho tôi rất khổ tâm. Tôi không thể nào lại gần bác, không bao giờ đến gần bác. Trái lại, vừa trông thấy bác là tôi chạy vội về nhà bảo bà tôi:

-Bác Grigôri đang đi ở ngoài đường!

-Thật à?

-Bà tôi kêu lên với giọng thương hại và lo âu.

-Cháu cầm lấy cái này chạy mau ra đưa cho lăo! Tôi từ chối, vẻ cục cằn và tức giận. Bà tôi bèn đi ra cổng và đứng ở vỉa hè nói chuyện với bác hồi lâu. Bác mỉm cười, chòm râu rung rung, nhưng bác nói rất ít và nhát gừng. Thỉnh thoảng bà tôi mời bác vào bếp, cho bác ăn uống. Có lần bác hỏi tôi đâu. Bà tôi gọi, nhưng tôi chạy nấp vào đống củi. Tôi không thể đến gần bác được; đứng trước mặt bác tôi cảm thấy xấu hổ không chịu nổi. Tôi biết bà tôi cũng xấu hổ như vậy. Chỉ có một lần tôi nói chuyện với bà tôi về bác Grigôrị Sau khi tiễn bác ra cổng, bà tôi lững thững quay vào sân, cúi đầu và khóc sụt sịt. Tôi lại gần và cầm lấy tay bà.

-Tại sao cháu lại chạy trốn lão?

-Bà tôi khẽ hỏi

-Lão yêu cháu, lão là một người rất tốt mà...

-Thế tại sao ông không nuôi bác ấy hở bà?

-Tôi hỏi lại.

-Ông ấy à? Bà tôi đứng dừng lại, ôm ghì lấy tôi, nói với giọng tiên tri, gần như thì thầm:

-Cháu hãy nhớ lấy lời bà: Chúa sẽ trừng phạt ông bà một cách phũ phàng về tội đã đối xử với con người này như vậy! Nhất định sẽ trừng phạt... Bà tôi nói quả không sai. Khoảng mười năm sau, khi bà tôi đã vĩnh viễn yên nghỉ, chính ông tôi hóa điên đã đi ăn xin khắp các đường phố, van xin thảm thiết dưới cửa sổ các nhà.

-Các bác đầu bếp phúc đức ơi, xin các bác một miếng bánh, một mẩu bánh ngọt thì hơn!

-Ôi chao, lũ các người



-ì thật là... Tôi chỉ còn nhớ mỗi cái câu chua xót kéo dài và kích động lòng người của ông tôi trước đây:

-Ôi chao, lũ chúng bay... y... y thật là... Ngoài Igôsa và Grigôri Ivanôvitạ ra, có một mụ đàn bà phóng đãng khiến tôi không dám ra phố đó là mụ Vôrônikhạ Cứ đến ngày lễ là mụ lại xuất hiện, to lớn, tóc rối bù và say bí tỉ. Mụ có lối đi rất đặc biệt như không động đậy chân, không chạm đất, mà chuyển động như một đám mây đen, mụ vừa đi vừa nghêu ngao những bài hát tục tĩu. Tất cả mọi người gặp mụ đều lẩn tránh vào các cổng nhà, góc tường hoặc cửa hiệu. Mụ đi đến đâu là như quét sạch người đến đấy Mặt mụ xanh xám, sưng húp như một cái bong bóng, cặp mắt xám to tướng tròn xoe nom thật buồn cười và khủng khiếp. Có lúc mụ vừa khóc vừa kêu:

-Các con ơi, các con ở đâu? Tôi hỏi bà tôi xem tại sao mụ lại nói như thế.

-Cháu không nên biết chuyện đó!

-Bà tôi trả lời vẻ rầu rĩ. Nhưng dù sao bà tôi vẫn kể vắn tắt: mụ ta trước đây lấy một lão viên chức tên là Vôrônôp. Tên này muốn được thăng quan tiến chức liền đem hiến vợ cho một tên quan trên của mình. Hắn đem mụ đi đâu không rő. Mụ đi biệt nhà hai năm liền. Khi trở về thì hai đứa con của mu.

