Thiếu Gia Phong Lưu

Chương 49: Cái gì là B?




Suốt dọc đường đi cả hai đều không nói chuyện gì, mỗi người đều mang những suy nghĩ riêng. Tần Uyển nghĩ xem lát nữa sẽ làm cách nào để giáo huấn nam sinh này, chế độ bây giờ không thể dùng cách xử phạt thể xác học sinh, mà không biết chừng còn bị học sinh xử lại. Cô chỉ có thể dùng vàI biện pháp văn hóa nhã nhặn để giáo huấn nam sinh này khiến hắn chịu thua mới được, điều này làm Tần Uyển rất hao tâm tổn trí.

Đối phó với những học sinh bình thường chỉ cần phạt bọn chúng chép phạt từ đơn mười lần là được, nhưng theo kinh nghiệm của Tần Uyển thì chiêu này không có tác dụng gì đối với Thường Nhạc, người này quá nửa sẽ không nghe theo, dù là nghe theo cũng sẽ chỉ tìm người chép giúp, Tần Uyển càng nghĩ càng đau đầu, đôi lông mày thanh tú như lá liễu hơi nhíu lại, thoạt nhìn toát ra vẻ dịu dàng làm người ta lay động.

Trong lòng Thường Nhạc nghĩ rất đơn giản, lần này đã có cơ hội đối diện cô, hắn đương nhiên nghĩ làm cách nào để cưa được vị giáo viên xinh đẹp mà thoạt nhìn rất nghiêm túc này. Đối với loại người tình trường lão luyện như Thường Nhạc mà nói, hắn thậm chí lúc đó không nghĩ làm cách nào để tán Tần Uyển, đến lúc gặp chiêu nào dùng chiêu đó là được. Đây chính là cảnh giới cao nhất trong võ thuật – an hợp vô hình, không chiêu thắng chiêu.

Phòng làm việc của giáo viên học viện Kiêu Tử được phân theo khoa theo cấp, giáo viên ngoại ngữ lớp 10 đều nằm ở tầng 3, chia thành vài phòng. Văn phòng của Tần Uyển có 4 bàn làm việc, có nghĩa là có 4 giáo viên tiếng Anh làm việc ở đây. Học viện Kiêu Tử không hổ là trường học quý tộc nhiều tiền tiêu không hết, không riêng gì trong phòng trang hoàng xa hoa, bàn làm việc cực lớn và ghế da thật kia đều là loại cao cấp, nếu chuyển ba bàn còn lại đi có thể làm người ta lầm tưởng rằng đây là phòng làm việc của Tổng giám đốc một công ty lớn nào đó.

Văn phòng lúc này không có các giáo viên khác, Tần Uyển ngồi trên ghế, khôi phục lại bộ dạng khí độ làm gương cho người khác, nhìn Thường Nhạc nói:

- Trong quy định đối với học sinh có viết học sinh không được hút thuốc uống rượu. Em lại ngồi hút thuốc ngay hành lang có phải có cảm giác mình rất cool không?

- A!

Thường Nhạc hừ một tiếng từ lỗ mũi, hoàn toàn không để ý đến bộ dạng uy nghiêm kia của Tần Uyển, cười lạnh nói:

- Nếu một người đàn ông có khí chất có thể thông qua hút thuốc, uống rượu, đùa bỡn chơi bời bên ngoài thì thế giới này đều là những anh chàng rất cool rồi.

Tiến lên hai bước, duy trì khoảng cách chừng một mét với Tần Uyển, Thường Nhạc dùng ánh mắt hạ lưu khiêu khích nhìn chằm chằm Tần Uyển thản nhiên nói:

- Huống chi là dù cho em có vi phạm nội quy chăng nữa cũng là do giáo viên chủ nhiệm phạt, cô Tần đừng có bận tâm làm gì, cô xem mình như vậy chẳng quá mệt sao, người đẹp mà nghĩ quá nhiều sẽ bị già đi đấy.

Tần Uyển chán nản, khuôn mặt xinh đẹp lộ vẻ tức giận, vốn có ý định xử phạt Thường Nhạc mà không ngờ tên tiểu tử này lại giáo huấn ngược lại mình. Trợn trừng đôi mắt đẹp, Tần Uyển gương mặt lạnh giá, ngữ điệu nghe rất giống một vị thiết huyết giáo viên.

