Thái Giám Đại Quan

Chương 34




*CHÚ THÍCH : CUỘC CHIẾN GIỮA NHÀ TÂY SƠN VÀ NHÀ NGUYỄN TỪ 1782-1785

Trích từ cuốn “Nhà Tây Sơn” của Quách Tấn-Quách Dao xuất bản năm 1984: (để viết “Thái giám đại quan”, tác giả đã ngốn hết 2 cuốn sử Trung Quốc về Càn Long, 7 quyển sử Việt Nam thời kì này và 2 cuốn sử về 1 nhân vật mà phần 3 sẽ xuất hiện. Ôi, thật muốn than vãn để mọi người thương xót tí mà. Hu hu):

“Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhà vua cùng Nguyễn Huệ, Phạm Ngạn đem 200 chiến thuyền vào Gia Ðịnh. Binh đi thẳng vào cửa biển Cần Giờ

Ðược tin Nguyễn Phúc Ánh hạ lệnh cho Tống Phước Thiêm đem thủy quân ra chận đánh. Ðạo thủy quân của nhà Nguyễn gồm trên 400 chiếc thuyền, lại có một số tàu đồng của Pháp và Bồ Ðào Nha tham dự

Tống Phước Thiêm dàn thuyền chiến thành hàng tại sông Thất Kỳ tức ngã Bảy, quyết tiêu diệt binh Tây Sơn. Hai bên kịch chiến. Bên ngoài có súng trường và đại bác bắn rền trời. Thuyền Tây Sơn anh dũng xông vào bám sát thuyền địch, dùng pháo lửa (fusée) ném sang vùn vụt. Thuyền địch bị đốt cháy dữ dội. Tàu của Pháp do Mạn Hòe chỉ huy, có 10 khẩu đại bác, bị hãm không sao ra khỏi vòng vây, cố sức chống cự cuối cùng bị đốt cháy và đánh chìm, Mạn Hòe tử trận. Thuyền của nhà Nguyễn không thoát được một chiếc. Tướng sĩ bị chết gần hết!

(fusée là Hỏa hổ lớn bằng cổ tay, làm bằng đèn khối, rất nhạy lửa, dùng nước dập không tắt, chỉ có thể dập bằng đất bùn)

Một đội thuyền do Nguyễn Phúc Ánh trực tiếp chỉ huy đến cứu cũng bị hỏa lực đánh tan, Phúc Ánh vội rút tàn quân chạy về Bến Nghé. Binh Tây Sơn lớp đuổi theo Phúc Ánh, lớp kéo lên đánh chiếm Thị Nghè, Gia Ðịnh. Phúc Ánh phải chạy trốn về Ba Giồng, theo phò vừa tướng vừa quân chỉ trên dưới 300 người; nhưng chưa ở yên thì bị binh Tây Sơn kéo đến đánh, phải chạy hết từ chỗ này đến chỗ khác từ Gia Ðịnh đến Hậu Giang

Quân Nguyễn ở Bình Thuận nghe tin Gia Ðịnh thất thủ liền tiến về cứu viện. Nhưng vừa đến Biên Hòa thì Tôn Thất Dụ bị tướng Tây Sơn là Phạm Ngạn chận đánh, quân Nguyễn phải thối lui. Vừa lúc đó Châu Văn Tiếp kéo quân ở Phú Yên vào tiếp ứng. Phạm Ngạn đương đuổi theo quân Nguyễn, giết được một viên tướng Nguyễn là Hồ Công Siêu, thì bị Châu Văn Tiếp tiếp chiến thình lình trở tay không kịp liền bị giết. Quân Tây Sơn không dám đuổi tiếp. Tôn Thất Dụ cùng Châu Văn Tiếp rút ra Bình Thuận

Nguyễn Phúc Ánh ở Hậu Giang nghe tin quân mình thất bại khắp mọi nơi, liệu không đủ sức đối phó với Tây Sơn, bèn sai Nguyễn Hữu Thụy cùng 150 người tùy tùng sang Xiêm cầu viện, còn mình thì chạy đến Hà Tiên cùng Lê Văn Duyệt và một số quan tòng vong chạy ra Phú Quốc.

Tháng 5 năm Nhâm Dần (1782) tình hình Gia Ðịnh đã tương đối ổn định, Vua Thái Ðức cùng Nguyễn Huệ kéo quân về Quy Nhơn. Ðất Gia Ðịnh giao cho Ðỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá trấn thủ

Vua Thái Ðức cùng Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn chưa được bao lâu thì ở Gia Ðịnh một cựu tướng của Nguyễn Phúc Ánh là Hồ Văn Lân tập hợp một số tàn quân của nhà Nguyễn còn lẩn lút ở miền Hậu Giang, nổi lên đánh chiếm dinh Long Hồ. Một số tướng khác như Dương Công Trừng, Nguyễn Văn Quý cũng đem tàn quân hợp với Hồ Văn Lân đánh úp thủy quân Tây Sơn ở Lật Giang. Trong khi bọn Hồ Văn Lân hoạt động ở Gia Ðịnh thì ở Phú Yên Châu Văn Tiếp cũng mộ quân kéo vào giúp rập Ðỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá chỉ có 3.000 quân trong tay, phải chia ra chống đỡ các mặt. Thành Gia Ðịnh bị yếu thế không trì thủ được lâu. Ðỗ Nhàn Trập và Hộ Bộ Bá phải bỏ chạy về Quy Nhơn Lấy lại được Gia Ðịnh, Châu Văn Tiếp và các tướng sai người ra Phú Quốc rước Nguyễn Phúc Ánh trở về

Ðầu năm Quý Mão (1783) Vua Thái Ðức sai Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Ða cử đại binh vào đánh Nguyễn Phúc Ánh

