Thiên Hạc Phổ

Chương 22: Ước Hội Thần Bí




Phương Tuyết Nghi không nhịn được nên bật cười thành tiếng, chàng không ngờ Tống lão lại hoạt kê như vậy nên cố nín cười mà nói :

- Tống lão quả xem trọng vản bối rồi, nhưng dù sao thì vản bối cũng rất cảm kích ân tình tri ngộ hôm nay!

Tống Phù liền hỏi :

- Vậy là lão đệ ngươi đã đồng ý?

Tuyết Nghi nói :

- Tống lão đã hạ cố giao tình, nếu vản bối không đồng ý thì chẳng phải sẽ bị thiên hạ chê cười sao?

Chàng quay sang Ngải Đông Hải và Cao Vô Địch rồi cung thủ nói tiếp :

- Ngày sau gặp lại, xin cáo biệt tại đây!

Lời vừa dứt thì chàng cất bước theo lối mòn đường sơn đạo mà đi. Tống Phù lẳng lặng theo sau, ngay cả việc chào Ngải - Cao lão cũng không chào một tiếng.

Ngải Đông Hải tâm kế thâm sâu nên giả vờ cười lớn rồi nói :

- Nhị vị đi đường bình an, lượng thứ tại hạ không tiễn!

Nhưng Cao Vô Địch thì vội vàng phóng bước truy theo đến cạnh Tuyết Nghi thì nói :

- Phương huynh đệ, cho Cao mỗ tống tiễn một đoạn nhé! Ôi! Hôm nay chia biệt rồi không biết ngày nào gặp lại . Tại hạ thật muốn cũng lão đệ ngươi rời khỏi nơi này!

Tuyết Nghi nói :

- Cao huynh, thanh sơn bất cải, lục thuỷ trường lưu, chỉ cần tại hạ còn hành tẩu giang hồ thì tương lai chúng ta còn nhiều cơ hội để tái ngộ! Tại hạ mong Cao huynh ngày sau giữ được tấm lòng như hôm nay để khi tương ngộ thêm phần vinh dự.

Cao Vô Địch nói :

- Cao mỗ tuy là ngươi lỗ mảng nhưng cũng biết phân biệt được thị phi, Phương huynh đệ hãy yên tâm, Cao mỗ sẽ ghi lòng tạc dạ những lời vàng ngọc hôm nay!

Phương Tuyết Nghi thầm nghĩ :

- Trong võ lâm có không ít những nhân vật như Cao Vô Địch. Ngày sau nếu ta lưu tâm một chút thì có thể bảo lưu được một số nhân sĩ hào kiệt cho võ lâm chánh đạo .

Vừa nghĩ đến đây thì bỗng nhiên chàng dừng bước và nói :

- Cao huynh, xin hồi bước được rồi!

Thì ra là do cước trình của ba người rất nhanh nên chỉ trong thời gian mấy câu nói mà đã đến chỗ Phương Tuyết Nghi buộc ngựa rồi.

Cao Vô Địch có phần bôn ba nhưng gã cố làm ra vẻ hào tráng , bằng một tràng cười lớn rồi nói :

- Tiễn đưa ngàn dậm rồi cũng đến lúc chia biệt, Phương huynh đệ bảo trọng nhé!

Nói đoạn gã cung thủ xá dài rồi lập tức quay người phóng bước. Thì ra song mục của gã đã lung linh ngấn lệ, nếu không bõ chạy thì nhất định sẽ rơi, thử nghĩ một thiết hán như gã thì làm sao để cho người khác thấy mình nhỏ lệ?

Phương Tuyết Nghi nhìn theo bóng hình to lớn của Cao Vô Địch rồi thở dài, nói :

- Thật là một hảo tráng sĩ!

Tống Phù mĩm cười, tiếp lời :

- Không sai! Người này quả nhiên là một trang hảo hán chưa mất hết lương tri. Ân tình trượng nghĩa của lão đệ ngươi giải nguy cho gã tuy chỉ là một nước cờ nhàn, nhưng về sau tất sẽ có ngày đơm hoa kết quả.

Tuyết Nghi mĩm cười, nói :

- Tống Phù lão, vản bối không có ý lợi dụng Cao Vô Địch, thi ân cầu báo đáp cũng không phải là bản ý của vản bối...

Tống Phù cười ha hả rồi nói :

- Lão đệ ngươi hiểu lầm rồi, lão phu đâu nói là ngươi thi ân với gã, nhưng thi ân với gã, một khi lão đệ ngươi và Đồng Tử Kỳ chính thức xung đột thì lão phu tin rằng Cao Vô Địch sẽ là một trợ thủ có ích rất lớn với lão đệ ngươi!