- Dù sao em cũng đã vi phạm nội quy trong giờ học của tôi, tôi có tư cách quản em.

Thái độ kiên cường ấy làm ánh mắt Thường Nhạc sáng lên, hắn bỗng nhiên nhớ tới Giang Hoán Sa lúc trao mình nụ hôn đầu, cô nàng lúc ấy cũng cứng rắn, mạnh mẽ như vậy chẳng phải về sau cũng bị đứa trẻ chín tuổi là mình hạ gục đó sao? Nhớ tới Giang Hoán Sa hiện giờ đã bặt vô âm tín, Thường Nhạc có cảm giác mất mát, tâm niệm vừa chuyển bỗng đem tất cả tình cảm đối với Thạch Tán Y và Giang Hoán Sa đều uỷ thác lên vị giáo viên xinh đẹp này.

Cái gọi là nội quy trường học không là gì trong mắt Thường Nhạc, mặc kệ những lời lẽ của Tần Uyển, Thường Nhạc quét ánh mắt về phía một chồng sách tiếng Anh đặt chỉnh tề trên một bàn làm việc tiện tay rút một quyển, chỉ nhìn thoáng qua bìa sách hắn đã kinh ngạc nói:

- Cô cũng đọc Henry 6?

Ánh mắt Tần Uyển cũng hiện lên một tia kinh ngạc, lấy trình độ Anh ngữ của một học sinh cấp ba chưa chắc đã hiểu tiêu đề in ngoài bìa sách, vậy mà tên tiểu tử này chỉ vừa liếc mắt đã nhận ra, bộ dạng còn có vẻ rất học hỏi. Cuối cùng không giấu nổi tò mò Tần Uyển hỏi:

- Em cũng đọc rồi ư?

- Lúc 10 tuổi đã đọc rồi.

Thường Nhạc thuận miệng trả lời, trí nhớ giống như phảng phất lại một thời kỳ xa xôi mơ hồ lẩm bẩm:

- Nếu như nhớ không nhầm thì đây là tác phẩm thời kỳ đầu của Shakespeare, có thể coi là hài kịch, có hơi châm biếm. Năm 1952 tác giả R Guillian trong cuốn "Ngàn hối hận nhất trí" đã bóng gió dùng lời thoại trong Henry 6 nói dòng họ Shakespeare là "giới quạ đen nhà giàu mới nổi". Có thể thấy được Shakespeare ở lứa tuổi đó đã sớm bộc lộ được tài hoa cũng như phải chịu đựng sự đố kỵ của

người đời.

Thường Nhạc có chút xuất thần nói vậy, vì Shakespeare là một trong những thần tượng của hắn, trong nước Anh còn lưu truyền rất nhiều những câu chuyện liên quan đến William Shakespeare.

Tương truyền Shakespeare viết "Romeo và Juilliet" chính là những câu chuyện cảm động xảy ra khi ông qua lại với các cô gái quý tộc, sau đó mới viết nên tác phẩm về mối tình lãng mạn mà đau thương này.

Đối với rất nhiều đàn ông mà nói, cuộc đời bọn họ có lẽ là một dấu phẩy, cũng rất có thể là một dấu chấm tròn, hoặc là một dấu chấm than… Nhưng đối với người có thể làm cho vô số cô gái cảm động như Shakespeare mà nói thì cuộc đời của ông nhất định là một dấu chấm hỏi.

Về chuyện tình nam nữ có vô vàn câu hỏi nhưng lại rất ít người có thể giải đáp được.

Là một dấu hỏi chấm lớn của Phương Đông, người này quả nhiên là biết cách hỏi: "Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết", khá nhiều cặp đều không ngăn cản nổi. Người kia chính là Tây Phương Shakespeare, có lẽ người phương Tây đều khá thẳng thắ và cởi mở nên câu hỏi của họ rất đơn giản, có thể nhìn thấy ngay từ cái tên của họ: "Cái gì là B"

- Em mới 10 tuổi đã đọc nguyên tác tiếng Anh?

