Lý Mãn Phân không phải là một người xấu xa, bà ta sinh được ba trai hai gái.
Con gái là bồi tiền hóa*, lại phải gả đi, là về nhà người khác, cho nên bà ta vẫn luôn không coi trọng các cô, càng coi trọng con trai của mình hơn.* Bồi tiền hóa: Chỉ người con gái lấy chồng, ba mẹ phải cho thêm tiền làm của hồi môn.Sau này người con cả là người sẽ cùng nhau chung sống và chăm sóc người già, cái này không cần phải nói.
Con trai nhỏ là con trai út, lại thân thiết, nói chuyện ngọt ngào, tự nhiên sẽ tập trung sự chú ý vào cậu ta.
Vậy chỉ còn lại người con giữa là không thân thiết.Tính tình người con trai thứ hai tương đối nhạt nhẽo, không được lòng mẹ cho lắm.
Về sau anh nể mặt mẹ mà đi lính, nhưng trước khi đi lính thì anh không muốn cô con dâu bà ta sắp xếp cho anh nên anh tự tìm.
Anh còn nói cha mình để qua mặt người mẹ là bà ta nên dẫn đến việc bà ta không hài lòng với cô con dâu thứ hai.
Bây giờ con trai thứ hai đã đi, để lại tin muốn ra ở riêng, cách làm này của anh thật sự khiến bà ta uất ức.Bà ta làm sao chứ?Còn không phải là chỉ cho vợ con anh ăn muộn một chút thôi à?Có mẹ chồng nào trên đời mà không như thế này chứ, bà ta không cho ăn không cho mặc sao?Cho cô đủ cơm ăn áo mặc, cũng không đánh đập hành hạ đã là tốt lắm rồi.
Bà ta cũng không liên quan gì đến mẹ chồng độc ác, nhưng di chúc lại nói thẳng việc ra ở riêng, vốn dĩ có vài phần khổ sở nhưng hiện tại chỉ còn một hai phần.Đứa nhỏ này chính là không thân thiết với bà ta, không để thể diện của bà ta vào mắt!Cũng may, người khác không biết suy nghĩ của bà ta.
Bọn họ chỉ cảm thấy bà ta xụ mặt, tính tình không tốt bởi vì con trai đã ra đi rồi nên đều thông cảm cho bà ta.
Bằng không bọn họ chắc chắn sẽ chỉ chỉ trỏ trỏ.Nghĩ đến đây, nhìn người đàn ông và cậu con trai đang tập trung vào ngôi nhà mới sau khi khỏi bệnh, bà ta không khỏi thêm vài phần oán hận với cô con dâu thứ hai.
Ngay cả vị trí cháu trai ruột trong lòng mình cũng đã lùi lại một đoạn.Nhà có thể dùng gạch ngói xây nhà trong thôn bây giờ, vẫn là số ít.
Phần lớn đều là nhà gạch bùn, dùng đủ loại phương pháp, lấy bùn vàng trên núi xây thành gạch làm thành nhà.
Trên mái tùy theo điều kiện khác nhau, chia thành hai kiểu lát ngói, trải rơm.Kiểu nhà này lúc gặp mưa gió khá dễ bị ướt, bị dột, mỗi năm đều cần phải tu sửa.
Nhà gạch ngói thì khác, một khi được xây dựng, mười mấy năm, mấy thập kỷ cũng không cần phải bận tâm lo nghĩ cái gì.Bây giờ là thời gian nông nhàn, nhưng người trong thôn, làm gì có thời gian nông nhàn thật sự.
Buổi sáng tập thể kiếm điểm công, buổi chiều có người ra đồng, có người chăm sóc đất phần trăm nhà mình, luôn luôn có việc cần làm.Những người giúp đỡ đó, có người buổi chiều làm xong việc đồng áng thì tới để giúp đỡ, có người vừa ăn trưa xong liền đi làm việc.Tô Thiển Minh dẫn Tô Trọng tới đây, cùng xây nhà với Trương Toàn, Trương Căn.Tôn Cường đặt được năm ngàn viên gạch từ lò gạch, ngoài ra lò gạch còn cung cấp cho một đống gạch cũ.
Là loại gạch trước kia người khác từng dùng, gỡ ra mang về vẫn luôn không động đến, nhưng còn có thể dùng được.Năm ngàn viên gạch, bốn phòng một khách này, không đủ, cộng thêm những viên gạch xanh cũ kia thì cũng tương đối.Lúc này xi măng vẫn còn là vật hiếm lạ, Tôn Cường tốn không ít công sức, mới lấy được từ nơi khác một chút..