Quy Tự Dao

Chương 14: Chương 14





"Cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi, cần chi phải nhọc công như thế?" Tĩnh Từ sư phụ tỉnh lại đã thấy mọi người đang túc trực bên giường, gian phòng đơn sơ cũng trở nên chật chội hơn.

Tĩnh Từ tuy đã sống ở nơi thanh đăng cổ phật này ròng rã nhiều năm, tính tình vì thế cũng ngày càng nhẹ nhàng hiền hòa, nhưng dù sao nửa đời trước cũng đã sống ở nơi trong thâm cung.

Người sống nơi cung cấm dù sao đi chăng nữa vẫn trọng lễ nghi, không thích ồn ào.

Nhu Kha cho đại phu bắt mạch, tới khi chắc chắn rằng tình trạng của Tĩnh Từ đã ổn định trở lại, lúc ấy mới nhận lấy chén thuốc từ tay Xuân Hoa cô cô, cho tất cả mọi người lui ra.
Nhu Kha đưa một thìa thuốc tới bên miệng, khe khẽ thổi nguội một hồi mới đưa tới cho Tĩnh Từ uống.

Một thìa lại tiếp một thìa, thìa này tiếp thìa kia mà Nhu Kha lại vẫn trầm mặc không lên tiếng.
Tĩnh Từ cười cười, phủ bàn tay mình lên bàn tay Nhu Kha, hơi siết: "Đứa trẻ này...!đã lớn như vậy rồi vẫn không khác xưa.

Con vẫn như xưa, mỗi khi có chuyện không vui đều giấu hết trong lòng, không để người khác biết, cũng không nguyện giãi bày cho người khác nghe.

Đại phu nói tâm phiền thì thần không an, cứ như thế mãi, đến lúc tự mình đổ bệnh thì phải làm sao?"
Ngữ khí càng ôn nhu chân thành bao nhiêu, Nhu Kha càng cảm thấy buồn phiền hối hận bấy nhiêu.
Lời của đại phu nói lúc nãy như vẫn còn văng vẳng bên tai - rằng mắc trong lòng còn chưa giải được, bệnh tình cũng khó mà có tiến triển.
Bệnh trong tâm thì khó lòng có thuốc nào chữa được, sao Nhu Kha không biết?
Họa chăng, trên cõi đời nếu như có một liều thuốc cho lòng người bớt nặng.
Tâm bệnh của Tĩnh Từ sư phụ, Nhu Kha cũng hiểu, mà ngay bản thân nàng cũng đang trải qua.

Những năm tháng đằng đẵng rong ruổi trên lưng ngựa, nàng đạp lên ánh mắt của người đời, vượt qua thiên sơn vạn thủy, gạt đi biến đổi thời gian, cũng đều là để tìm kiếm liều thuốc này.

Có điều, vẫn chưa tìm thấy.

Mà có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ có thể tìm thấy nữa.
"Đứa trẻ ngốc, sức khỏe của ta tự ta rõ nhất." Tĩnh Từ thấy Nhu Kha mím môi không nói, thần sắc lại trầm xuống, cho nên đành nói thêm vài lời trấn an, "Chẳng qua là bị nhiễm lạnh mà thôi, chứng này từ khi nhỏ ta đã mắc rồi.

Bệnh này dù có là Hoa Đà cũng không thể trị tận gốc được, chỉ có thể tĩnh dưỡng thôi.


Nếu như con giận ta giấu diếm, vậy lần sau ta sẽ báo cho con biết đầu tiên.

Được chứ?" Tĩnh Từ thực có biệt tài nói lời săn sóc an ủi, cho dù là ai cũng khó mà cự tuyệt.
Nhu Kha lại quay đầu đi, thanh âm chất chứa phiền muộn: "Nhưng bá mẫu đã giấu con nhiều lần, đây cũng chẳng phải lần một lần hai."
Tĩnh Từ có chút không biết nên nói gì.

Vuốt ngón tay mát lạnh, ánh mắt nhìn Nhu Kha càng hiền hậu, vẫn giữ nguyên nụ cười trên môi: "Bệnh không nặng, cũng không đáng để con chạy từ kinh thành tới đây.

Mấy hôm nay thời tiết thất thường lại vào giữa hè, thân thể con trước nay cũng không tốt, đi tới đi lui mới càng khiến ta lo lắng.