-một trai và một gái

- đều chết cả, còn chồng mụ vì lấy tiền nhà nước đi đánh bạc, thua cả nên bị bỏ tù. Thế là mụ khổ tâm quá đâm ra rượu chè, thích sống phóng đãng và hay phá rối. Mỗi ngày lễ cứ đến tối là cảnh sát lại lôi mụ về... Ở trong nhà quả thật tốt hơn ra ngoài phố. Tôi thích nhất những giờ sau bữa ăn trưa, khi ông tôi đến xưởng nhuộm của cậu Iakôp, bà tôi ngồi bên cửa sổ kể cho tôi nghe những chuyện cổ tích rất hay và những chuyện khác, hoặc nói về chuyện bố tôi. Bà tôi cắt cái cánh gẫy của con sáo mà hôm trước bà tôi giằng lại được ở con mèo, thay rất khéo cái chân gẫy của nó bằng một cái chân gỗ nho nhỏ. Sau khi chữa cho con chim khỏi, bà tôi dạy nó nói. Có lúc bà tôi đứng hàng giờ trước cái lồng treo ở khung cửa sổ, trông giống như một con thú to lớn và hiền từ. Giọng trầm trầm, bà tôi nhắc đi nhắc lại cho con chim đen như hòn than có tài bắt chước thật nhanh:

-Nào, nói đi: "Cho sáo ăn bột!". Con sáo giương cặp mắt tròn xoe và linh hoạt của một nhà khôi hài nhìn bà tôi. Nó nhảy bằng cái chân gỗ trên đáy chiếc lồng mảnh dẻ, vươn cổ ra hót như con chim vàng anh, bắt chước chim cà cưỡng, chim cu cu, nó cố làm giọng mèo kêu, bắt chước tiếng chó sủa, nhưng vẫn chưa nói được tiếng người.

-Mày đừng làm trò ranh nữa!

-Bà tôi nghiêm trang nói với con sáo.

-Nói đi: "Cho sáo ăn bột!". Con khỉ có bộ lông chim đen kêu lên một tiếng chói tai, giông giống như lời bà tôi dạy nó. Bà tôi cười vui vẻ, giơ đầu ngón tay chìa cho con chim chút bột mạch và nói:

-A! Tao biết mày rồi, đồ láu cá, mày giả vờ. Cái gì mày cũng nói được, cái gì mày cũng biết! Thế là bà tôi dạy được con sáo biết nói. ít lâu sau, nó đòi ăn bột khá sői, và hễ thấy bà tôi là nó kêu lên một tiếng kéo dài giống như tiếng "tà-ào

-bà

-a... ". Lúc đầu lồng sáo treo ở phòng ông tôi, nhưng chẳng bao lâu ông tôi đuổi nó lên gác thượng với bà cháu tôi, vì con sáo đã học được trêu tức ông tôi. Lúc nào ông tôi đọc kinh mạch lạc thì con chim lại thò cái mỏ vàng vàng như sáp ong qua kẽ lồng và rít lên:

-Tiu, tiu-tiu irr, tu irr, ti irr, tiu-U, u! ông tôi bực mình lắm. Một hôm ông tôi nổi nóng ngừng cầu nguyện, giậm chân và thét lên dữ dội:

-Tống ngay con quỷ này đi, không tao giết chết nó bây giờ! Trong nhà có nhiều cái thú vị, nhiều trò vui, nhưng thỉnh thoảng một nỗi buồn không sao chịu nổi bóp nghẹt tâm hồn tôi. Toàn thân tôi như bị một cái gì nặng đè lên và tôi có cảm tưởng như mình sống khá lâu dưới một cái hố đen sâu thẳm. Tôi như mất hết cả thị giác, thính giác và mọi cảm giác, mù lòa và sống dở chết dở...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.