Thiên Quan Song Hiệp

Chương 47: Khuyển Mã song cái




Lăng Hạo Thiên vừa uống rượu vừa kể chuyện: “Hôm đó con hạ sơn, tránh thoát cha, đại ca, nhị sư thúc tìm kiếm rồi đi về hướng tây, định thưởng thức mùi vị của loại thiên hạ đệ nhất phần tửu ở Sơn Tây Phần Dương. Con không muốn gặp rắc rối nên mới giả thành một tiểu khất cái, vừa đi vừa xin ăn. Một hôm con đến một tiểu trấn, xin được một cái màn thầu, ngồi nhấm nháp ở đầu đường, lúc đó con không mang nhiều tiền nhưng lại có đầy một hồ rượu cao lương quả sâm mùi vị ngon tuyệt. Con móc hồ rượu trong ngực áo ra làm một ngụm. Chốc sau, có hai lão lão khất cái xuất hiện bên cạnh, mỗi lão ngồi xuống một bên kẹp con vào giữa. Con quay sang nhìn hai lão cái, lão bên tả cầm một cây quải trượng, đầu tóc lưa thưa, mặt rúm ró như vỏ cau khô, môi trề ra, trông giống như một con chó xơ xác; lão bên hữu khá hơn, cổ dài ngoằng, mặt cùng dài mà hẹp, tổ tiên nhất định là ngựa. Hai lão cái ngồi xuống một, lão què liền giơ khuỷu tay níu lấy con hỏi ‘Tiểu bằng hữu, trong hồ là rượu ư? Chúng ta dùng hai cái màn thầu này đổi lấy một ngụm, thế nào?’ Họ nói rồi móc ra hai cái màn thầu dẹp lép, bốc mùi chua lòm, không biết đã để bao nhiêu ngày rồi.”

“Lão cái mặt dài bên hữu chõ mồm vào: ‘Ta cũng có hai cái bánh lớn, mới xin được hai ngày trước, vẫn còn thơm lắm, đổi lấy một ngụm rượu có được không?’ Con thấy hai người đó yêu rượu như vậy bèn coi là tri kỷ, đáp ngay: ‘Rượu ngon phải có bằng hữu uống cùng. Hai vị cứ uống nhưng chỉ một ngụm thôi, nhiều hơn là không được. ’ Hai lão khất cái mừng lắm, lão què nhận lấy hồ rượu uống ừng ực. Con thấy lão uống một lúc mà không dừng, thoáng sau nửa hồ rượu đã chui vào bụng lão thì kinh ngạc kêu: ‘Lão ăn mày giở trò quỷ à.’ Con lại nhớ cha từng dạy là người nào bị điểm trúng Khí xá huyệt nhất định phải lấy hơi, bèn thò tay điểm vào Khí xá huyệt nhất của lão. Quả nhiên trò quỷ của lão què bị phá, lão bị sặc phải dừng lại hít hơi.

“Con lấy lại hồ rượu, lão cái mặt dài bên hữu bảo: ‘Lão ấy giở trò chứ ta thì thật thà. Tiểu huynh đệ, còn thiếu ta một ngụm đó. ’ Nói rồi cầm lấy hồ rượu há miệng uống một hơi. Hơi này cũng cực dài, con lại thét ầm lên nhưng lão cái mặt dài này giảo hoạt lắm, đưa một tay che huyệt Khí xá lại. Con máy động linh cơ, giơ tay cù vào nách lão, lão cái mặt dài không nhịn cười được, vừa bật cười thì phun ngụm rượu ra, cuối cùng cũng phải ngừng uống. Con lấy hồ rượu lại nhìn thì hỡi ôi chỉ còn lại hai, ba ngụm, bất giác vừa ngạc nhiên vừa phẫn nộ, mắng: ‘Hai lão quỷ, đều là loại gian trá.’ Nhưng con thấy hai lão nội lực thâm hậu, chỉ bằng một hơi mà uống cạn hơn nửa hồ rượu không cần lấy hơi thì trong lòng lấy làm bội phục.”

“Hai lão cái uống rượu thỏa thuê, đều cao hứng lắm, nhưng thấy con hình như định điểm huyệt thì lấy làm kinh ngạc. Lão cái què hỏi: ‘Tiểu bằng hữu, danh tự là gì nhỉ? Học võ công của ai?’ Con đáp: ‘Ta là Tiểu Tam nhi, học võ công của ai không cần phải trình báo với các ngươi. Các ngươi là ai? Lừa rượu của tiểu hài tử để uống, con là anh hùng hảo hán cái gì? Các ngươi học võ công của ai? Ta sẽ mách sư phụ các ngươi.”

