Thời Niên Thiếu Không Thể Quay Lại Ấy

Quyển 1 - Chương 21




Thời niên thiếu, chúng ta thích nói về lý tưởng, thích lập nên những kế hoạch, cho rằng chỉ cần bản thân mình đủ thông minh, đủ nỗ lực, là có thể thực hiện được, nhưng chúng ta lại không biết không gian quanh ta chính là đường kẻ dọc, thời gian của ta chính là đường kẻ ngang, chúng tạo nên vận mệnh, mà chúng ta chỉ là một quân cờ nho nhỏ trên bàn cờ vận mệnh ấy, chỉ cần bàn cờ kia rung nhè nhẹ thôi, chúng ta cũng sẽ bị lệch quỹ đạo kế hoạch.]

Lần đầu tiên bàn cờ bị rung

Thành tích học tập của Hiểu Phỉ tiếp tục trượt dốc, thi giữa kỳ, đứng trên mười bạn trong lớp, chỉ cần cậu ấy “nỗ lực” một chút, là có thể làm chuẩn giống tôi rồi.

Tôi đã vài lần nói bóng gió, ám chỉ với cậu ấy, nhưng cậu ấy vẫn không nghe, trầm mặc không để ý tới tôi, có lẽ cũng là bỏ lại những niềm vui. Thái độ của cậu ấy với con trai cũng ngày càng ác liệt, có đôi khi, nhìn thấy bộ dáng cậu mắng lũ con trai, tôi thật sự sợ bọn họ xấu hổ quá thành giận, nhưng không, họ tham luyến sự xinh đẹp của Hiểu Phỉ, cho dù hôm nay đi rồi, ngày mai sẽ lại đến.

Tôi buồn bực khó hiểu, không rõ vì sao tinh thần Hiểu Phỉ ngày càng xa xút. Chị Xinh Đẹp nói với tôi, vài tuần trước Vương Chinh đã mang theo trống của mình rời khỏi thành phố này, đến Quảng Châu, thậm chí anh ta còn không nói một lời tạm biệt với Hiểu Phỉ, cứ như vậy, đột nhiên biến mất giữa biển người,

biến mất khỏi sinh mệnh của Hiểu Phỉ.

Tôi không biết nên vui hay buồn, Vương Chinh ra đi mà không nói tiếng nào, có lẽ lại một lần nữa làm tổn thương Hiểu Phỉ, nhưng vết thương nặng đã qua đi, có lẽ đó chính là cơ hộihữa lành vết thương của cậu ấy.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng quyết định nói chuyện rõ ràng với Hiểu Phỉ, tôi muốn nói với cậu ấy, người thất tình không phải chỉ có mình cậu, nhưng chúng tôi không thể vì đối phương không thích mình, mà mình lại bỏ mặc chính mình.

Đang muốn tìm cậu ấy, thì đột nhiên cậu ấy lại mất tích khỏi trường học, tôi hỏi lớp trưởng lớp cậu, lớp trưởng nói cho tôi biết, mẹ cậu xin phép trường học cho cậu nghỉ bệnh dài ngày.

Hiểu Phỉ bị bệnh ư?

T

i tìm đến nhà cậu ấy, rất muốn gặp cậu, mẹ cậu đứng ngoài cửa, khách khí nói: “Hiểu Phỉ đang dưỡng bệnh, không tiện gặp bạn bè.”

Lòng tôi tràn đầy buồn bực khó hiểu, không rõ bệnh gì, mà cậu lại không thể gặp ai, tôi lo lắng hỏi: “Cô ơi, bệnh của Hiểu Phỉ có nghiêm trọng không ạ?”

Mẹ cậu ấy rất gầy, cũng rất tiều tụy, nhưng giọng điệu lại vô cùng khẳng định, “Không nghiêm trọng, một thời gian nữa sẽ đến trường.”

