Thiệu Hoa

Chương 47: “Sinar”




<< Không có tiền thì nói gì đến mấy thứ sở thích, cho dù có thì cũng phải đổi nó thành tiền>>

Mấy hôm liền dì Tình đều gọi Thiệu Hoa dậy từ 3h rưỡi, nhưng phải đến 4h rưỡi Thiệu Hoa mới đứng lên. Dì Tình nghĩ đến mấy điều gì đó. Một ngày trời mưa, dì Tình nhìn sắc mặt Thiệu Hoa thật sự rất kém. Dì gọi mãi mà dậy không nổi. Dì Tình mặc xong quần áo, vành mắt đỏ ửng đi tới, dì ngồi xuống, vuốt mái tóc của Thiệu Hoa, nói: “Đại thiếu gia, cháu chính là bị thần cương đây đúng không. Thật không nghĩ tới, không nghĩ tới bệnh tình so với dì còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.” Nói xong nước mắt dì lại trào ra, dì bắt đầu giúp Thiệu Hoa xoa bóp cổ tay, vừa khóc vừa nói: “Dì nằm trên giường 20 phút là có thể đứng dậy được rồi, cháu như thế nào lại nằm lâu như vậy…”

Thiệu Hoa nhìn dì, thấp giọng nói: “Cứ nằm là sẽ tốt lên thôi, đợi một lúc là có thể đứng lên.”

Dì Tình đau lòng nói không ra lời, chỉ đành cúi đầu chăm chú xoa bóp cánh tay cho anh.

Ngày đó căn bệnh thần cương của Thiệu Hoa có chút nghiêm trọng hơn mọi hôm, vì thế mà anh đi làm muộn. Thật may sở trưởng không có ở đây, bác gái phụ trách khu vực này cũng không nói thêm câu gì, chỉ vỗ vỗ bả vai Thiệu Hoa, trêu anh: “Người trẻ tuổi, không rời được giường cũng là chuyện bình thường.” Nói xong liền đưa cho Thiệu Hoa cái áo mưa: “Ha ha, nhanh làm việc thôi, trời mưa không cần quét rác đâu, chỉ cần nhìn thấy rác thì nhặt lên thôi…”

Hai tháng cuối mùa, không giá buốt nhưng cũng rất lạnh, làm việc trong những ngày trời mưa thế này, cho dù đã mặc áo mưa nhưng cả người đau nhức làm Thiệu Hoa gặp nhiều trở ngại. Trước kia trong khoảng thời gian lao động cải tạo, tốt xấu gì thì cũng được làm việc trong nhà nhưng mà hôm nay, phải làm ngoài trời mà thật không may trời lại mưa, Thiệu Hoa cảm thấy vô cùng chật vật.

Sau khi tan làm, Thiệu hoa nhìn sắc mặt nhợt nhạt, làn môi tím ngắt của mình trong gương, anh bỗng nhiên nghĩ tới: giá mà có thể hóa trang che đi một chút thì tốt rồi. Anh biết dì Tình hay khóc, lại thương anh, hôm nay đi về với sắc mặt thế này chỉ sợ lại làm cho dì phải đau lòng. Thiệu Hoa lắc đầu đi ra khỏi sở môi trường, cũng chẳng còn cách nào khác.

Khi đang ngang qua chợ, anh mua một chút gừng, định là lúc trở về nhà sẽ rã nhỏ ra pha với nước, tránh lại bị ốm.

“Dì Tình, cháu về rồi!” Thiệu Hoa đi tới phòng bếp thấy dì Tình đang nấu cơm, anh đem gừng đặt lên bàn: “Dì Tình, dì giúp cháu pha một cốc nước gừng nhé!”

Dì Tình quay đầu lại nhìn Thiệu Hoa, thấy sắc mặt anh tái mét, nước mắt lại ứa ra. Dì chỉ kêu “ừ” một tiếng.

Trước khi đi ngủ, Thiệu Hoa lại thực khó xử nhờ vả dì: “Mai dì lại gọi cháu dậy lúc 3 giờ được không?”

Dì Tình thở dài một tiếng, giúp Thiệu Hoa đặt đồng hồ báo thức rồi nằm lên giường. Bỗng dì dải thêm cái chăn xuống dưới đất rồi kéo Minh Lệ xuống, nói với Thiệu Hoa: “Từ hôm nay trở đi, dì cùng Minh Lệ ngủ dưới đất, Đại thiếu gia cháu ngủ trên giường đi.”

“Không thể được!”

“Bệnh phong thấp của cháu nghiêm trọng như vậy, không thể ngủ dưới đất được.”

…. ……………….

Thiệu Hoa kiên quyết không ngủ trên giường, dì Tình nói: “Ngày mai dì sẽ đi mua một chiếc giường đơn, hôm nay tạm thời dì cùng Minh Lệ ngủ dưới đất cũng được.”

“Không được!”

“Đại thiếu gia, xin cậu!”

Sự tình này dì Tình vô cùng khó xử, Thiệu Hoa nhất quyết không chịu đáp ứng, dì không cách nào lay chuyển được ý của anh, chỉ đành lại để anh ngủ dưới đất.

“Dì Tình, cháu muốn…muốn mượn dì ít tiền, cháu sẽ thuê một căn phòng ở.” Thiệu Hoa cảm thấy thời gian này anh thật sự quấy rầy cuộc sống của dì. Hiện tại anh đã kiếm được việc làm, chỉ đợi đến ngày được trả lương anh sẽ trả lại tiền cho dì.

