*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Dịch: Trâu Lười
Hai bà cháu Triệu Yến Bình ngắm trăng không thoải mái lắm, bầu không khí ăn cơm của nhà họ Chu sát vách càng cứng ngắc hơn.
Kim thị, Chu Thời Dụ và Chu Song Song không thèm nhìn A Kiều, Chu Sưởng thương cháu gái nên cứ nói chuyện với A Kiều. Kim thị càng tức giận hơn, bà không ăn cái bánh trung thu nào mà giả vờ thân thể không thoải mái về phòng trước.
Kim thị vừa đi, Chu Song Song cũng học theo. Cô lườm A Kiều một cái rồi quay về phòng.
Chu Thời Dụ không dám tùy hứng như mẹ và em gái, hắn vừa cúi đầu ăn bánh trung thu vừa lén nhìn bàn tay trắng nõn của em họ. Chu Sưởng nhớ lại cảnh con trai mất dạy dám bắt nạt cháu gái mình, ông nhìn Chu Thời Dụ không vừa mắt chút nào nên lập tức lạnh mặt đuổi con trai đi. Cuối cùng trên bàn cơm chỉ còn lại hai chú cháu A Kiều.
Nhìn ba bộ bát đũa chưa dùng đến, A Kiều nói nhỏ: “Bác, tội gì mà bác phải khổ như thế chứ, cháu cũng nói rồi, buổi tối nhà bác cứ ngắm trăng đi, cháu ngủ sớm là được.”
Mẹ con Kim thị không chào đón cô, A Kiều không muốn lại gần chướng mắt họ.
Bây giờ cô không còn nơi khác để đi, bằng không cô cũng không ỷ lại nhà bác. Nếu bố mẹ còn sống thì dù trong nhà nghèo đến nỗi phải ăn cỏ, ngày nào cũng phải xuống ruộng làm việc phơi nắng phơi gió, A Kiều cũng không muốn ở dưới mắt mợ nữa.
Chu Sưởng buồn bực uống rượu, ông thở dài nói: “Đều là người một nhà, nói cái gì mà nhà bác chứ.”
A Kiều im lặng.
Chu Sưởng không biết nói chuyện gì với cháu gái nên đành phải ngắm trăng, uống rượu giải sầu.
A Kiều nhìn bác trai, bác gần 40 tuổi rồi, trên mặt cũng đầy nếp nhăn. Bác đọc nhiều sách nên đôi mắt cũng không tốt lắm, có lúc phải nheo mắt lại mới nhìn rõ. Năm ngoái A Kiều trở về, bắt đầu từ lúc đó, bác trai mặc kẹt ở giữ mợ và cô nên rất ít khi thấy bác cười thoải mái.
Một bên là vợ con, một bên là cháu gái chia xa nhiều năm, ai quan trọng hơn?
Không cần nói cũng biết, nhưng bác trai vẫn bảo vệ cô, một mình bác đối chọi với mợ, anh họ và em họ.
Lòng A Kiều ê ẩm, cô lấy bình rượu của bác rồi cúi thấp đầu nói: “Bác, nếu có người đến hỏi cưới, vợ cũng tốt, thiếp cũng được, dù hoàn cảnh thế nào thì cháu cũng nguyện ý.”
Chuyển sang nơi khác cũng không thể khó khăn hơn giống như ở nhà bác được. Ngược lại nếu cô rời khỏi đây, bác trai có thể cười như xưa. A Kiều nghĩ thông suốt rồi.
Chu Sưởng sững sờ trên ghế.
A Kiều cười nói: “Không còn sớm nữa, bác về phòng nghỉ ngơi đi ạ.”
Cô nói xong liền đứng lên đi về phòng.
Đi được mấy bước, đột nhiên A Kiều nghe thấy tiếng khóc kìm nén của bác, đôi mắt mờ mờ, cô cũng chảy nước mắt.
…
Chu Sưởng nằm sấp trên bàn khóc một lúc lâu giống như ông muốn đem hết tất cả áy náy mấy năm trước và sự khó xử một năm này trút hết ra ngoài.
Ánh trăng sáng chiếu xuống người ông, dáng vẻ cực kỳ thê lương.
Khóc đủ rồi, Chu Sưởng lau nước mắt, cuối cùng uống một chén rượu rồi bước chân kiên định đi về phòng.
Kim thị trốn ở trước cửa sổ nghe lén một lúc lâu, thấy chồng chuẩn bị vào, bà vội vàng trốn vào trong ổ chăn giả bộ ngủ.