Biết trước thế nào Vua Tây Sơn cũng đem quân vào đánh, Nguyễn Phúc Ánh lo phòng bị cẩn mật. Một mặt sai Lê Phúc Diễn, Lê Phúc Bình đem vàng bạc sang Xiêm La, cầu xin Vua Xiêm cứu viện khi Gia Ðịnh bị Tây Sơn tấn công. Một mặt lo tăng cường phòng thủ thành Gia Ðịnh: đồn Bến Nghé ở phía nam thành và đồn Thị Nghè ở phía bắc thành là hai đồn lớn nhất và đã xây đắp từ lâu Ðồn Bến Nghé là bình phong của thành Ðồn Thị Nghè nằm trên ngã ba sông Thị Nghè, có thể khống chế mấy ngã sông Thị Nghè và sông Gia Ðịnh, do đó đủ sức che chở cho thành một cách vững vàng kín đáo. Hai đồn này được tu bổ nghiêm túc. Hai đồn mới được xây đắp: đồn Thảo Câu ở phía nam thành, trên sông Vàm Cỏ Ðông; đồn Dác Ngư ở phía bắc thành, trên sông Gia Ðịnh. Ðồn nào cũng có tướng sĩ canh giữ nghiêm ngặt. Ðồng thời Nguyễn Phúc Ánh cho khôi phục thủy quân, đóng chiến thuyền. Trên khúc sông rộng ở hạ lưu Gia Ðịnh giang có đóng nọc ngầm và hai bên sông có hàng nghìn bè tre chất đầy củi khô và thuốc súng sẵn sàng đánh hỏa công. Một toán chiến thuyền trên 100 chiếc trang bị đầy đủ dàn sẵn trên sông Gia Ðịnh

Việc phòng bị lần này nghiêm chỉnh hơn lần trước thập bội

Thủy binh Tây Sơn đến cửa Cần Giờ ngày 24 tháng 2 năm Quý Mão (1783)

Nắm vững tình hình của địch. Nguyễn Huệ đợi lúc thủy triều dâng, gió từ cửa biển thổi mạnh vào đất mới đốc suất chiến thuyền vào cửa sông

Châu Văn Tiếp chỉ huy chiến thuyền Nguyễn kéo binh ra chống cự Tiếp đã bố trí chiến trường, quyết dùng hỏa công tiêu diệt thuyền địch, ít ra cũng đẩy lui địch không cho tiến vào nội địa. Cho nên mới vừa giáp chiến đã vội rút lui. Biết rằng có mưu gian, song Nguyễn Huệ vẫn hô quân tiến đánh

Khi chiến thuyền Nguyễn đã qua khỏi khúc sông bố trí đánh hỏa công và thuyền Tây Sơn đã lâm vào khu vực bố trí, thì các bè cũi khô nổi lửa và cắt dây neo để cho trôi xuống thuyền địch. Nhưng vì thủy triều đương lên mạnh và gió biển theo nước triều thổi mạnh, bè lửa trôi ngược trở lên và lửa đốt cháy thuyền Nguyễn. Triều càng lên cao, gió càng thổi to, thuyền Tây Sơn đuổi theo càng gấp, Châu Văn Tiếp liệu không chống cự nổi liền bỏ trốn, rồi theo đường núi chạy sang Xiêm. Thủy binh của Phúc Ánh hoàn toàn bị tiêu diệt. Nguyễn Huệ chia quân đến đánh hai đồn Thảo Châu và Dác Ngư. Tướng giữ đồn Dác Ngư là Tôn Thất Mãn bị Lê Văn Hưng giết chết. Tướng giữ đồn Thảo Châu là Dương Công Trừng bị Trương Văn Ða bắt sống.

Nguyễn Huệ kéo quân đánh thành Gia Ðịnh Nguyễn Phúc Ánh hốt hoảng, bỏ thành đem gia đình chạy đến Ba Giồng, chỉ có năm, sáu viên tướng và chừng trăm quân chạy theo. Tướng sĩ ở Bến Nghé và Thị Nghè cũng bỏ đồn chạy Nguyễn Huệ kéo quân vào thành, phủ dụ nhân dân và tướng sĩ còn ở lại

Chạy về Ba Giồng, Nguyễn Phúc Ánh tổ chức lại quân đội Ðầu tháng 4 năm Quý Mão (1783) cất quân đánh Tây Sơn.

Quân hai bên gặp nhau ở Ðồng Tuyên (Kiến An, Ðịnh Tường). Quân nhà Nguyễn vừa thấy quân Tây Sơn hùng hổ kéo đến thì đã muốn bỏ chạy. Do đó mới vừa giáp chiến thì binh liền tan rã, tướng phần nhiều bị giết. Nguyễn Văn Quý bị Trương Văn Ða chém trên mình ngựa. Nguyễn Huỳnh Ðức bị Lê Văn Hưng bắt sống. Quân sĩ bị bắt sống trên nghìn người. Quân Nguyễn bị tiêu diệt toàn bộ Nguyễn Phúc Ánh tẩu thoát, chạy đến Lật Giang, chạy sang Mỹ Tho, rồi chạy đến Ba Thắc, cuối cùng chạy đến Hà Tiên để xuống thuyền ra Phú Quốc

Ðược tin Nguyễn Phúc Ánh chạy ra Phú Quốc, Nguyễn Huệ sai Phan Tiến Thận đi đánh bắt. Một số tướng lãnh bị bắt sống Nguyễn Phúc Ánh thoát chết chạy ra đảo Cổ Long (KohRong). Trương Văn Ða đem một lực lượng thủy quân lớn đến vây đánh. Nhưng rủi gặp ngày mưa gió lớn thuyền không thể dàn ra để bao vây mà phải dồn lại ghì chặt vào nhau để chống lại sóng gió. Nhờ vậy Nguyễn Phúc Ánh có cơ hội đem tàn quân chạy thoát, trốn sang đảo Cổ Cốt (Koh Kut) rồi chạy về Phú Quốc

Ðất Gia Ðịnh đã được hoàn toàn giải phóng, việc phòng thủ đã được tổ chức nghiêm mật, tình hình trong cõi đã tương đối ổn định. Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ và Lê Văn Hưng rút quân về Quy Nhơn để Trương Văn Ða cùng một số tướng sĩ ở lại giữ thành Gia Ðịnh. Nguyên trước khi Nguyễn Huệ xuất binh, Trương Văn Hiến tâu cùng Vua Thái Ðức:

-Gia Ðịnh ở xa Phú Xuân, nhân dân chưa bị khổ sở về nạn Trương Phúc Loan, nên không căm thù cuộc tranh giành quyền vị với nhau, chớ không phải để giải phóng họ. Bởi vậy hễ bên nào mạnh, được thì họ theo, theo trong nhất thời. Rồi ai được ai thua, họ bàng quan tọa thị. Do đó quân ta cứ lấy được Gia Ðịnh rồi lại mất… Muốn giữ đất được lâu bền, thì phải làm thế nào chiếm cho được lòng dân, nhất là lòng của kẻ sĩ

Do đó Nguyễn Huệ mới để Trương Văn Ða, một người văn võ toàn tài, ở lại trấn thủ Gia Ðịnh. Và khi quân thắng trận về đến Quy Nhơn, Vua Thái Ðức sai thêm hai văn thần là Cao Tắc Tựu và Triệu Ðình Tiệp vào trợ lực

