Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 26: Cậu thiếu niên là ai?




Người đàn ông trung niên tận mắt nhìn thấy Nguyên Khánh giết con lợn rừng ngay trước mặt mình thì hồn như bay mất, cố hết sức bình sinh đứng lên. Nguyên Khánh vội vàng nâng ông ta dậy:

Đại thúc, có bị thương không?

- Cũng không sao, bị văng trên cát.

Người đàn ông đứng dậy, phủi đất cát trên người, lại chạy về phía trước con lợn nhìn một cái. Đây là một con lợn cực lớn, nhìn rất hung hãn, thật là không thể không sợ hãi. Nếu như bị nó húc vào thì bản thân chắc chết thảm.

Ông ta cảm kích nhìn sang Nguyên Khánh, thấy hắn đang đắp thuốc, bó xương cho con ngựa yêu của mình, động tác rất thành thục liền tiến đến hỏi:

Nó thế nào rồi?

- Chân bị gãy rồi. Còn lại thì không sao.

Nguyên Khánh đã được Trương Tu Đà chỉ cho. Trên người hắn lúc nào cũng có thuốc trị thương. Hắn dùng răng nhai nát thuốc rồi đắp lên chỗ xương gãy của con ngựa. Rồi lại dùng hai cành cây khô cố định đoạn xương gãy, xé một đoạn vải buộc chặt chỗ chân gãy vào.

Vừa trị liệu cho con ngựa, hắn vừa khen:

Đại thúc. Con ngựa của bác rất thông minh. Không ngờ nó lại biết là cháu trị thương cho nó nên nó không đá cháu.

Người đàn ông trung niên ngồi ở phía dưới bên cạnh một tảng đá lớn. Ông ta biết con ngựa bị gãy chân rồi. Thực sự con ngựa cũng đã bị tàn phế rồi. Nhưng ông ta không nói nhiều, chỉ gật gật đầu nói:

Con ngựa này theo ta đã nhiều năm rồi. Thật sự là nó rât hiểu tính người. Cậu thiếu niên à, xin cảm ơn ơn cứu mạng của cậu hôm nay!

Nguyên Khánh hơi ngượng ngùng phẩy tay:

Đại thúc không cần khách khí. Đã gặp như thế rồi thì đương nhiên phải ra tay cứu giúp chứ.

Người đàn ông trung niên thấy Nguyên Khánh mặc quần áo đơn sơ, đều là vải thô áo sợi, đôi giày cũng cũ, chiếc khăn trùm đầu cũng trắng bệch. Vừa mới nhìn là biết đó là một đứa trẻ bần hàn. Ông ta hồi nhỏ cũng đã trải qua cảnh nghèo khó nên có vài phần cảm thông với Nguyên Khánh. Ông ta cười hỏi:

Tiểu thiếu niên. Cháu họ gì? Làm sao lại xuất hiện ở đây chứ?

Nguyên Khánh cười nói:

- Đại thúc, cháu họ Dương, tên Nguyên Khánh. Cháu ở đây săn bắn.

Khéo thế nhỉ. ta cũng họ Dương

Người đàn ông trung niên vừa cười hỏi:

Nhưng vùng này thuộc vùng ngoại vi Tây Nội Uyển, không cho phép săn bắn ở đây. Cháu không biết sao?

Nguyên Khánh ngượng ngùng gãi đầu:

Cháu biết, nhưng cháu phải nuôi thím và em. Không còn cách nào khác, mong bác đừng đi báo quan.

Người đàn ông trung niên vốn tâm trạng vô cùng không tốt. Nhưng lại thấy Nguyên Khánh vò đầu rất đáng yêu. Thật là một cậu thiếu niên thật thà chất phác, ông ta thấy rất thích, không kìm nổi cười lên ha hả.

- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi? Nhìn cháu to lớn cường tráng như vậy nhưng khuôn mặt vẫn còn rất trẻ con nên khiến người ta hơi mơ hồ. Nếu như cháu chưa đến mười lăm tuổi thì triều đình có quy định, trừ tội chết ra thì các tội khác có thể miễn. Tội săn bắn trộm cũng miễn tội ở trong đó.

