Sườn Xám Và Quân Trang

Chương 50: 50: Ác Mộng





SƯỜN XÁM VÀ QUÂN TRANG
Tác giả: Mai Thái Khấu Nhục Bao
Edit + Beta: Dung phi
‼️Truyện chỉ đăng duy nhất tại wattpad Sharonnn2010‼️
????????????
Chương 50: Ác mộng
Tháng 5 năm 1943, Washington mở cuộc tấn công thứ hai.
Tháng 9 năm 1943, lời thề Nazi tan vỡ, nước Đức bị oanh tạc như chính những quốc gia họ đã xâm lăng trước đó.

Quân Đồng Minh thả hàng loạt những quả bom xuống Hamburg, chớp mắt chỉ thấy còn sót lại vài đống đổ nát.
Ngày 6 tháng 6, chiến dịch Normandy được mở màn.
Ngày 25 tháng 8 năm 1944, Ba Lan được giải phóng, chiến dịch Normandy kết thúc.
Thành bại của quân Đức ngày càng rõ, Liên Xô thừa thắng đánh vào Berlin.
Đây là chiến trường cuối cùng của Nazi.
Ngày 18 tháng 3 năm 1945, Hitler bất lực, đưa ra quyết định diệt vong: “Phá hủy tất cả thành quả nền văn minh nhân loại bị địch chiếm mất, thiêu hết ruộng vườn, giết sạch động vật.

San bằng mọi thứ, dân tộc Đức phải di dân ngay…”
Đây là lợi thế của Liên Xô, họ chọn ra vài tù nhân đến nghe tin tức, tuyên truyền về tính chính nghĩa của chủ nghĩa xã hội, còn phát xít là độc ác, vô nhân tính.
Nếu như trước đó Molders còn tin bọn họ sẽ chuyển bại thành thắng, luôn luôn tôn trọng và trung thành với Nguyên thủ, thì bây giờ, tin Hitler tự sát và cả chính sách tàn bạo kia đã đánh cho hắn một bạt tai.
Hắn nắm tờ báo trong tay, nhíu mày thật chặt, cả hai tay đều run rẩy.

Molders không tài nào tin được vào mắt mình nữa.

Lúc Vân Cương về đến phòng cấp cứu, tạt ngang qua chỗ của hắn, cô thấy hắn qua dãy hàng rào.

Đây là lần đầu tiên Vân Cương bắt gặp một Molders sững sờ, bạt vía như thế.

Dù trước đó có bị sỉ nhục, hành hạ, chửi rủa ra sao, hắn vẫn kiêu ngạo vô cùng.

Tuy nhiên, lúc này đây, dường như nét kiêu hãnh kia đã bắt đầu sụp xuống.
Cô lặng lẽ đi đến, nhặt tờ báo lên, đọc hai lần.
Thì ra đã hai năm rồi sao? Cuộc sống cứ trôi qua như thế, cũng khiến cô chẳng còn nhạy cảm với thời gian nữa.
Hai năm qua, trừ những lúc bất đắc dĩ nhất, Vân Cương chưa chạm mặt hắn lần nào.
Molders nghe tiếng động, quay người lại thì thấy cô, dường như hắn muốn hé miệng nói gì đó, song lại nuốt vào.
“Các người sùng bái kính yêu Nguyên thủ của mình như thế, nhưng ông ta có tôn trọng các người sao? Chẳng qua ông ta chỉ coi các người là công cụ thực hiện dã tâm độc ác của mình mà thôi, bây giờ ông ta biết mình thua rồi, bèn muốn kéo các người lẫn giấc mơ của nước Đức chôn theo.”
“Tôi đã bảo em…”
“Còn anh, là một trong những đồng lõa.” Vân Cương gấp tờ báo lại: “Nhờ công các người mà ông ta ngày càng bành trướng sự độc ác đó.”
“Đủ rồi!” Molders siết lấy hai vai cô: “Tôi biết em vẫn luôn… Bây giờ thì em có thể cười nhạo tôi thỏa thích rồi đấy!”
Vân Cương nhìn hắn, không nói gì nữa.
Hai tay hắn đè nặng hơn, nhìn cô chằm chặp, sau cùng chán nản hạ tay xuống, đi lảo đảo về doanh trại.
Trước đó hắn còn nghĩ, đợi nước Đức chiến thắng, hắn có thể kết hôn và sống hạnh phúc bên cô.