Họ Cao họ Triệu vào đến nơi lo tìm hiểu dân tình dân ý. Hai ông giả làm thầy địa lý và thầy tướng số để được gần gũi nhân dân. Hai ông nhận thấy miền Nam hầu hết đều chất phác nhân hậu. Sĩ phu giữ khư khư lời dạy của thánh hiền, chữ Trung của Hán Nho, Tống Nho đã in sâu vào tâm phủ. Lòng họ đối với nhà Nguyễn tuy không sâu đậm bằng lòng người miền Bắc đối với nhà Lê, song có tài chinh phục đến đâu cũng khó thu về cho nhà Tây Sơn trong hôm sớm. Muốn thu phục nhân tâm miền Nam, thì phải làm sao cho họ thấy nhà Tây Sơn hơn nhà Nguyễn về mọi mặt

Trước hết phải có một chính sách tốt

Chính sách đã có sẵn từ nghìn xưa. Chẳng qua tám chữ Thân Dân, Ái Dân, An Dân, Lợi Dân. Khó nhất là làm sao thực thi cho được tám chữ ấy

Trong khi ở Gia Ðịnh nhà Tây Sơn lo việc an dân thì ở Phú Quốc Nguyễn Phúc Ánh lo cầu cạnh nước ngoài cứu viện để đánh cướp đất

Nguyên Nguyễn Phúc Ánh có quen cùng hai giáo sĩ Cơ Ðốc Tây Phương là Linh mục Ly-ô (Liot), người Bồ Ðào Nha, và Giám mục Bá Ða Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine Evêque d’Adran), người Pháp, trước kia truyền giáo ở Gia Ðịnh, sau chạy sang Săn Ta Buôn (Chantabuon) ở Xiêm La lập giáo sở. Phúc Ánh bắt liên lạc cùng hai nhà truyền giáo ấy, nhờ Linh mục Bồ Ðào Nha mua lương thực và Giám mục Bá Ða Lộc sang cầu viện nước Pháp. Phúc Ánh hứa bằng giấy tờ, sẽ cắt đất nhượng cho nước Pháp, và để cho người Pháp được đặc quyền vào buôn bán ở Việt Nam sau khi chiến thắng. Con trai đầu của Phúc Ánh là Hoàng Tử Cảnh theo Bá Ða Lộc làm con tin

Giám mục chưa kịp xuống tàu sang Pháp thì Phúc Ánh được mật thư của Châu Văn Tiếp mời sang Vọng Các (Bangkok) hội kiến cùng Vua Xiêm

Nguyễn Phúc Ánh sang Xiêm vào khoảng tháng giêng năm Giáp Thìn (1784) Vua Xiêm tiếp đãi nồng hậu Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều Vua Chất Trị (Chakkri) đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Chân Lạpvà Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Ðược Nguyễn Phúc Ánh xin cứu viện, Vua Xiêm chụp ngay cơ hội tốt

Ðể chuẩn bị cuộc xâm lăng, Vua Xiêm giúp Phúc Ánh tổ chức một đạo binh gồm đám tàn quân và bọn người Việt lưu vong trên dưới nghìn người do Châu Văn Tiếp làm Ðại Ðô Ðốc và Mạc Tử Sinh làm Tham Tướng

Mùa hạ năm Giáp Thìn (1784), Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tiên phong, thống lĩnh hai vạn thủy quân và 300 chiến thuyền, hợp cùng đạo quân của Phúc Ánh từ Vọng Các vượt biển sang Gia Ðịnh. Ðồng thời nhà vua lại phái hai tướng là Lục Côn và Sa Uyển cùng với Chiêu Thùy Biện, một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm, đem hai đạo binh trên 3 vạn người, tiến sang Chân Lạp rồi từ đó kéo xuống Gia Ðịnh phối hợp cùng thủy binh của Chiêu Tăng và Chiêu Sương Châu Văn Tiếp đã thuộc được lối và biết rõ các nơi hiểm yếu ở Gia Ðịnh, nên dẫn quân đi trước Thủy quân Xiêm đổ bộ lên Rạch Giá Bộ binh Xiêm đánh xuống Châu Ðốc Ðể phòng ngự mặt biển và mặt sông, thời chúa Nguyễn, Nguyễn Cư Trinh đã lập ra 5 đạo là Tân Châu Ðạo ở Cù Lao Giêng thuộc Tiền Giang, Châu Ðốc Ðạo ở Hậu Giang sát biên giới Chân Lạp, Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc, Kiên Giang Ðạo ở Rạch Giá và An Xuyên Ðạo ở Cà Mau Quân Xiêm kéo vào Gia Ðịnh một cách rầm rộ

Trấn thủ Gia Ðịnh là Trương Văn Ða thấy sức giặc quá mạnh, ra lệnh cho các nơi vừa chận đánh vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng.

Quân Tây Sơn giữ đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Châu Ðốc ở biên cương rút về Cần Thơ. Quân giặc đuổi theo. Quân Tây Sơn theo bờ sông Hậu Giang lui dần xuống Ba Thắc Ba Thắc (Srok Pra-sak) là một vùng rộng lớn bao trùm Sóc Trăng, Bạc Liêu… Dân cư phần đông là người Cao Miên. Ðất đai phần lớn là rừng và bưng biền nước ngập Quân Xiêm đuổi đến Ba Thắc bị quân Tây Sơn phục kích đánh cho một trận tơi bời phải thối lui. Quân Tây Sơn thừa thế vượt sông Hậu Giang sang Trà Ôn để rồi lui về Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc. Quân đóng ở An Xuyên Ðạo (Cà Mau) bị cô thế cũng rút về Trà Ôn. Giặc lại đuổi theo… Nhưng đến Man Thiếc (Mânthít) thuộc Vĩnh Long thì gặp đạo quân của Trương Văn Ða từ Sa Ðéc kéo xuống đánh kịch liệt. Châu Văn Tiếp bị Trương Văn Ða chém chết. Quân giặc rút lui xuống Trà Cú. Nhưng Trương Văn Ða liệu thế không thắng nổi giặc bèn bỏ vùng đất miền Tây về phía hữu ngạn sông Tiền Giang, kéo đại binh về đóng ở Mỹ Tho Vì mất người hướng đạo là Châu Văn Tiếp, giặc không dám sang sông, lấy Ðông Khấu Ðạo ở Sa Ðéc làm Tổng Hành dinh