Nguyên Khánh mừng rỡ. Hai năm nay hắn vẫn luôn lo sợ mình sẽ bị bắt vì tội săn bắn trái phép. Hóa ra là mười lăm tuổi trở xuống thì có thể miễn tội. Vậy thì về sau này mình có thể yên tâm đi săn bắn được rồi.

- Đại thúc, tháng này cháu mới tròn mười tuổi.

- Mười tuổi!

Người đàn ông trung niên thất thanh kêu lên. Ông ta lại quay ra nhìn con lợn rừng.Ông ta không tin. Một thiếu niên mười tuổi mà có thể giết được một con lợn rừng hay sao?

- Cậu thực sự mới mười tuổi thôi sao? Thế mà đã cao như vậy, lại có thể giết được cả một con lợn rừng. Làm sao thế được chứ?

- Đại thúc, cháu là người luyện võ. Cao lớn là chuyện rất bình thường. Thực ra đừng nói là lợn rừng mà cả báo gấm cháu cũng có thể giết được.

Người đàn ông trung niên nắm lấy cổ tay hắn cười ha hả:

Giỏi lắm. Cuối cùng ta cũng bắt được cháu rồi. Báo trong Tây Nội Uyển đều không còn nữa. Hóa ra là do cháu làm. Ha hả, cuối cùng cũng đã bắt được hung thủ thực sự rồi.

Nguyên Khánh sợ hãi. Người này là ai cơ chứ. Giống quan viên thì cũng không giống, giống thái giám thì cũng không, giống quân bảo vệ thì càng không giống. Đúng lúc này mấy con ngựa từ xa xa phi tới, có người lập tức hô to:

Bệ hạ bớt giận, xin bệ hạ bớt giận!

Nguyên Khánh cảm thấy như máu mũi của mình sắp chảy ra đến nơi rồi. Không ngờ đại thúc này chính là Hoàng đế Dương Kiên. Làm sao lại một mình chạy đến đây chứ? Hoạn quan đâu? Cung nữ đâu?

- Đại thúc, hoá ra bác là...

Người đàn ông này chính là người sáng lập ra vương triều Tùy – Dương Kiên - Tùy Đại Văn trong lịch sử. Nói ra thì cũng khiến người ta phải thẹn thùng, ông ta một mình chạy đến nơi sơn dã hoang vắng này là vì bị người vợ họ Độc Cô của mình ép. Mùa thu năm ngoái ở cung Nhân Thọ gặp được một cung nữ, là con gái của đại tướng quân Uất Trì Huých. Ông ta vô cùng yêu qúy cô gái tên Uất Trì Liên này. Không ngờ hoàng hậu Độc Cô nghe được, lên cơn ghen dữ dội. Thừa dịp hôm nay ông vào triều liền đem giết Uất Trì Liên. Dương Kiên bi phẫn vô cùng, một mình chạy ra khỏi cung, vẫn chạy theo thung lũng này. Không ngờ chọc giận một con lợn rừng đang kiếm ăn. May mà có Nguyên Khánh cứu giúp.

Ông ta nghe thấy có tiếng người đuổi theo thì nụ cười trên mặt chợt biến mất. Ông ta lạnh lùng hừ một tiếng, thả cổ tay Nguyên Khánh ra.

Lúc này, người cưỡi ngựa đã chạy đến. Nguyên Khánh liếc nhìn một cái là đã nhận ra. Đó là tướng quốc Cao Quýnh. Đi sau ông ta còn có vài tên thị vệ. Hắn sợ hãi tới mức bước lùi về phía sau một bươc, nép mình, sợ Cao Quýnh sẽ nhận ra mình.

Cao Quýnh đã nhìn thấy hắn rồi. Ông ta không khỏi ngẩn ra. Nhưng ông ta cũng không quan tâm đến Nguyên Khánh được. Ông ta vội vàng xoay người xuống ngựa, chạy xuống quỳ gối trước mặt Dương Kiên:

Sao bệ hạ có thể một mình rời cung được chứ?