Người ta không cho tôi vào cửa, tôi chỉ có thể rời đi. Mà tôi lại không cam lòng, vì vậy tôi chọn kế sách “đánh chết cũng không buông”, cứ cách năm, ba ngày lại đến nhà Hiểu Phỉ, thái độ của mẹ cậu ấy biến hóa mà cũng rất có ý tứ, lúc đầu, tôi đến thường xuyên quá, cô ấy cũng không kiên nhẫn, nói hai ba câu, liền đóng cửa, nhưng dần dần, cô lại hòa ái hơn, buồn bực hỏi: “Sắp đến kỳ thi cuối kỳ rồi đúng không? Cháu không bận rộn học hành à?”

Tôi nhu thuận cười: “Bận rộn là chuyện của bận rộn, nhưng thời gian đến thăm Hiểu Phỉ là không thể không có được cô ạ.”

Mẹ Hiểu Phỉ hỏi: “Hiểu Phỉ chơi rất thân với cháu sao?”

Tôi lôi kéo tình cảm, “Cô, cô đã quên rồi ư? Hồi nhỏ Hiểu Phỉ từng ngủ lại nhà cháu đấy ạ, lần đó, cô và chú tìm thấy nhà cháu vào lúc nửa đêm, đã gặp bố mẹ cháu.”

“À? Là cháu! Sau đó cháu phải chuyển nhà, Hiểu Phỉ khóc rất lâu, không ngờ hai đứa lại học cùng trường, thế mà Hiểu Phỉ không nói gì với cô.”

Tôi trầm mặc không nói lời nào, cô cũng trầm mặc, tựa như đang suy xét điều gì đó, thật lâu sau, cô ấy nói: “Cháu thi cuối kỳ xong lại đến thăm

Tôi vội nói: “Cháu cảm ơn cô ạ.” Có ngày xác định, tôi liền yên lòng.

Trở lại trường học, tinh thần vẫn đang hoảng hốt, rất nhanh nữa thôi, chúng tôi sẽ tốt nghiệp trung học cơ sở.

Đừng nghĩ hai năm là ngắn ngủi, đối với học sinh trung học, hai năm cũng đủ tạo nên vô vàn biến đổi. Hồi tiểu học, chúng tôi kính sợ quyền uy của giáo viên và phụ huynh, tương đối nghe lời, lên trung học cơ sở, chúng tôi đột nhiên có thái độ kinh thị với họ, bản thân lại không nắm chắc được mình, chúng tôi không hề sợ hãi, dũng cảm nếm thử tất cả sự vật non tươi, từ yêu đương, hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, karaoke đến vào phòng khiêu vũ trong vũ trường, xã hội hỗn loạn, cái gì chúng tôi cũng dám làm.

Những người từng biết đến thế giới hỗn loạn bên ngoài sẽ hiểu, khi đánh nhau, thực ra người ra tay vô cùng tàn nhẫn, không phải là lưu manh chưa trưởng thành, mà là những thiếu niên không hiểu biết như chúng tôi. Họ biết thế nào là sợ hãi, mà chúng tôi lại không biết, vì vậy cũng không sợ cái gì, thậm chí chỉ vì vài câu nói không thuận tai, đã có thể ném gạch lên đầu đối phương.

Người may mắn, có lẽ sẽ tìm được con đường trưởng thành trên đoạn thời gian mê mang phản nghịch này, mang theo vài phần chua sót thú vị khi nhớ lại, còn người không may, có thể sẽ phải trả một giá rất đắt mà chính bản thân họ cũng không đoán trước được.

Trải qua hai năm học tập, có những bạn ngày một nâng cao thành tích học tập, có những bạn vốn học tập tốt lại bị xuống dốc, tuy là trường trung học cơ sở trọng điểm, nhưng tâm lý học sinh cũng không có gì khác biệt so với trường trung học bình thường.

Vì chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng vào năm tới, trường học có thể căn cứ vào thành tích của học sinh lớp 8 để phân lớp một lần nữa, chia làm lớp xuất sắc, hoặc gọi là lớp trọng điểm, lớp bình thường.

Bạn bè xung quanh tôi đều rất lo lắng, người người vùi đầu ôn tập, rất sợ chỉ cần mình không chăm chỉ sẽ bị phân vào lớp kém.

Những ngày vô ưu vô lo của chúng tôi dường như đã chấm dứt, gánh nặng học tập bắt đầu chậm rãi đè nặng lên bờ vai mỗi người. Ngay cả khi ăn cơm, bố mẹ cũng cố ý gắp nhiều thức ăn cho tôi, ngụ ý là: “Con ăn nhiều một chút, càng ngày càng phải học tập vất vả rồi.”