Sau trận kịch chiến ở Man Thiếc vào khoảng trung tuần tháng 10 năm Giáp Thìn (tháng 11/1784) có vài trận nhỏ kế tiếp, đáng kể là trận tháng 11 năm Giáp Thìn (tháng 12 năm 1784) tại đồn Ba Lai ở giữa Ðịnh Tường và Vĩnh Long. Chỉ huy trận này là Ðặng Văn Lương, người Ðịnh Tường, theo Phúc Ánh làm tới chức Chưởng Cơ và Lê Văn Quân cũng người Ðịnh Tường, theo Phúc Ánh làm đến chức Ðô Ðốc. Ðô Ðốc lên thay Châu Văn Tiếp làm Tổng Nhung. Họ Ðặng và họ Lê cậy mình là người địa phương thông thạo đường lối, đương tính đem quân đánh úp quân Tây Sơn. Chẳng ngờ bên Tây Sơn đã phòng bị trước, cho phục binh ở ngoài, đợi quân Nguyễn vào đồn rồi trong đánh ra ngoài đánh vô. Khí thế quân Tây Sơn rất mạnh, quân Nguyễn không chống nổi bị giết gần hết. Ðặng Văn Lương bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kim chém chết. Lê Văn Quân bị Lê Văn Kế đánh trọng thương, chạy thóat nhưng phẫn uất mà tự sát

Từ đó quân Xiêm – Nguyễn đóng yên một chỗ

Trương Văn Ða với số quân không quá 10 nghìn, phải tận lực giữ vững nửa phần đất còn lại ở phía Ðông từ Tiền Giang trở ra. Vùng đất phía Tây từ Tiền Giang, Hậu giang trở vô đều thuộc quyền kiểm soát của quân Xiêm – Nguyễn

Chiếm được nửa phần đất Gia Ðịnh, tướng sĩ Xiêm sanh ra kiêu căng. Chúng xem thường quân Tây Sơn, khinh mạn Phúc Ánh, không lo chiến đấu mà chỉ lo tìm cách cướp bóc của cải, hãm hiếp phụ nữ, sát hại những người Việt Nam tỏ thái độ hay có hành động chống đối. Chúng đã dùng chiến thuyền chở về Xiêm không biết bao nhiêu con gái, vàng bạc của cải đã cướp được. Nhân dân ta thán. Hành động bạo ngược của quân giặc đào sâu lòng căm thù của toàn dân miền Tây và cả miền Ðông Gia Ðịnh, căm thù cả Xiêm lẫn Nguyễn kẻ rước giặc về phá quê hương, và hết lòng ủng hộ tướng sĩ Tây Sơn

Nhờ lòng dân ủng hộ mà Trương Văn Ða với một số quân ít ỏi có thể chặn đứng được bước tiến của giặc. Nhưng liệu thế không thể kéo dài được mãi. Cuối năm 1784 Trương Văn Ða sai Ðô Uùy Ðặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo rõ tình hình ở Gia Ðịnh

Nghe qua lời tấu của Ðô úy Ðặng Văn Trấn, triều đình Tây Sơn biết rằng lực lượng của giặc mạnh hơn mấy lần trước thập bội, Vua Thái Ðức liền sai Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu cùng bộ tướng đem đại binh vào tảo trừ. Bùi Thị Xuân xin tòng chinh

Binh Tây Sơn xuống thuyền vào Nam khoảng hạ tuần tháng 11 năm Giáp Thìn (tức khoảng đầu năm 1785). Quân thiện chiến chừng 2 vạn, danh tướng, ngoài Võ, Trần, Bùi, còn có Ðô úy Ðặng Văn Trấn và một số thuộc tướng

Thủy binh Tây Sơn vào cửa Cần Giờ, nhưng không vào Vũng Tàu để lên Gia Ðịnh như mấy lần trước, mà đi thẳng vào Nam theo cửa sông Tiền Giang kéo đến Mỹ Tho. Chủ lực của Tây Sơn do Trương Văn Ða chỉ huy đóng tại Mỹ Tho

Nguyễn Huệ sai Trương Văn Ða ra giữ thành Gia Ðịnh, còn mình thì đóng quân tại Mỹ Tho quyết một trận tiêu diệt toàn bộ quân địch

Trước hết Nguyễn Huệ thân hành đi xem xét địa hình địa thế, và cho người do thám tình hình của địch

Mỹ Tho lúc bấy giờ gọi là Trường Ðồn, đất đai phì nhiêu, rừng núi hiểm trở, sông ngòi lưu thôn. Có thành bằng đất, chu vi độ bốn dặm, có hai cửa tả hữu, hào rộng 4 trượng, ngoài cửa có cầu ván vững chắc để qua hào, ngoài hào còn có lũy che chở. Trước mặt đồn có sông Ðại Giang gọi là sông Mỹ Tho, một chi lưu của sông Tiền Giang. Mặt sau có sông Vàm Cỏ Tây. Nước sông theo thủy triều mà lên xuống, rất tiện cho việc giao thông. Ở phía tây đồn lại có một cánh rừng rộng làm hào thành. Rừng ngập sình lầy và mọc toàn dừa nước, nên tục gọi là Rừng Dừa

Ðịa thế khá hiểm trở

Trên sông Ðại Giang tức sông Mỹ Tho lại có một khúc vừa sâu vừa rộng vừa dài. Ðó là nhờ nước sông Sầm Giang tục gọi là Rạch Gầm và sông Hiệp Ðức tục gọi là Rạch Cái La hay Rạch Xoài Mút chảy vào tăng lưu lượng cho nước sông Tiền Giang. Từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dông dài 5 dặm (khoảng 6 cây số), và rộng gần cả dặm (1 cây số) Thủy triều lên thì tràn đầy, khi xuống vẫn không cạn. Giữa sông có một gò đất bồi chu vi khoảng 5 dặm, gọi là Cù lao Thới Sơn và một cù lao nhỏ gọi là cù lao Hộ hay bãi Tôn. Hai bên bờ sông và trên cù lao lau lách và cây bần mọc um tùm và không có vết chân người qua lại

