Tặc Miêu

Quyển 4 - Chương 1: Kinh thiên động địa




Kể từ khi Bàn Cổ Mở trời, Nữ Oa tạo người, Đại Vũ trị thủy đến nay, thiên hạ đã trải qua ba đời hạ Thương, Chu thời thượng cổ, sau đó các nước chư hầu cát cứ, ngũ bá thất hùng làm loạn thời Xuân thu- Chiến Quốc dẫn đến việc tần vương trỏ kiếm quét sạch ngầm trời, rồi khiến cho Hán Sơ tranh đoạt giang sơn... Trong cả một quãng thời gian đó, không thể đếm xuể biết bao lần đổi đời, hưng suy của các triều đại, mãi đến cuối đời Minh, quân thiết giáp Bát Kì vào Quan Nội, đánh một trận quét sạch cả Nam Bắc, bình dịnh Trung Nguyên, thiên tử người Mãn Châu ngồi lên điện rồng ở Bắc Kinh cũng một phen ra sức trông nom chính sự, khiến bách tính được dễ thở một chút, cũng từng xuất hiện cảnh "Khang Càn thịnh trị", trong nước từng có độ yên ổn vô sự.

Thế nhưng, tới những năm cuối đời Thanh, tầng lớp thống trị phong kiến đã hết sức hủ bại, thù trong giặc ngoài liên tiếp nổi lên. Triều đình bên trong thì ra sức cướp bóc của cải, đè nén người dân một cách tàn khốc, bên ngoài thì cắt đất bồi thường, nhu nhược nhục nhã khiến nghĩa quân khắp nơi dựng cờ khởi nghĩa, thiên hạ đại loạn, trong đó, phong trào thái Bình Thiên Quốc duy trì được thời gian lâu nhất, quy mô lớn nhất, làm lung lay tận gốc rễ sự thống trị của vương triều Mãn Thanh.

Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc nổ ra từ vùng Việt tay, nhanh chóng lan ra quá nửa thiên hạ. Trong nước lâu nay vốn vô sự, giáp binh đều trễ nải, lực lượng quân sự của đế quốc Đại Thanh từ lâu đã không thể so được với hồi Bát Kì vào Quan Nội. Quân chính quy do "Bát Kì" và "Lục Doanh" hợp thành, đã lâu không tác chiến, cơ bản đã không thể ứng phó được với các trận đánh quy mô lớn, Hoàng đế đành phải hạ chiếu cho các quan lại địa phương chủ trì việc chiêu mộ lính dõng, xây dựng đội quân mới để chống giặc dẹp loạn.

Kỳ thực ra, trong thời kì trấn áp "Bạch Liên giáo" khi xưa, triều đình đã sớm, cảm thấy lực bất tòng tâm, vì vậy bắt đầu cho phép chiêu mộ lính dõng, dùng các lực lượng vũ trang địa phương do quan phủ khống chế thay thế cho quan binh đánh trận. Cuối đời Thanh, có khá nhiều cánh quân kiểu mới, nổi tiếng như "Tương quân", "Hoài quân", "Sở quân"... , đều là các toán lính dõng đồng hương. Đồng tộc, nên đánh thế nào cũng không chịu lui, chiến đấu rất ngoan cường,

Chỉ nói riêng về Mã Thiên Tích vốn chỉ là một tri phủ bé nhỏ, nhưng vì có công tổ chức quân đội, binh định giặc cướp nên mới được triều đình phá lệ cất nhắc làm tuần phủ. Lão chẳng những thông hiểu đạo làm quan, trong bụng càng có tài quân cơ thao lược, lại xuất thân từ một danh ngôn vọng tộc có gốc rễ bền ở địa phương,thực là có khả năng to lớn, bao trùm cả một vùng. Tuy nhiên, nếu đổi lại ở thời bình, không có chỗ dựa trong triều, thì dẫu cho có bản lĩnh thực thụ cũng không đủ để đảm đương chức vụ quan trọng, có được hoạn lộ thênh thang. Những người không có quan lại đỡ đầu trong triều Như Mã Thiên Tích thì cũng lắm được một chức vụ nhãi nhép gì đó ở Niết Ty hoặc Phiên ty. Chứ còn các chức to như Tuần phủ,. Tổng đốc thì đừng hòng mơ tới.