“Lão cái mặt dài cười: ‘Tiểu Tam huynh đệ, đã không phải rồi. Rượu này ngon quá, huynh đệ chúng ta từ xa đã ngửi thấy mùi vị, nếu không uống nhiều một chút, thật không phải với cái dạ dày.’ Lão cái què phụ họa: ‘Đúng vậy. Để ta nói cho Tiểu Tam nhi huynh đệ biết, huynh đệ thích ngay thẳng thì chúng ta phải ngay thẳng mới là nghĩa khí. Ta là Tam Thoái Cẩu, đây là huynh đệ của ta gọi là Nhất Lý Mã.”

Mọi người nghe kể đều bật cười, hai danh tự này thật quá quái dị, vừa khớp với hình dạng hai người.

Lăng Hạo Thiên nhìn Lăng Song Phi hỏi: “Nhị ca, đệ hỏi huynh vậy, hai lão cái này xuất xứ thế nào?”

Lăng Song Phi lắc đầu: “Ta chưa từng nghe qua danh đầu của bọn họ, không biết có phải tên giả không? Nhất định là cha biết.”

Lăng Tiêu nói: “Nghe giống như nhân vật trong Cái Bang. Mấy năm nay ta không qua lại với Cái Bang nên không biết hai người này.”

Lăng Hạo Thiên vỗ tay khen: “Vẫn là cha đúng. Hai người đó quả nhiên là người Cái Bang.” Đoạn lại kể: “Lúc con nghe họ tự báo danh tính, cũng thấy buồn cười, càng nhìn càng thấy tên quả hợp với người. Nhưng con không dám cười thành tiếng, cố làm ra vẻ giận dữ. Họ thấy con không vui, Tam Thoái Cẩu bảo: ‘Tiểu Tam nhi, để bồi thường, huynh đệ bọn ta sẽ đưa tiểu huynh đệ đến một nơi rất hay, thết huynh đệ một bữa ra trò, được chứ?’ Con thấy hai người này rất đỗi cổ quái nhưng không phải người xấu nên đồng ý, theo hai người đi đến một ngọn núi. Một lúc sau đến một tòa ni am lợp ngói xanh, trêи biển đề ba chữ Tịnh Từ am.”

Yến Long mỉm cười: “Tiêu ca, muội hỏi huynh nhé, mấy chữ Tịnh Từ am này xuất xứ từ đâu?”

Lăng Tiêu đáp: “Huynh nghe nói rằng am chủ Tâm Hải lão sư thái là truyền nhân duy nhất của Tịnh Từ kiếm pháp, trong am có một thanh bảo kiếm gọi là Tuyệt Hàn Kiếm. Lão sư thái xuất gia hơn năm mươi năm nay, rất được người dân quanh đó kính trọng song tính khí có chút cổ quái.”

Yến Long cười: “Huynh ẩn cư đã lâu mà chuyện trêи giang hồ vẫn biết nhiều lắm.”

Lăng Hạo Thiên nói: “Cha nói đúng hết. Mọi người cứ nghe con kể đã. Chúng con đi đến cửa am, hai lão cái thay nhau kêu to: ‘Các vị sư thái giúp cho, bố thí cho lão khất cái chút cơm thừa canh cặn! ’ Kêu hồi lâu mới thấy một lão ni cô đi ra, tay cầm một tô cơm nguội, thấy ngoài hai lão khất cái gia còn thêm một tiểu khất cái, hiển nhiên một tô cơm không đủ được, đứng ngẩn tò te rồi mới đi vào, một lúc sau lại đi ra, cúi đầu nói: ‘Ba vị thứ lỗi, am của bần ni thanh bần, thật sự không có cơm canh nào nữa để bố thí.”

“Nhất Lý Mã nói: ‘Sư thái có lòng tốt, hóa tử tôi cảm kϊƈɦ bất tận. Phật dạy rằng: Bất cứ thứ gì cũng đều bố thí được. Sao sư thái lại bảo không có thứ gì để bố thí?’ Lão ni cô nghe xong ngạc nhiên vô cùng. Tam Thoái Cẩu lại bảo: ‘Lòng rộng như biển cả, bố thí vô biên. Một giọt cảm kϊƈɦ, xin được làm khuyển mã báo đền.’ Lão ni cô trợn mắt nhìn chúng con một lúc rồi quay vào trong am, thoáng sau đã chạy ra hành lễ nói: ‘Nguyên lai là anh hùng trong Cái Bang. Trụ trì có lời mời.’ Đoạn đưa chúng con vào trong am, mời ngồi ở tiểu sảnh. Liền đó một tiểu sa di ni dâng trà xanh và điểm tâm lên, hai lão cái cứ chỉ chỉ trỏ trỏ vào điểm tâm, ra dấu bảo con ăn, con không hề khách khí, ăn sạch bách chỗ điểm tâm. Đang lúc uống trà thì cánh cửa mở ra, một lão sư thái chừng hơn sáu chục tuổi, mặc áo xám tro, mặt mũi đoan chính nhưng lạnh lùng nghiêm khắc khiến người khác nảy lòng e sợ đi vào trong sảnh. Lão sư thái chắp tay hành lễ: ‘Lão ni Tâm Hải, xin ra mắt hai vị trưởng lão Cái Bang.”