Chu Sưởng biết bà còn chưa ngủ, ông đứng ở đầu giường dùng giọng điệu không cho phép thương lượng nói: “Tôi có lỗi với Kiều Kiều, bà cũng có lỗi với Kiều Kiều, bắt đầu từ ngày mai bà đối xử với Song Song như nào thì phải đối xử với Kiều Kiều như thế. Nếu Kiều Kiều không gả đi được thì tôi sẽ nuôi con bé cả đời. Bà chấp nhận con bé thì tốt, còn không chấp nhận được thì bà nói sớm cho tôi biết, tôi sẽ viết thư ly hôn cho bà, bà đi tái giá đi.”
Kim thị không ngờ mình lại nhận được câu nói này!
Thấy chồng già rồi mà lại gục xuống bàn khóc, Kim thị cảm thấy rất khó chịu. Bây giờ ông còn uy hiếp muốn đuổi bà đi, lửa giận và sự uất ức trong lòng Kim thị bốc lên, bỗng nhiên bà vén chăn nhảy xuống giường rồi chỉ thẳng vào mặt Chu Sưởng khóc lóc mắng: “Đồ trời đánh nhà ông, tôi vì ông sinh con dưỡng cái, chăm sóc cả cái nhà này mà ông lại muốn ly hôn với tôi! Cái gì gọi là tôi có lỗi với con bé kia, lúc con bé còn nhỏ sinh bệnh cũng là tôi nấu thuốc bón cho nó. Năm đó ông cầm theo bạc trong nhà đi thi, Thời Dụ bệnh nặng không đợi được nữa nên tôi mới bán con bé…”
“Vậy sao bà không bán con gái của mình hả?” Chu Sưởng gào lên cắt ngang giọng nói to tướng của vợ, nếu như vợ mình bán con gái của họ thì chí ít ông không phải áy náy như bây giờ.
“Song Song là đứa con tôi mang thai mười tháng đấy, tôi không ác độc như ông, ngay cả con gái mình cũng bán!” Kim thị càng nói lớn tiếng hơn, bà hận không thể bay lên nóc nhà nói cho người dân trong thành Vũ An nghe thấy giọng của bà.
“Ông thi đỗ tú tài, con trai cũng sống tốt, ông không làm gì cũng chiếm được lợi mà bây giờ lại quay sang trách tôi bán cháu gái ông. Nếu ông áy náy như vậy thì sao năm đó không liều mạng đến lầu Hoa Nguyệt cướp người về đi, mấy người gác cổng đứng thành một hàng liền dọa ông lùi bước. Ông đúng là đồ bỏ đi, không dám đánh người ngoài, chỉ dám trút giận lên người tôi!”
“Bà kêu gào một câu nữa thử xem!”
“Tôi cứ kêu gào…”
“Bộp”, Chu Sưởng tát một phát lệch đầu Kim thị, người bà cũng nghiêng sang một bên ngã lăn ra đất.
Kim thị nằm một lúc lâu cũng không có động tĩnh gì.
Bàn tay đánh người của Chu Sưởng run rẩy không ngừng, sự hoảng hốt thay thế lửa giận trong mắt ông, khi ông nghĩ rốt cuộc Kim thị làm sao thì bà bắt đầu động đậy. Kim thị chậm rãi chống tay ngồi dậy, bà lau sạch máu chảy ở khóe miệng, nước mắt rơi xuống liên tục, bà nhìn Chu Sưởng rồi cười lạnh nói: “Ly hôn thì ly hôn, trong lòng ông căn bản không có mẹ con chúng tôi, tôi cũng không muốn ở trong cái nhà này nữa!”
Chu Sưởng mím chặt môi ngồi trên giường.
Kim thị thu dọn quần áo trong đêm, sáng sớm ngày hôm sau, bà không làm bữa sáng mà kéo con gái Chu Song Song đi ra ngoài.
Chu Sưởng vẫn nằm trên giường, đôi mắt mở to hiện rõ tơ máu.
Chu Thời Dụ ngăn trước cổng nhà không cho mẹ và em gái đi, Kim thị vừa ném bao quần áo lên xe lừa nhà họ Chu vừa hung dữ trừng mắt nói to vào trong nhà: “Chu Thời Dụ, con không cần cản mẹ, mẹ có lỗi với nhà họ Chu, có lỗi với tổ tông nhà họ Chu các người. Bây giờ mẹ đi khỏi đây, vĩnh viễn không trở lại nữa! Song Song lên xe đi, chúng ta đến nhà bác con ở, bác trai luôn thương cháu gái, cha ruột đã không cần con thì chúng ta đến nhà bác con!”
