Thanh Huyền

Quyển 2 - Chương 14: Có khổ khó nói ra




Dịch giả: Gia

Chuyện thứ ba Thẩm Luyện làm chính là đi Thái Vi Các tra tìm những tư liệu thông thường trong giới tu hành.

Tông môn tu hành trên đời nhiều không đếm xuể, nhưng những môn phái có thể ra Trường Sinh chân nhân cũng không nhiều lắm.

Mà trước mắt Tiên môn có Trường Sinh chân nhân trấn thủ đã ít lại càng ít, loại môn phái này đều là Huyền Môn chánh tông.

Tiên môn trải qua sóng gió vạn năm vẫn có thể đứng vững không ngã, chỉ có tứ đại tông môn, Thanh Huyền chính là một trong cách tông môn đó.

Phật môn tu hành khác với Đạo gia, tu viện trên thiên hạ phân bố nhiều vô kể, cách biệt với Đạo môn không lớn lắm, nhưng cũng có phân ra, tổng cộng có tám loại lưu phái.

Thứ nhất là Tam Luận Tông lại tên Pháp Tính Tông, hai là Du Già Tông lại tên Pháp Tướng Tông, Từ Ân Tông, Duy Thức Tông, ba là Thiên Thai Tông, bốn là Hiền Thủ Tông lại tên Hoa Nghiêm Tông, năm là Thiền tông, sáu là Tịnh Thổ Tông, bảy là Luật Tông, tám là Mật Tông lại tên Chân Ngôn Tông.

Đơn giản mà gọi thành 'Tính, Tướng, Đài, Hiền, Thiền, Tịnh, Luật, Mật' tám đại lưu phái.

Phật pháp truyền bá rộng rãi, tu hành thuận tiện, chứng Như Chân chi đạo, nhưng bởi vì trí tuệ của người tiếp thu, trình độ phúc đức, lại thêm căn tính cao thấp không đồng đều, cùng với xuất thân… thậm chí bất đồng về hoàn cảnh vị trí nên mới phân ra các lưu phái này.

Bát đại lưu phái từng xuất hiện không ít cao nhân, cũng có một vị cao tăng làm ra bài thơ nói rõ ngọn nguồn của tám phái, bài thơ này là:

Mật phú thiền bần phương tiện tịnh, Duy Thức nại phiền gia tường không.

Truyền thống Hoa Nghiêm tu thân luật, nghĩa lý tổ chức Thiên Thai Tông.


Bát đại lưu phái của Phật môn tu đến cuối cùng đều chứng A La Hán quả vị, sánh ngang với Trường Sinh chân nhân trong Đạo gia.

Trường Sinh chân nhân lại phân làm Địa tiên, Nhân tiên, Thần tiên, Quỷ tiên, bảy mươi hai pháp của Thanh Huyền, sau khi Phá Vọng đều chứng được Địa tiên.

Nhân, thần, quỷ tam Tiên đều không phải chính thống, càng không phải đạt được từ chín cảnh giới tu hành, Thẩm Luyện ở lầu thứ nhất Thái Vi Các cũng không tìm được tài liệu tỉ mỉ nào liên quan tới những chuyện này.

Bởi vì sau khi tu hành, trí nhớ sẽ rất mạnh mẽ, cho nên tư liệu trong lầu thứ nhất Thái Vi Các sẽ không cho mượn ra ngoài, dù cho đệ tử bình thường, một hai ngày cũng có thể nhớ kỹ phần lớn nội dung liên quan tới giới tu hành trong đó, thậm chí cùng sư trưởng nói chuyện phiếm vẫn có thể biết được.

Ngoại trừ Phật đạo ra còn có Yêu ma chín đạo, Tà đạo ngũ giáo, đều từng xuất hiện nhân vật cái thế.