Thành tích học tập của tôi thật đặc biệt khả năng sẽ được vào lớp chọn, cũng có khả năng bị vào lớp kém. Lòng người cũng thật kỳ lạ, dù được vào lớp chọn rồi chỉ học trường kỹ thuật, cũng vẫn muốn vào lớp đó, bố mẹ cũng nghĩ như vậy, họ nghĩ chỉ cần tôi có thể vào lớp chọn, thì tôi nhất định sẽ thi đỗ trung học phổ thông.

Tôi không hề cảm thấy lo sợ, những lúc rảnh rỗi, các bạn học khác đều ôn tập bài vở, còn tôi lại đọc tiểu thuyết, luyện tập vẽ tranh. Tôi thích vẽ hoa sen, giờ ra chơi tôi thường đến bên hồ sen của trường, vừa ngắm hoa vừa vẽ hoa, đối với tôi hoa sen chính là loài hoa đẹp nhất trên đời, tất cả ngôn từ hoa mỹ đều không thể nói lên vẻ đẹp của chúng.

Một ngày nọ, sau giờ tiếng Anh, thầy chậu châu báu tìm Lâm Lam, vô cùng khổ sở nói với cô ấy, Trần Tùng Thanh sẽ không tham gia kỳ thi cuối kỳ, cậu sắp rời xa chúng tôi, thầy ấy hy vọng Lâm Lam sẽ tổ chức một buổi chia tay vui vẻ cho cậu.

Tôi rất kinh ngạc, vểnh tai nghe lén, nghe thấy tiếng Lâm Lam ngạc nhiên: “Vì sao ạ?”

“Trò ấy muốn thi vào trường kỹ thuật.”

“Tại sao cậu ấy không học trung học ạ? Không phải là sau khi học xong trung học cơ sở mới thi vào trường kỹ thuật?”

Liên quan tới hoàn cảnh gia đình của học sinh, thầy chậu châu báu không muốn giải thích nhiều, chỉ nói: “Hình như kinh tế nhà trò ấy khó khăn, bố trò ấy hy vọng con mình đi làm sớm một chút. Với thành tích của Tùng Thanh, bây giờ thi khẳng định sẽ đỗ thôi.”

Lâm Lam khiếp sợ trừng lớn mắt, tựa như lần đầu tiên ý thức được, trên thế giới này còn có những người không thể kham nổi tiền học phí, tuy rằng tiền học phí ấy có lẽ chỉ đủ để cô mua hai chiếc váy.

Tin Trần Tùng Thanh sắp nghỉ học lan đi rất nhanh, ai ai cũng biết. Tuy mọi người đều rất bất ngờ, nhưng những người thật sự buồn lòng lại chẳng có mấy ai, dù sao Trần Tùng Thanh cũng không thích giao du, thường thường cô độc một mình, hiểu biết của mọi người về cậu, có lẽ cũng chỉ là người có thành tích học tập đứng đầu lớp.

Nhưng Lâm Lam lại rất để bụng, coi chuyện này là chuyện rất quan trọng, không tiếc thời gian ôn bài, thật lòng chuẩn bị một buổi tiệc chia tay vui vẻ cho Trần Tung Thanh, thơ từ ca múa tất cả đều có, cô ấy còn lợi dụng sức ảnh hưởng của mình, vận động các bạn trong lớp góp tiền mua cho Trần Tùng Thanh một chiếc bút máy đắt tiền, một quyển nhật kí xinh đẹp, coi như quà chia tay.

Năm đó tôi không góp tiền mua quà tặng Trần Tùng Thanh, lúc này đây, lại đem toàn bộ tiền tiêu vặt của mình cúng ra ngoài.

Ở ngoài mặt, Trần Tùng Thanh vẫn trầm mặc tựa như khúc gỗ, nhưng tôi nghĩ trong lòng cậu cũng có lòng cảm kích đối với Lâm Lam, thời niên thiếu của cậu đã đến ngày chung kết, nhưng Lâm Lam lại cố gắng hết sức để dấu chấm tròn của cậu tuy chỉ có lớp màu nhợt nhạt nhưng lại là dấu chấm đáng nhớ và đẹp nhất.

