Thợ Sửa Giày

Chương 28: 28: Cậu Thợ Học Việc





Nói xong câu ấy, bản thân Nhiếp Chấn Hoành cũng phải cười trước.
Nhưng cười một lát, liếc cậu thanh niên đang nghiêm túc cúi đầu rửa tay dưới vòi nước, nụ cười bên môi anh lại vụt tắt.
Ngẫm lại Phan Tri Nhạc còn trẻ mà đã đi đến bước đường tự sát, và cả người anh em ngày xưa từng làm ăn buôn bán chung với mình, Nhiếp Chấn Hoành chợt nhận ra một điều rõ ràng là, đôi khi đơn giản cũng không phải chuyện gì xấu.
Cậu em hàng xóm thoạt trông ngốc nghếch ngờ nghệch, biết đâu nội tâm lại thông suốt hơn lũ các anh.
Không nghĩ ngợi quá nhiều, chỉ chú tâm làm việc mình thích, dường như chính vì vậy nên thế giới lại nhẹ nhàng hơn nhiều.
Còn chú bé Lâm thì vẫn không hay biết gì, cũng không nhận ra mình đã được nâng lên một tầm cao hùng vĩ trong lòng Nhiếp Chấn Hoành.
Cậu chỉ ngoan ngoãn rửa sạch màu vẽ dính tay, sau đó đi đến kệ hàng trong phòng, lấy chiếc khăn sạch lau khô tay mình.
Dường như cậu đã vô thức đưa tiệm sửa giày này vào vùng an toàn của mình, không còn xa lạ và phòng bị như lúc đầu nữa.

Thậm chí cậu còn dám chủ động chạm vào đồ đạc trong ấy.
“Ô, cậu thợ giày mới tới đấy à?”
Lúc cậu đang lau tay, một khách hàng bỗng nhiên bước vào trong tiệm, cất giọng hơi ngạc nhiên.
Nhiếp Chấn Hoành vẫn còn ở sân sau, nghe thấy tiếng nên anh đi vào, nhưng không rõ lời vị khách kia nói, “Cậu thợ giày gì cơ?”
Khách đến là một người đàn ông hơn ba mươi tuổi đeo kính, thoạt nhìn rất hào hoa phong nhã, có phong thái của dân học hành.

Bấy giờ, anh ta chỉ vào Lâm Tri, nói với Nhiếp Chấn Hoành, “Cậu này không phải là thợ học việc mà chú nhận về à?”
Chẳng trách Hà Khiêm lại nghĩ như vậy.
Anh ta là khách quen của tiệm, vì phải đi làm gặp đối tác, nên anh ta rất hay đến tiệm Nhiếp Chấn Hoành sửa và đánh giày.

Binh thường anh ta toàn thấy Nhiếp Chấn Hoành đeo tạp dề da để đỡ dính bẩn khi sửa giày.

Nhưng lúc này tiệm không bật đèn, cửa hàng hơi âm u, người đàn ông đeo kính không thấy màu vẽ trên người Lâm Tri, chỉ để ý cậu cũng đeo tạp dề buộc cổ, liếc qua cũng từa tựa cách ăn mặc của Nhiếp Chấn Hoành!
Nhưng mà xinh trai hơn —— Hà Khiêm thầm bổ sung trong lòng —— không thô kệch như ông chủ Nhiếp.
“Em lấy đâu ra bản lĩnh nhận thằng bé về học việc ạ?”

Nhiếp Chấn Hoành cười to một lúc rõ lâu vì câu nói của Hà Khiêm, sau đấy mới ôm vai Lâm Tri giới thiệu cậu với khách quen, “Đây là cậu em hàng xóm dưới nhà em, người ta là họa sĩ, dân nghệ thuật thứ thiệt đấy.”
“Hở?”
Hà Khiêm nghe vậy là hỏi liền, “Vẽ tranh à? Phong cách gì, truyện tranh, doodle, hay là minh hoạ?”
Nhắc đến đề tài này là Nhiếp Chấn Hoành ù ù cạc cạc ngay.
Anh vỗ nhẹ lên lưng Lâm Tri, “Anh Hà cũng là dân tri thức, hai người hẳn sẽ có đề tài chung để nói với nhau.”
Dân tri thức?
Lâm Tri hoàn toàn không hiểu ba chữ này có nghĩa gì, nhưng Hà Khiêm chẳng chờ cậu lên tiếng mà đã phẩy tay luôn, “Chỉ là kiếm miếng cơm trong nhà xuất bản thôi, ông chủ Nhiếp chớ làm tôi xấu hổ!”
Lâm Tri biết đại khái nhà xuất bản là gì, nhưng cậu hoàn toàn chẳng có bất kỳ hứng thú gì với đề tại này.
Toàn bộ tâm trí cậu chỉ dồn vào câu nói vừa rồi của Nhiếp Chấn Hoành, cậu ngước lên hỏi cực kỳ nghiêm túc.
“Anh muốn nhận em làm thợ học việc ạ?”
Lâm Tri ngẫm ngợi, làm cho anh Hoành có vẻ dễ hơn bán nhà đất nhiều ấy.
Không cần dậy sớm thức khuya, không phải học thuộc sổ tay, khỏi cần nhớ giá thuê của các loại nhà, cũng đỡ phải giao tiếp với nhiều người luôn.
Còn được cái nữa là, chỗ làm ở ngay dưới nhà cậu, cậu có thể về nhà vẽ tranh đúng giờ, đi ngủ đúng giấc, không phải đeo đôi giày da khiến cậu đau chân, mặc bộ comple làm cậu khó chịu nữa.
Có vẻ… giống lời mẹ dặn, là một công việc siêu tốt ý.
“Em còn coi là thật đấy à?”
Nhiếp Chấn Hoành cúi đầu là thấy ngay đôi mắt đen láy của Lâm Tri.

