Thế Thúc

Chương 7: Cha con gặp lại




Edit: Q. Er 🍁

Mạnh di nương đang nói chuyện với Khương Thiên Hữu, Khương Thanh Ngọc cũng đang nhìn chiếc vòng ngọc bích và những đồ vật bày trên bàn.

Chậu ngọc thạch hình hải đường, lọ thủy tinh cắm hoa hình lá sen, lư hương ba chân tráng men, đều được đặt trong hộp gỗ hoa lê, tất cả đều là đồ tốt.

Những thứ này đều được trưng bày trong Bích Ngô viện.

Khương Thanh Ngọc ở Cẩm Vân quán, cũng có nhiều đồ tốt, nhưng nhìn những thứ này nàng vẫn thấy nóng mắt.

Chẳng qua cũng chỉ là một tiểu nha đầu ở nông thôn, nghe nói còn từng cùng một thằng nhóc nghịch ngợm ngoài đồng, cho nàng ta mấy thứ này thật đúng là lãng phí của trời, nàng ta biết thưởng thức những thứ này sao?"

Nàng đảo mắt một vòng rồi chạy tới kéo ống tay áo Khương Thiên Hữu làm nũng: "Phụ thân, người xem, di nương không thương con chút nào."

Khương Thiên Hữu đang nghe Mạnh di nương nói bà gọi người may cho lão phu nhân và Tứ tiểu thư vài bộ đồ mới, bảo ông ở lại nhìn xem có hợp không, thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng Khương Thanh Ngọc tủi thân, ông liền cười hỏi: "Di nương không phải lúc nào cũng thương con nhất sao? Sao con lại nói như vậy?

Khương Thanh Ngọc liền chỉ tay lên đồ trên bàn, nói: "Người xem, những thứ đồ tốt này di nương chưa từng cho con, đều cho Tứ muội hết. Di nương chỉ biết đau lòng cho Tứ muội chứ không thương con."

Những lời nũng nĩu như trẻ con khiên Khương Thiên Hữu cười ha hả.

Mạnh di nương cảm thấy, cuối cùng thì nữ nhi mình cũng cư xử tốt một lần, trong lòng rất vui mừng nhưng trên mặt là tỏ ra giận dữ: "Đứa trẻ này, nói linh tinh cái gì vậy. Khiến phụ thân chê cười. Tứ muội con vừa tới, ta đương nhiên muốn an bài mọi chuyện cho nó.

Lại dạy bảo nàng: "Con đã làm tỷ tỷ rồi, mọi chuyện nên nhường cho Tam muội, sao lại ghen tị với Tứ muội.

Miệng Khương Thanh Ngọc liền bẹp xuống.

Khương Thiên Hữu khoát khoát tay, nói với Mạnh di nương: "Ta thật sự không vui khi nghe những lời như vậy. Đồ mình muốn thì tự bản thân phải cố gắng, sao có thể để người khác cho? Hơn nữa Ngọc nhi chỉ lớn hơn nó một tuổi, cũng không cần thiaát phải quá khiêm nhường.

Rồi nhìn về phía Phương Thanh Ngọc: "Trong những thứ này con thích cái nào?"

"Những thứ này con đều thích hết." Khương Thanh Nghe được liền vui mừng trả lời, "Những đồ vật trên tủ quần ảo của con đều đã được trưng bày nhiều năm rồi, nhìn đi nhìn lại tới phát chán. Đúng lúc có thể dùng những thứ này thay thế."

"Nhưng những thứ này là ta cố ý chọn lựa để đặt ở đây, con muốn hết, vậy trong phòng Tứ tiểu thư biết đặt gì?" Mạnh di nương nhanh chóng tỏ ra mình là người tốt, "Chọn một thứ cũng được."

Khương Thanh Ngọc không chịu, lại kéo kéo ống tay áo Khương Thiên Hữu, kêu phụ thân loạn xạ.

Khương Thiên Hữu rất cưng chiều nữ nhi này, nàng đã mềm giọng cầu xin, ông liền vung tay, "Nếu Ngọc nhi thích mấy thứ này thì để nó cầm đi. Còn nơi này, vào phòng kho chọn tùy ý rồi đem qua trưng bày là được."