Còn nữa, không phải con vừa từ Vân Châu về sao, đường xa lao lực bôn ba, vừa về không lâu đã chạy tới đây rồi.

Phụ thân chắc chắn là mong nhớ lắm."
Cứ mỗi khi giữa hè, Nhu Kha sẽ một mình đi Vân Châu.

Một người một ngựa, nàng sẽ tới bên dòng Lan Thương.

Xưa nay không ai biết việc này, nhưng Tĩnh Từ để ý thấy có điểm lạ, trong lòng cũng tự đoán ra vài phần.

Lại thêm mỗi khi nói chuyện phiếm, Nhu Kha đôi khi sẽ lơ đãng không để ý mà nói ra vài lời bóng gió, cho nên điều này cũng dần trở thành bí mật mà cả hai đều biết.
Nhưng biết là một chuyện, có thẳng thắn nói rằng mình biết hay không lại là chuyện khác.
Nhu Kha vừa nghe Tĩnh Từ nhắc đến hai chữ Vân Châu mới nhớ ra, cười cho qua chuyện vừa nãy: "Nhắc đến Vân Châu con mới nhớ ra, sáng nay Đường Từ công tử vừa cho người mang hai rương trà Phổ Nhị tới, là đặc sản Vân Châu.

Khi nãy vội vã lên đường quên mất, sáng mai con sẽ cho người mang mấy cân qua đây."
Nhu Kha và Đường Từ mới gặp một lần, vậy mà đã hữu hiệp như thế.

Tĩnh Từ cũng lấy làm lạ, khéo léo hỏi nguyên do vì đâu mà Đường Từ gửi trà tới.
"Phải vậy rồi.


Cậu ấy là một người có tâm, tinh tế lại biết suy nghĩ, cũng thông hiểu đạo lý đối nhân xử thế lắm.

Có đều như ta thấy, sinh ra là nam tử mà quá mức mỹ mạo rồi.

Ngoại hình như thế, nếu đen đủi không phải là con nhà thế gia có của cải, khẳng định là nếu không bị người ta hiếp đáp chắc cũng bị đám công tử trọc phú lôi kéo ăn chơi.

Nhưng may mắn, dù một thân một mình ở Đế kinh cũng vẫn ổn.

Ngày trước ta vốn muốn giới thiệu hắn tới phụ vương con, nhưng nghĩ cậu ấy tâm cao khí ngạo sẽ không vì vài đấu gạo mà khom lưng quỳ gối, vậy nên lại thôi.

Mà nếu con nói như thế, hẳn là gia cảnh hắn ở Vân Châu đúng thực là thương nhân gì đó, có lẽ cũng quen biết rộng rãi ở Đế kinh."
Nhưng Nhu Kha lại như thể không vừa lòng, hơi nhíu mày: "Tâm tính con người có thể nhìn ra, nhưng bản chất thì còn cần thời gian xem xét suy ngẫm.

Con thấy Đường Từ người này cũng không phải là không có điểm xấu."
Nghe ra được mấy phần phật lòng trong lời nói, Tĩnh Từ đương nhiên sẽ hỏi cho ra lẽ.

Cũng không muốn bàn luận thị phi sau lưng người khác, Nhu Kha đành thở dài mà tóm tắt lại sự việc ngày ấy ở Vương phủ cho Tĩnh Từ sư phụ nghe.
Tĩnh Từ nghe xong, bật cười: "Ấy cũng chỉ là chuyện giữa nam nữ mà thôi, có thể hiểu được, cũng có thể thông cảm.

Đều đã trưởng thành cả rồi, nam nhân ai không động lòng trước nữ sắc, huống chi đã say đến vậy.

Có điều rượu làm hỏng đại sự, làm hại tâm tính, lần sau gặp chắc chắn bá mẫu sẽ có lời nhắc nhở."
Nhu Kha hơi khó xử, nàng cười nhẹ: "Bá mẫu quen biết Đường công tử chưa lâu, mà con chẳng qua cũng mới qua lại vài câu, vậy mà người đã muốn dạy dỗ rồi?"
Tuy đây là lời không bằng lòng, vậy mà vào tai Tĩnh Từ lại thành lời vui vẻ trêu đùa, Tĩnh Từ nói: "Ta không ngại thân sơ đâu, gặp đúng thì khen ngợi, gặp sai thì nhắc nhở mà thôi." Nàng lại như chìm vào hồi ức, ánh mắt nhu hòa đến mức có chút mơ hồ, "Lại nói, đứa trẻ Đường Từ kia, từ lần đầu gặp ta đã thấy rất quen thuộc.