Trái tim Tần Uyển khẽ chấn động, bộ ngực to lớn khẽ phập phồng, Thường Lạc nhìn mà muốn rớt nước miếng.

Cho rằng tên này đang bốc phét, Tần Uyển cười lạnh nhạt:

- Ngay cả tác phẩm thời kỳ đầu của Shakespeare em cũng đọc rồi vậy thì nhất định là có nghiên cứu về tác giả này, hay là nói thử cho tôi nghe một chút?

Gần như có thể khẳng định Thường Nhạc không thể trả lời được, Tần Uyển dù bận rộn nhưng vẫn ung dung nhìn hắn, chờ mong xem hắn bối rối thế nào. Ngay lúc này trong lòng cô cũng cảm thấy kỳ quái, chính mình là giáo viên, không ngờ không giảng giải mà lại còn nóng lòng muốn nhìn thấy học sinh của mình xấu mặt. Bạn đang đọc chuyện tại Truyện FULL

Nằm ngoài dự kiến của Tần Uyển, Thường Nhạc cũng không có kiếm cớ qua loa tắc trách, nét mặt lộ vẻ tươi cười, lạnh nhạt nói:

- Shakespeare trong 22 đến 23 năm đã viết tổng cộng 37 bộ hí kịch, trong đó có 16 bộ được xuất bản dưới dạng trộm ấn bản. Nguyên nhân là thời đó tác giả đem kịch bản bán cho đoàn kịch, đoàn kịch vì lũng đoạn liền không lên tiếng, bị trộm ấn bản còn lại là do diễn viên truyền miệng, hoặc bị người khác ghi nhớ khi đang diễn, cho nên có nhiều sai sót so với bản gốc.

Dừng một chút, Thường Nhạc lại lộ vẻ chuyên tâm nghiên cứu vấn đề một cách cẩn thận, nghiêm túc, hơi thở nho nhã nói tiếp:

- Nói như vậy, hí kịch của Shakespeare sáng tác có thể phân làm 3 thời kỳ: Thứ nhất là thời kỳ những năm 1590 ~ 1600 chủ yếu là những sáng tác lịch sử, hài kịch, có 9 bộ kịch lịch sử, 10 bộ hài kịch và 2 bộ bi kịch. 9 bộ kịch lịch sử ngoại trừ "Vua Johan" viết về lịch sử nước Anh thời kỳ đầu thế kỷ 13, nội dung của 8 bộ khác đều liên quan đến bốn bộ hai khúc "Henry VI" thượng, trung, hạ, "Richard III", "Richard II" "Henry IV" thượng, hạ và Henry V. Những bộ kịch lịch sử này khái quát hơn trăm năm lịch sử nước Anh lúc náo động, đắp nặn một loại hình tượng quân chủ chính diện, phản diện, phản ánh tư tưởng của Shakespeare phản đối chế độ phong kiến cát cứ, trung ương tập quyền, yêu cầu quân chủ khai minh tiến hành cải cách từ trên xuống dưới, thành lập chế độ chủ nghĩa nhân văn và lý tưởng đạo đức về quan hệ xã hội nhân văn, hài hòa. 10 bộ hài kịch là "truyenhyy.comedy of Errors", "Cardenio", "The marchant of Venice", "Love"s Labour"s Lost", "A Midsummer night dream", "The Merry Wifes of Winsor", "As you like it", "Measure for measure", "Twelfth night", đại đa số đều lấy chủ đề tình yêu, tình bạn, hôn nhân, nhân vật chính đều là những người có trí tuệ theo chủ nghĩa nhân văn, những thanh niên trẻ, thông qua việc họ đấu tranh cho tự do, hạnh phúc để ca tụng sự tiến bộ, ca ngợi những con người mới với những làn gió mới, đồng thời cũng nhẹ nhàng vạch trần và trào phúng những luồng tư tưởng cũ, những chuyện đồi bại đáng ghê tởm, như chủ nghĩa cấm dục hư kiểu, phái Thanh giáo giả nhân giả nghĩa và bọn người tham lam bỉ ổi cho vay nặng lãi. Các tác phẩm hí kịch của Shakespeare thời kỳ này cơ bản mang tư tưởng lạc quan, trong sáng, tràn đầy chủ nghĩa nhân văn lý tưởng để giải quyết mâu thuẫn xã hội, đến nỗi tác phẩm bi kịch "Romeo và Jiulliet" viết vào thời kỳ này cũng mang hơi hướng hài kịch, mặc dù nhân vật chính chết cho tình yêu nhưng tình yêu lý tưởng đã chiến thắng cái chết chóc, để đổi lấy hóaa giải thù hằn phong kiến. Tuy nhiên, cũng là vở kịch viết vào thời kỳ này khi đã thành thục về hài kịch là "The marchant of Venice" thì lại mang sắc thái u buồn và nhân tố bi kịch, song song với việc cổ xuý lòng nhân ái, hữu nghị và tình yêu chân thành cũng vẫn là phản ánh chế độ cá lớn nuốt cá bé, ách áp bức trong xã hội Cơ Đốc giáo, vấn đề kỳ thị chủng tộc. Điều này chứng tỏ tác giả đã dần dần ý thức được lý tưởng và sự thật còn tồn tại một mâu thuẫn khó có thể giải quyết được.