Dương Kiên thở thật dài một tiếng:

Trẫm là quân chủ, ngay cả người con gái mà mình yêu quý cũng không giữ được. Vậy làm hoàng đế còn có ý nghĩa gì nữa cơ chứ? Chi bằng không làm!

Cao Quýnh dập đầu khóc nói:

Bệ hạ thân là vua thiên hạ, sao lại vì một người phụ nữ mà xem nhẹ thiên hạ được chứ. Mong bệ hạ suy xét.

Dương Kiên trải qua một hồi kinh hãi, trong lòng sự bi phẫn đã bớt đi vài phần. Chỉ là khúc mắc trong lòng khó giải tỏa, oán khí vẫn ở trong lòng.

Lúc này, câu nói của Cao Quýnh như một gáo nước xối lên đầu khiến ông ta bỗng tỉnh ngộ. Thân là thiên tử, nhất cử nhất động liên quan đến thiên hạ. Làm sao lại có thể giống một cô bé con được. Làm sao có thể vì một người phụ nữ mà quên đi thiên hạ được chứ?

Ông ta cuối cùng cũng khôi phục lý trí. Thật sự hoàng hậu giết Uất Trì Liên cũng là vì không muốn ông ta sa vào nữ sắc. Ông ta hoàn toàn tỉnh ngộ, thậm thẹn với mình.

Lúc này ông ta bỗng nhiên nhớ đến Nguyên Khánh và chỉ vào hắn, cười gượng một tiếng rồi nói với Cao Quýnh:

Trẫm trên đường đi gặp phải lợn rừng, suýt chết. May nhờ có cậu bé dũng sĩ này cứu mạng.

Cao Quýnh nghe Dương Kiên giọng điệu đã lý trí thì cũng an lòng, vội quay ra nhìn lại Nguyên Khánh. Vừa nãy thì ông ta cảm thấy Nguyên Khánh nhìn hơi quen quen. Dường như là đã từng gặp ở đâu rồi? Ông ta cẩn thận nhìn lại, thấy ánh mắt sáng của Nguyên Khánh, rồi lại nghe thấy Dương Kiên nói là dũng sĩ thiếu niên thì lập tức nhớ ra chuyện của năm năm trước.

- Hóa ra cháu chính là Nguyên Khánh sao?

Nguyên Khánh vốn muốn tránh ánh mắt nhìn của ông ta, không ngờ lão tướng quốc này mà trí nhớ còn tốt như thế, không ngờ lại nhận ra mình. Hắn không còn cách nào khác, chỉ đánh tiến lên hành lễ:

Vãn bối Nguyên Khánh, tham kiến Cao tướng quốc.

Dương Kiên ngây ngẩn cả người. Cao Quýnh không ngờ nhận ra đứa nhỏ này. Ông ta vội vàng hỏi:

Cao Tướng quốc, khanh quen cậu thiếu niên này sao?

- Bệ hạ, nó là cháu của Thái Phó Dương. Thần đã từng gặp nó. Là kỳ tài thiếu niên, có chí lớn!

Dương Kiên cứ như là nghe sách trời vậy. Ông ta lại muốn đánh giá Nguyên Khánh một chút. Là cháu của Dương Tố mà lại chạy tới đây săn bắn mưu sinh, quần áo thì cũ kỹ, khăn trùm đầu cũng bạc màu. Lẽ nào đại thần của mình lại nghèo đến mức này hay sao?

Cao Quýnh biết Dương Kiên thấy kỳ lạ ở điểm gì nên thở dài một tiếng, thấp giọng nói:

Nó là con vợ kế Huyền Cảm. Mẹ cậu bé sinh cậu bé ra liền qua đời. Thế nên bị bà cả ruồng bỏ. Từ nhỏ nó đã được nhũ nương nuôi nấng nên đương nhiên là nghèo khó. Nhưng đó là một kỳ tài. Năm năm trước thần đã thử nó rồi. Nó đã viết ra bài thơ “Thà làm bách phu trưởng, hơn làm một thư sinh”. Thần vẫn còn nhớ rất rõ.