“Hai lão cái đứng dậy đáp lễ: ‘Trụ trì không cần khách khí.’ Tâm Hải sư thái ngồi xuống bồ đoàn rồi bảo: ‘Bần ni vẫn nghe danh tiếng của các trưởng lão Cái Bang nhưng chưa có duyên gặp gỡ. Xin hỏi hai vị có phải là Khuyển Mã song cái?’ Tam Thoái Cẩu đáp: ‘Chính thị.’ Con phải đưa tay bịt mồm, ra vẻ đang ho mới nén cười được, một chó một ngựa lại hợp xưng là Khuyển Mã song cái, không phải chuyện hoạt kê sao? Thế ra Tam Thoái Cẩu, Nhất Lý Mã là hiệu xưng chân chính của họ chứ không phải lừa gạt con.”

“Con nghe Tâm Hải sư thái nói: ‘Tệ am thanh bần, không có món gì ngon bố thí cho hai vị, thật là lỗi quá. Bần ni đã sai chuẩn bị một mâm, mời ba vị ăn xong rồi hẵng đi.’ Tam Thoái Cẩu bảo: ‘Thịnh tình của sư thái, huynh đệ chúng tôi cảm kϊƈɦ bất tận, xin được đa tạ trước. Lần này huynh đệ tôi đến không chỉ xin một bữa cơm, còn muốn xin sư thái một hài tử nữa.”

Lăng Hạo Thiên vừa nói xong mọi người quanh bàn ăn ngẩn người, không hiểu người Cái Bang sao lại nói năng vô lễ như vậy với một vị sư thái? Nhưng y lại kể: “Tâm Hải sư thái biến sắc bảo: ‘Trưởng lão nói đùa rồi’. Con thì nghĩ: ‘Hai tên khất cái này vô lý thật, lại đến am ni cô xin hài tử, đúng là không biết tốt xấu’ nhưng lại nghĩ: ‘Khuyển Mã song cái này là trưởng lão Cái Bang, chả trách võ công rất khá.’ Tam Thoái Cẩu nói: ‘Tại hạ tuyệt không nói đùa. Sư thái chắc vẫn nhớ chừng mười lăm trước có một phụ nhân hoài thai chạy vào quý am rồi sinh hạ một hài nhi?’ Tâm Hải sư thái đáp: ‘Đúng là có chuyện đó. Người ấy sinh hạ hài tử không lâu thì quy tây, bần ni đã an táng, còn hài tử thì do bổn am nuôi dưỡng.’ Tam Thoái Cẩu bảo: ‘Năm xưa toàn gia người đó bị cường đạo cướp bóc, một mình thoát đi, được tệ bang yểm hộ mới trốn đến quý am náu thân. Một năm trước tệ bang điều tra được phụ thân của hài tử năm đó bị cường đạo chém trọng thương nhưng may mắn vẫn còn sống. Vị Chu lão trượng này biết con gái ở trong quý am, mấy lần đến để gặp con nhưng bị các vị sư thái ngăn cản. Tại hạ bất tài, xin được hỏi sư thái duyên cớ trong chuyện này là thế nào?”

“Tâm Hải đáp: ‘Té ra là chuyện này. Trước hết, bần ni không biết vị Chu thí chủ ấy là cha đẻ của Từ Huệ. Thêm nữa, Từ Huệ đã xuất gia bảy năm nay, không còn quyến luyến trần thế, bần ni sợ tâm thần nó bị quấy nhiễu nên tạm thời không để nó gặp Chu thí chủ.’ Nhất Lý Mã nổi nóng, to tiếng: ‘Theo sư thái nói là không muốn thả người?’ Tâm Hải trừng mắt nhìn y đáp: ‘Hài tử này do bổn am nuôi lớn, giờ đã quy y Phật môn, cắt đứt mọi nhân duyên mới là con đường tốt nhất cho nó. Hai vị muốn ép nó ra khỏi Phật môn, không biết có dụng tâm gì?”