Nguyễn Huệ dùng khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút và Rừng Dừa làm trận địa để diệt quân thù. Vì quân Xiêm – Nguyễn tập trung toàn bộ lực lượng, cả thủy quân tại đạo Ðông Khấu ở Sa Ðéc, lực lượng quá lớn (300 chiến thuyền và 5 vạn thủy lục quân), không thể nào đánh thẳng vào đại doanh của địch với số quân không đầy một nửa. Nguyễn Huệ phải dụ địch ra ngoài nơi có lợi thế cho mình. Nguyễn Huệ cho thủy binh mai phục trong các nhánh sông Rạch Gầm, Xoài Mút và trong các con sông nhỏ chảy quanh các cù lao. Còn bộ binh thì một đạo mai phục ở hai bên bờ sông và trên cù lao Thới, trên bãi Tôn, một đội mai phục nơi Rừng Dừa. Thủy binh do Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng chỉ huy. Bộ binh do vợ chồng Trần Quang Diệu điều khiển

Vạn sự cụ bị Nguyễn Huệ cho Võ Văn Dũng kéo binh đến khiêu chiến

Ðó là chiều ngày mùng 9 tháng chạp năm Giáp Thìn, tức 19 tháng 11 năm 1785 Quân Xiêm – Nguyễn khi được tin binh Tây Sơn kéo đến Mỹ Tho thì liền chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Nhưng do chưa biết được rõ lực lượng của địch mạnh yếu thế nào nên chưa tấn công. Bị khiêu chiến, Chiêu Tăng liền cắt Sạ Uyển cùng một vạn bộ binh ở lại giữ đại bản doanh và các nơi hiểm yếu, còn mình thống lãnh đạo thủy lục quân đi đánh Tây Sơn

Bộ binh do Lục Côn chỉ huy theo tả ngạn sông Tiền Giang đi xuống

Thủy binh do Chiêu Sương làm tiên phong kéo thẳng xuống sông Mỹ Tho

Hai đạo thủy bộ đều có tướng sĩ của Nguyễn Phúc Ánh dẫn đường, hẹn nhau sau khi chiến thắng Mỹ Tho thì đồng kéo nhau ra đánh thành Gia Ðịnh

Trời tháng chạp quang đãng. Trăng thượng huyền treo cao

Quân giặc kéo đi rầm rộ. Nhưng không thể tiến nhanh, vì trên bờ lau lách, dưới sông thì nước triều đương dâng

Võ Văn Dũng vừa đánh vừa lui

Ðến giang đầu sông Mỹ Tho thì trời bắt đầu tối. Ðèn được treo trên thuyền đôi bên thắp sáng rực trời. Thuyền Tây Sơn núp trong Rạch Gầm kéo ra hợp lực cùng thuyền Võ Văn Dũng chặn không cho thuyền giặc tiến. Ðợi khi trăng sắp lặn, thủy triều sắp rút thì Võ Văn Dũng trá bại. Thuyền giặc ra sức đuổi theo. Ðến Rạch Gầm, một phần lớn thuyền Tây Sơn tắt hết đèn đuốc, trẽ vào rạch, còn phần nhỏ thì chạy thẳng theo dòng sông Mỹ Tho. Thuyền giặc cứ trông theo ánh sáng mà đuổi. Khi thuyền giặc đã lọt trọn vào trận địa, thì một tiếng pháo lệnh nổ vang. Thuyền của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy từ rạch Xoài Mút và các sông nhỏ kéo ra chặn đánh. Ðồng thời súng đại bác trên cù lao Thới Sơn và hai bên bờ sông nã liên thanh vào thuyền giặc. Bị đánh thình lình, Chiêu Sương hoảng hốt cho dừng thuyền lại. Thuyền trước dừng lại một cách đột ngột, những đoàn thuyền đi sau đương đà tiến nhanh theo nước triều rút, không sao hãm kịp, bị va vào nhau, hết lớp này đến lớp khác. Ðoàn thuyền đi sau rốt vừa quay trở lại thì bị thuyền ở Rạch Gầm kéo ra đánh thối lui vào trận địa

Phần bị trước chặn đánh, sau đuổi đánh, phần bị hai bên hông và trên đầu đại bác nã, phần thuyền va vào nhau, hàng ngũ rối loạn, hết phương day trở, hết phương chống đỡ, thuyền địch lớp bị tan vỡ, lớp bị bắn chìm không còn một chiếc. Quân sĩ lớp nhảy xuống nước bị chết chìm, lớp bị giết chết, trăm phần không còn được một, hai. Thế là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm và một số quân của Phúc Ánh bị hoàn toàn tiêu diệt.

Còn đạo bộ binh của giặc đương đi bỗng nghe tiếng đại bác nổ, liền dừng bước. Thình lình trong lau lách phục binh của Tây Sơn vừa hét vừa xông ra. Lục Côn trở tay không kịp, bị Bùi Thị Xuân chém một nhát bay đầu [49]. Binh lính hết hồn, đều bỏ chạy tán loạn. Nhưng sau lưng có quân đánh, hai bên tả hữu cũng có quân đánh, chúng ùa nhau chạy về phía trước, nhảy ào vào rừng dừa Hai vạn binh Xiêm và số quân nhà Nguyễn, lớp bị đao kiếm, lớp bị sình lầy, chết không còn một mống!

Trời vừa rạng đông thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Quân Tây Sơn toàn thắng, Chiêu Tăng và Chiêu Sương tẩu thoát Nguyễn Phúc Ánh được một bộ tướng là Nguyễn Văn Trị cứu khỏi và cõng chạy đến trốn nơi Mỹ Ðức ở Thi Giang, rồi chạy lần ra náu ở Cồn Khơi thuộc Hà Tiên

Tướng Xiêm Chiêu Tăng và Chiêu Sương trốn thoát chạy về Sa Ðéc, bị quân Tây Sơn truy kích, hối hả cùng Sạ Uyển kéo tàn quân chạy bộ về Xiêm. Kiểm điểm quân số thì khi xuất quân, thủy bộ cả thảy 5 vạn, lúc trở về chỉ còn mươi ngàn lục quân và không đầy vài ngàn thủy quân! Như vậy chỉ trong một trận Tây Sơn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và 300 thuyền chiến.