Tôi ra vẻ hờ hững nhìn tất cả mọi chuyện, nhưng trong lòng lại đang nổi sóng không yên, cũng không biết là vì Trần Tùng Thanh, hay chỉ là vì cuộc sống cá nhân, mà một lần nữa tôi lại cảm nhận được sự tàn khốc và bất đắc dĩ của cuộc sống. Rất nhiều người không thích học, ngày nào cũng hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, trộm tiền bố mẹ để đi chơi, nhuộm tóc, lấy trò phản nghịch làm tự hào, bố mẹ lại mong con mình học hành đến nơi đến chốn, nhưng Trần Tùng Thanh đam mê đọc sách, nghiêm túc và cố gắng hết sức mình, nhiều lần đứng nhất lớp, mà cuộc sống lại cố tình không cho cậu tiếp tục đọc sách.

Đây là cuộc sống, tựa như vĩnh viễn đều là bạn muốn cái gì, nó sẽ không cho bạn cái đó.

Ngày Trần Tùng Thanh rời trường học, trời lất phất mưa.

Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn thích trời mưa, khi có mưa, tôi cũng rất ít mang ô, tôi thích cảm giác bị những giọt nước mưa hắt vào mặt.

Tôi ngồi trên băng ghế đá trong sân trường, ngẩn người nhìn những hạt mưa nhỏ bé, không thể nói rõ mình đang mất hứng hay cao hứng nữa, tâm tình của tôi thường bị vây quanh trạng thái trống rỗng.

Một nam sinh đi đến trước mặt tôi, đứng lại.

Tôi ngẩng đầu nhìn, là Trần Tùng Thanh, trên lưng cậu là chiếc túi sách vải thô màu xanh quân đội, tay cầm chiếc ô đen đã bạc màu, trầm mặc đứng đó.

Chúng tôi không phải người yêu, không phải bạn thân, không có chuyện gì để nói, trầm mặc mãi một lúc vẫn không ai nói gì.

Cậu bỗng nói: “Ngày mai tớ không đến trường học nữa.”

“Tớ biết.”

Dưới chân cậu, vừa đúng là một vũng nước, nước mưa tụ lại thành một vũng nước nhỏ, cậu liền thuận chân đá nước mưa.

Thật kỳ lạ! Đó đã là chuyện của mười mấy năm trước rồi, nhưng cảm giác tươi mới của cơn mưa nhẹ hôm đó dường như mới xảy ra ngày hôm qua thôi, thậm chí tôi còn nhớ rất rõ vẻ mặt kiên cường không hề để ý bất cứ điều gì của cậu, còn nhớ rất rõ hình ảnh đôi giày chơi bóng cũ của cậu có một vết bẩn và dây giày buộc rất lỏng.

Cậu ấy hỏi: “Cậu ôn tập bài vở thế nào rồi?”

“Không được tốt lắm.”

Cậu liên tục đá nước mưa trên mặt đất, giọt nước mưa bắn tung tóe làm ướt cả quần cậu, nhưng cậu lại hoàn toàn không để ý.

“Tớ vốn nghĩ thi xong kỳ thi cuối kỳ này mới rời trường, nhưng bố tớ lại không đồng ý, bố nói tốt nhất nên chuẩn bị trước cuộc thi vào trường kỹ thuật, tranh thủ thi đỗ vào một ngành có triển vọng, tương lai được một đơn vị tốt nhận, tiền lương có thể cao hơn.”

Tôi trầm mặc, không biết có thể nói cái gì, bỗng nhiên cậu nói: “Tớ có thể xin cậu làm một việc không?”

“Không thành vấn đề.” Tôi không hỏi một tiếng cậu ấy muốn mình làm cái gì, mà đã đồng ý ngay.

Cậu cười cười nói: “Cậu có thể nghiêm túc, chăm chỉ ôn tập, dùng hết sức mình trong cuộc thi cuối kỳ này không?”

