Sau Lũy Tre Làng: Phần 3: Sát Thần Lệnh

Chương 179: 179: Định Cục Kết Truyện





Từ cổ chí kim, sau mỗi trận chiến, con người ta thường chỉ thấy được ánh hào quang, kết quả mà họ có được, mấy ai để ý đến đằng sau đó là máu và nước mắt, xương thịt và tính mạng, sự hy sinh của người khác phải bỏ ra.

Ấy theo lẽ thường là như vậy, nhưng đối với các vị pháp sư nhà Trần, tộc Lê và gần hai trăm hộ dân của cả cái làng này, họ sẽ còn, mãi và luôn luôn ghi nhớ.

Đêm hôm ấy, một nhát dao chí mạng đâm thẳng vào tim, ông Tuấn hành động vô cùng quyết đoán, khiến thầy Quân và bác Mộc không tài nào mà ngăn cản cho kịp.

Đợi đến khi bác Mộc chạy tới nơi thì thân ông đã nằm trong vũng máu, thân thể ông run lên từng hồi, khuôn mặt nhuộm đỏ màu huyết hồng, hơi thở yếu ớt, nước mắt vẫn lăn dài hai bên gò má, nhưng miệng lại nở một nụ cười vô cùng tươi.

Bác Mộc trông thấy cảnh đó, như phát rồ phát dại, đầu gối khuỵa xuống, gào lên như con thú dại:- A a a, a a a a.Ông Tuấn yếu đến độ không thể thốt ra thành lời, chỉ run rẩy nhấc cánh tay lên, đặt trên vai bác Mộc, như ngọn nến trong cơn bão, chẳng mấy chốc hơi thở của ông đứt đoạn, mi mắt dần khép lại.

Lúc này bác Mộc bị kích động đến độ hai mắt mờ đi, không phân biệt nổi cảnh vật trước mắt, cảm nhận được cánh tay của ông Tuấn đặt trên vai mình, trong vô thức đôi bàn tay bác đưa lên, nắm chặt lấy bàn tay ông Tuấn.

Bác Mộc quỳ nguyên tại chỗ, bất động, thân hình không nhúc nhích, bác đau thương đến mức khóc không thành tiếng.

Nhìn một ông lão độ hơn bảy mươi tuổi, râu tóc bạc trắng, khuôn mặt méo xệch, nước mắt như mưa, miệng mếu máo như đứa trẻ con, ai mà cầm lòng cho cam được.


Không chỉ riêng bác Mộc, thầy Quân ở trên bờ chứng kiến tất cả mọi việc từ đầu đến cuối, đến cả thầy cũng cầm lòng không nổi, hai mắt nhòe đi vì lệ, không hề biết đau đớn, thầy quỳ gối hướng ông Tuấn, điên cuồng đập trán xuống đất liên tục, tạo ra âm thanh cồm cộp, cồm cộp, đến mức tóe cả máu đầu.

Thời gian trôi nhanh như gió, độ tầm gần mười năm phút sau, ở nơi cửa mộ địa, có hai thân ảnh đi chầm chậm, chầm chậm từ dưới lên, trên vai họ như đang vác một vật gì đó, nhìn giống thân thể người.

Giọng nói thân quen vang lên:- Mẹ nó chứ, lão giun đất thấy tôi tính toán như thần chưa? May mà hồi nãy trước khi xuống dưới, tôi cảm nhận có điều bất thường, dán sẵn phù phong ấn cửa mộ, chứ không để bốn cái bóng đen kia nó thoát ra ngoài, hãm hại mọi người rồi.- Ừ ừ, lão giỏi, mẹ nó ra chứ, có mỗi một chuyện đó mà lão lải nhải suốt từ nãy đến giờ, vác cái thây này còn chưa đủ mệt hay sao?- Hê hê hê, thông cảm, thông cảm, lần này đại thắng, tôi hơi phấn khích, hê hê hê.

Ơ ai ngồi ở đằng kia kia?- Cái gì ? Đâu ?- À hình như là ông Mộc, thế ai đang nằm đấy nhỉ, thức đêm không nổi mệt quá, lăn ra đấy ngủ à?- Có mùi máu tươi, không đúng, mẹ nó.- Này ông Mộc, ông Mộc, nghe không? Rốt cuộc có chuyện gì thế?Bác Mộc như người mất hồn, nghe tiếng bước chân, trong vô thức bác ngẩng mặt lên, trông thấy thầy Long và lão Qủy Nhân, bác chỉ kịp gào lên một câu đau đớn, sau đó như không thể chịu nổi kích động quá mức, thân hình bác gục xuống, đổ vật sang ngang, bất tỉnh:- Thầy Long, thầy Long, chú..chú Tuấn...chết rồi.Vai đang vác tử thi của Phạm Nhan, đột nhiên thân hình thầy Long buông lỏng, khiến cái xác rơi phịch xuống đất.

Rạng sáng hôm ấy, một tiếng gầm kinh thiên động địa vang lên, rúng động cả một vùng quê, âm hưởng ngập tràn bi thống, nỗi uất hận, như than như khóc cho một ai đó.