Ông đã nói như vậy, Mạnh di nương cũng thuận theo đồng ý. Chỉ cười nói: "Lão gia, người không thể nuông chiều Ngọc nhi như vậy. Để nó vô pháp vô thiên, sau này nếu gặp người không nuông chiều nó thì làm thế nào? Sợ là sẽ chịu không nổi.

Cái này cũng là nói sớm cho Khương Thiên Hữu. Dù sao cũng không biết được, cuối cùng lão phu nhân có thể yêu quý đứa cháu Khương Thanh Ngọc này không.

Nhưng Khương Thiên Hữu căn bản không hiểu ý tứ bà giấu sau lời nói, phóng khoáng nói: "Nữ nhi của ta, ta chấp nhận nương chiều hết mực. Sau này còn phải tìm cho nó một nhà chồng tốt, phu quân tốt. Ai dám không chiều nó, ta sẽ mang roi ngựa tới tận cửa."

Đúng la một người cha tốt.

Mạnh di nương mỉm cười, nói với ông một chuyện khác.

"....Hôm nay ta nghe được thị vệ trường sai người tới báo, nói lão phu nhân và các nàng hai ngày nữa sẽ đến Kinh. Ta tính toán thời gian, đúng lúc hôm ấy lão gia được nghỉ ngơi. Lão phu nhân lần đầu lên kinh, người cũng đã nhiều năm chưa gặp bà, thiếp có ý này, đến ngày ấy người đích thân ra ngoại thành nghênh đón lão phu nhân, như thế nào? Thiếp sẽ dẫn theo hết tôi tớ đứng phía trước tường viện, làm thành tấm bình phong ở cửa, chờ đón lão phu nhân, phu nhân và Tứ tiểu thư."

Nói tới đây, bà bỗng nhiên tỏ vẻ bất an: "Thiếp biết, trong lòng lão phu nhân luôn trách thiếp, cũng không biết có muốn nhìn thấy ta nữa hay không. Cái chết năm đó của Bình nhi, tóm lại lần đó ta không nên cùng người trở về. Khiến lão phu nhân và phu nhân cho là ta vì mơ ước có được danh phận bình thê. Thật ra, chỉ cần có thể ở bên cạnh lão gia, danh phận gì đó ta đều không tính toán. Cho dù là một nha hoàn, ta cũng không có nửa lời oán hận."

Khương Thiên Hữu vốn dĩ là một quan võ, trong lòng không có nhiều suy nghĩ lòng vòng như vậy. Hơn nữa, đại ca Mạnh di nương cũng vì cứu ông mà chết, trong lòng vẫn luộn hổ thẹn với bà, cảm thấy bản thân thiếu nợ bà rất nhiều. Bây giờ nghe bà nói như vậy, ông liền nắm lấy tay bà, nhẹ nhàng nói: "Chuyện năm đó có thể trách được nàng ở đâu chứ? Chuyện của Bình nhi cũng chỉ có thể nói đó là số mệnh của nó. Nàng không cần phải tự trách."

Năm đó Mạnh di nương có mang, Khương Thiên Hữu muốn cho bà một danh phận, liền đưa nàng về bẩm báo với tổ tiên và Khương lão phu nhân. Khương lão phu nhân trước kia nhận Mạnh di nương là nghĩa nữ, tính ra thì Khương Thiên Hữu chính là nghĩa huynh của bà.

Nên việc hai người cùng sống chung, Mạnh di nương còn có con, chính là chuyện bất luân rồi. Lúc đó Khương lão phu nhân rất tức giận, quát lớn Khương Thiên Hữu đang quỳ trước mặt, còn đập vỡ tách trà, Bất giác là Khương Trường Bình ở phòng bên thức giấc.

Hài tử chỉ mới bốn tuổi, lá gan lại nhỏ, lập tức khóc lớn, chạy chân trần ra ngoài. Khi tìm được thì phát hiện đã nằm lạnh như băng dưới nước sông ở sau nhà. Tuy là đã cứu về, nhưng ngày hôm sau liền sốt cao. Tuy đã mời đại phu sang xem nhưng cuối cùng vẫn không thể cứu được.

Khương lão phu nhân càng tức giận.