“ Đại thiếu gia không vừa ý…”

Không đợi dì Tình nói xong Thiệu Hoa đã nói: “Dù sao cháu cũng là nam, ở cùng hai người cháu thấy có chút bất tiện.”

Dì Tình thấy Thiệu Hoa nói cũng có lý, hơn nữa để cho anh chen chúc cùng hai mẹ con bà ngủ chung một phòng cũng thật làm khổ cho anh. “Hiện tại tiền thuê phòng rất đắt, để dì hỏi xung quanh xem có người quen nào cho thuê phòng hay không?”

“Cảm ơn dì Tình.”

Ngày hôm sau, dì Tình hỏi mấy người bạn cùng bán hàng bên cạnh, một người nói có người họ hàng đang muốn cho thuê một phòng gác xép cách đây không xa, tiền thuê một tháng là 450, dì Tình ngay lập tức liền đồng ý.

Buổi tối, bà vô cùng vui mừng nói với Thiệu Hoa: “Tìm được phòng thuê rồi, rất gần chỗ làm của cháu.”

“Tiền thuê bao nhiêu một tháng ạ?”

“200”

“Ha ha, dì Tình, cháu biết dì rất tốt với cháu.” Thiệu Hoa còn làm mặt cười với dì, nói tiếp: “Nếu dì không nói thật cho cháu biết thì cháu sẽ đưa toàn bộ tiền lương của cháu cho dì.”

“300”

Thiệu Hoa lại lắc đầu, anh vẫn không tin cái giá này.

“450. Là thật, nếu dì lừa cháu, ngày mai dì sẽ bị xe tông chết.”

“Dì Tình!”

Một tháng lương của Thiệu Hoa là 800, nhưng là tháng lương đầu tiên vẫn chưa lấy được, cho nên dì Tình tạm thời ứng trước 1350 tệ. Nhưng sau đó vốn là phải đóng tiền ba tháng một lần nhưng là vì có người quen giới thiệu cho nên chỉ cần đóng hai tháng trước.

Ngày đó, khi Thiệu Hoa dọn vào ở căn gác xép, nói đúng ra là cứ thế mà vào ở vì anh cũng chẳng có đồ đạc gì để mà nói là “chuyển nhà”, dì Tình đột nhiên nhớ ra mấy thứ đồ vật ngày xưa, liền lấy ra đưa cho Thiệu Hoa.

Nhìn thấy những đồ vật này, Thiệu Hoa trầm mặc hồi lâu. Anh không dám lật quyển album ra, anh không muốn nhìn thấy quá khứ đã qua của chính mình, những quá khứ hết sức tươi đẹp ấy. Thiệu Hoa vuốt tấm bìa cuốn album, quay đầu nói với dì Tình: “Hay là dì cứ giữ nó giúp cháu đi.”

Dì Tình cười cười. Trước kia bà thường hay mở cuốn album ra xem nhưng từ khi gặp lại Thiệu Hoa bà lại quên mất sự hiện diện của nó. Bà thực sự rất yêu những tấm hình này, khi có ý định đưa cuốn album cho Thiệu Hoa bà vẫn còn cảm thấy vô cùng luyến tiếc. Thiệu Hoa chỉ cầm lấy chiếc máy ảnh Sinar, còn tất cả những thứ khác anh đều bảo dì Tình giữ lại.

Thiệu Hoa tìm đến một tiệm cầm đồ rất lớn, bên trong còn dựng một vài chiếc xe, hẳn là cũng bị đem đi thế chấp.

“Tôi muốn cầm cố cái này.” Thiệu Hoa đặt chiếc Sinar lên quầy.

Ông chủ cửa hàng nhìn nhìn, không nói gì, đi ra gọi mấy người trẻ tuổi lại nhìn, họ cúi đầu nói vài câu gì đó sau đó quay đầu về phía Thiệu Hoa hỏi: “ Cậu muốn cầm cố trong bao lâu, giá cả của cái này bao nhiêu?”

“2 năm, 10 vạn.”

“Cậu có hóa đơn không?”

“Không có.”

“Không có thì chúng tôi sẽ không nhận.”

Thiệu Hoa cầm lấy chiếc Sinar định đi về thì ông chủ lại gọi lại: “Nếu như cậu không bế tắc thì cũng không đến đây cầm đồ, tôi có thể trả cậu một vạn rưỡi.”

Một vạn rưỡi? Năm đó, chiếc Sinar này ở trong nước có thể nói là không có chiếc thứ hai. Tuy rằng hiện tại nó chỉ là còn là một loại máy ảnh phim nhựa kiểu cũ nhưng vì là hàng “cổ” do vậy mà so với trước kia nó càng đáng giá hơn.

Thiệu Hoa cúi đầu suy nghĩ một lúc lâu, sau đó ngẩng đầu nói với ông chủ: “Ba vạn.”

“Không được, không có hóa đơn chúng tôi không thể làm được.”

Thiệu Hoa cầm lấy chiếc máy ảnh đi ra ngoài, chủ quán thấy vậy liền đuổi theo anh, vỗ vỗ vai, vẻ mặt tươi cười nói: “Hai vạn thế nào?”

Thiệu Hoa không buồn để ý đến người này, vẫn tiếp tục đi.

“Được rồi, được rồi, ba vạn thì ba vạn.”

Sau khi ký giấy tờ, cầm được tiền rồi, Thiệu Hoa nhìn chiếc Sinar rồi đi ra khỏi tiệm cầm đồ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.