Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 12: Vạn bàn giai hạ phẩm (3)




Thẩm Mặc cười:
- Nói như phụ thân thì, tất cả đều là hạ cấp, chỉ có đọc sách là cao?

- Đúng là như thế.
Thẩm Hạ dùng tương lai tươi đẹp khích lệ con:
- Chỉ cần con bỏ công đọc sách, thi trúng tư cách sinh viên, là có thể miễn thuế, gặp quan không phải quỳ, lại còn được quốc gia nuôi dưỡng.
Nói rồi cười ha hả:
- Hơn nữa ở quê đó còn là vinh dự hàng đầu.

- Hả?
Thẩm Mặc không tin:
- Chẳng phải còn có cử nhân tiến sĩ sao? Thế nào tú tài lại là số một.

- Con ngốc ơi, tiến sĩ đều đi làm quan, cử nhân sống ở hương cũng chẳng phải to, người có công danh thường thấy lắm. Chỉ có loại tú tài như cha, người ta không xưng hô với chúng ta là tiên sinh thì cũng là tướng công, tôn kính hết sức.
Thẩm Hạ tưởng nhở nói:
- Có rất nhiều chuyện cần phải nhờ tù tài chúng ta giúp, ví du như đón tiếp khi kết hôn, nhà có chút tiền bạc thì phải mời hai tú tài làm bạn tân lang. Còn như chuyện tang lễ cúng bái, nhất là Tri huyện có công sự xuống hương, tuy có thân sĩ nhưng người ngồi tiếp tri huyện, cũng phải dùng tới tú tài.

Cuối cùng Thẩm Hạ thở dài:
- Còn có một một điều nữa, tất cả những trường hợp trên đầu có chỗ ngồi ăn tiệc tốt nhất, đó là chuyện hàng đầu bách tích hâm mộ, cho nên mới có câu ngạn ngữ: Tú tài ăn thật là sướng, cơm ngon gạo trắng đều đưa tận miệng.

- Ha ha ha..
Thẩm Mặc cười mấy tiếng:
- Thật là sướng, thật là sướng. Có hạt đậu cũng không nỡ ăn hai hạt, đâu ra cơm gạo trắng đưa tận miệng.

Thẩm Hạ đỏ mặt, than:
- Thế đạo vạn vật đều tăng giá, văn chương cũ kỹ không đáng tiền. Người đời thường quen yêu trẻ khinh già, không chịu đối xử bình đẳng. Cha hai mươi tuổi thành lẫm sinh, ai cũng nói là hậu sinh kiệt suất, không ai không nịnh bợ, trước cửa nhà khách chen chúc, thường thường xã giao liên miên. Nhưng mấy lần thi không trúng, tóc đen biến thành tóc bạc, tuổi xuân dần qua đi. Người ta thấy cha hi vọng thành đạt mong manh, liền coi như gỗ mục không thể điêu khắc...

- Nếu như cha có thể đỗ được cử nhân, cho dù cả đời không tiến được một bước, thì tới giờ cũng kiếm được chút quan chức, chí ít cũng là huyện thừa, giáo dụ, ai còn dám chê cười? Cho nên con à, con phải trúng cử nhân.- Nói xong Thẩm Hạ say gục xuống, nhưng "phải trúng cử nhân" đã cắm rễ trong đầu Thẩm Mặc, cũng thành nan đề hiện tại quấy nhiễu y.

*** Huyện thừa: vào thời Minh, huyện thừa là quan chính bát phẩm. Phó quan cho tri huyện phục trách văn thư, kho lẫm, Đại Minh quy định huyện chu vi chưa tới 20 dặm không đặt huyện thừa, nên nhiều huyện không có huyện thừa.
*** Giáo dụ: Phụ trách học hành, văn miếu lễ bái.

Y tự nhận mình chưa từng đọc qua Tứ Thư Ngũ Kinh, ngay cả bút lông cũng chẳng cầm chắc, làm sao so được với những người đọc sách cả đời?

Y không phải là người sợ cực khổ, nhưng y sợ vất vả vô ích. Thẩm Mặc biết con người từ 6 tới 12 tuổi là lúc tiếp thu kiến thức nhanh nhất, giai đoạn này được gọi là thời kỳ vỡ lòng, là cơ sở cho kiến thức cả đời, tất cả những thứ học được về sau đều xây dựng trên cơ sở này.

Mà y đã mười mấy rồi ... Sai, tuổi tâm lý đã sắp 30 rồi. Bắt y học từ (Bách gia tính) ( Thiên Tự Văn), mặc dù ngựa tồi nhưng chăm chạy vẫn tới. Nhưng mục tiêu của y không phải là xóa mù chữ, mà là tham gia khoa cử và thiên binh vạn mã tranh nhau qua cầu độc mộc. So với những người vì khoa cử mà "đầu treo rường, dùi đâm về, người chẳng (người) dạy, Tự siêng khó. Như đom đóm, như ánh tuyết, Nhà dẫu nghèo, Học chẳng nghỉ. (** Tam Tự Kinh). Không thành công cũng thành nhân, lấy đọc sách là sự nghiệp cả đời, tranh nhau như lũ điên. Kết quả thực sự là trăm vạn người chỉ chọn một.