Nói bản ngữ Ký Châu, lúc đầu ta còn tưởng hắn là người gốc Ký Châu cơ đấy.


Hỏi ra mới biết ở Ký Châu hắn chỉ có một mình, lễ tết xem ra cũng không mấy khi về nhà, hỏi ra mới biết vốn là đến từ Vân Châu."
Xem ra tâm tư Tĩnh Từ rất thoải mái, cứ kể lại chuyện cũ không biết mệt mỏi.

Mặc dù ấn tượng của Nhu Kha đối với Đường Từ không tốt đẹp đến như thế, nhưng cũng chăm chú lắng nghe, ghi nhớ trong lòng, rồi lựa lời mà đáp cho có lễ.
Một hồi lâu sau, Nhu Kha rửa tay lau mặt cho Tĩnh Từ su phụ, lại thấy bá mẫu đã mệt mỏi, liền kiếm cái cớ xuống bếp phân phó công việc cho Tiêu Thanh, rồi rời khỏi cho Tĩnh Từ không gian yên tĩnh nghỉ ngơi.
Mặt trời trôi về phía Tây, dần dần khuất bóng sau đỉnh núi Cửu Long.

Dưới tán hải đường trong đình viện, có một bóng hình cao gầy, một thân quan bào đai ngọc.
Ráng chiều buông, nắng chiều tà xen với hoa phủ đầy mặt đất, đậu lên cả đầu vai của người đang đứng kia.

Màu đỏ rực của cánh hoa giữa hạ điểm lên màu ngọc lam trầm sắc của quan phục, khiến cho người nhìn có chút thất thần.
Vốn là muốn khen cảnh đẹp như vẽ, nhưng nhìn lại gần một chút, khó mà còn tâm tư tán tụng.

Dung nhan của người ôn nhu như nước, điềm đạm nhưng thất thần.

Ánh mắt kia như thể sắp tan rã thành từng mảnh, tựa như...!sau tầng ung dung đang có biến chuyển gì to lớn lắm.

Nhưng dẫu là sóng ngầm cuồn cuộn, bên trên mặt biển vẫn luôn êm đềm mà thôi.
Nhu Kha chạm phải ánh mắt này, tâm tư nàng như bị chấn một cái.

Chẳng một tiếng động, bước chân khe khẽ đi tới gần người kia, nàng nhẹ giọng: "Đường đại nhân tới từ khi nào, tại sao không gõ cửa đi vào lại một mình chờ đợi ở nơi đây?" Hôm nay Hàn Lâm viện không được nghỉ, Đường Từ đã tới được hai ba tiếng rồi.
Thu lại ánh mắt chất chứa tâm sự, Đường Từ cúi đầu thi lễ với Nhu Kha, nàng chớp chớp mắt, ép bản thân phải tỉnh táo.

Chậm rãi nói, âm điệu bằng phẳng: "Đường mỗ mới tới được chừng nửa chung trà, lại nghe Xuân Hoa cô cô nói Tĩnh Từ sư phụ đã ổn rồi, lại có cô nương ở bên chăm sóc, ta vào cũng không hợp lễ lắm."
Ánh mắt thoáng qua vai áo đã phủ đầy hoa của Đường Từ, Nhu Kha lại tự có suy nghĩ khác.

Nhưng nàng nói: "Xưa kia Tiên đế bệ hạ đặt chữ hiếu đạo lên đầu, khi Đức Tông hoàng đế hoăng, mỗi khi xử lý trong triều chính Bệ hạ đều tới Phật đường chép kinh thư, đóng cửa cầu nguyện.

Sau khi tạ thế, Bệ hạ lấy hiệu Hiếu Tông.