Lão hơi ngừng lại một lát rồi nói tiếp :

- Huống hồ những kẻ sĩ trong võ lâm chánh đạo phần lớn là ẩn thân giữ mình nên vô tình làm suy yếu võ lâm chánh nghĩa, nếu lão đệ ngươi có thể mời thêm nhiêu tráng sĩ trong hắc đạo làm tâm phúc của mình thì về lâu dài chẳng phải là tăng thêm một phần lực lượng cho trận tuyến chánh đạo sao?

Tuyết Nghi mĩm cười, nói :

- Không sai! Vản bối cũng lo người ít thì khó đạt được thành tựu lớn!

Tống Phù tiếp lời :

- Lão đệ, không phải lão phu ca tụng ngươi nhưng trừ phi lão đệ ngươi không có tâm chí này, nếu không, với tấm lòng và tài trí của lão đệ ngươi thì việc thành sự dễ như trở bàn tay.

Tuyết Nghi vội nói :

- Lão tiền bối quá khen rồi.

Chàng trầm ngâm một lát rồi nói tiếp :

- Tống lão, vản bói muốn đi Trung Nguyên tìm Trịnh đại bá nhưng không biết nên đi thế nào mới phải?

Thì ra đây là lần đầu tiên xuất sư nên chàng không quen các ngã đường.

Tống Phù mĩm cười, nói :

- Lão đệ muốn tìm Trịnh Đại Cương trong Trung Châu Tam Hiệp chăng?

- Không sai!

- Lão đệ, chúng ta đi về hướng Đông nên qua Vạn Huyện rồi thì sẽ thuê thuyền xuôi theo sông mà đi, ngươi thấy thế nào?

- Mọi chuyện xin nghe theo lão tiền bối.

Thế là hai người theo đường mòn ra khỏi vùng sơn dã rồi nhắm Vạn Huyện trực chỉ.

Phương Tuyết Nghi và Tống Phù không có việc gì gấp nên trưa ngày thứ sáu mới đến địa đầu Vạn Huyện.

Tống Phù có vẻ khá quen thuộc vùng này nên chẳng bao lâu hai người đã thuê được một chiếc thuyền rồi xuôi theo sông Trường Giang mà đi.

Vào khoảng canh hai đêm hôm đó thì thuyền ngang qua thành Bạch Đế. Xa xa phía trước đã thấy dãy Vu Sơn xuất hiện thấp thoáng trong màn sương.

Sau khi vất vả vượt qua một khúc sông hẹp thì lão nhân chèo thuyền cho thuyền cặp vào mạn núi Vu Sơn nghỉ ngơi.

Tống Phù và Phương Tuyết Nghi đều ngồi trong khoang thuyền vận khí điều tức, tịnh dưỡng tinh thần chờ ngày mai tiếp tục hành trình.

Cũng không biết thời gian trôi qua bao lâu, bỗng nhiên Phương Tuyết Nghi giật mình tỉnh lại .

Trong thuyền tối đen như mực, chàng vận mục lực nhìn ra thì thấy Tống Phù vẫn đang bế mục tỉnh toạ, tứ bề hoang vu vắng lặng, ngoài tiếng sóng lăn tăn vỗ mạn thuyền thì không còn một tiếng động gì khác. Thế nhưng trong lòng Tuyết Nghi lại cảm thấy bất an, vừa rồi khi vừa tỉnh lại thì chàng cảm thấy thân thuyến hơi chao động, bây giờ lại không nghe thấy tiếng người, há chẳng phải rất kỳ quái sao?

Tuyết Nghi trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi khẻ bước ra ngoài trước mũi thuyền nhưng không thấy có hiện tượng gì lạ, lão nhân chèo thuyền vẫn nằm ngủ bên cạnh mái chèo ở dưới thuyền. Chàng không tin là mình nghe nhầm nên lập tức tung người lên đỉnh khoang với ý định là quét mục quang quan sát tứ phía. Song cước vừa chạm vào mũi khoang thì đột nhiên tâm thần kinh động, thì ra trên mũi khoang có một cây ngân trâm cắm một vuông lụa đang tung bay phơ phất trong gió đêm.

Phương Tuyết Nghi do dự một lát rồi nhổ cây ngân trâm lên thì nghe mùi hương khí thanh nhã xông vào mũi, chàng kinh hải nên vội vàng phong bế hô hấp và ngầm vận khí kiểm tra nhưng không có dị trạng gì. Chàng chú mục nhìn vào vuông lụa thì thấy chỉ khoảng bốn tấc vuông, trên vuông lụa có mấy chữ nhỏ :

"Cô nương nhà ta muốn ngươi đến Triều Vân Phong, ngươi dám đến không?"