Lòng cô còn khúc mắc, hắn có thể chờ, cũng sẽ đối xử với cô thật tốt, bù lại hết cho cô, nhưng bây giờ thì viễn cảnh đó cũng đã vỡ mất.

Hắn là một tù nhân, hắn có tư cách gì đây?
Hắn đã mất tất cả.

Vân Cương nhìn theo bóng lưng cô độc mất hồn của Molders, rủ mắt quay lại phòng cấp cứu.
Một ngày sau sự kiện nước Đức đầu hàng, tin tức đã lan khắp trại.
Molders ngã bệnh, thậm chí còn rất nghiêm trọng, sốt cao giữa tiết trời thoải mái nhất.

Người Liên Xô sợ hắn bị bệnh truyền nhiễm, bèn đưa đi cách ly ở phòng riêng.
Lúc hắn bệnh, Vân Cương đang bận kiểm tra cho các bệnh nhân khác, thành ra hoàn toàn không biết gì.

Sau khi nước Đức bại trận, tội ác chống lại loài người của các trại tập trung đã bị phanh phui ra toàn thế giới.

Dù Molders chỉ là tiền chỉ huy đi nữa, ai ai cũng căm ghét hắn, không ai chịu đến khám bệnh, muốn mặc hắn tự sinh tự diệt.
Mà Molders, nay đã bị đả kích đến mức nguội lạnh, chẳng còn thiết cầu sinh nữa, chỉ mới mấy ngày ngắn ngủi mà hắn đã gầy teo.
Vân Cương đang khám bệnh thì nghe các tù nhân nói chuyện với nhau.
“Này, chuyện ở trại tập trung là thật đấy à?”
“Không biết, nhưng tôi cứ thấy người Liên Xô muốn gạt chúng ta.”
“Đúng đấy, chẳng phải họ đã chụp mũ chúng ta vụ Katyn* đấy sao? Rõ là không phải chúng ta làm.”
*Thảm sát Katyn (Còn được gọi là vụ thảm sát rừng Katyn): Được cho là một cuộc xử bắn hàng loạt những tù binh Ba Lan do Bộ Dân ủy Nội vụ, cảnh sát mật Liên Xô thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 1940.
“Ừ, chúng ta mà làm thì còn đem xác ra tuyên bố với thế giới được à? Bây giờ không ai nhận, tức chết!”
“Tôi cũng thấy chắc là bịa đặt, sao người Đức chúng ta có thể làm chuyện như vậy? Quá đáng sợ”
“Chi bằng đợi thượng tá Molders khỏi bệnh rồi hỏi thử, hẳn ngài ấy biết đấy.”
“Nhưng lần này thượng tác bệnh nặng quá, không biết có qua nổi không!”
Vân Cương nghe thế thì nhíu mày hỏi: “Anh ta bị bệnh?”

“Phải, bệnh nặng lắm, người Liên Xô mang đi cách ly rồi.”
“Không ai khám cho anh ta à?”
Một anh chàng có vẻ trẻ tuổi đáp: “Người Liên Xô nói ngài ấy có tội, nếu không phải còn giá trị thì đã bắn chết từ sớm, bây giờ cứ để ngài ấy tự sinh tự diệt.”
Vân Cương nghe xong thì vội vã xử lý hết số bệnh nhân còn lại rồi chạy qua phòng cách ly tìm Molders, lúc này thì hệ thống lại xuất hiện.
“Có nhiệm vụ nhánh.”
“Chuyện gì?”
“Cứu Wilm Hosenfeld.”
Vân Cương không còn lạ gì cái tên này, đó là vị sĩ quan xuất hiện trong bộ phim “The Pianist”, một trong số những sĩ quan SS duy nhất chưa mất hết tính người.

Sau bộ phim này, cô vẫn còn thấy tiếc cho rất nhiều sĩ quan khác giống Wilm, cứu được người, nhưng lại không cứu nổi mình.

Vân Cương có tìm thử tài liệu của anh ta trên mạng, nhưng không tìm được nhiều lắm, chỉ có vài dòng tóm tắt về nhật ký của anh ta.
Dù chỉ có mấy dòng, nhưng cũng đủ để hiểu đây là một người tốt.
Vân Cương rất đồng tình với nhiệm vụ này, thậm chí còn vui vẻ vì hệ thống đưa ra một nhiệm vụ đầy ý nghĩa như thế.