- Thời kỳ thứ hai (1601~1607) chủ yếu là bi kịch, ông viết ba bộ kịch La Mã, 5 bộ bi kịch và bộ "Hài kịch u ám" hoặc là "Vấn đề kịch". Những vở kịch La Mã như "Troilus and Cressida", "Antony and Cleopatra" và "Coriolanus" lấy đề tài từ câu truyện lịch sử về các vị anh hùng La Mã, bốn vở bi kịch lớn là "Othello" "Hamlet", "King Lear" "Macbeth" và vở "Timon of Athens" thể hiện những trăn trở sâu sắ của tác giả đối với thời đại, nhân sinh, gắng sức đắp nặn một lớp nhân vật chính bi kịch của thời đại. Bọn họ thức tỉnh từ giam cầm và mông muội, được những tia nắng đầu tiên của thời cận đại chiếu rọi, đang bừng bừng khí thế hoàn thiện phát triển bản thân mình nhưng lại không thể vượt qua được cực hạn tự thân và những ràng buộc của thời đại, rốt cuộc họ đấu tranh giữa hoàn cảnh và nội tại dẫn đến sự hi sinh không thể tránh khỏi.

- Những tác phẩm chủ yếu của thời kỳ thứ ba (1608 ~ 1613) là 4 bộ bi hài kịch hay là kịch truyền kỳ "Pericles, Prince of Tyres" "Cymbeline", "The winter Tale" "The Tempes". Những tác phẩm này chủ yếu viết về sự thất lạc, đoàn tụ, vu cáo hãm hại, giải oan, dù vẫn kiên trì chủ nghĩa nhân văn lý tưởng, vạch trần sự thật hắc ám nhưng cách giải quyết mâu thuẫn chủ yếu vẫn dựa vào pháp thuật, ảo tưởng, cơ duyên tình cờ và sự kiện ngẫu nhiên cũng là để ngợi ca lòng khoan dung, sự tha thứ, thoả hiệp…

Nhìn bộ dạng Thường Nhạc miệng lưỡi lưu loát tự tin, Tần Uyển hoảng hốt, dù là tên tiểu tử này thông qua tư liệu của những nhà phê bình khác để sắp xếp lại đi nữa thì trí nhớ của hắn cũng đủ khiến người ta kinh người rồi. Hít sâu một hơi, quả bóng bowling vĩ đại kia lại phập phòng, Tần Uyển đột nhiên hỏi:

- Những cuốn này em đều đã đọc qua rồi?

Nói xong gương mặt xinh đẹp của Tần Uyển thoáng chút ửng đỏ lộ ra vẻ quyến rũ mê đắm. Có phải mình điên rồi chăng, làm sao lại có thể hỏi một cách ngây thơ như vậy, giống như một cô nữ sinh ngốc nghếch hỏi gã trai mà mình đang sùng bái vậy.

Bỏ cuốn "Henry VI" xuống, Thường Nhạc ngồi lên bàn làm việc, đối mặt Tần Uyển, giơ tay nhẹ nhàng nâng chiếc cằm xinh đẹp của cô, dùng thanh âm quỷ dị mờ ám hỏi:

- Cô nói xem?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.