Trên đã không viết gửi cho ai, dưới lại không ký tên nhưng rõ ràng vuông lụa nầy là nhằm vào chàng hoặc Tống Phù mà thôi.

Lúc nầy Phương Tuyết Nghi đã xác định mùi hương khí chỉ là loại hương phấn khí vị mà nữ nhân thường dùng chứ không phải độc vật gì. Do vậy, chàng lập tức nhảy xuống sàn thuyền rồi trở vào khoang thấp đuốc lên xem kỹ chiếc ngân trâm.

Mục quang vừa quét ra thì bất giác tâm thần chấn động, toàn thân không rét mà run. Thì ra trên cây ngân trâm dài ba tấc này có khắc một con tiên hạc đang vỗ cánh bay cao trông rất sống động. Phương Tuyết Nghi nhớ lại sư thúc từng dặn dò chàng, Long Hành Kiếm Pháp nếu có đối thủ khắc chế thì đó chính là Thiên Hạc Trảm, vì vậy thoạt nhìn thấy biểu tượng hình hạc thì bất giác chàng bị chấn động tâm can.

Chàng đang cầm ngân trâm phát ngẫn cả người thì chợt nghe Tống Phù mĩm cười, nói :

- Lão đệ, ngân trâm nầy là vật của ai vậy? Tại sao lão đệ ngươi cầm trong tay mà ngơ ngẩn thế?

Phương Tuyết Nghi quay lại nói :

- Tống lão, qua đây mà xem thư này...

Nói đoạn chàng đưa chiếc ngân trâm cho Tống Phù.

Tống Phù nhận lấy ngân trâm xem kỹ một lượt rồi mĩm cười hỏi :

- Lão đệ ngươi phát hiện vật này ở đâu vậy?

Tuyết Nghi không trả lời vấn đề mà hỏi lại :

- Tống lão từng thấy cây ngân trâm này bao giờ chưa?

Tống lão lắc đầu, nói :

- Chưa bao giờ.

Nguyên Tuyết Nghi nghĩ rằng Tống Phù có kinh nghiệm giang hồ phong phú nên tự nhiên là kiến văn quảng bác, do vậy tất phải biết lai lịch của ngân trâm có khắc hình hạc trên đầu. Nhưng khi nghe lão trả lời là không biết thì chàng tỏ ra thất vọng. Sau một hồi trầm ngâm, chàng mới nói :

- Tống lão, vản bối phát hiện cây ngân trâm này trên mũi khoang thuyền, ngoài ra còn có một vuông lụa này.

Chàng đưa vuông lụa ra và nói tiếp :

- Lão có cao kiến gì về chuyện này không?

Tống Phù đọc hàng chữ trên vuông lụa rồi bất giác chau mày nói :

- Lão đệ, vị cô nương này muốn ngươi đến phải không?

Thì ra vị Đại Mạc Quỷ Thủ này cũng mờ mịt như đang ở trong năm tầng mây.

Phương Tuyết Nghi thở dài, nói :

- Vản bối cũng không biết, vản bối vốn cho rằng có thể chuyện này là của lão nhưng xem lại thì có lẻ vản bối đoán sai rồi.

Tống Phù mĩm cười, nói :

- Lão đệ, cả đời lão phu ghét nhất là chuyện qua lại với nữ nhân, đối tượng để lại vuông lụa này nhất định là muốn tìm lão đệ ngươi rồi.

Tuyết Nghi ngạc nhiên nói :

- Vản bối lần đầu tiên rời sư môn chỉ là hạng chân ướt chân ráo bước vào võ lâm thì làm gì có thù oán với ai.

Tống Phù mĩm cười, nói :

- Lão đệ, có khi nào là Liễu My Nương? Chẳng phải bà ta cũng là nữ nhân đó sao?

Tuyết Nghi trầm ngâm rồi nói :

- Chuyện này... không giống rồi!

Tống Phù hỏi :

- Tại sao?

Phương Tuyết Nghi đã hoài nghi ngân trâm có hình tiên hạc là biểu hiện của đôi kỳ nhân ngoài Đông Hải mà sư thúc chàng từng nói, vì thế chàng mới không cho rằng chuyện này có quan hệ đến Liễu My Nương. Khi nghe Tống Phù truy vấn thì chàng đành trả lời rằng :

- Nếu Liễu My Nương muốn tìm vản bối thì e rằng bà ta không cần phải hành động như thế này.

Chàng hơi ngừng lại rồi nói tiếp :

- Tống lão có từng nghe nói về biểu hiện tiên hạc trên cây ngân trâm này chưa. Trong võ lâm có nhân vật nào sử dụng loại ngân trâm này để truyền tin không?