Còn Nguyễn Phúc Ánh hết trốn nơi này đến nơi khác, liệu không thoát khỏi tay đối phương luôn luôn cho lùng bắt, bèn cùng một số tướng sĩ chạy qua Xiêm xin tị nạn

Quét sạch quân xâm lăng, đuổi được Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi nước, Nguyễn Huệ lo sắp đặt tề chỉnh việc quân việc dân, rồi giao Gia Ðịnh cho Trương Văn Ða và Ðặng Văn Chấn trấn thủ, còn mình cùng Võ Văn Dũng và vợ chồng Bùi Thị Xuân kéo đại binh về Quy Nhơn

Cao Tắc Tựu và Triệu Ðình Tiếp bàn cùng nhau:

+ Cuộc chiến thắng này đã làm sáng tỏ chính nghĩa của nhà Tây Sơn. Cái tội rước voi của Nguyễn Phúc Ánh đã sờ sờ ra đó, và có công giải thoát ách ngoại xâm của Long Nhương Tướng quân đã đủ trang bị cho chúng ta để chinh phục nhân tâm của sĩ phu và lê thứ đất Gia Ðịnh

+ Phần đông sĩ phu Gia Ðịnh hiểu nghĩa chữ trung một cách lệch lạc. Họ chỉ nghĩ đến Vua, cho rằng trung quân tức ái quốc. Cho nên cứ khư khư ôm chữ trung quân vào lòng, mặc dù Vua kia, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình mà dẫm đạp lên trên quyền lợi chung của Tổ quốc và Dân tộc. Họ nghĩ rằng đất này là của nhà Nguyễn bị nhà Tây Sơn chiếm đoạt, thì Nguyễn Phúc Ánh có quyền nhờ ngoại bang giúp mình đánh lấy lại. Phá nước hại dân là tội của quân Xiêm, chớ không phải tội của Phúc Ánh. Cho nên họ không oán giận họ Nguyễn mà chỉ căm thù quân Xiêm. Phải đả phá cho được tư tưởng sai lầm đó, thì lời nói phải của chúng ta mới lọt được vào tai

+ Ðất Gia Ðịnh rộng mênh mông mà chỉ có hai chúng ta thì không thể nào dẫy hết cỏ dại đã ăn sâu vào trí não, để cấy lúa trồng dâu

Hai ông liền bàn cùng Trương Văn Ða và Ðặng Văn Chấn rồi một mặt làm sớ gởi về Quy Nhơn xin thêm người, một mặt chiêu nạp nhân tài ở địa phương làm phụ tá

Vua Thái Ðức liền sai Huỳnh Văn Thuận và Lưu Quốc Hưng vào tăng cường Từ ấy đồng bào Gia Ðịnh được an cư lạc nghiệp Việc học hành được tổ chức khắp nơi. Ruộng đất mỗi ngày mỗi thêm mở rộng. Quân sĩ thay phiên nhau làm việc canh tác với đồng bào. Gia Ðịnh trở thành nơi trù phú.”

Đó, cuối cùng cũng xong phần chú thích này.

Giờ mọi người đã iu anh Hồ Bình chưa?

Việc buôn bán của Lăng Lam sau mấy năm ngày càng phát đạt, tới mức nàng giờ đã mở chi nhánh khắp đất An Nam, ngoài ra còn mở hẳn một hệ thống để đổi ngân phiếu, giúp việc thông thương trong nước thuận tiện hơn. Nhân công của nàng đã lên tới hàng vạn người khiến nhà nhà đều nể phục. Nhưng vẫn là dân chúng không biết chủ nhân của biển hiệu “Rượu sim nức vùng” kia lại là nữ nhân. Không phải nàng định giấu diếm gì chuyện đó, chỉ là chẳng ai nghĩ tới việc nàng lại không phải nam nhân cả. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Lăng Lam đã tạo được một thói quen cho người An Nam đi đâu cũng biếu quà bằng rượu sim của nàng, Tết Nguyên Đán tới, nhà nào cũng chúc tụng nhau bằng rượu sim “Hỉ Lam”, lễ cưới đám hỏi cũng dùng rượu sim “Hỉ Lam”,… Các thương nhân buôn bán vào Nam ra Bắc thì lại dựa vào hệ thống đổi ngân phiếu của cửa hiệu “Hỉ Lam” mà bớt phiền hà, khỏi lo thổ phỉ chặn đường cướp của. Vậy nên có thể nói vạn dân đều yêu quý nàng (nói chính xác hơn chính là sự nghiệp “Hỉ Lam” của nàng), duy chỉ có sơn tặc và cướp biển là hình như có hơi khó chịu.

- Tẩu tẩu…

Rõ ràng nghe tiếng gọi nhưng Lăng Lam cũng không bận tâm lắm bởi còn mải xem mấy mẻ rượu mới vừa xuất kho.

- Tẩu tẩu, Lam tẩu tẩu!

Lần này thì đúng là gọi mình rồi, nàng thở dài và quay đầu nhìn lại, thấy một cảnh tượng không có gì là lạ mấy. Vắt vẻo trên cổ Nguyễn Lữ là một đứa nhóc chừng hai tuổi, hai nắm tay nhỏ đang túm lấy tóc y mà dứt rất nhiệt tình.

- Đức, xuống đi con, đừng hành thúc thúc nữa.- Nàng dịu dàng dỗ dành đứa nhỏ nhưng nó có vẻ không hề cam chịu mà còn khua khoắng chân loạn xạ, cười khanh khách nhéo mặt Nguyễn Lữ. Y cau mày vẻ đáng thương, cũng chỉ tại chẳng ai dám nặng tay với đứa nhỏ này, nó đáng yêu tới vậy, chỉ có mẫu thân của nó là…

- Á á hu hu hu hu hu…- Đứa nhỏ khóc ré lên khi bị Lăng Lam lôi kéo rời cổ chú mình, nó ra sức bậu móng tay níu kéo khiến quần áo trên người Nguyễn Lữ xô xệch cả đi gây nên một cảnh tượng cực hỗn loạn trong cửa hiệu làm các nhân công phải phì cười.

Thế này thì mất mặt quá thể, Lăng Lam giương vuốt đang định nhắm tới cánh tay trắng ngần của con trai mình mà nhéo thì đứa bé đột nhiên biết điều buông thúc thúc nó ra, cười hi hi ha ha đến là ghét, mắt chớp tỏ vẻ ngây thơ vô số tội. Nguyễn Lữ cười mà như mếu, đứa nhỏ này họ Nguyễn mà tính cách lại giống họ Lăng hơn bội phần, gian xảo tới thế, cũng may là được cái mặt đáng yêu kéo lại, nếu không thì sau này làm gì có cô nương nào chịu gả cho nó?

- Ai nói rằng đứa nhỏ này mới mấy tuổi chứ?- Dận Minh từ đâu vọt ra, bế lấy thằng nhóc từ chỗ Lăng Lam đang sẵn sàng hành hung trẻ con rồi cưng nựng bẹo má nó một cái nhẹ hều, tay xoa xoa vào cái cần cổ có vết bớt đỏ của nó, cười cười với nàng:

- Tỷ tỷ à, cháu nó cũng biết sợ rồi, đâu cần lần nào cũng ra tay nặng thế…- Rồi cười một cái, cố tình dùng vẻ mặt ngu ngu lúc này của mình mong nàng động lòng.