Lũ cô hồn dã quỷ, chết đường chết chợ ở xung quanh nghe được, đứa nào đứa lấy bị trấn cho bò rạp xuống mặt đất, không cả ngóc đầu dậy nổi, chúng chỉ biết lẩy bẩy run sợ không thôi.Kể từ lúc ông Tuấn hi sinh, tính toán thời gian bây giờ đã là ngày thứ hai.

Ao Nghè vốn được tát cạn nay đã được bơm nước tràn đầy.


Nhưng có một điều kì lạ diễn ra, ấy là trên đường làng không hề có một bóng người, như thể tất cả người dân của cái làng này đều mất tích.

Đậu tại cổng làng là năm chiếc xe buýt kính đen tối màu, trước mui xe có đặt một vòng hoa cực kỳ trang trọng.

Ngôi nhà ba gian của ông Tuấn xưa chẳng có mấy người mà nay chật kín thân ảnh, đông đến độ chen chúc vào nhau, kéo dài từ trong sân đến tận ra ngoài ngõ, ngày hôm nay cực kỳ đặc biệt đối với người dân nơi đây, bởi hôm nay là ngày tổ chức đám tang cho ông Tuấn.

Trong nhà, ở gần quan tài của ông Tuấn có bác Mộc, cậu Cải, và những người con khác của ông, họ đang túc trực bên linh cữu.

Đột nhiên, giọng của một cụ hương sắc phụ trách tổ chức hậu sự cất lên to, rõ:- Thầy Long đại diện dòng họ Trần, thầy Minh đại diện tộc Lê, đến viếng và chia buồn cùng với gia đình.Từ ở ngoài cổng, hai hàng người kéo dài, một bận áo vàng, một mặc áo màu xanh da trời, chậm rãi đi vào bên trong.

Dân làng vô cùng biết ý, nhanh chóng dạt sang hai bên, nhường cho các thầy một con đường.

Thầy Long và lão Qủy Nhân ngày hôm nay ăn mặc vô cùng trang trọng, không giống họ ngày thường, hai người tiến tới bàn thờ, rút ra ba nén nhang, sau đó đồng thanh hô lớn:- Trần Long, Lê Hoàng Minh dẫn toàn bộ đệ tử pháp môn Vạn Kiếp, pháp môn Lê Thiên đến để đưa tiễn người bằng hữu về nơi an nghỉ cuối cùng.


Thủy Tổ Lạc Long Quân, thủy mẫu Âu Cơ chứng giám, tứ thánh bất tử của Đại Việt chứng minh, các vị tiên hiền của dân tộc chứng tỏ.Ngắt một nhịp, hai thầy gầm lớn:- Kính cẩn nghiêng mình trước trước anh linh của tráng sĩ, không tiếc máu thịt vì nước vì dân.Sau đó hai thầy cúi gập người, vái thật sâu.

Đằng sau toàn bộ các vị pháp sư của hai gia tộc cũng đồng loạt làm theo.

Có thể nói qua mấy chục năm nay, người ta mới chứng kiến được một đám tang lớn như thế, người đông như trẩy hội.

Mà kì lạ thay, toàn bộ dân làng đều đeo khăn tang, mặc đồ trắng, khiến người nào không biết chuyện còn tưởng rằng, tất cả bọn họ đều là họ hàng với nhau.

Trong suốt quá trình diễn ra đám tang, các thầy của hai tộc Lê, Trần đều ở lại đây, mãi đến khi quan tài của ông Tuấn đã yên vị dưới ba tấc đất, họ mới chịu rời đi.

Trước khi thầy Long và lão Qủy Nhân lên xe, họ còn ở lại dăm ba phút để bàn luận với nhau, giải quyết sự tình còn tồn đọng.

Đột nhiên cuộc trò chuyện của họ bị cắt ngang bởi tiếng ồn ào ở bên ngoài, từ lúc ông Tuấn mất, thầy Long như đổi tính, hai con mắt long lên sòng sọc, thầy giận dữ quát:- Mấy cái thằng kia, có chuyện gì ồn ào thế hả? Không thấy ta và lão Qủy đang bàn đại sự hay sao? Có làm được không? Hay ta phế sạch pháp lực, trục xuất cả lũ nhé.Một vị đệ tử run rẩy chạy đến, cúi đầu báo cáo:- Bẩm sư tổ, có một đứa bé cứ đòi gặp thầy, chúng con cản mãi mà không được, lại không dám nặng tay xua đuổi, sợ nó bị thương?- Cái gì? Đứa nào? Ta làm gì quen đứa bé nào ở làng này?- Bẩm, hình như..hình như là cháu của ông Tuấn ạ.Lần này không đợi thầy Long lên tiếng, lão Qủy Nhân ở một bên đã sốt sắng gầm lên:- Cho vào, mẹ nó cho vào, mấy cái thằng ngu này, sao lại cản cháu của ông ấy.