Tống Phù vỗ đầu suy nghĩ rất lâu rồi thở dài, nói :

- Quả thực là lão phu không nghĩ ra có nhân vật nào trong võ lâm dùng loại ký hiệu này.

Phương Tuyết Nghi chau mày, rõ ràng trong lòng chàng rất kích động, chàng buột miệng nói :

- Tống lão, chúng ta có nên đi Triều Vân Phong một chuyến không?

Tống Phù xem lại vuông lụa rồi bật cười, nói :

- Đúng rồi, nếu chúng ta muốn làm rõ chuyện này thì chỉ có cách là đi một chuyến thôi.

Tuyết Nghi lại hỏi :

- Chẳng hay Triều Vân Phong cách đây bao xa?

Tống Phù nói :

- Không xa lắm, chỉ có điều nhà thuyền...

Lão chợt nghĩ hai ngươi bõ đi thế nầy không biết có về kịp trước canh năm hay không, nếu nhà thuyền tỉnh lại mà không thấy khách nhân thì tất sẽ lên bờ làm kính động quan phủ, như vậy sẽ thêm phiền phức.

Lao trầm ngâm một lát rồi nói :

- Thế nầy nhé, lão phu nói với nhà thuyền là chúng ta đi thăm một vị bằng hữu, trước khi chúng ta quay lại thì nhà thuyền không được bõ đi.

Tuyết Nghi nói :

- Cũng đành như vậy thôi.

Tống Phù bèn ra sau đuôi thuyền gọi lão lái thuyền dậy dặn dò mọi chuyện rồi mới cùng Phương Tuyết Nghi lên bờ, cả hai nhắm đỉnh Vu Sơn mà tiến bước.

Đối với hai mươi ngọn của dãy Vu Sơn này, Tống Phù tỏ ra khá rành rẻ, trên đường đi lão không ngừng chỉ cho chàng biết đâu là Vọng Hà Phong đâu là Phi Phụng Phong đâu là Thuý Bình Phong, đâu là Tây Hạc Phong v.v...

Hai người theo bờ Bắc Đại giang mà đi về hướng Đông, sau khi vượt qua nhiều đỉnh núi nguy nga sừng sững thì bỗng nhiên trước mặt hiện ra một toà đại sơn phong .

Tống Phù chỉ lên ngon núi cao và nói :

- Lão đệ, trước mặt chính là Triều Vân Phong và cũng chính là Thần Nữ Phong mà bá tính xưng truyền trong nhân gian.

Phương Tuyết Nghi ngẫng đầu lên thì thấy đỉnh núi này xuyên qua mây nên thầm nghĩ :

- Ngọn núi này quả nhiên rất hiểm trở, không biết trên đỉnh núi có chỗ cho con người đứng hay không?

Nghĩ đoạn chàng nói :

- Tống lão, chúng ta tìm cách lên chứ?

Tống Phù nói :

- Đúng vậy, để lão phu dẫn đường.

Nói đoạn lão tung người phong bước lướt đi như trên bình địa, rõ ràng khinh công của vị thần thâu này quả nhiên danh bất hư truyền.

Phương Tuyết Nghi vận chân khí và theo sát phía sau, không bao lâu sau thì hai người đã lên đến đỉnh.

Không như Phương Tuyết Nghi lo lắng, Triều Vân Phong là một đỉnh núi khá rộng lớn và bằng phẳng. Tứ bề cây, đá chen nhau, hình thế trong rất ngoạn mục và cũng khá cổ sơ.

Hai người vừa dừng bước trên đỉnh núi thì bỗng nhiên thấy trước mặt hoa lên , một thiếu nữ có thân hình khá yểu điệu, không biết từ nơi nào đã xuất hiện.

Phương Tuyết Nghi và Tống Phù còn đang bàng hoàng thì thiếu nữ đã cười khanh khách một tràng rồi nói :

- Công tử là họ Phương phải không?

Phương Tuyết Nghi giật thót người, thầm nghĩ :

- Sao cô ta lại biết mình họ Phương?

Nghĩ thế nhưng chàng vẫn nói :

- Không sai, tại hạ đúng là họ Phương, cô nương có phải là người để lại thư hẹn bọn tại hạ đến đây không?

Thiếu nữ mĩm cười và nhìn qua Tống Phù rồi nói :

- Lão ta là ai?

Tuyết Nghi nói :

- Là một vị trưởng bối của tại hạ.

Thiếu nữ hỏi ngạc nhiên, nàng hỏi :

-Tại... tại sao công tử lại cùng đến với lão ta?

Tuyết Nghĩ thầm nghĩ :

- Trong thư nàng không nói rõ là chỉ hẹn một người thì tại sao người khác không thể đến chứ?