Tôi khó hiểu nhìn cậu, không ngờ cậu lại đưa ra yêu cầu kỳ lạ như vậy, nhưng tôi cũng đồng ý với cậu rồi, vì vậy tôi sẽ tuân thủ lời hứa.

Thực ra, mãi đến hôm nay, tôi cũng chưa hiểu tại sao Trần Tùng Thanh lại đưa ra yêu cầu này.

“Được, tớ sẽ chăm chỉ ôn tập, cố gắng thi tốt.”

Cậu cười, vẫn đá nước mưa, tôi im lặng nhìn cậu đá nước mưa tạo ra vô số bọt nước.

Giày của cậu đã ướt đẫm, cậu đứng yên rất lâu, sau đó nói: “Tớ đi đây, tạm biệt!”

Tôi ngồi trên chiếc ghế đá, không hề động, “Tạm biệt nhé!”

Đeo túi sách trên lưng, cậu xoay người rời đi, thân ảnh cao gầy của cậu biến mất trong cơn mưa phùn.

Tôi ngồi một mình ở đó rất lâu, ngồi đến khi lạnh cả mông, cả người ướt đẫm, mới đeo cặp sách về nhà.

Đó là lần cuối cùng tôi gặp Trần Tùng Thanh trong cuộc đời, từ đó trở đi, tôi không gặp lại cậu nữa, thậm chí không nghe được tin tức nào của cậu. Cậu có thi đỗ vào trường kỹ thuật không, thi vào ngành nghề gì, tôi đều không biết.

Có điều, tôi biết cậu sẽ biết thành tích thi cuối kì của mình, vì thế, tôi tuân thủ ước định, nghiêm túc ôn tập, cố gắng thi tốt, hơn hai tuần, tôi không đi chơi bất cứ đâu, chỉ đọc sách, từ buổi sáng rời giường đến buổi tối lên giường đi ngủ. Cậu nói muốn tôi dùng hết sức mình để học tập, thực ra tôi cũng không hiểu thế nào là dùng hết sức, nhưng tôi lại học làu làu quyển sách giáo khoa địa lí, lịch sử, chính trị, ngay cả môn tiếng Anh tôi ghét nhất cũng buộc mình phải học thuộc đủ loại từ vựng, đủ loại cấu trúc câu.

Kết quả thi cuối kỳ, tôi trở thành người đứng đầu lớp. Ngoài môn tiếng Anh thành tích không tốt lắm ra, thì điểm đại số và vật lý đều gần tối đa, những môn phải dựa hoàn toàn vào học thuộc lòng như địa lí cũng được điểm cao nhất lớp, vì vậy mọi người không thể nói tôi gian lận, mọi người chỉ có thể kinh ngạc đối mặt với sự thật bất ngờ này.

Bố mẹ tôi cũng vô cùng kích động, trong buổi họp phụ huynh, thiếu chút nữa là đập đầu tạ ơn thầy chậu châu báu, nhưng thầy ấy lại vô cùng lạnh nhạt, bình tĩnh nói: “Tôi dạy tiếng Anh, trò ấy lại thi kém môn đấy nhất, nên trò ấy tiến bộ cũng không liên quan gì tới tôi.”

Sắp phải tạm biệt, giữa tôi và thầy chậu châu báu cũng tương đối hòa hợp, tuy tôi và thầy từng tranh đấu gay gắt, tuy thầy thiên vị học sinh có thành tích tốt, tính cách hoạt bát, nhưng nếu bình tĩnh mà xem xét, thầy và cô Triệu hoàn toàn không giống nhau, thầy có sự quan tâm và che giấu chuyện gia đình của Lâm Lam, thầy nỗ lực muốn giữa Trần Tùng Thanh tiếp tục theo học, thầy cố gắng giảng dạy, vì tất cả những điều đó mà tôi đã nhìn thấy, nên tôi tha thứ thầy đã từng gây nên những nỗi đau cho tôi.