Nó là trưởng tôn, lại từ một tay mình nuôi nấng lên, bỗng nhiên cứ như vậy mà mất đi, sao có thể không tức giận? Liền quát lớn, nói Khương Thiên Hữu và Mạnh di nương hãy cút đi, đừng bao giờ quay lại.

Nhưng dù gì thì cũng là con trai ruột của mình, Khương Thiên Hữu trở về nhận lỗi mấy lần, lão phu nhân cũng hết giận. Nhưng bất luận thế nào cũng không muốn gặp lại Mạnh di nương.

Mạnh di nương cũng biết trong lòng lão phu nhân chắc chắn không thích bà. Lúc trước không sống chung, vùng núi cao, hoàng đế ở xa, cũng chẳng có gì. Nhưng bây giờ lão phu nhân muốn qua đây bà không ngăn cản được, chỉ có thể ở trước mặt Khương Thiên Hữu tỏ vẻ yếu đuối, tự trách.

Ít nhất phải làm cho Khương Thiên Hữu thấy trong lòng bà vẫn còn tự trách, sau này lão phu nhân nhắc lại chuyện này trước mặt ông, ông sẽ bảo vệ cho mình.

Đoàn người của Khương Thanh Uyển đi gần một tháng trời, cuối cùng ngày mai cũng có thể vào kinh.

Hầu hạ Khương lão phu nhân ăn tối xong, bây giờ Diêu thị mới trở về nhà mình, Khương Thanh Uyển cũng đi theo, nghe bà phàn nàn mấy câu.

Vì khách điếm này hôm này chỉ còn lại hai phòng hảo hạng, nên phải để Khương lão phu nhân ở một phòng, Diêu thị và Khương Thanh Uyển hai người ở một phòng.

Trong phòng thắp một ngọn nến, Diêu thị sợ không đủ sáng, gọi Cẩm Bình đi tìm chủ quán đem vài ngọn qua đây để thắp sáng.

Mặc dù mới canh một, nhưng ban ngày chạy một ngày đường, ai mà chẳng mệt? Đều muốn lên giường nghỉ sớm. Nhưng xem ra Diêu thị không có ý muốn nghỉ, ngược lại còn gọi Cẩm Bình mở rương quần áo ra, lấy từng bộ ra ướm thử lên người, hỏi Cẩm Bình bà mặc bộ nào thì đẹp.

Khương Thanh Uyển nhìn nàng

Ba sáu ba bảy tuổi, nàng cảm thấy công đoạn chuẩn bị này rất phức tạp, khuôn mặt tỏ vẻ đau khổ đứng lên, Hai hàng lông mày rủ xuống, khóe mắt, khóe miệng đều có nếp nhăn.

Khương Thanh Uyển đột nhiên thấy khó chịu, liền đứng lên.

Dọc đường đi, Diêu thị kể cho nàng không ít chuyện về Khương Thiên Hữu, trong lòng bà vô cùng oán hận ông. Nhưng ngày mai phải gặp lại rồi, Diêu thị rất khẩn trương chọn y phục.

"Người xem, bộ này thế nào?"

Diêu thị cầm trên tay một bộ hòng nhạt, có thêu cây mai, trúc, hải kiểu bối tử (1). Có thể nhìn ra được bộ bối tử này đã rất nhiều năm rồi, hơn nữa cũng không được tốt lắm, được là bằng lụa.

(1) Bối tử: áo hai vạt

Vừa hỏi, quả nhiên là bộ bối tử lúc Diêu thị và Khương Thiên Hữu thành hôn đã làm. Tính ra cùng đã gần hai mươi năm rồi, lại có thể giữ gìn tốt như vậy. Có thể thấy Diêu thị rất quý bộ y phục này.

Cẩm Bình cũng biế lai lịch của bộ bối tử này, nên không thể im lặng. Còn nói ngày mai, lão gia thấy phu nhân mặc bộ bối tử này trên người, sẽ lập tức nhớ tới quang cảnh thành thân đằm thắm năm đó.

Diêu thị nghe xong vô cùng vui vẻ, tuy trách Cẩm Bình nói bậy, nhưng trên mặt bà lại trần đầy ý cười. Còn lập tức mặc bộ đồ lên người.