Nghĩ đoạn chàng mĩm cười, nói :

- Trong thư cô nương không chỉ định người nào đến nên việc tại hạ và Tống lão đến chẳng có gì sai!

Thiếu nữ lại cười khanh khách một tràng rồi nói :

- Công tử thật là buồn cười...

Tuyết Nghi nói :

- Cô nương và tại hạ xưa nay không hề quen biết, chẳng hay làm thế nào cô nương biết tại hạ họ Phương?

Chàng hơi ngừng lại rồi hỏi :

- Xin được thỉnh giáo phương danh hữu tánh của cô nương?

Thiếu nữ thản nhiên nói :

- Ta là Bình Nhi.

Tuyết Nghi buột miệng nói :

- Thì ra là Bình Nhi cô nương!

Tuy ngoài miệng nói thế nhưng trong lòng chàng thầm nghĩ :

- Nghe danh tự của cô ta thì có vẻ như là một nha đầu, lẻ nào người để lại thư không phải là cô ta?

Chợt nghe Tống Phù hắng giọng một tiếng rồi nói :

- Bình Nhi cô nương, nghe khẫu khí của cô nương thì hình như người lưu thư hẹn bọn tại hạ đến đây là chủ nhân của cô nương, phải không?

Bình Nhi cười khanh khách rồi nói :

- Không sai, lão trượng đoán đúng rồi, người hẹn các vị đến đây chính là tiểu thư của tiểu nữ!

Phương Tuyết Nghi thở dài một hơi rồi thầm nghĩ :

- Quả nhiên không phải là cô ta!

Bình Nhi chớp chớp song mục và nói :

- Phương công tử có biết tiểu thư của tiểu nữ là ai không?

Tuyết Nghĩ thầm nghi :

- Chuyện này mới kỳ quái đây, ngươi đã không nói tiểu thư ngươi là ai thì làm sao ta biết?

Nghĩ đoạn chàng mĩm cười, nói :

- Phương mỗ rất ít hành tẩu giang hồ nên xin lượng thứ là chưa từng nghe nói về chủ nhân của cô nương!

Bình Nhi tiếp lời :

- Công tử rất thực thà! Tiểu nữ cũng đoán là công tử không biết!

Nàng hơi ngừng lại rồi hỏi :

- Phương công tử là nhân vật rất có danh khí trên giang hồ phải không?

Tuyết Nghi gượng cười, nói :

- Chuyện này... tại hạ mới hạ sơn lần đầu thì đâu dám nói là có danh khí.

Bình Nhi trầm ngâm một lát rồi nói :

- Chuyện này mới kỳ quái đấy!

Tuyết Nghi liền hỏi :

- Chuyện gì kỳ quái?

Bình Nhi nói :

- Công tử mới hạ sơn lần đầu thì có lẻ chỉ là hạng vô danh tiểu tốt rồi.

Tuyết Nghi nghĩ bụng :

- Đây chẳng phải là công nhiên mắng người sao?

Tuy nghĩ vậy nhưng chàng vẫn nói :

- Không sai! Tại hạ chỉ là hạng vô danh tiểu tốt trong võ lâm.

Bình Nhi nói :

- Tại sao tiểu thư của tiểu nữ lại hẹn công tử đến nhỉ? Chuyện này chẳng kỳ quái làm sao?

Rốt cuộc là kỳ quái hay không kỳ quái, ngay cả Tuyết Nghi cũng không làm rõ được. Chàng gượng cười, nói :

- Tại hạ cũng đang có mấy điều không hiểu, cô nương có biết tại sao không?

Bình Nhi lắc đầu, nói :

- Tiểu nữ làm sao biết chuyện do tiểu thư của tiểu nữ làm?

Tống Phù lên tiếng :

- Cô nương, hiện quý tiểu thư đang ở đâu? Cô ta đã lưu thư tương ước và bọn lão phu đã đến, chẳng hay cô nương có thể tiến dẫn bọn lão phu gặp quý tiểu thư không?

Bình Nhi mĩm cười, nói :

- Có gì là không thể? Tiểu nữ đi bẩm báo cho tiểu thư ngay đây.

Lời vừa dứt thì nàng quay người định phóng bước.

Phương Tuyết Nghi như chợt nhớ đến điều gì, chàng buột miệng quát lớn :

- Đứng lại!

Bình Nhi ngạc nhiên quay lại hỏi :

- Phương công tử, có chuyện gì vậy?

Tuyết Nghi nói :

- Tiểu thư của cô nương là đệ tử của vị cao nhân thuộc môn phái nào, chẳng hay có thể cho tại hạ biết trước không?