Đúng lúc ấy, Việt khấu nổi loạn, cơ hội trổ lại của Mã Thiên Tích cuối cùng cũng tới, lão liền đích thân tìm tới nhiều nàh buôn giàu có, phân tích sự lợi hại để họ xuất tiền, xuất lương, xuất trai tráng, tổ chức huấn luyện để trợ giúp quan quân giữ thành.

Những nhà buôn cự phú đó đều đã kinh doanh buôn bán nhiều đời, chỉ sợ Việt khấu tới phá hủy cơ nghiệp tổ tong, vì vậy đều không tiếc vốn liếng chi viện cho quan phủ. Những người mong muốn loàm lính ăn lương đã không ít, huống hồ lại có cờ chiêu mộ của quan gia. Chỉ cần có lương thực là có thể mau chóng chiêu mộ được một lượng lớn lính dõng.

Dựa vào thành Linh Châu lương thực sung túc vả lại tường thành kiên cố, địa thế hiểm yếu để ác chiến với Việt khấu mấy năm, đánh hàng chục trận lớn nhỏ, chẳng những chưa để mất thành trì mà còn khắc chế được mấy cánh chủ lực của quân giặc nên lính dõng Linh Châu đều dần trở thành một đạo quân mạnh mẽ, thiện chiến.

Hoàng thượng rất khen ngợi chiến công ấy, đặc cách thăng quan cho Mã Thiên Tích, để lão thống lĩnh quân chính sự vụ trong vùng. Nhưng, Mã Thiên Tích hiểu ra như lòng bàn tay rằng "được chim bẻ ná, được cá quăng cơm", triều đình hứa hẹn ban thưởng "Hoa linh cài mũ" cũng chẳng qua là một lời hứa suông. Nếu muốn mưu cầu việc phong hầu phong tướng, cốt yêu phải dựa vào thực lực của chính mình, ngoài việc kết giao với đám quyền quý trong triều còn phải nhân cơ hội bình loạn trước mắt, ra sức mở rộng lực lượng binh lính. Dưới trướng càng có nhiều quân thì vốn liếng để thăng quan càng nhiều.

Chính vì vậy, trong tay Mã Thiên Tích, ngoài việc nắm giữ quân chiêu mộ bằng tiền của các thương gia, lão còn phủ dụ, chiêu an rất nhiều toán cướp cạn. cướp sông, đồng thời lợi dụng quan hệ, ngầm giao dịch với người Tây Dương, mua về rất nhiều hỏa khí của Tây, phòng thủ thành Linh Châu như tường đồng vách sắt.

Quân Thái Bình liên tiếp mấy lượt công phá thành nhưng gặp phải tường cao hào sâu nên đều chịu thất bại, lại thêm lương thảo trong quân không đủ, khó vây khốn được lâu. Nhưng lần này lại ào ạt kéo tới, có ý quyết chi chiếm bằng được, đợi đến lúc trời tờ mờ sáng, từng đội từng đội quân Thái Bình từ bốn phương tám hướng đều tề tựu lại, trước tiên cho bắn một đợt pháo đá, sau đó đại đội người ngựa cuốn trời rợp đất lao về phía tường thành.

Quân giữ thành Linh Châu đã sắn sàng giương cung tuốt kiếm đợi cả một đêm, thấy Việt Khấu kéo tới như ong, thanh thế cực lớn, tinh kì đầy nội, đao thương như rừng. Mặc dù vậy, lính dõng trong thành phần lớn đều đã trải trận mạc, lúc ấy đều không nôn nóng ứng chiến. Các doạnh đều cuốn cờ im trống, lẳng lặng nằm phục đằng sau bức tường, không nhúc nhích.