Thừa dịp sẵn, cô hỏi: “Khi nào chuyện của Molders mới kết thúc?”
“Lúc đó tự khắc cô sẽ biết.” Hệ thống lại quăng ra một câu không đầu không đuôi.
“… Được rồi, bây giờ Wilm đang ở đâu?”
“Lát nữa họ sẽ được xếp đi kiểm tra sức khỏe, cô sẽ gặp anh ta thôi.” Hệ thống hiện ra một bản vẽ để Vân Cương nhìn kĩ.
Khuôn mặt Wilm trông rất hiền lành, hẳn một phần là do cô biết người này tốt.
Sau khi đưa nhiệm vụ xong, hệ thống lại lặn mất tăm, Vân Cương nghĩ hẳn còn lâu nữa đám Wilm mới được đưa đến, lại thêm đăng ký đồ nữa.

Molders vẫn còn bệnh, thế là cô chạy ngay đến khu cách li.
Cửa phòng bệnh của hắn đã bị khóa, bên cửa sổ chỉ có mấy cái bánh bao đã khô, nhưng cũng chẳng thấy có dấu người động vào.

Vân Cương nhìn vói và từ đó, thấy cảnh bên trong thì sống mũi cay cay.

Nếu không phải lồng ngực lên xuống tỏ rõ hắn còn sống, cô sẽ nghĩ bên trong chỉ còn lại cái xác người.
Vân Cương đi tìm Nina Ivanovna để xin vào chăm sóc Molders, cô ấy do dự một lát rồi bảo: “Xong thì đi ngay, đừng để bị lây bệnh.” Rồi đưa chìa khóa cho cô.
Molders hoàn toàn không phải bị bệnh truyền nhiễm gì, chẳng qua là do tâm bệnh lẫn sốt cao không được chữa trị nên đã biến chứng sang viêm phổi.
Vân Cương nhìn một lát rồi thở phào, cô tiêm cho hắm một liều giảm sốt, lại nghiền thuốc ra đổ vào miệng hắn.

Cô cũng nghiền luôn đống cơm trưa chưa đụng tới thành cháo để đút cho Molders.
Xong xuôi tất cả, không biết khi nào hắn mới tỉnh, cô lại tìm ghế đặt cạnh chỗ hắn nằm.

Vân Cương đợi hơn một tiếng, thấy hắn vẫn chưa có vẻ gì là tỉnh, bèn chạy về phòng làm việc tìm Wilm Hosenfeld trước.

Cô bèn viết một tờ giấy nhỏ rồi nhét cho anh ta lúc kiểm tra.
Wilm Hosenfeld không nói gì, chỉ siết chặt tay, đợi đến tối mới về mở, giấy viết: “Đừng nói anh đã cứu người Do Thái, họ không tin đâu, nguy hiểm.

Giả bệnh, đến tìm tôi.”
Dù không biết vì sao bác sĩ kia lại cứu mình, nhưng cùng là người Đức, anh ta tin tưởng Vân Cương.
Kiểm tra xong cho đám tù binh, trời đã trễ lắm, cô quay lại tìm Molders, ngồi xuống nhìn sắc mặt hắn rồi lại xem nhiệt độ, cơn sốt đã hạ chút, chỉ là cơ thể vẫn chưa bình thường được.
Bỗng người kia bắt lấy tay cô, Vân Cương cúi xuống nhìn, Molders đã mở mắt.
Hai hốc đen nay đỏ bừng, con người đầy tia máu, ánh mắt hắn vừa mù mờ vừa cuống cuồng.
“Vân Cương, em đến rồi.”
Cô còn chưa kịp nói, hắn đã cắt ngang: “Tôi mơ thấy Berlin, thấy cha mẹ tôi, thấy Thủ tướng của chúng tôi, thấy Auschwitz, và cả em nữa.”
“Vân Cương, thế giới này bị sao vậy? Vì sao Berlin lại thành như thế? Tôi muốn tỉnh lại.”
Mắt hắn bị khuất bởi một màn sương như lụa mỏng, rồi dần dần kết lại thành nước, chúng nhỏ xuống đất: “Chúng tôi đã làm sao điều gì? Tôi đã làm sai điều gì?”
“Vân Cương, Vân Cương của anh, gọi anh dậy.

Xin em, hãy cứu rỗi linh hồn anh!”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.