Tất nhiên trong lầu thứ nhất cũng có một chút Đạo thuật, Kiếm thuật, Thẩm Luyện lại không đi nghiên cứu kỹ nó, dù những thứ này dễ dàng ghi nhớ, nhưng nếu muốn tìm hiểu cặn kẽ thì phải liên tục thực hành, phí không ít tinh lực, trước mắt nhiệm vụ hàng đầu của hắn là đến U Hà thu thập Âm Ngọc.

Tuy chưởng môn không nói nếu trong vòng một tháng không nhặt đủ ba mươi viên sẽ bị trừng phạt gì, nhưng Thẩm Luyện cũng không muốn tùy tiện nếm thử hậu quả.

U Hà trong Thanh Huyền nằm ở phía sau ngọn núi chính Thái Ất, nối liền với Tử Phủ Phong, không biết đầu nguồn của nó, lại càng không rõ nó chảy đến nơi nào, Thẩm Luyện đã biết tên Bạch y nhân ngày đó hắn nhìn thấy, chính là Chiêu Hồn sứ xuất thân từ Hoàng Tuyền Cửu U, chỉ cần rời khỏi U Hà trước khi mặt trời lặn thì sẽ không gặp y.

Cửu U là một thế giới vô cùng thần bí, ngay cả trong những tư liệu mà Thẩm Luyện tra được cũng chỉ có đôi câu vài lời, càng không nói chắc chắn Luân Hồi có tồn tại hay không.

Ngược lại U Hà kia đều là âm hồn chi lực, khi có cơ duyên trùng hợp, bên dưới đáy sông sẽ rải rác ngưng tụ ra Âm Ngọc.

Âm Ngọc có thể dùng để chế ngọc phù, đeo lên người có công hiệu ngưng thần định tâm, lúc tu luyện nội khí, nếu được một khối ngọc phù thì sẽ giảm đi tỷ lệ tẩu hỏa nhập ma.

Thế nhưng muốn luyện chế ra loại ngọc phù này phải ít nhất phải cần pháp lực cảnh giới Hoàn Đan, thế nên ngọc phù rất hiếm thấy.

Dù sao tu sĩ Hoàn Đan cũng không phải cu li, đâu có nhiều thời gian rảnh rỗi tiêu hao sức lực chế phù cho tiểu bối sử dụng.

Hơn nữa lấy Âm Ngọc ở U Hà cũng là một chuyện vất vả, lúc này Thẩm Luyện cảm nhận được điều đó rõ ràng.

Lần trước hắn chỉ dính một chút nước U Hà mà đã khiến cho thần hồn đau đến không muốn sống.

Âm Ngọc chìm dưới đáy sông, dù hắn dùng Đàn Mộc Kiếm cũng không bới ra được.

Tất nhiên Thẩm Luyện có thể sẽ không làm vậy, hoặc là vắt hết óc ra tìm biện pháp mưu lợi khác, bởi vì hắn đã biết dụng ý của chưởng môn.

Thẩm Luyện cởi hết quần áo ra, lặn xuống U Hà, nước sông U Hà thẩm thấu vào huyết nhục, không ngừng ăn mòn thần hồn hắn.

Đau đớn về thể xác, Thẩm Luyện còn có thể dùng lực lượng tinh thần mạnh mẽ để cắt đứt, nhưng đau nhức sâu trong thần hồn, hắn lại không có bất kỳ biện pháp chống đỡ nào, chỉ có thể miễn cướng chịu đựng.

Lúc Thẩm Luyện lặn xuống mặt sông, tuy rằng vô cùng đau khổ, nhưng vẫn dùng nghị lực to lớn vận chuyển Thượng Thanh Linh Bảo Tự Nhiên Tỏa Tâm Định Thần Chân Giải, hồn lực tựa như nội khí đi khắp tất cả kinh mạch và khiếu huyệt, cắn nuốt nguyên khí và tinh khí của thân xác để bổ sung cho hồn lực bị nước sông U Hà ăn mòn dần.