Anh phát hiện mắt cậu không ẩn chứa vẻ đùa giỡn, chỉ tỏa ra ánh sáng nóng bỏng.

Anh lại thấy hơi đau đầu.
“Thân anh nuôi được mỗi miệng anh thôi,” anh cố gắng ấn đầu cậu hàng xóm xuống, “Không có tiền thuê em đâu.”
Chuyện này là thật.
Tuy Nhiếp Chấn Hoành chỉ tốn 2000 tệ để thuê cửa hàng này, nhưng anh tính phí sửa giày rất rẻ, một đôi vài đến vài chục tệ là cùng.


Cuối tháng trả xong tiền thuê nhà, số lợi nhuận còn lại chỉ đủ chi tiền ăn uống của anh, rồi thêm vài lá trà mấy bao thuốc, chứ chẳng còn thừa bao nhiêu.
Nhiếp Chấn Hoành không rõ tình cảnh của Lâm Tri lắm, nhưng sau đêm mưa lần trước, anh cũng để tâm và thương cảm đứa trẻ không còn mẹ này nhiều hơn.
Anh tính giúp Lâm Tri mà chưa tìm được cơ hội thích hợp, nhưng anh chưa bao giờ nghĩ đến việc giữ cậu nhóc lại chung một mái nhà.
Miếu nhà anh nhỏ, đừng nên chắn ngang đường đời rộng mở của người ta.
“Không trả tiền cũng không sao!”
Chất giọng trong trẻo chợt cắt ngang dòng suy tưởng của Nhiếp Chấn Hoành.
Nhiếp Chấn Hoành hơi kinh ngạc.

Anh nhìn về phía Lâm Tri, lại nghe thấy cậu nói rất đỗi thản nhiên, “Bao ăn là được ạ.”
Cậu họa sĩ đeo chiếc tạp dề sặc sỡ có vẻ rất cố chấp, đếm ngón tay nói với anh, “Một ngày hai bữa, một tháng 60 bữa, mỗi bữa 10 tệ, chỉ cần 600 tệ thôi ạ.”
Nhiếp Chấn Hoành không khỏi hỏi lại theo lời cậu, “Một ngày ba bữa cơ mà, bữa còn lại đâu?”
Lâm Tri chớp chớp mắt, “Em không ăn sáng ạ.” Ăn chung với bữa trưa luôn, có thể tiết kiệm ít tiền.
Dạo này cậu toàn làm như thế.
Nhiếp Chấn Hoành cau mày, “Em vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn, sao lại không ăn sáng được?”
Hà Khiêm đứng ngoài rìa nhìn hết nổi nữa.
Anh ta nhận ra cả hai đang râu ông nọ cắm cằm bà kia, nhưng chẳng hiểu sao bầu không khí lại hài hòa lạ thường.

Nhớ tới chuyện khiến mình phiền lòng dạo gần đây, anh ta quyết định vui vẻ đẩy đưa câu chuyện, “Hay là ông chủ Nhiếp cứ nhận em nó làm thợ học việc đi, cũng chỉ thêm một miệng ăn, mà còn có người bầu bạn cùng nữa.
“Người ta là thanh niên thời đại mới, làm bao nhiêu việc một lúc, nếu muốn kiếm tiền thì kiếm được mối khác ngay ấy mà.”.

========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.


Đau Đến Mấy Vẫn Yêu
2.

Có Một Dị Tộc Giữa Các Cậu
3.

Người Tình Trong Gương
4.

Thợ Sửa Giày
=====================================
*
Tiệm uốn tóc Mỹ Liên đóng cửa suốt nửa tháng.

Mãi đến trước kỳ nghỉ tháng 5, Phan Mỹ Liên mới làm thủ tục xuất viện cho con.
Trong khoảng thời gian ấy, một số bà con láng giềng quen biết gia đình họ Phan đều đến bệnh viện thăm hỏi cô bé Tri Nhạc.