Nợ ơn nghĩa của ông ấy quá nhiều, chúng ta không thể nào mà trả nổi, ít nhất hãy cố giúp đỡ cháu của ông ấy chứ.Bị lão Qủy Nhân quát mắng, vị đệ tử này ngơ ra, thầy Long thấy vậy, nét mặt đanh lại, giơ tay muốn đánh, may lão Qủy Nhân nhanh tay lẹ mắt, cản được thầy, trừng mắt với vị pháp sư kia, chửi:- Còn không mau đi, muốn lão ấy giết luôn hay gì?- Ơ, vâng, vâng, con xin lỗi, con xin lỗi sư tổ.Người kia vừa rời đi được một lúc thì đã quay lại, còn dẫn theo một đứa bé độ mười tuổi.

Vừa thấy gương mặt ngây thơ của cậu bé, đầu còn quấn khăn tang trắng toát, lão Qủy Nhân không dám nhìn trực tiếp, ngoảnh mặt sang chỗ khác, thầy Long thì cảm giác trong lòng như có thứ gì tan vỡ, thân hình run lên.


Cố hít một hơi sâu, thầy nở một nụ cười buồn, cất lời:- Chào con, con tên là gì? Cháu bao tuổi rồi?Đứa bé hai mắt đỏ hoe, lắp bắp trả lời:- Cháu tên Đức, cháu mười tuổi ạ.- Cháu là cháu ông Tuấn phải không? Thế tìm ông có việc gì nào?- Vâng ạ, cháu..cháu..Thấy cậu bé ngập ngừng mãi không thôi, lúc này lão Qủy Nhân mới kìm được xúc động, quay mặt lại, hòa ái nhỏ nhẹ:- Sao thế con? Nói đi? Ông và ông Long đều nghe này, cứ nói đi, đừng sợ.Được lão Qủy động viên, cậu bé mới dám nói tiếp, nhưng giọng rất nhỏ:- Cháu...cháu muốn trở thành pháp sư giống như ông.

Báo thù cho ông cháu, bác Mộc bảo ông cháu bị ma quỷ hại chết.Thầy Long và lão Qủy nghe được, giận dữ mắng:- Cái nhà ông Mộc này, sao lại nói cho thằng bé biết cơ chứ.Tự nhiên hai thầy nổi giận, khiến cậu bé hoảng sợ giật lui vài bước.

Lão Qủy và thầy Long cảm nhận, biết mình vô ý, vội vàng xua tay rối rít:- Đừng sợ, con đừng sợ, ông không có mắng con, mà mắng người khác.Đoạn hai người quay sang nhìn nhau khó xử:- Làm sao bây giờ, pháp môn chỉ truyền người trong tộc, phép cấm truyền thụ ra ngoài.Suy đi ngẫm lại một hồi, thầy Long cắn răng, quyết định:- Tôi sẽ nhận nó làm cháu , lão Qủy, lão đừng tranh với tôi, so ra tôi với lão thì tôi nợ ông Tuấn nhiều hơn.Cảm nhận được quyết tâm của thầy Long, từng câu từng chữ chắc như đinh đóng cột, lão Qủy Nhân thầm hiểu trong khoảng thời gian qua thầy Long đã đau khổ đến mức nào, nếu bây giờ lão dám nói không, đảm bảo thầy Long sẽ nổi điên và đánh nhau với lão một trận ngay, khẽ thở dài, lão lên tiếng:- Được, đứa bé này để ông lo, nếu nó muốn học đạo pháp của tộc Lê, tôi cũng sẽ truyền thụ, nhưng tiện đây tôi phải nhắc nhở ông luôn, cho dù ông có nhận thằng cu này làm cháu đi chăng nữa, nhưng huyết thống không chung dòng, ông vẫn phải chịu trách nhiệm đấy.Thầy Long gật đầu, đoạn thầy gọi lớn:- Quân, thằng Quân đâu?Rất nhanh chóng, thầy Quân đã có mặt, ghé vào tai thầy Quân, thầy Long thầm thì.

Nhìn đứa bé trước mặt mình, hai mắt thầy Quân phát sáng, gật đầu liên tục.

Chẳng ai biết rõ rốt cuộc thầy Long đã nói cho thầy Quân việc gì, bởi độ khoảng mười phút sau, toàn bộ các vị pháp sư tộc Lê và nhà Trần đã lên xe và rời khỏi đây.

Chỉ còn duy nhất một người ở lại, ấy là thầy Quân.

Khẽ mỉm cười ôn hòa, thầy Quân nhẹ nhàng dắt tay cậu bé trở về nhà ông Tuấn, vừa đi, thầy vừa ôn tồn nói:- Sư đệ, sư phụ dặn dò sư huynh ở lại đây chăm sóc đệ, cho đến khi đệ đến năm mười năm tuổi, mới được phép dẫn đệ trở về Vạn Kiếp.Cậu bé ngây ngô, cười toe toét vì lời của mình được các thầy đáp ứng.

Đừng nhìn cậu bé trẻ dại như thế, bởi vì mười năm sau, đứa trẻ ấy đã trở thành một cao thủ của giới pháp sư Đại Việt, tài hoa kinh diễm không kém bất kỳ kẻ nào, có thể dùng từ truyền thuyết cũng không sai..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.