Bình Nhi mĩm cười, nói :

- Công tử hỏi điều nầy làm gì? Sợ lát nữa hội diện thì tiểu thư của tiểu nữ không nói cho công tử biết chăng?

Tuyết Nghi gượng cười và nói :

- Cô nương, tại hạ phó ước mà đến, nếu không biết quý tính của quý tiểu thư thì chẳng phải là thất lễ lắm sao?

Bình Nhi trầm ngâm một lát rồi nói :

- Công tử nói cũng có lý!

Tống Phù sợ cô ta không nói nên vội hỏi :

- Quý tiểu thư xưng hô thế nào?

Bình Nhi nói :

- Tiểu thư của tiểu nữ họ An.

Lời vừa dứt thì nàng lập tức quay người lướt đi, loáng cái đã mất hút tung tích.

Tống Phù ngẫn người và buột miệng nói :

- Thân pháp nhanh thật!

Phương Tuyết Nghi thấy Bình cô nương bõ đi đột ngột thì bất giác kinh động trong lòng, chàng thầm nghĩ :

- Trông thân pháp cực nhanh của cô ta thì đã thuộc vào hạng cao thủ đệ nhất rồi, chủ nhân của cô ta tất nhiên phải cao minh hơn nhiều .

Nhất thời chàng nghĩ không ra chuyện đêm nầy là phúc hay là hoạ? Tuy Bình Nhi không nói một câu ác ý nhưng sự việc xảy ra quá đột ngột nên khó cảm thấy bình an được.

Nghĩ đến đây thì bất giác chàng thở dài rồi nói :

- Tống lão, tình thế trước mặt thất khiến cho vản bối không sao yên tâm được!

Thần sắc của Tống Phù cũng tỏ ra trầm trọng, lão tiếp lời :

- Không sai, là phúc hay là hoạ, là hỉ hay là ưu, quả thật là khó mà đoán được trước khi gặp An cô nương. Nhưng theo lão phu thấy thì lão đệ ngươi không nên lo lắng thái quá, nếu đối phương có ác ý thì chẳng cần phải phí nhiều công sức mà hẹn chúng ta đến đây.

Ý lão muốn nói, nếu đối phương có ý hại hai người thì có thể nhân cơ hội để thư lại mà hạ độc thủ rồi.

Phương Tuyết Nghi cũng nghĩ đến điểm này, chàng nói :

- Tống lão nói không sai, vản bối chỉ sợ sự việc không như tiên liệu mà thôi.

Tống Phù thấy về bất an của chàng thì nghĩ :

- Tốt xấu thế nào ta cũng phải trấn an tiểu tử nay mới được.

Nghĩ đoạn lão phá lên cười ha hả một tràng rồi nói :

- Đã đến thì tất an, đại trượng phu đối nhân xử thế chỉ cần cho tâm an, hà tất phải suốt ngày phập phòng lo sợ?

Tuy tràng cười có vẻ miễn cưởng nhưng câu nói này lại khá có tác dụng.

Phương Tuyết Nghi nghe xong thì liền nói :

- Đúng vậy, chúng ta không làm chuyện gì hổ thẹn với lương tâm thì việc gì phải sợ người khác?

Tống Phù cười lớn rồi nói :

- Đúng thế! Đũng thế! Lão đệ ngươi quả nhiên là người sáng suốt.

Hai người nhìn nhau cả cười, tràng cười chưa dứt thì Bình Nhi lại xuất hiện.

Thì ra trên tuyệt đỉnh này có một bí đạo thông đến một thạch động mà không ai biết được. Nhờ vậy mà Bình Nhi đi đi lại lại mới nhanh như thế.

Tống Phù thấy Bình Nhi xuất hiện thì vội mĩm cười, hỏi :

- Bình cô nương, quý tiểu thư nói thế nào?

Bình Nhi mĩm cười, nói :

- Tiểu thư đã có thư hẹn thì đương nhiên là đồng ý tiếp kiến các vị rồi!

Tống Phù nói :

- Vậy thì phiền cô nương dẫn đường cho.

Bình Nhi nói :

- Đương nhiên!

Nói đoạn nàng quay người đi về phía tảng đá to lớn phía trước. Phương Tuyết Nghi và Tống Phù lập tức cất bước theo sau, khi đến trước tảng đá thì mới phát hiện nơi này có một thạch môn (cửa đá) vừa đũ cho một người đi qua.

Tống Phù quét mục quang nhìn qua tình thế rồi nói :

- Không ngờ Triều Vân Phong lại có nơi bí mật thế nầy.

Bình Nhi nói :

- Có gì là lạ đâu? Chuyện lão chưa biết thì còn nhiều lắm! Chúng ta mau vào thôi!

Nói đoạn nàng mở thạch môn rồi chui vào trước.