Một đến một đi, tuy rằng thần hồn của Thẩm Luyện càng lúc càng yếu, nhưng liên hệ giữa nó và thân thể cũng càng lúc càng chặt chẽ.

Khó khăn hơn chính là hắn phải phân tâm để tìm kiếm Âm Ngọc dưới đáy sông.

Bởi vì nỗi đau trong thần hồn cũng sẽ không giảm bớt nhờ liên hệ chặt chẽ giữa nó và thân thể.

Hơn nữa nếu như thần hồn hắn không thôn phệ nội khí và tinh khí huyết nhục, thì có lẽ sẽ tổn thương đến Đạo căn, không chống đỡ được lâu trong U Hà.

Rốt cuộc lấy được một viên Âm Ngọc, Thẩm Luyện cũng sắp đến cực hạn rồi, ra sức bơi lên bờ.

U Hà lạc vũ tức trầm, thế nên đến giữa sống cũng sẽ không nửa nổi nửa chìm, bị dòng nước cuốn đi.

Điều này giảm đi rất nhiều phiền phức cho Thẩm Luyện.

Đương nhiên chỉ sợ cũng không có sinh linh máu thịt nào đồng ý tập bơi trong U Hà cả.

Nước sông U Hà, dù quanh thân phủ kín cương khí cũng không thể ngăn cản nó, Thẩm Luyện nghi ngờ cho dù là tu sĩ Hoàn Đan có thần hồn mạnh mẽ, tiến vào U Hà cũng phải bị đau thôi.

Sau khi lên bờ, nội khí trong cơ thể gần như hết sạch, may mà nơi này là Thanh Huyền, chỗ nguyên khí yếu nhất cũng dày hơn so với giới trần tục rất nhiều.

Thẩm Luyện vận chuyển Huyền Cực Công, nguyên khí cuồn cuộn tiến vào trong cơ thể.

Bát mạch của hắn đã thông suốt, Huyền Cực Công liên kết rất nhiều khiếu huyệt thành một lộ tuyến, có thể luyện hóa nguyên khí với hiệu quả cao.

Sau khi Thông Mạch, cái gọi là Khiếu Động cũng không phải là khiếu huyệt tầm thường, mà là Huyền Quan Nhất Khiếu, lại xưng là Sinh Tử Khiếu.

Đạo kinh có nói 'Lý minh nhất khiếu thông thiên khiếu, công hoàn tùy tác Phật hòa Tiên', đó là nói đến Huyền Quan Nhất Khiếu.

Đây là một cửa ải khó chỉ đứng sau Hoàn Đan và Phá Vọng trong chín cảnh giới tu hành.

Độ khó gấp đôi so với mở ra hai mạch Nhâm Đốc trong cảnh giới Thông Mạch.

Sở dĩ Sinh Tử Khiếu khó mở ra bởi vì nó đan xen giữa tồn tại và không tồn tại, nó không có vị trí cố định.

Có người có thể mở ra ở gan bàn chân, có kẻ mở ra ở cánh tay, không có quy luật cụ thể nào cả.

Tất nhiên vẫn còn một cái biện pháp tốn sức, đó là liên tục mở ra tất cả khiếu huyệt trong cơ thể, mở ra càng nhiều, khả năng xuất hiện Sinh Tử Khiếu càng tăng lên, đây là kinh nghiệm của người đi trước.

Huyền Cực Công tổng cộng có liên quan đến hơn trăm khiếu huyệt, nên nó rất có ưu thế cho việc mở Sinh Tử Khiếu.

Thẩm Luyện mỗi lần vào U Hà thì cần ba canh giờ để hồi khí, và phải canh trước khi mặt trời lặn quay về Thanh Lương Phong hạ viện.

Lư Thủ Nghĩa vừa được truyền chánh pháp nên không có thời gian bận tâm Thẩm Luyện, càng không biết rõ mỗi ngày Thẩm Luyện phải đối mặt với đau khổ ra sao.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.