- “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy chồng từ thở bơ vơ mới về”!! Đứa nhỏ này cần phải dạy dỗ triệt để mới được! Đưa nó cho ta, ta phát cho vài nhát vào mông cho lần sau chừa đi!!

Vừa nói người vừa đưa tới, Dận Minh vội tránh, lại xảy ra một cuộc giằng co quyết liệt. Cuối cùng, vẫn là Lăng Lam thở phì phò chống hông ngồi xuống nuốt ực ly trà trước mặt, khổ ải than thân:

- Đệ đúng là muốn làm hư tiểu tử nhà ta mà!

- Ha ha, hư thế nào được, ta chỉ là muốn tỷ hảo bồi dưỡng tình mẫu tử với nó vài năm nữa rồi mới dạy dỗ bằng bạo lực cũng chưa muộn.- Y cười híp mắt rồi ngó xuống đứa nhỏ trắng ngần trong lòng mình, thích thú vô cùng.

Được một lúc mọi người đều trở lại làm việc, Dận Minh bắt đầu thấy mỏi tay. Đứa nhỏ thì nặng, y chỉ là một thầy thuốc chân yếu tay mềm, bị nó bắt bế đi khắp chỗ này chỗ nọ liền mỏi nhừ rã rời, mấy cô nương và công tử đi đường thấy vậy liền thương cảm chạy đến. Hai luồng người này tới với hai lí do khác nhau: Các nàng thấy đứa nhỏ xinh xẻo quá, không nhịn được muốn lại gần hôn lên má nó một cái. Luồng thứ hai là các công tử kia thấy vị tiểu thư đang bế hài tử kia xinh đẹp vạn phần, không nhịn được mà tới ngắm nàng cho kĩ.

Dận Minh thầm than thở, mình giả gái tới nay đã bao năm, cũng dần quen với việc bị nam nhân tán tỉnh trêu ghẹo rồi, nhưng mà giờ y đang bế trẻ con thế này, sao vẫn không thoát nổi bè lũ háo sắc kia? Tại sao bọn hắn lại không nghĩ rằng y là người đã yên bề gia thất, bế con ra ngoài bát phố?

Haizz, vẫn là có sắc rước phiền hà mà… Như mấy lần tỷ tỷ của y hứng chí bế hài tử đi mua đồ chơi, đâu có ai xán lại hỏi han gì? Vậy mới nói, nhan sắc tầm thường cũng có cái hay của nó!

- Cậu, cha con đâu?- Đứa nhỏ trong lòng Dận Minh cất giọng hỏi.

- Đi Thành Thuận Hóa rồi, sắp tới xong việc sẽ về chơi với con.- y xoa xoa đầu nó, còn nhỏ vậy mà đã hiếu thảo hỏi thăm phụ mẫu rồi.

- Thúc con vội đi đâu thế?

Dận Minh cười, Hồ Bình dẫn bộ binh tới Thuận Hóa trước, Nguyễn Lữ nhận lệnh vua dẫn thủy binh tới sau, đúng lúc sắp xuất quân thì bị đứa nhỏ này đeo bám đành mếu máo tới chỗ tỷ tỷ y nhờ giúp đỡ, cuối cùng vẫn là đứa nhỏ lọt vào tay y chăm nom.

- Thúc con tới chỗ cha con.

Đứa nhỏ gật gật đầu hiểu rồi tiện tay nhận lấy que kẹo hồ lô Dận Minh đưa cho, ăn chóp chép ngon lành.

—o0o—

Lăng Lam gõ ngón tay lên mặt bàn, đầu suy nghĩ miên man tình hình An Nam hiện giờ. Lần này Hồ Bình theo lệnh Nguyễn Nhạc mà đem quân bình đất Thuận Hóa, rồi còn tự ý kéo quân ra Bắc Hà, lấy danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”. Dẫu biết Trịnh Khải không thể là mối lo của chàng nhưng họa ắt sẽ tới khi chàng trở về Quy Nhơn, đối mặt với Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Nhạc là anh nên làm vua cũng không có điều gì trái ý Trời, nhưng là Nhạc không tài giỏi bằng chàng, lại không có chí lớn, chỉ thích an nhàn hưởng thụ phần đất Nam Hà mình đã giành được, chính là kiểu người thích an phận thủ thường, Hồ Bình lại được lòng dân hơn vì sự tài hoa, chiến công hiển hách thân hành đem quân Nam chinh phạt Bắc của mình nên Nhạc lắm lúc lấy làm lo lắng, sợ một ngày chàng sẽ cướp ngôi vua.

Nếu chàng nổi dậy, với tài năng của mình chắc chắn sẽ khiến Nguyễn Nhạc thua liểng xiểng nhưng lại là chàng không nỡ ra tay. Anh em máu mủ ruột già, chàng lại là người trọng tình trọng nghĩa, đâu thể chỉ vì vương vị mà đem huynh mình đạp dưới chân.

Trận đánh ở sông Vị Hoàng, chàng đã cơ trí sai người để tượng gỗ trên mấy chiến thuyền rồi đánh trống kéo cờ, thả thuyền trôi khiến quân họ Trịnh tưởng đó là địch, dàn trận, mang đại bác súng pháo ra bắn. Tới khi hết hỏa lực, nhận ra mình mắc mưu cũng đã muộn, Hồ Bình nhanh chóng đánh thắng, chiếm được Sơn Nam Thành. Sau đó chàng lấy danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh” kéo quân ra Thăng Long, đánh vài trận nữa thì chúa Trịnh phải bỏ chạy lên Sơn Tây, khi bị bắt lại liền tự sát.

Lê Hiển Tông gặp chàng liền mừng rỡ tạ ơn, ngoài ra còn gả công chúa Ngọc Hân cho Hồ Bình. Nghe được tin này, lòng Lăng Lam như có lửa đốt, kiểu như đột ngột có một con rắn chặn ngang cổ họng, có một cục tức không thể nào nuốt trôi được. Nếu Hồ Bình không nhận người vợ này sẽ là không nể mặt vua Lê, cái cớ kéo quân ra Bắc “phò Lê diệt Trịnh” sẽ không dụng được nên đã ngay ở Thăng Long Thành cùng nàng công chúa này cử hành hôn lễ.