Thẩm Mặc nhìn qua thành thục trí tuệ, nhưng đó là nhờ sự từng trải phong phú ở kiếp trước, còn với trí thông mình của mình thì rất tỉnh táo --- Có thể một chọi một trăm đã là giỏi lắm rồi. Đưa vào trong đám trăm vạn kia thì không còn là gì nữa.

Ưu thế bẩm sinh kém, ưu thế hoàn cảnh thua. Ngươi muốn con ngựa già này đi đâu? Người ta nói "hương hoa mai luyện ra từ gió lạnh, bảo kiếm sắc được mài mới thành". Nhưng phải có hoa mai và bảo kiếm đã chứ.

Nhưng ông trời thương sót, vừa rồi một phen ứng đối ở Trung Hòa đường, làm cho y phát hiện ra. Thì ra ký ức mình dung hòa kia lại có nền móng thi thư vững chắc như thế. Từ phản ứng của Thẩm lão gia mà xét, hẳn là còn khá ưu tú.

Đây đúng là muốn ngủ có người tặng gối, đây thực sự là tin tức tốt nhất trên đời. Thẩm Mặc làm sao kiềm chế được niềm vui? Hiện giờ so với thư sinh cùng xuất phát điểm, y có lòng tin khắc phục được tất cả trắc trở, bộc lộ tài năng.

Mang tâm tình hưng phấn, Thẩm Mặc tung tăng về chỗ ở. Có lẽ vì dung hợp tính cách, cử chỉ hành vi của y nằm giữa ba mươi và mười ba, đại khái là chừng 20 tuổi.

Có câu "người vui chẳng phải chuyện lành", câu này là chân lý tuyệt đối. Thẩm Mặc chạy ầm ầm lên lầu, còn chưa đứng vững trong góc đột nhiên có một bóng đen, làm y sợ hét toáng lên, hai chân mềm nhũn, thế là lăn lông lốc xuống lầu.

Mặc dù thang không dốc lắm, lại toàn bằng gỗ, nhưng vẫn làm y ngã tới tối tăm mặt mũi, sao lớn sao nhỏ đầy trời.

Người ở trên lầu kia hốt hoảng chạy tới, la hoảng:
- Trầm tiểu tướng công không bị ngã chứ?

Thẩm Mặc nhận ra, đó là chồng của Thất cô nương, tức tối nói:
- Sao nào, báo thù cho vợ ngươi à?

Hán tử kia vốn không khéo ăn nói, trong lúc luống cuống càng không nói ra lời, chỉ đành vừa vả miệng mình, vừa đỡ Thẩm Mặc lên.

Lúc này cửa bật mở, thì ra Thất cô nương đùng đùng nổi giận cầm cái gậy quen thuộc, miệng còn la hét :
- Đánh chết ngươi.

Phối hợp với dung nhan mặt mày sưng húp, trông vô cùng dữ tợn.

Thẩm Mặc thẩm khêu: "Toi rồi" . Y ngã tới mức toàn thân tê dại, muốn tránh cũng không tránh được nữa, chỉ đành nhắm hai mắt, mặc cho nữ nhân đó "bạo hành".

Tiếng bốp chát vang lên, nhưng y lại không thấy đau, Thẩm Mặc mở mắt ra, mới phát hiện Thất cô nương đang đánh chồng mụ:"Mụ ta không phải bị quáng gà chứ?". Đang bồn chồn thì Thất cô nương ngừng tay, hung dữ nói với chồng:
- Lát nữa sẽ xử lý lão, còn không mau đỡ ân công vào nhà.

Hán tử kia như được đại xá, lật đật chạy tới đỡ Thẩm Mặc lên, hai vợ chồng đưa y vào phòng, cung kính đặt lên ghế. Một người múc nước cho y lau mặt, một người mò mẫm xem xét trên người y có vết thương hay không. Thất cô nương còn luôn miệng nói những câu như "cám ơn" "xin lỗi", "chúng tôi thật đáng chết".

Thẩm Mặc bị sự nhiệt tình bất ngờ này làm dở khóc dở cười, xua tay ngăn hai người đụng chạm vào người mình, cười méo xẹo:
- May cái thang đó ngắn, không ngả đau lắm.
Nói rồi nhìn ngó hai người:
- Ta nói đã này, hai vị trước tiên đỡ ta xuống đã, làm thế này là đặt ta lên bàn thở để tiêu khiển đấy hả?

- Ân công, oan uổng quá.
Thất cô nương kêu lên như bị nỗi oan tày trời.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.