“Tam Thoái Cẩu trầm hẳn xuống, ngôn ngữ khá nhún nhường: ‘Năm đó bọn hóa tử chúng tôi giúp Chu phu nhân chạy đến quý am nên hiểu rõ ngọn ngành. Đến giờ chúng tôi lại biết Chu lão còn sống, thân nhân đã chết sạch, thân già cô độc, khi biết trêи đời vẫn còn đứa con này thì vô cùng kϊƈɦ động, một lòng muốn đoàn tụ với con, hà cớ gì sư thái liên tục cản trở, ba lần bốn lượt cự tuyệt ông ta ngay từ cửa am. Chúng tôi thấy tình trạng của ông ta đáng thương, bạo gan đến đàm luận với lão sư thái, những mong sư thái nhón tay để cha con họ tương kiến, cũng là chuyện hợp với thiên luân. Huynh đệ chúng tôi chỉ muốn thế, không hề có ý riêng tư nào khác.”

“Con nghĩ lời lẽ của Tam Thoái Cẩu rất khách khí, lại hữu lý, lão sư thái nhất định không phản đối, không ngờ bà ta lại nói: ‘‘Trêи đời này, gia đình thân nhân vốn do nhân duyên mà tương tụ, cũng là không mà thôi. Từ Huệ từ lúc sinh ra đã được Phật môn bao bọc, vô duyên với thân nhân, lại do bổn am nuôi lớn. Giờ các vị muốn đưa nó rời am, lôi kéo vào chốn hồng trần, nó vốn là một khối ngọc nguyên lành sáng rời rợi rất khó kiếm được, sao các vị lại định mang nó vào chỗ trần thế ô nhiễm?’ Nhất Lý Mã nghe thế thì không nhịn nổi, vỗ bàn tức giận: ‘Một giọt máu đào hơn ao nước lã’, đó là định lý của nhân gian. Duyên phận của Từ Huệ không phải do sư thái quyết định. Vô luận thế nào lão sư thái cũng không cho một đứa bé gặp cha đẻ của mình, thiên hạ lại có loại lý sự thế ư?”

“Tâm Hải cũng điên tiết, đôi mày liễu nhướng lên, lớn tiếng quát: ‘Một khi dính vào sợi dây tình cảm tất có phiền não. Bần ni là sư phụ quy y của Từ Huệ nên phải bảo hộ nó không nhiễm vào.’ Nhất Lý Mã giận điên người, mắng: ‘Có lý đâu lớn lên trong am này thì phải theo lão ni cô xuất gia, lão ăn mày ta xưa nay chỉ nghe nói những người chán nản hồng trần mới xuất gia, chưa từng nghe lão ni cô bức bách tiểu hài tám tuổi phải làm ni cô!’ Tâm Hải lúc đó đã thật sự bị kϊƈɦ nộ, to tiếng: ‘Từ Huệ linh đài trong sáng, rõ ràng là có căn khí. Ngươi nói nó nhỏ tuổi nhưng phải biết rằng nó đã mấy kiếp xuất gia, đến kiếp này có xuất gia cũng là chuyện vô cùng tự nhiên. ’ Nhất Lý Mã bài bác: ‘Sao lão ni cô biết nó đã mấy kiếp xuất gia? Vốn là nói nhăng mà!”

“Trong lòng con thầm khen Nhất Lý Mã, lại nghe Tâm Hải lạnh lùng đáp: ‘Bần ni từ khi khai sơn lập am đến giờ chưa từng cho phép kẻ nào ngông cuồng như thế này ở trong am. Hai vị nếu còn cố tình làm khó, bần ni đành phải không khách khí nữa.’ Tam Thoái Cẩu thấy việc đã đến nước này, đành bảo: ‘Tịnh Từ thập nhị kiếm của sư thái danh chấn vũ lâm. Huynh đệ chúng tôi tuy bất tài, hai cái miệng cũng không thể thuyết phục được, thôi đành lĩnh giáo bảo kiếm của sư thái.’ Nói rồi cùng Nhất Lý Mã đứng dậy. Tâm Hải sư thái ra khỏi tiểu sảnh trước, đến một bãi đất trống ở sau am. Con thấy ba người chỉ không bằng lòng một hai câu đã động thủ liền đi theo, thầm nhủ: Lão ni cô này không chịu nghe lý lẽ, tốt hơn hết là hai lão cái đánh thắng để Chu lão trượng được gặp tiểu ni cô.”

--- Xem tiếp hồi 48 ----

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.