'Thà làm bách phu trưởng, hơn làm một thư sinh '

Dương Kiên đọc đi đọc lại hai lần, không khỏi thầm gật đầu. Thiếu niên này thực sự là rất có khí phách. Chỉ tiếc là lại là con vợ kế. Chả trách mà nghèo khó như vậy.

Dương Kiên cảm thấy mình nhận thức được rất sâu. Ông ta sinh ra trong quý tộc nhưng lại được lớn lên với các ni cô cao tăng. Hồi còn bé ông ta cũng vô cùng nghèo khó. Ông ta biết sinh ra trong gia đình phú quý, nếu như người mẹ thân phận thấp hèn thì sợ cũng chẳng bằng con của một gia đình bình thường.

Nhà có người vợ hay ghen làm sao có thể dung nạp thêm thiếp được nữa chứ? Hoàng hậu của ông ta nghe thấy tiểu thiếp đại thần mang thai thì thậm chí cũng sẽ bức ép đại thần phải bỏ cái thai đi chứ không cho phép sinh ra.

Cha con Dương Tố thì đều là có vợ hay ghen. Ông ta cũng sớm đã nghe thấy. Đáng thương đứa nhỏ này mới mười tuổi mà đã phải kiếm sống. Ông ta thở dài một hơi rồi vẫy vậy tay Nguyên Khánh:

Có muốn ta nói với ông nội cháu phải đối xử tốt với cháu không?

Nguyên Khánh vội vàng quỳ xuống:

Bệ hạ hiểu lầm rồi. Ông nội rất quan tâm đến Nguyên Khánh. Chỉ có điều Nguyên Khánh muốn dốc lòng học võ, không muốn hưởng giàu sang phú quý. Săn thú cũng là một cách luyện võ. Bệ hạ thử nghĩ xem. Đâu có ai mặc áo lụa đi săn thú đâu ạ?

- Nhưng cháu vừa rồi có nói cho trẫm nghe. Săn thú là vì phải nuôi dưỡng người thím và đứa em mà. Người thím đó là nhũ mẫu của cháu à?

- Bệ hạ, Dương gia có quy định, con vợ kế mỗi tháng năm trăm đồng tiền. Chỉ có điều cháu ăn nhiều quá, thế nên gia đình khốn khó. Không đành lòng để nhũ mẫu chép sách nuôi cả nhà cho nên cháu mới đi săn, không ngờ lại làm hại đến báo trong Tây Nội Uyển. Mong bệ hạ xá tội.

Dương Kiên nghe hắn ăn nói rõ ràng đâu ra đấy. Mới mười tuổi mà không những võ nghệ cao cường mà tư duy cũng rất nhạy bén. Chả trách Cao Quýnh nói cậu bé là kỳ tài. Xem ra không hề đơn giản. Ông ta cười mỉm nói:

Trẫm đã nói rồi mà. Cháu chưa đến mười lăm tuổi thì sẽ không quy tội. Có điều về sau thì đừng săn thú quý nữa. Những con vật đó đều là do trẫm phóng sinh.

Dương Kiên từ nhỏ được ni cô nuôi lớn, trong lòng rất độ lượng, không đành lòng sát sinh liền đem các con thú cống nạp thả vào Tây Nội Uyển. Không ngờ lại bị Nguyên Khánh trộm săn rất nhiều. Ông ta trong lòng tức giận, luôn muốn điều tra chuyện này. Nhưng hôm nay Nguyên Khánh đã cứu mạng ông ta, mà cậu bé lại là cháu của Dương Tố cho nên ông ta sẽ không so đo nữa.

Ông ta vừa cười nói:

Trẫm nhất định phải để ông nội cháu đối xử tốt với cháu. Đây không phải là vì cháu mà là vì những con thú trong Tây Nội Uyển của trẫm.