Chu Song Song biết mẹ mình lại đang làm bộ, mấy ngày nữa cha sẽ đến nhà ông bà ngoại đón hai mẹ con trở về nên cô cũng không lưu luyến gì mà lên xe lừa luôn.
Kim thị lập tức vung roi lên đánh xe đi.
…
Nhà họ Triệu ở sát vách.
Sáng sớm Triệu Yến Bình đã bị giọng nói to đùng của Kim thị đánh thức.
Hắn nhíu mày nằm ở trên giường.
Tối qua chuẩn bị ngủ, hắn cũng nghe thấy Chu Sưởng và Kim thị cãi nhau ầm ĩ một trận, sáng nay Kim thị lại ồn ào làm hàng xóm làng giềng xung quanh đều nghe thấy, cuối cùng người khó chịu nhất vẫn là cô gái ăn nhờ ở đậu.
Triệu Yến Bình không hiểu, cô ấy chỉ là một cô gái mềm yếu không ăn được bao nhiêu cơm, sao Kim thị lại không chấp nhận được cô ấy chứ? Rõ ràng là Kim thị có lỗi với cô mà.
Hôm nay được nghỉ nên Triệu Yến Bình không cần đến nha môn. Sau khi bị Kim thị đánh thức, hắn dứt khoát dậy ra sân sau bổ củi.
Bà Triệu rửa mặt xong đi ra sân sau thì thấy cháu trai cầm búa to sắc bén bổ cọc gỗ. Cháu trai để trần nửa người trên, mồ hôi to bằng hạt đậu chảy dọc sau tấm lưng tráng kiện rộng lớn, hai cánh tay thon dài mạnh mẽ có lực, vừa nhìn liền biết sức rất lớn. Thể nào năm đó được bộ đầu già nhìn trúng thu làm đồ đệ. Chỉ cần thấy thân thể này của cháu trai thì mấy tên trộm cũng bị dọa sợ muốn chết rồi, ai còn có lan gan chạy trốn chứ?
“Hiếm khi được nghỉ ngơi hai ngày, cháu cứ giao mấy việc này cho Quách Hưng làm là được, còn cháu thì nghỉ ngơi đi.”
Bà Triệu bước tới, bà không muốn cháu trai mệt mỏi.
Triệu Yến Bình chỉ “Vâng” một tiếng buồn bực rồi tiếp tục bổ củi.
Bà Triệu hầm hừ đứng một bên nói: “Cháu nghe thấy động tĩnh bên nhà họ Chu không? Nếu chúng ta không giúp A Kiều thì con bé thật sự không vượt qua nổi đâu. Bác trai thương con bé thì thế nào, có thể so với người bên gối sao? Đừng nhìn Chu tú tài không ngăn vợ lại, chắc lúc này đang hối hận lắm đây, không chừng hai vợ chồng này diễn kịch để ép A Kiều đồng ý gả cho mấy ông già nhà giàu làm thiếp thôi.”
Bà Triệu biết cháu trai mình, mặt thì lạnh tim thì nóng. Có lẽ cháu trai không quan tâm vẻ đẹp của A Kiều nhưng cuộc sống của A Kiều thảm như vậy, cháu trai có khả năng giúp đỡ lại không giúp thì nhất định sẽ băn khoăn. Nhất là khi A Kiều có số phận giống cháu gái Hương Vân.
Triệu Yến Bình tiếp tục bổ củi.
Đột nhiên Thúy Nương đứng ở cửa nhà chính nhìn sang đây hỏi: “Lão thái thái, sáng nay ăn gì ạ?”
Bà Triệu suy nghĩ rồi nói: “Ăn cháo đi, chiên thêm mấy cái bánh quai chèo nữa, chiên nhiều nhiều chút.”
Anh em Thúy Nương từ phương bắc tới, sau đó bà Triệu dạy Thúy Nương nấu đồ ăn Giang Nam, thỉnh thoảng bà cũng thích ăn thử bánh phương bắc mà Thúy Nương làm, trong đó thích nhất là bánh quai chèo.
Thúy Nương không thông minh lắm nhưng nấu ăn cực kỳ ngon, tay chân cũng nhanh nhẹn, một lúc sau cô đã làm xong bữa sáng rồi.
Bánh quai chèo chiên để ở trong một cái nồi sắt to, bà Triệu đưa hai cây cho anh em Thúy Nương, sau đó hai bà cháu ngồi vào bàn ăn sáng.
Triệu Yến Bình vừa cắn một miếng bánh quai chèo vừa húp một thìa cháo, dáng ăn cực kỳ nhanh.
Trong nồi còn 3 cây to. Nhìn bánh quai chèo, bà Triệu thở dài nói: “Biết cháu thích ăn như thế, bà đã bảo Thúy Nương làm nhiều hơn rồi.”