Thực ra, thầy chậu châu báu cũng là sinh viên mới tốt nghiệp đại học không lâu, hơn chúng tôi chín tuổi, chính thầy cũng là một người chưa hoàn toàn trưởng thành. Tôi tin rằng, chúng tôi là những lớp học trò đầu tiên trong cuộc đời giảng dạy của thầy, khẳng định thầy sẽ vĩnh viễn không quên chúng tôi, cũng như chúng tôi sẽ vĩnh viễn không quên thầy từng là chủ nhiệm lớp của mình. Bởi vì, thầy đã để lại dấu vết trong quãng thời gian chúng tôi dần dần lớn, chúng tôi đã để lại dấu vết trong quãng thời gian thầy dần dần trưởng thành.

~~~~~~

Lần thứ hai bàn cờ bị rung

Sau khi kết thúc kỳ thi cuối kỳ ấy, tôi đến thăm Hiểu Phỉ, mẹ cậu cũng tuân thủ hứa hẹn, cho tôi vào gặp cậu.

Khi tôi nhìn thấy Hiểu Phỉ, cậu đang nằm trên giường đọc sách, thì ra mái tóc ngang vai đã bị cắt đi rất ngắn, giống như con trai.

Nhìn thấy tôi, cậu ấy buông sách vở, cười với tôi.

Tôi có cảm giác rất kỳ lạ, tôi không rõ lắm, chỉ cảm thấy cậu ấy có gì đó khác thường, cậu ấy thật sự có điều khác thường, mặt mày vẫn xinh đẹp, nhưng sức sống vui tươi trên khuôn mặt ấy không còn nữa, chỉ có ánh mắt mờ nhạt, nụ cười mờ nhạt, giống như cuộc sống của cậu… cuộc sống của cậu… Đột nhiên chuyển từ mùa xuân tươi đẹp đến mùa thu ảm đạm.

Tôi thấy Hiểu Phỉ đang đọc sách tiếng Anh, yên lòng, ngồi cạnh cậu, “Cậu khỏi bệnh rồi sao?”

Cậu ấy gật gật đầu, “Tốt rồi, cậu thi cuối kỳ thế nào?”

“Đứng đầu lớp, còn theo khối thì chưa biết, chắc là sang học kỳ sau phân lớp mới biết được.”

Cậu ấy rất ngạc nhiên, cũng rất vui vẻ, “Tớ phải nỗ lực thôi, nếu không sẽ bị cậu bỏ xa ở đằng sau mất.”

Tôi không thấy vui sướng nhiều vì thành tích trong kỳ thi này của mình, bởi vì tôi luôn thấy hốt hoảng, sợ nó không chân thực, nhưng lúc này, tôi bỗng thấy rất hưng phấn, kích động nói: “Tốt, bắt đầu từ học kỳ sau nhé, chúng ta sẽ đấu xem ai lợi hại hơn ai.”

Hiểu Phỉ cười, “Được”

Tôi vươn ngón tay ra, “Một lời đã định?”

“Một lời đã định!”

Chúng tôi ngoắc tay, ước định một lời hứa. Dường như mẹ cậu ấy luôn đứng ngoài nghe lén, nghe thấy tôi đứng nhất lớp, lại nghe thấy chúng tôi ước định sẽ thi đua trong học tập, cô cũng yên lòng, mang cho chúng tôi một đĩa nho và còn nói ám chỉ với Hiểu Phỉ: “Sau này con phải chơi với những bạn như Kì Kì đấy.” Sau đó lại dịu dàng nói với tôi: “Hoan nghênh cháu đến chơi nhiều hơn với Hiểu Phỉ.”

Tôi cố gắng cười thật dễ thương, nếu mẹ cậu ấy mà biết tôi thật sự là người thế nào, không biết còn có thể nói như vậy không. Tuy nhiên, lần đầu tiên tôi hiểu được, hóa ra thành tích học tập tốt lại có nhiều ưu việt như vậy, trở thành người được các bậc phụ huynh tin tưởng.

Hiểu Phỉ trầm mặc cúi đầu, có vẻ như mẹ cậu lại có điểm bất an, vội vàng đi ra ngoài, “Các con nói chuyện học tập đi, mẹ đi ra ngoài.”

Chờ cô ấy đi, Hiểu Phỉ nháy mắt với tôi, tôi chạy tới cửa nhìn thoáng qua, lắc đầu với cậu ấy.

Hiểu Phỉ ý bảo tôi ngồi cạnh mình, trầm mặc một lúc mới nói: “Thực ra tớ không bị bệnh, mà tớ mang thai.”