Phương Tuyết Nghi và Tống Phù hơi do dự một lát nhưng cuối cùng hai người cũng lần lượt chui vào.

Bí đạo này dài khoảng hai mươi bậc cấp, sau khi đến bậc cuối cùng thì trước mặt chợt sáng ra, nơi dừng chân tựa như một cung điện.

Phương Tuyết Nghi kinh ngạc không ít, chàng đảo mắt nhìn quanh thì thấy đại sãnh này có bốn mặt đều là vách đá, rộng chừng năm trượng vuông, bên trong bài trí rất hoa lệ, tuy không có tranh tự hoạ treo trên tường nhưng dọc theo chân tường được bài trí bằng các loại cổ ngoạn trông rất quý phái . Chính điện của đại sãnh có một chiếc ghế bành bọc da hổ, phía sau ghế là một phiến ngọc thạch cao hơn trượng, rộng khoảng bốn thước, sắc ngọc màu xanh ẩn chứa màu tím bên trong. Từ xa nhìn vào giống như mây khói lưu chuyển, màu sắc lấp lánh không thôi. Trước ghế bành khoảng năm thước có một kim đỉnh đang bốc lên những làn khói mỏng mờ ảo.

Tống Phù vừa vào đại sãnh là lập tức chạy đến chỗ mấy bình cổ ngoạn, lão sờ tới sờ lui và luôn miệng tán thưởng.

Bỗng nhiên nghe Bình Nhi cao giọng nói :

- Các vị làm sao thế? Đến đây để ngắm đại sãnh hay là để bái kiến tiểu thư của tiểu nữ?

Tuyết Nghi và Tống Phù nghe vậy thì đều bất giác nghĩ thầm :

- Chẳng phải thế sao? Chúng ta thật hồ đồ quá .

Nghĩ đến đây thì Phương Tuyết Nghi buột miệng nói :

- Tất nhiên là đến bái kiến tiểu thư của cô nương rồi. Bình cô nương, mau bẩm báo cho một tiếng, nói rằng Phương Tuyết Nghi và Đại Mạc Quỷ Thủ Tống lão tiền bối đến bái kiến.

Bình Nhi cười khanh khách một tràng rồi nói :

- Nhị vị hãy đến đây, tiểu thư đã chờ nhị vị từ lâu rồi.

Tuy cảm thấy kỳ quái nhưng Phương Tuyết Nghi không để lộ ra ngoài sắc diện, chàng mĩm cười, nói :

- Xin cô nương dẫn đường cho.

Hai người đi theo sau Bình Nhi vòng phiến ngọc thạch thì đến một của ngầm nữa, bí đạo này rộng có đến năm thước, cao hơn trượng nên có thể ung dung đi lại.

Sau khi đi chừng mười bảy mười tám trượng thì trước mặt lại xuất hiện một thạch môn.

Bình Nhi quay lại vẫy tay ra hiệu rồi bước thẳng vào trong thạch môn .

Phương - Tống hai người không dám chậm trể nên lập tức theo vào.

Thì ra bên trong thạch môn nay lại là một gian đại sãnh. Nhưng gian đại sãnh này chỉ bằng một phần ba gian bên ngoài và trang trí cũng đơn giản hơn nhiều, ngoài một cặp thư án bày song song với nhau thì còn có mấy chiếc bồ đoàn.

Phương Tuyết Nghi ngẫng lên nhìn thì thấy sau một thạch án có một thiếu nữ mi thanh mục tú , tóc dài xoã vai , toản thân mặc thanh bào .

Sau khi nghe Bình Nhi thầm thì mấy câu thì thanh y thiếu nữ chớp chớp song mục rồi khẻ gật đầu.

Phương Tuyết Nghi thầm nghĩ :

- Vị cô nương này có lẻ là An tiểu thư - người hẹn bọn ta đến rồi . Nghĩ đoạn chàng định thông báo danh tánh thì chợt nghe Tống Phù dùng thuật truyền âm nhập mật, nói :

- Lão đệ, thiếu nữ này có sát khí ẩn tàng trong mắt, xem ra không phải là nhân vật chánh phái, chúng ta phải cẩn thận mới được.

Thực ra không cần Tống Phù nhắc nhở thì Tuyết Nghi cũng đã nhìn thấy trong mục quang của thiếu nữ không được ngay thẳng rồi, do vậy trong lòng cũng hơi kinh động.

Chàng vội thi triển thuật truyền âm nhập mật, nói :

- Tống lão, vản bối cũng đã thấy hình như cô ta không có hảo ý, nếu tình thế bất đắc dĩ, chúng ta có cần động thủ với cô ta không?

Tống Phù nói :

- Tốt nhất là không nên động thủ!