Đúng lúc này có tiếng vó ngựa từ xa xa truyền đến. Chỉ thấy mấy người phi ngựa đến. Người đi đầu chính là Dương Tố.

- Bệ hạ! Xin bớt giận!

Âm thanh vô cùng lo lắng, giống hệt như tiếng của Cao Quýnh quát lên vậy. Dương Kiên lúc này đã thông suốt, chắp hai tay phía sau và đi về phía Dương Tố. Dương Tố xoay người xuống ngựa quỳ xuống cầu xin nói:

Bệ hạ giữ gìn long thể, thương cho sinh linh thiên hạ!

Dương Kiên thở dài, nâng ông ta dậy:

Các khanh đều là trung thần, tâm niệm xã tắc. Hôm nay trẫm là nhất thời hồ đồ. Dương Tướng quốc. Trẫm phải đặc biệt cám ơn khanh. Khanh có một cháu trai giỏi.

Dương Tố ngây ngẩn cả người. Là cháu của mình sao? Sao lại thế này? Ông ta ngảng đầu lên, liếc mắt một cái liền nhìn Nguyên Khánh, lập tức kinh ngạc:

Nguyên Khánh, sao cháu lại ở đây?

Nguyên Khánh vội vàng lại quỳ xuống:

Cháu săn thú luyện võ, tình cờ gặp Thánh Thượng.

- Không chỉ gặp gỡ tình cờ mà còn cứu trẫm một mạng đấy.

Dương Tố thấy con lợn rừng nằm trên đất, lại thấy con ngựa bị thương thì liền hiểu ra ngay. Nhất định là Nguyên Khánh đã giết con lợn rừng cứu Thánh Thượng. Ông ta biết chuyện Nguyên Khánh săn thú nhưng lại không ngờ Nguyên Khánh cơ duyên lại hợp như vậy, cứu một mạng của Thánh Thượng. Ông ta trong lòng vừa kinh ngạc vừa vui mừng. Đứa cháu mình thật là phúc tinh trong cuộc đời. Cơ duyên ngàn năm một thuở thế này mà nó cũng gặp được.

Dương Kiên lại trong lòng cười lạnh. Ông ta muốn trách Dương Tố không thương con cháu. Nhưng nhìn sang Nguyên Khánh một cái thì ông ta lại thay đổi chủ ý, chỉ hừ với Nguyên Khánh một tiếng:

Thôi, trẫm cho khanh thể diện, không nói khanh nữa. Khanh tự về mà hỏi đi.

Ông ta chỉ cảm thấy cơ thể mệt mỏi vô cùng, cố hết sức đứng dậy:

Trẫm muốn về cung.

Lúc này, càng ngày càng nhiều võ vệ quân đuổi tới. Thị vệ lại dắt một con ngựa đến. Dương Kiên gỡ ra một miếng ngọc bội từ trên người và đưa cho Nguyên Khánh:

Với miếng ngọc bội này, cháu lúc nào cũng có thể vào cung. Trẫm hy vọng có thể gặp lại cháu.

Nói xong, ông ta xoay người lên ngựa, hạ lệnh nói: "Hồi cung!"

- Bệ hạ hồi cung, khởi giá!

Mấy ngàn võ vệ quân hộ vệ Dương Kiên đi về phía hoàng cung. Dương Tố đi đến trước mặt Nguyên Khánh, thấy hắn ăn mạc thô sơ như thế thì trong lòng lại vừa buồn vừa thương. Ông ta vuốt lấy đầu hắn và than:

Là ông nội không tốt, khiến cháu chịu khổ rồi.

- Ông nội, tôn nhi không khổ. Đây là một loại hình tôi luyện mà.

Dương Tố cười gượng một tiếng:

- Ông biết là tôi luyện rồi. Nhưng Thánh Thượng chưa chắc đã nghĩ như vậy. Thôi, cháu về trước đi.

(Câu chuyện này chắc là xảy ra vào tháng sáu. Ngoài chuyện lợn rừng và Nguyên Khánh xuất hiện không hợp với lịch sử ra thì còn lại đều là theo lịch sử ghi chép.)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.