Dưới chân tành có ba con hào, hai bên hào đều cho cắm đầy cọc nhọn,. con hào ở giữa rộng nhất, bên trong đầy nước bẩn. Giữa các hào nước đều cho kết hàng rào nhọn lởm chởm để ngăn cản thế tấn công. Đội quân Thái Bình đi hàng đầu đã nhanh chóng áp sát trước hào, phải ngừng lại phá vỡ hàng rào và kiếm thang tre bắc cầu, trong khoảng khắc, vô số binh lính bị hào nước ngăn trở, gào thét ầm ầm, dồn lại một đống.

Lúc ấy, bỗng nghe trên đầu thành có tiếng mõ khua gấp, lính dõng phục trên bờ thành nhất tề hét lớn, chìa súng ống và pháo Phách Sơn ra ngoài. Lập tức khói súng mù mịt, đạn chì rào rạt, quân Thái Bình tập trung dưới thành bị bắn, máu thịt tung tóe, chen lấn, xô đẩy thành một đám hỗn loạn. Nhiều người rơi xuống hào, không bị chông chà đâm chết thì cũng bị chết chìm trong làn nước bẩn, số bịtrúng thương gãy chân, đứt tay càng không đếm xuể, máu đổ đầm đề, ngã xuống đất gào thét thảm thiết. Mặc dù vậy, quân Thái Bình lớp trước ngã, lớp sau lên, vẫn không thiết sống chết kéo đến ùn ùn, tấn công vào tường thành.

Quân thủ thành lập tức cho ném gạch, lăn gỗ. Những súc gỗ đều gắn mảnh đồng, đinh sắt, khi lăn xuống thì tạo thành một đường máu. Chỉ thấy xung quanh thành khói lang, tiếng pháo ầm ầm không dứt, cung cứng nỏ mạnh bắn ra như mưa gào gió giật, giết đến nỗi "thây chất tựa non khe hào chật, máu tuôn như suối đỏ nền trời". Trận ác chiến kéo dài từ tờ mờ sáng đến giờ Ngọ, quân Thái Bình tử thương vô số, phải tạm thời dừng thế tấn công, bò lại mấy nghìn xác chết mà thu binh rút lui. Truyện "Tặc Miêu "

Mã đại nhân đứng trên thành, giơ ống nhòm lên để lượt traanhj, phát hiện thấy Việt khấu bại mà không loạn, ở vùng phụ cận tụ tập rất nhiều người ngựa để đóng doanh, hạ trại, bao vây thành Linh Châu tới giọt nước cũng không lọt, xem ra chúng định vây khốn lâu dìa. Trong lòng lão không khỏi ngầm lo âu.

Đề đốc Đồ hải nghe nói Việt khấu đã đại bại dưới chân thành, bị quan quân giết chết vô số, lập tức chỉnh đốn mũ giáp, lên mặt thành quan sát kết quả trận đánh. Lão nai nịt nhung phục đâu đấy, tiền hô hậu ủng đến mấy chục tên thân binh, ngoài gia còn có hai gia nô chuyên vác đại bao, đương nhiên từ xưa đến nay chưa ai từng thất Đề đốc đại nhân dùng đao bao giờ, chẳng qua chỉ là bố trí để thêm oai mà thôi. Khi lên đến đầu thành, vì bộ khôi giáp nặng trịch, hắn mệt bở hơi tai, thở ra hồng hộc.