Nhưng bây giờ cũng đã ngoài ba mươi rồi, bảo dưỡng cũng không được tốt lắm, mặc màu hồng nhạt có chút mềm mại hình như không thích hợp lắm.

Nếu như hiện tại Khương Thiên Hữu vẫn còn quan hệ thân mật với Diêu thị, bà mặc bộ bối tử này cũng không sao, dù sao đi nữa trong lòng Khương Thiên Hữu bà mặc gì cũng sẽ là người đẹp nhất. Nhưng bây giờ trong lòng Khương Thiên Hữu đã không còn Diêu thị nữa.

Phu thê xa cách nhiều năm, thư tín thường ngày cũng không nhắc tới bà, đối với bà có thể có mấy phần tình cảm? Đến lúc đó, Diêu thị trần đầy chờ mong mặc bộ bối tử này, ngược lại rất có thể phải chịu kết cục thương tâm.

Bà lúc nào cùng giữ chuyện trong lòng, cho rằng đối phương cũng giống bà, nhưng thật ra đối phương đã sớm quên rồi. Điều này thật là một việc khiến người ta rất đau đớn.

Khương Thanh Uyển suy nghĩ một chút, liền đưa tay chỉ vào bộ bối tử, nói: "Mẫu thân, ở đây bị dính dầu mỡ."

Đúng là có một phần bị dính dầu, thật ra không nhìn kỹ sẽ không thấy rõ. Nhưng bây giờ Khương Thanh Uyển không muốn Diêu thị mặc bộ y phục này, liền cố ý chỉ ra.

Diêu thị lập tức để ý. Cúi đầu nhìn một chút, sau đó thử dùng khăn tay lau đi, không nghĩ tới chuyện lướt qua sẽ làm vạt áo phía trước nhăn lại.

Diêu thị cau mày, tay chân có chút luống cuống, thì thào nói: "Cái này phải làm sao? Không phải là bộ bối tử này, ngày mai ta không muốn mặc bộ nào khác."

Khương Thanh Uyển đã xem trong rương y phục. Sau đó tự tay lấy bộ bối tử màu lam nhạt, cổ áo thêu hoa đón xuân,một làn váy tế điệp(2) màu trắng xanh như màu ánh trăng, nói rằng: "Con cảm thấy bộ y phục này rất ổn."

(2) Váy tế điệp: váy xếp

Dung mạo Diêu thị sinh ra vốn đã thánh tú, màu da trắng ngần, rất thích hợp mặc những màu sắc trang nhã.

Bây giờ là thời điểm trong lòng Diêu thị không chắc chắn nhất, nghe Khương Thanh Uyển nói, liền thuận theo đổi thành bộ y phục này.

Quả thật rất thích hợp với bà.

Bà nhìn mình trong gương, cũng rất hài lòng. Sau đó lại thử vài bộ, vẫn cảm thấy bộ này là tốt nhất.

Sáng sớm ngay hôm sau, bà rời giường mặc bộ quần áo vào. Gọi Cẩm Bình tới búi tóc trái đào, rồi Khương Thanh Uyển chọn cho bà một cái trâm bạc màu mã não đỏ, đánh chút phấn mỏng, rồi cùng Khương Thanh Uyển tới phòng Khương lão phu nhân.

Khương lão phu nhân vừa mới rửa mặt, chải đầu xong. Vừa lúc thấy Diêu thị, vẻ mặt có chút kinh ngạc.

Trước đây Diêu thị rất ít khi dùng son phấn, xiêm y cũng mặc tùy ý. Hôm nay để tâm thức dậy chải chuốt, trông dáng vẻ cũng rất ôn nhu, nhã nhặn.

Nhưng bà chưa từng khen ngợi Diêu thị quá đáng, tức thì cũng không nói chuyện, chỉ gật đầu, gọi Đào Diệp và Cẩm Bình xuống lầu bê điểm tâm lên.

Mọi người ăn điểm tâm xong, uống trà, sau đó đi xuống lầu lên xe ngựa.

Chờ đợi nửa buổi sáng, ước chừng chỉ còn cách kinh thành mười dặm đường, thị vệ trưởng cho xe dừng lại, cung kính tới thưa với Khương lão phu nhân: "Lão phu nhâ, lão gia tự mình xuất thành nghênh đón người đã tới." 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.