Nhà họ Uông bán quà sáng, Lão Chu mở sạp trái cây, Nhiệt Hợp Mạn ở cửa hàng bông, đến cả Trương Thúy Phương cũng kêu Vương Kim Bảo xách theo một hộp thực phẩm chức năng, cùng mang đến bệnh viện.
Nhiếp Chấn Hoành vốn không định góp vui.
Nhưng anh nghe nói nơi Phan Tri Nhạc dưỡng bệnh chính là bệnh viện mà mình từng phẫu thuật chân, nên tính đến thăm bệnh hỏi han nhân lúc đi kiểm tra phục hồi chức năng định kỳ.
Một cô bé có tương lai xán lạn như thế, chẳng ai đành lòng thấy em héo tàn khi đang độ đương Xuân.

Tuy đám người ngoài như họ cũng không giúp được gì, nhưng mỗi người ghé tai Phan Mỹ Liên khuyên thị một câu, biết đâu lại có thể khiến quan hệ giữa hai mẹ con khá hơn?
Vì thế nhân giờ cơm trưa, Nhiếp Chấn Hoành đề cập chuyện này với Lâm Tri.
Buổi nói chuyện với Hà Khiêm hôm trước đã khiến cuộc sống của hai người thay đổi ít nhiều.
Điểm khác biệt lớn nhất là chỗ vẽ tranh của Lâm Tri.

Cậu chuyển từ ban công tầng 2 xuống tiệm sửa giày của Nhiếp Chấn Hoành.

Cũng chẳng phải Nhiếp Chấn Hoành thật sự cần một ai “bầu bạn”, mà hoàn toàn ngược lại.

Anh cảm thấy Lâm Tri mới là người cần tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn.
Bảo anh chõ mũi vào chuyện người khác cũng được, nói anh lo chuyện bao đồng cũng thế, từ mấy lần tiếp xúc với Lâm Tri, Nhiếp Chấn Hoành có cảm giác cuộc sống hiện tại của cậu em hàng xóm hơi khép kín quá.
Ngày nào cũng chỉ cô đơn nhốt mình trong phòng.
Ngoài thuốc màu và bàn vẽ, dường như cuộc đời cậu không còn một ai khác.
Quả thực, có kẻ thích cuộc sống cô độc, cũng kh0ái cảm giác thoải mái vui sướng khi không bị ai quấy rầy, nhưng Lâm Tri hiển nhiên không phải kiểu người như vậy.
Dường như cậu khuyết thiếu một phân đoạn nào đó trong quá trình trưởng thành, nên vô thức phòng bị sợ hãi trước tất cả những gì xa lạ, rồi lại vô thức khát khao sự náo nhiệt và thiện ý của đám đông.
Đây là một chú hamster thiếu sự bảo vệ, tràn ngập tò mò và rụt rè với thế giới bên ngoài.
Nhiếp Chấn Hoành không đành lòng thấy vẻ âm u chết chóc và phẳng lặng thờ ơ hiện lên trong cặp mắt trẻ trung kia.

Đấy không phải là ánh mắt mà một thanh niên mới ngoài hai mươi nên có.
Huống chi, em hàng xóm chăm sóc bản thân rất vụng, chi bằng để anh theo dõi quan tâm, chí ít cũng không đến đận chết đói.
Cho nên, sau một hồi suy nghĩ như vậy.
Nhiếp Chấn Hoành dứt khoát làm theo lời Hà Khiêm, hỏi Lâm Tri có bằng lòng ở lại cửa hàng của anh không.
Không phải làm thợ học việc, chỉ là chạy vặt đỡ đần tí thôi.
Nếu thi thoảng khách đông, thì Lâm Tri cần giúp anh dọn dẹp cửa tiệm kệ hàng, hoặc làm mấy công việc cọ rửa đơn giản.

Để đáp lại, Nhiếp Chấn Hoành sẽ bao cậu ba bữa trong ngày, coi như là thù lao chạy việc.
Còn lúc nào không có việc gì, Lâm Tri có thể vẽ tranh trong cửa hàng.
Dù sao cửa tiệm hơn 20 mét vuông, hầu hết đều trống không.

Bình thường Nhiếp Chấn Hoành hay vứt giày dép dụng cụ lung tung, giờ anh dọn bừa một tí là có đủ chỗ cho Lâm Tri đặt giá vẽ vung cọ rồi.
Đương nhiên Lâm Tri cũng đồng ý với cách sắp xếp này.
Cậu gần như gật đầu ô kê ngay lập tức, vui đáo để.

Hai lúm đồng tiền bên má cậu nom ngọt ngào đến nỗi khiến Nhiếp Chấn Hoành bất chợt cảm thấy phải chăng cái chốn tồi tàn của anh là nơi đất lành chim đậu phong thủy tốt gì cơ..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.