Vừa nhìn thấy Đề đốc lão gia đến, Mã đại nhân vội sai mang ghế thái sư ra, mời Đề đốc Đồ Hỉa ngồi trên lầu thành để đốc trận. Đề đốc tướng quân thấy thi thể quân Thái Bình la liêt khắp nơi, trong lòng lấy làm đắc ý, liền chỉnh lại mũ khôi, mở miệng cười ha hả, nói với mọi người: "Đương kim Hoàng thượng của chúng ta anh minh thần vỗ thế nàu? Đám phản tặc làm loạn kia thật không biết tự lượng sức mình, chẳng khác nào đem trứng chọi với đá, cos thể làm được bao năm? Ta xem ra, không cần phải dùng đến đạiu quân của triều đình để tiêu trừ, chỉ càn vài trận thế này thì bọn thối tha chúng nó cũng đã bị chúng ta chém hết rồi"

Mã đại nhân vội phụ họa theo, trước tiên nói Hoàng thượng thật là chân long giáng trần, đúng là anh minh cái thế, thần võ vô song, lại khen Đề đốc Đồ Hải đúng là phúc tướng thủ hạ của Hoàng thượng, nhưng thực ra thâm tâm lão vốn không cho là thế. Tuy trận này đã giết và làm bị thương vô số Việt khấu nhưng để thắng được còn phải trải qua nhiều gian nan. Việt khấu hết sức hung bạo, giảo hoạt, nếu chúng đều chỉ đến tìm cái chết như đám sáng nay thì đã sớm bị quan quân quét sạch và trấn áp từ lâu rồi, chứ đâu đợi đến ngày nay. Theo kinh nghiệm trước đây, bọn bị giết dưới chân thành đều chỉ là những dân chạy loạn hoặc tù binh bị Việt khấu bắt được, còn chủ lực của quân địch thì vẫn chưa hề bị tổn thất, chỉ e trận ác chiến thực sự vẫn còn ở phía sau. Truyện "Tặc Miêu "

Đúng lúc ấy, có một toán quân Thái bình đến trước thành chửi bới, giở ra chiêu chiến tranh tâm lý thời xưa. Những câu mắng chửi không ngoài mấy chuyện: "yêu nghiệt nhà Thanh" đều là lũ yêu ma quỷ quái thành tinh trong hang sâu núi thẳm ở Quan Ngoại, chiếm cứ giang sơn của dân Hán, làm loạn Trung Hoa, lại bắt dân chúng gióc tóc, tết một cái đuôi chó lợn ở phía sau đầu,ai không gióc tóc thì chặt đầu, thật là chẳng còn thiên lý con bà gì. Bọn yêu nghiệt còn dám miệt thị thiên binh, Thiên tướng của Thiên triều chúng ta là giặc cướp mà không biết rằng từ thời cổ, khi Thương Hiệt tạo ra chữ vốn không có hai chữ "tạo phản", tất cả đều là bọn quan lại ngụy tạo ra để lừa gạt bách tính, khiến dân chúng bị gạt và chịu sự khinh khi của chúng. Trước khi "yêu tặc nhà Thanh" chưa nhập Quan Nội, chả phải đã từng bị chúng ta chửi là Thát tử Mãn Châu sao? Khuyên cá người chớ phản lại lẽ trời mà giúp bọn hung bạo, làm nô tài cho triều địa Mãn Thanh, hãy mau chóng tỉnh ngộ, bắt trói hết quan lại tronmg thành dâng nộp trước trận tiền rồi theo Hông Thiên vương chúng ta giết hết yêu nghiệt nhà Thanh, cùng hưởng đời Thái bình thịnh trị.