Tôi là một người có biểu tình trên mặt không được phong phú lắm, vì thế, tôi chỉ ngơ ngác nhìn cậu ấy. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy tôi cực kỳ bình tĩnh, nhưng thực ra trong lòng tôi đã sớm khiếp sợ đến mức không biết nên phản ứng thế nào.

Cậu ấy nở nụ cười, “Kì Kì, có chuyện gì có thể dọa được cậu? Sao lúc nào cậu cũng bình tĩnh như vậy?”

Tôi không biết giải thích ra sao, chỉ có thể hỏi: “Cậu phải làm sao bây giờ?”

Cậu ấy nhàn nhạt nói: “Tớ đã đến bệnh viện phá thai rồi, khai giảng học kỳ sau, tớ sẽ làm như mọi chuyện đều chưa xảy ra, một lần nữa bắt đầu.”

Tôi lắp bắp hỏi: “Cậu… cậu… Sao lại thế này? Có kẻ bắt nạt cậu à?”

Cậu ấy thật bình tĩnh nói: “Quá trình của chuyện này không quan trọng, quan trọng là nó đã xảy ra, bây giờ lại đi truy cứu nguyên nhân, cũng không có ý nghĩa gì. Mấy ngày đầu, lúc nào tớ cũng khóc, căm ghét mình ngu xun, nhưng nước mắt cũng không thể làm thời gian quay trở lại, cũng không thể làm biến mất lỗi lầm của tớ, Kì Kì, đây là lần đầu tiên tớ nói với cậu chuyện này, cũng là lần cuối cùng, về sau, tớ vĩnh viễn không muốn nhắc tới nó nữa, tớ muốn quên đi, cậu giúp tớ quên nó đi được không?”

Tôi gật đầu, “Được!”

Chúng tôi không nhắc đến chuyện cậu ấy mang thai rồi phá thai nữa, mà nhắc đến chuyện ở trường lớp, Hiểu Phỉ hỏi khoảng thời gian mình rời đi, trong trường học đã xảy ra chuyện gì, tôi kể mọi tin đồn mình biết.

Học sinh trung học mang thai rồi phá thai hẳn là chuyện rất lớn, nhưng có lẽ vì thái độ quá bình tĩnh của Hiểu Phỉ, nên tất cả hoảng hốt của tôi đều gần như biến mất, coi đó là chuyện không đáng ngại, tựa như nó chỉ là một lần cảm nặng, chỉ cần trôi qua, tất cả sẽ coi như chưa từng xảy ra.

Sau đó chúng tôi bàn đến kế hoạch trong học kỳ tới, chúng tôi nên làm cái gì, đến khi được phân vào cùng một lớp, chúng tôi sẽ ngồi cùng bàn, cùng lên lớp, cùng làm bài tập, cùng tan học, thậm chí chúng tôi còn bàn đến chuyện sau khi học xong trung học phổ thông, nên thi vào ngành xã hội hay ngành khoa học, xem hai đứa có thể học cùng trường đại học không, cậu ấy cười nói mình thích Bắc Kinh, muốn đến Bắc Kinh học đại học, không phải Bắc Kinh, thì sẽ là Thanh Hoa.

Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa là hai trường đại học lâu đời, nổi tiếng ở Trung Quốc.

Cậu ấy còn vỗ đầu tôi, nói: “Nếu cậu muốn học cùng trường đại học với tớ, thì phải nỗ lực đấy nhé, không được ham chơi, lúc nào cũng đọc tiểu thuyết.” Thấy vẻ mặt không tự tin của tôi, cậu ấy lại vội an ủi: “Đừng sợ, tớ sẽ giám sát cậu học tập chăm chỉ.”

Hiểu Phỉ tràn đầy tự tin với tương lai, tôi không hề nghi ngờ cậu ấy sẽ không thực hiện được giấc mộng của mình, bởi vì đoạn thời gian bàng hoàng mê loạn đã qua đi, cậu ấy đã chuẩn bị tốt để xuất phát một lần nữa, mà lúc này đây, nhất định cậu ấy sẽ không tái phạm bất cứ sai lầm ngu ngốc nào.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.