Phương Tuyết Nghi ngạc nhiên, chàng định lên tiếng hỏi thì đã nghe thanh y thiếu nữ lạnh lùng nói :

- Các hạ là Phương Tuyết Nghi?

Tuyết Nghi buột miệng đáp :

- Không sai, chẳng hay cô nương cho hẹn bọn tại hạ đến đây có điều chi chỉ giáo?

Thanh y thiếu nữ nói :

- Ta họ An, đơn danh một chữ Thanh.

Tuyết Nghi tiếp lời :

- Thì ra là An cô nương, thất kính! Thất kính!

Chàng hơi ngưng lại rồi nói tiếp :

- Chẳng hay sao An cô nương biết được danh tính của tại hạ?

An Thanh phá lên cười khanh khách rồi nói :

- Việc này các hạ không cần quan tâm.

Nàng dịch mục quang nhìn qua Tống Phù rồi nói tiếp :

- Vị này có lẻ là đại danh đỉnh đỉnh Tống Thần thâu rồi.

Tống Phù khẻ hắng giọng rồi nói :

- Đúng vậy, đúng vậy! Xưa nay lão phu và cô nương không quen biết, chẳng hay cô nương làm thế nào biết được lại lịch của lão phu?

An Thanh nói :

- Đại danh Đại Mạc Quỷ Thủ thì trong võ lâm ai lại không biết, bản cô nương nhận ra cũng đâu có gì là lạ!

Phương Tuyết Nghi tiếp lời :

- An cô nương, tại hạ và có nương cũng chưa từng gặp thì phải?

An Thanh thản nhiên nói :

- Không sai, chúng ta chưa hề gặp nhau.

Phương Tuyết Nghi nói :

- Đã vậy thì không biết vì ý đồ gì mà cô nương để lại thư hẹn bọn tại hạ đến đây?

An Thanh nói :

- Chuyện này...

Bỗng nhiên nàng phá lên cười khanh khách rồi nói tiếp :

- Xưa nay ta hành sự chỉ quan tâm đến việc mình cao hứng hay không cao hứng thôi, do vậy ta cảm thấy ngươi rất thích đùa nên lưu thư hẹn ngươi đến đây, lẻ nào có điều gì không đúng chăng?

Phương Tuyết Nghi ngẫn cả người, chàng thầm nghĩ :

- Thế là nghĩa lý gì? Không lẻ bọn ta chỉ là trò đùa của ngươi?

Nghĩ đoạn chàng lạnh lùng nói :

- Cô nương có biết tại hạ và Tống lão đây đang có chuyện quan trọng không? Cô nương làm thế này, dù không gọi là đùa thì chi ít cũng ngăn cản hành trình của bọn tại hạ rồi.

An Thanh hỏi lại :

- Ngươi không cảm thấy cao hứng à?

Tuyết Nghi nói :

- Cô nương đùa như vậy hình như là thái quá rồi.

An Thanh mĩm cười, nói :

- Ngươi có chuyện khẩn cấp thật chăng?

Tuyết Nghi nói :

- Đúng vậy, nếu không có việc gì gấp thì bọn tại hạ chẳng cần vượt thác đi trong đêm thế nầy.

An Thanh lại cười khanh khách rồi nói :

- Phương công tử, trông ngươi cũng khá thực thà đấy.

Tuyết Nghi nói :

- Không dám!

Bỗng nhiên An Thanh trầm sắc diện và nói :

- Các vị đang đêm hành thuyền vượt thác nhưng có thật là vội vàng vượt hành trình không?

Tuyết Nghĩ thầm nghĩ :

- Lẻ nào là không thật?

Nghĩ vậy nhưng ngoài miệng chàng nói :

- Cô nương làm sao biết được chuyện của bọn tại hạ?

An Thanh cười nhạt, nói :

- Không ngờ ngươi mới chừng ấy niên kỷ mà đã học được sự giảo hoạt như vậy rồi.

Tuyết Nghi không kiềm lòng được nên nói :

- Tốt nhất là cô nương chớ kích nộ tại hạ!

An Thanh thản nhiên nói :

- Chẳng phải là ngươi muốn thưởng thức cảnh đêm ở Vu Sơn này sao. Sao lại nói dối là có chuyện gấp?

Nàng hơi ngừng lại rồi lạnh lùng nói tiếp :

- Ngươi còn trách người khác kích nộ ngươi à? Ai bảo ngươi nói dối trước?

Phương Tuyết Nghi ngẫn người hồi lâu mà không nói được gì. Thì ra, chàng không hiểu tại sao thiếu nữ này lại biết chuyến đi thuyền trong đêm của bọn chàng là muốn thưởng thức phong cảnh núi Vu Sơn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.