Trong thành đã sớm có chuẩn bị, nghĩ sẵn những câu chửi từ trước, sai một toán lính dõng to mồm đấu khẩu bới Việt khấu, nào là bọn chúng aby là bọn thối tha phản nghịch chỉ biết tin vào cái gì "một ngang một dọc"; xưa nay không tuân theo tiên hiền cổ thánh, tên đầu đảng ngụy vương thì ăn mặc theo lối hòa thượng của Tây Dương chẳng qua chỉ là một tên bát tài vô tướng mà thôi. Vốn hứn chính là một con dân cảu quốc triều ta thế àm dám cả gan tiêm nhiễm, mê hoặc nhân tâm, lớn tiếng bảo là con cháu cảu thần tiên Tây Dương, đến tổ tông nhà mình cũng không nhận, bây giờ con dám giương mắt khoanh tay to mồm nói cái gì thiên đạo, kì thực ra có hiểu thiên đạo là gì đâu. Hôm nay bọn các người tử thương thê thảm, hẳn là đã nếm đủ thủ đoạn sấm sét của quan quân, sao còn phải chịu đau khổ đi làm những chuyện đại nghịch bất đạo như thế? Phải biết rằng quay đầu là bờ, khuyên các người chi bằng sớm cải tà quy chánh, mau bắt tất cả bọn ngụy vương, ngụy soái trói nộp trước thành, quan phủ niệm tình các ngươi nhất thời tin lầm vào lời yêu ngôn, nhất định sẽ không truy cứu,c òn thưởng tiền bạc để các ngươi quay về quê cũ, làm một người dân lương thiện, an phận thủ thường, bằng không đợi đến khi đại quân triều đình kéo đến, thiên uy giáng xuống thì các ngươi sẽ đều chịu tội tru di cửu tộc. Truyện "Tặc Miêu "

Song phương mới đầu có chủ ý khuyên hàn nhưng rốt cuộc chẳng ai nộp thành dâng tù, thành Linh Châu đã nhiều ngăn chặn quân Thái Bình. Trải qua nhiều trận ác chiến, hai bên đều có thương vong, đều hận quân địch đến tận xương tủy, đều hiểu, nếu mình rơi vào tay đối phương thì chẳng có gì hay ho, nhưng cứ mặc sức nói vung thiên hạ thì cũng chẳng chết ai

Chửi mắng đến đoạn sau thì lập tức biến thành một trận chửi bới với những lời lẽ thô tục, không kiêng kị hì nữa, hai bên đều vang những câu văng tục bẩn thịu nơi đầu đường xó chợ, nguyền rủa hết sức độc địa. Tới mãi khi mặt trời gác bóng đằng tây, trận chửi bới loạn tùng bậy, tao mòe mày chó đó nọ cũng còn chưa thôi. Mã đại nhân thấy trong lòng không yên, cứ có cảm giác Việt khấu tựa hồ che dấu hành động nàokhác. Lão liền dẫn mấy tên tùy tòng, tuần sát kĩ một vòng trên mặt thành, dặn dò các doanh phải cẩn thận đề phòng, chuẩn bị nhiều tên lửa, rồng lửa để phát hiện mọi vật từ xa, ngăn Việt khấu nhân trời tối àm lẻn tới cướp thành.

Chính vào lúc đó, Mã đại nhân chợt phát hiện dưới chân thành có điều dị thường. Lão quan sát thấy một mảng cây cỏ ở phía Nam thành lộ ra vẻ trơ trụi héo úa, nhưng nếu không phải người tinh ý và quan sát kĩ hì không dễ mà phát hiện ra được. Càng nhìn càng tấy kì quái, đột nhiên lão tỉnh ngộ ra, trong lòng sợ hãi kêu thầm: "Thiếu chút nữa bị che mắt, hóa ra trong quân Việt khấu có doanh quân đào hầm. Chắc từ tờ mờ sáng đã bắt đầu dòa rồi, định đào hầm đặt thuốc nổ làm sập tường thành, có lẽ chúng đợi đến khi trời tối sẽ phá thành. Lõa còn chư kịp nghĩ xong thì nghe thấy một tiếng nổ lớn long trời lở đấtm rung chuyển núi non, sập nàh đổ cửa

Thế mới là: "Trời nghiêng đất lật bao giờ nhỉ; Hổ đấu rồng tranh áh chịu thôi?" Muốn biết sự thể thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.