Có nghe Đường đại nhân sử dụng thể chữ của Tiên đế ban, nay lại được tận mắt chứng kiến đại nhân hiếu đạo, đối với người không cùng huyết thống còn như vậy, không biết đối với thân phụ mẫu còn tới thế nào?"
Trong lòng Nhu Kha vẫn luôn phảng phất nghi hoặc khó giải thích, nói lời này ra, đến bản thân nàng cũng có ba phần mơ hồ.

Có điều, Đường Từ vừa nghe, sống lưng đã lạnh buốt.


Nàng kéo ra một nụ cười, nói lời lễ nghĩa như thường: "Quận chúa quá lời, thần thân là thần tử Hàn Lâm viện, sao dám được so sánh với Hiếu Tông hoàng đế."
Gió nổi, phất qua đây, thổi bay mấy cánh hoa trên vai áo Đường Từ, để cho những cánh hoa phất qua sườn mặt nàng, khiến dung nhan càng thêm mấy phần phiêu dật.
Nhu Kha không đáp, lặng yên quan sát người kia.

Một khắc trầm mặc, Quận chúa mới lên tiếng: "Trời cũng không còn sớm nữa, chắc Đường đại nhân không ngại ở lại dùng bữa chứ? Cùng lắm là hai tiếng nữa bá mẫu sẽ tỉnh, ngài muốn gặp, không bẳng ở lại đây đi?"
Đường Từ lại từ chối không chút do dự: "Nếu Tĩnh Từ sư phụ không còn điều gì đáng lo, Đường mỗ cũng nên trở về xử lý nốt công việc thôi, bữa tối xin để lại lần sau.

Vậy...!phiền Quận chúa ở lại chăm sóc sư phụ."
Nhìn theo bóng lưng Đường Từ ra khỏi viện, Nhu Kha cũng nán lại một lúc lâu.

Bỗng nhiên, nàng không nhịn được tự thì thầm: "Hiểu hiếu đạo như thế, khí độ lúc nào cũng nho nho nhã nhã...!Nếu như không phải ham nữ sắc thì có lẽ cũng là một nam tử hiếm có."
———
Trên đường từ Bích Vân tự trở lại kinh thành, Đông Hoa môn lúc nào cũng náo nhiệt đông đúc, người tới người lui, lữ khách nối nhau.
Nhưng hôm nay có chút không giống mọi ngày.

Mấy trà lâu, tửu quán gần cổng thành đều vắng không bóng người, vậy mà ngoài đường ngựa lại xếp thành hàng.
Trong trà lâu chỉ có duy nhất một người đang ngồi ở chính giữa, trên bàn là chén trà đã nguội lạnh.

Nam tử kia lẳng lặng nghe thủ hạ đang khom lưng báo cáo, không lên tiếng một câu.
"Không có chuyện gì thì tốt, ngươi cũng ngồi xuống uống một chén trà đi.

Nghỉ ngơi một buổi, sau đó khẩn trương trở về." Thuần Hữu đế trong một thân thường phục tự mình rót một chén trà, đẩy tới cho người đang đứng bên cạnh.
Uống chén trà mà Hoàng đế đích thân rót cho, hai chân Lý An như nhũn ra hết, chỉ thiếu điều không quỳ thụp xuống, sao dám ngồi chung bàn.

Dùng cả hai tay cung kính nhận lấy chén trà, nịnh nọt: "Nghe nói vị kia đã ngủ rồi, nếu chủ thượng sốt ruột, không bằng tới thăm một lát?"
Thuần Hữu đế cau mày nhìn hắn, cho đến khi Lý An chột dạ sợ hãi, lúc này mới phủ phủi tà áo bào mà nói: "Sư phụ của ngươi là Lý Thuận Đức? Cái tính nhanh nhẹn biết điều, mồm miệng bôi mỡ không học được, lại học được cái thói không biết tôn ti lo việc không phải của mình đấy à?"
Lý An biết đã mạo phạm Hoàng đế, quỳ thụp xuống thỉnh tội.
Thuần Hữu đế không có chút phản ứng, cũng chẳng liếc hắn một cái, đi thẳng ra ngoài cửa.

Lý An lồm cồm bò dậy, tay chân luống cuống mà chạy theo hầu hạ, thầm nghĩ - quả nhiên như vẫn nói, tâm tư Hoàng đế còn khó dò hơn tâm tư nữ nhân.
—- Hết chương 14 —-.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.