Triệu Yến Bình nói: “Đủ ăn rồi.” Hắn đã no bụng rồi.
Bà Triệu chỉ vào ba cái bánh quai chèo hỏi: “Cháu thật sự không muốn ăn nữa hả?”
Triệu Yến Bình gật đầu.
Bà Triệu liền nói: “Vậy bà mang sang cho nhà họ Chu, đoán chừng sáng nay bên kia có tâm tình nấu đồ ăn sáng đâu, bà mang sang cho bọn họ.”
Bỗng nhiên Triệu Yến Bình hiểu ra, bà nội muốn sang đấy thương lượng chuyện nạp thiếp.
“Mời bà mối đi ạ.” Triệu Yến Bình nhìn bà nội nói.
Bà Triệu nhướng mày: “Ở ngay sát vách, còn là người quen, mời bà mối làm gì? Cho bà mối tiền thưởng còn không bằng giữ lại mua rượu cho cháu uống.”
Triệu Yến Bình kiên trì nói: “Cô ấy là con gái nhà lành, nạp thiếp cũng là lương thiếp, không thể bỏ qua lễ hỏi được.”
(Lương thiếp: Con gái nhà lành gả làm thiếp/ vợ lẽ.)
Trong lòng bà Triệu lộp bộp, bà nhìn chằm chằm cháu trai nói: “Lương thiếp? Sao lại như vậy, cháu còn muốn khua chiêng gõ trống thuê kiệu hoa đón con bé vào cửa sao?”
Theo suy nghĩ của bà Triệu, A Kiều ở nhà trong nhà Chu Sưởng không ai thèm lấy, bây giờ Chu Sưởng và Kim thị náo loạn đến mức này, họ ước gì A Kiều có thể gả nhanh ra ngoài nên có người tới hỏi sẽ vui mừng hớn hở ngay ý chứ, lúc đấy còn quan tâm cò kè mặc cả sĩ diện gì nữa. Nhưng nhìn ý tứ của cháu trai thì thằng bé muốn cho A Kiều thể diện như lương thiếp sao?
Bà biết cháu trai có lòng tốt nhưng cũng không cần tốt đến mức này chứ?
“Nhà chúng ta có nhiều bạc lắm à?” Bà Triệu không vui lườm cháu trai: “Nếu là lương thiếp ở huyện thì sính lễ cần ít nhất 5 lượng bạc…”
Triệu Yến Bình cắt ngang lời bà: “Chu Sưởng là tú tài, cô ấy là cháu gái của tú tài, bà còn nói cô ấy xinh như tiên nữ, giá trị bản thân nên nâng cao hơn, chúng ta ra 10 lượng đi.”
Bà Triệu muốn hộc máu!
Mười lượng, bà bớt ăn bớt mặc nhiều năm như vậy mới gom được 30 lượng bạc để giữ lại làm tiệc cưới thể diện nhất cho cháu trai, kết quả cháu trai lại muốn bà bỏ ra 10 lượng mua một đứa thiếp?
“Cháu đừng quên con bé từng làm kỹ nữ rồi đấy!” Bà Triệu cầm một cái bánh quai chèo đập thẳng lên thành nồi để biểu đạt sự bất mãn của mình.
Triệu Yến Bình dùng lời bà nói hôm qua đáp lại: “Không phải bà nói cháu nạp cô ấy làm vợ co thể tích góp công đức cho Hương Vân sao? Cháu càng cho cô ấy thể diện thì công đức càng nhiều, ông trời có mắt sẽ báo đáp lên người Hương Vân.”
Bà Triệu im lặng không tìm được lý do phản bác.
Nhưng bà thực sự tức giận, bà giận đến mức không muốn đi mời bà mối.
Triệu Yến Bình thấy thế thì gọi Quách Hưng đến, hắn bảo Quách Hưng đi mời bà mối rồi bảo Thúy Nương mang hai cái bánh quai chèo sang nhà sát vách. Lúc đầu có 3 cái nhưng một cái bị bà Triệu nắm chặt trong tay méo mó hết rồi.
Thúy Nương không nghe thấy hai người nói chuyện, cô nghi ngờ hỏi: “Hai cái bánh này cho ai ăn?”
Triệu Yến Bình công chính nghiêm minh phân chia: “Chu tú tài một cái, A Kiều cô nương một cái.”
Về phần con trai Chu Thời Dụ của Chu tú tài, đọc sách thánh hiền mà làm ra chuyện ức hiếp người khác. Hắn dám làm nhục em họ thì không bằng cầm thú, bây giờ đói thì cũng phải chịu.