Chưa tới nửa tháng sau thì Lê Hiển Tông đột ngột băng hà, Hoàng Tôn Lê Duy Kì lên ngôi, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Nguyễn Nhạc thấy sự việc dường như đã ngoài tầm kiểm soát của mình nên liền thân hành ra Bắc. Nhân cơ hội này, Lăng Lam giao việc buôn bán cho quản gia rồi cùng con trai và Dận Minh phi ngựa tức tốc tới Thăng Long.

Đi không ngừng nghỉ ngày đêm cuối cùng cũng tới được phủ chúa Trịnh- nơi mà Hồ Bình đang ở, nàng nhảy xuống ngựa, ném dây cương cho đám gia nhân rồi đường hoàng vào phủ. Đi được vài bước liền bị thị vệ chặn lại:

- Cô nương, nơi đây là phủ chúa, hiện Long Nhương tướng quân đang ở, không thể tự tiện vào.

Nàng quắc mắt nhìn y rồi cười nhạt một cái, day day thái dương. Hừ, giờ nàng lại còn không thể gặp Hồ Bình cơ đấy!

- Nữ chủ nhân của các ngươi là ai?- nàng hỏi toán thị vệ.

- Ngọc Hân công chúa.

- Giỏi thay cho ả…- Lăng Lam lầm bầm rồi quay đầu bước trở ra, phi lên lưng ngựa, kiêu ngạo rời đi. “Hỉ Lam” của nàng tung hoành khắp đất An Nam, chẳng lẽ lại không có chỗ cho nàng lưu lại qua đêm? Hồ Bình giỏi lắm, dám căn dặn đám thị vệ rằng nữ chủ nhân của chúng là ả Ngọc Hân kia. Giờ thì chàng lấy được công chúa kiều diễm kia rồi, chắc thỏa lòng lắm?

Lăng Lam cười nhạt, ngồi trước bàn mà tu rượu ừng ực. Càng uống mắt nàng càng tỏa hào quang, sát khí vùn vụt phóng ra khiến Dận Minh đang bế Ân Đức bên cạnh cũng lạnh run.

- Mẫu thân…- đứa nhóc tụt xuống khỏi lòng Dận Minh, chạy lại bên nàng.

- Gọi ta là “mẹ”, cái gì mà “mẫu thân” mới chả “mẫu thân”!- nàng quát nhưng đứa nhóc không hề giật mình, nó mím môi bám vào chân nàng rồi từ đó bò lên, ngồi ngoan trong lòng nàng.- Mẹ đừng buồn nữa, mẹ còn có Ân Đức mà…- Nó nói, bàn tay bé nhỏ non mềm xoa xoa má nàng an ủi. Lăng Lam nhìn con trai mình một hồi rồi đưa vò rượu sim ra trước mặt nó, hất đầu hỏi:

- Uống không? Ta uống mười con uống một, khi nào say ta sẽ ru con ngủ.

Đứa nhỏ gật đầu, hào sảng tự mình cầm lấy ly rượu, nuốt cạn một hơi rồi đập chén xuống mặt bàn, giương mắt to chăm chăm nhìn nàng.

Dận Minh thích thú nhìn hai mẫu tử này, quả nhiên y đoán đúng, khoảng vài giây sau, cả hai cùng gục mặt xuống bàn ngủ, say không biết trời đất. Y thở dài rồi mang Lăng Lam cùng Ân Đức về phòng ngủ, kéo chăn đắp. Đứa nhóc vừa ngủ vừa mút ngón tay chùn chụt. Sao lúc nó ngủ thì giống trẻ con mà lúc tỉnh lại không giống thế nhỉ?

—o0o—

Chim hót véo von, nắng chiếu vào phòng quấy phá giấc ngủ của Lăng Lam, nàng thấy ngưa ngứa cổ bèn dụi dụi mắt mở ra thì thấy Ân Đức đang thở, luồng hơi của thằng bé phả lên da cổ nàng. Xê mông ra xa, nàng mỉm cười nhìn nó rồi dùng tay banh má nó ra làm thằng bé cựa quậy nhẹ nhưng vẫn còn ngủ.

- Đức, dậy đi con.- Nàng gọi nhẹ. Không hề có tín hiệu đáp lại.

- Dậy đi, mẹ cho ăn kẹo.

Vẫn yên lặng.

- Có muốn gặp cha không?

Khò khò.

- Dậy đi ta cho vòng ngọc…

Chưa dứt lời thì đã thấy một đôi mắt to tròn mở ra nhìn nàng ngây thơ, cất tiếng trệu trạo:

- Vòng đâu mẹ?

Nàng cười, bế nó tới bên thau nước rửa mặt, thơm vào cái má núng na núng nính:

- Vòng mẹ để ở Hoàng Đế Thành rồi, khi nào về đó mẹ sẽ đưa con. Lúc nào Ân Đức lớn, cảm mến cô nương nào thì có thể dùng nó làm vật tín ước…

- Tín ước dùng cái gì bình thường được rồi, vòng ngọc thì phí quá, nhỡ đâu cô nương ấy bội ước thì sao?- Ân Đức phụng phịu, cầm cái khăn muốn rửa mặt cho nàng nhưng là cái khăn ướt nước nặng quá, nó cầm không nổi liền rơi phạch xuống đất.

Lăng Lam nhìn con trai, chẳng hiểu nên cảm thấy thế nào. Có đứa trẻ nào như nó không nhỉ?

Còn đang trong niềm nghi hoặc tràn trề, ngoài cửa có tiếng gia nhân vọng vào:

- Phu nhân, có người đến tìm phu nhân.

- Ai?

Nàng hỏi, nhưng thực ra cũng không thắc mắc mấy. Có lẽ là Hồ Bình nghe tin nàng đã đến Thăng Long nên đến, hoặc cũng có thể là Nguyễn Nhạc tới chơi với Ân Đức,…

Tiếng gia nhân ngoài cửa hơi ngần ngừ một chút rồi cũng đáp lời:

- Là Ngọc Hân công chúa…

Chú thích:

- Nguyễn Lữ: Người em út của ba anh em nhà Tây Sơn.

- Long Nhương tướng quân: Danh hiệu vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) phong cho Nguyễn Huệ.

- Trịnh Khải: Chúa Trịnh thời bấy giờ.

- Công chúa Ngọc Hân: Công chúa thứ 21 của vua Lê Hiển Tông, tục gọi là Chúa Tiên, con gái Chiêu Nghi Hoàng Hậu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.